Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý CHẤT THẢI NGUY hại tại KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ nội HOÀNG, THÀNH PHỐ bắc GIANG, TỈNH bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 103 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ THU





ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ -
NỘI HOÀNG, THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYÊN THANH LÂM



HÀ NỘI - 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ

bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong
suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thanh
Lâm đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình cho tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Giang,
lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty phát triển hạ
tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những ng
ười đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Thu




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp 3
1.1.1 Trên thế giới 3
1.1.2 Tại Việt Nam 5
1.1.3 Tại tỉnh Bắc Giang 7
1.2 Tác động của KCN đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường 8
1.2.1 Tác động tích cực 8
1.2.2 Tác động tiêu cực 10
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải nguy hại 11
1.3.1 Khái quát về chất thải nguy hại 11
1.3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại 22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 43
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

2.2 Nội dung nghiên cứu 43

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu công nghiệp Song
Khê – Nội Hoàng 43


2.2.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu
công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng 43

2.2.3 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại 43
2.3 Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1 Phương pháp kế thừa 43
2.3.2 Điều tra, khảo sát 44
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn 44
2.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 44
2.3.5 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 45
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KCN Song Khê - Nội Hoàng 46
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH KCN Song Khê - Nội
Hoàng 46

3.1.2 Đặc điểm KCN Song Khê - Nội Hoàng 50
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Song
Khê - Nội Hoàng 54

3.2.1 Tình hình chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp
trong KCN Song Khê - Nội Hoàng 54

3.2.2 Nội dung công tác quản lý chất nguy hại 58
3.2.3 Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Song Khê - Nội
Hoàng 60

3.2.4 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy
hại tại KCN Song Khê - Nội Hoàng 63



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

3.2.5 Tác động của công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại
KCN Song Khê - Nội Hoàng 70

3.3 Đánh giá khái quát hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại
tại KCN Song Khê - Nội Hoàng 71

3.3.1 Những kết quả đạt được 71
3.3.2 Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại
KCN Song Khê - Nội Hoàng 72

3.4 Đề xuất biện pháp hữu hiệu quản lý chất thải nguy hại tại KCN
Song Khê - Nội Hoàng 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

BVMT Bảo vệ môi trường
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP Cổ phần
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KHKT Khoa học kỹ thuật
KKT Khu kinh tế
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
QLCTNH Quản lý chất thải nguy hại
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TNHH Trách nhiệm h
ữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1 Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân tại các Khu
Công nghiệp tỉnh Bắc Giang 10
1.2 Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà) 15
1.3 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính 17
1.4 Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới 22
1.5 Mô hình xử lý CTNH ở Thổ Nhĩ Kỳ 23

1.6 Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
năm 2010 33
1.7 Khối lượng CTR công nghi
ệp nguy hại một số ngành công
nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam 34
1.8 Một số CTNH chính phát sinh tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang 37
1.9 Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải của Công ty cổ phần xử lý và
tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình 38
3.1 Các dự án đầu tư tại KCN Song Khê - Nội Hoàng 51
3.2 Cơ cấu sử dụng đất KCN Song Khê – Nội Hoàng 54

3.3 Việc thực hiện thủ tục pháp lý về BVMT của doanh nghiệp trong
KCN Song khê - Nội Hoàng 55
3.4 Việc thực hiện báo cáo ĐTM của các doanh nghiệp 57
3.5 Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp 60
3.6 CTNH phát sinh trong quá trình sản xuất tấm pin NLMT 62
3.7 Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp năm 2014 64
3.8 Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH 66
3.9 Một số đơn vị thực hiện vận chuyển CTNH 67
3.10 Một số đơn vị
thực hiện chuyển giao CTNH 68
3.11 Tình hình quản lý CTNH tại một số doanh nghiệp 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
3.1 Sơ đồ KCN Song Khê – Nội Hoàng 46


3.2 Vị trí KCN Song Khê –Nội Hoàng 47
3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Song Khê – Nội Hoàng 53
3.4 Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp 68



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 06 khu công nghiệp và 34 cụm
công nghiệp sau 10 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp
trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, làm chuyển dịch cơ
bản cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội c
ủa tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp đã
đóng góp một phần quan trọng vào tỷ trọng phát triển kinh tế công nghiệp,
góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thực hiện xóa
đói, giảm nghèo trên địa địa bàn toàn tỉnh.
Song, việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu trên đã
tạo ra một lượng lớn chất thải như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải r
ắn sản
xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và đặc biệt là chất thải nguy hại
nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và đến người
dân xung quanh khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng được thành lập từ năm 2007
với diện tích 158,7 ha thuộc địa phận thành phố

Bắc Giang, tỷ lệ lấp đầy khu
công nghiệp hiện nay khoảng 40% bao gồm 19 dự án đã và đang triển khai tại
khu phía Bắc Khu công nghiệp với nhiều loại hình sản xuất như: sản xuất
giấy, gia công cơ khí, sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, sản xuất vật liệu
hợp kim màu, thiết bị vệ sinh, linh kiện điện tử
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đ
ã thực hiện các thủ tục
pháp lý về bảo vệ môi trường như: báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc đề án bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường tương
ứng với quy mô, công suất. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra việc chấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

hành Luật Bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, một số cơ sở còn bị xử
phạt vi phạm hành chính, một trong những hành vi có mức xử phạt cao là
không chấp hành đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại. Một số cơ sở không bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại hoặc đã
bố trí nhưng lưu giữ không đúng quy đị
nh, có hợp đồng vận chuyển, xử lý
với đơn vị có chức năng nhưng việc thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đảm
bảo theo quy định của ngành môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong
công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội
Hoàng nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đ
ánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện công tác
quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng,
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại

khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, đề xuất biện pháp quản lý chất thải
nguy hại hiệu quả hơn đối với Khu công nghiệp nói riêng và trên địa bàn t
ỉnh
Bắc Giang nói chung.
3. Yêu cầu của đề tài
Đề tài phải đánh giá được những kết quả đã thực hiện và những ưu,
nhược điểm, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện công tác quản
lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Các giải pháp đề xuất phải trên cơ sở thực tế, đảm bả
o tính khả thi.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp
1.1.1. Trên thế giới
Khu công nghiệp hiện đại ngày nay bắt nguồn từ lâu đời, dạng phổ biến
và cổ điển nhất của nó là Cảng tự do (Ferr Port) tức cảng mà tại đó áp dụng
Quy chế ngoại quan, theo đó hàng hóa từ nước ngoài vào và từ Cảng đi ra,
được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế quan. Chỉ khi nào
hàng hóa vào nội địa mới ph
ải chịu thuế quan. Cảng tự do xuất hiện ở Châu Âu
từ thời Trung cổ. Thế kỷ 16 xuất hiện các Cảng tự do như Leghoan và Genoa ở
Italia. Ở thế kỷ thứ 18 là các cảng tự do Marseille, Bayonne, Durick. Đầu Thế
kỷ 20 nổi lên các Cảng tự do Copenhagen, Danzij, Hamburg, cũng trong thời
kỳ này, cảng tự do đã lan truyền từ Âu sang Á, nổi lên là Hồng Kông và

Singapore ((Nguyễn Cao Lãnh,2009).
Các cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền ngoại thương của
các nước, hình thành các đô thị sầm uất cùng với các Trung tâm thương mại,
dịch vụ, đầu mối giao thông quốc tế như đã thấy qua vị trí và vai trò của các
cảng lớn trên thế giới như New York, Hồng Kông, Singapore ; Khái niệm
cảng tự do đã được mở rộng, vận dụng thành loại hình mớ
i là KCN, KCX, khu
xướng ngoại quan, theo đó khu này không chỉ giới hạn ở tính chất ngoại quan
mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu (Phạm Văn
Sơn Khanh, 2006.)
Những thập niên gần đây, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những
nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Bắc Á đã có chính sách mở cửa nền
kinh tế, ưu tiên thu hút các nhà đầ
u tư nước ngoài và trong nước vào sản xuất
hàng xuất khẩu, tăng tiềm lực cho nền kinh tế. Một trong những cách thức các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

nước đã làm là dành tiền cho những khu vực sản xuất, thương mại hoạt động
những quy chế riêng. Những khu vực này có quy mô và có tên gọi khác nhau
như: KCX, KCN, khu kinh tế tự do hoặc đặc khu kinh tế. Như vậy, KCN là
loại hình kinh tế tự do mang tính chất công nghiệp, gồm các loại hình sau:
- KCX thường được hiểu là khu sản xuất tập trung sản xuất hàng hóa
xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xu
ất và xuất khẩu. KCX
là khu khép kín, có ranh giới địa lý xác định, biệt lập với vùng lãnh thổ ngoài
KCX bằng hệ thống tường rào, KCX được hưởng chế độ ưu đãi về nhiều mặt
như nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế thu nhập,
được cung cấp cơ sở hạ tầng và các điều kiện thuận lợi khác nhằm tạo ra lợi
nhuậ

n cao.
- KCN là khu tập trung các dự án sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
không có dân cư sinh sống. Trong KCN có thể thành lập các doanh nghiệp
xuất khẩu. Ngoài việc phục vụ sản xuất để xuất khẩu như KCX, KCN còn sản
xuất phục vụ nhu cầu tiều dùng của thị trường nội địa. Ngoài các công ty có
vốn đầu tư nước ngoài, trong KCN còn có các doanh nghiệp 100% v
ốn trong
nước hoạt động.
- Khu công nghệ cao: Là khu vực sản xuất các sản phẩm có chất lượng
công nghệ cao, nơi gắn liền giữa sản xuất ứng dụng với nghiên cứu khoa học.
So với KCX, KCN, khu công nghệ cao sản xuất ra các sản phẩm công nghệ
tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển công nghệ
và công nghiệp quốc gia. Khu công nghệ cao có thể được xây dựng mớ
i ngay
từ đầu hoặc trên cơ sở các KCX, KCN.
- Đặc khu kinh tế: Là loại hình khu kinh tế tự do mang tính tổng hợp với
các thành công điển hình khi áp dụng ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp trong
đặc khu kinh tế được hưởng các quy chế tự do linh hoạt hơn, được phép kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

doanh tổng hợp từ các loại hình kinh tế dịch vụ như công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng khoa học, được
tiêu thụ một phần sản phẩm trên thị trường nội địa theo nguyên tắc vừa hướng
nội, vừa hướng ngoại, hàng hóa sử dụng nguyên vật liệu trong nước, cơ chế
quản lý mang tính độc lập.
Qua lịch sử hình thành và phát triển các KCN trên th
ế giới cho thấy đây
là một quá trình kinh tế khách quan, quá trình có tính quy luật gắn với CNH,

HĐH (Vũ Thị Thu Hương, 2007).
1.1.2. Tại Việt Nam
Các KCN, KCX, KKT được hình thành và phát triển xuất phát từ chủ
trương của Đảng và Chính phủ trong việc quy hoạch các vùng tập trung phát
triển công nghiệp, vùng lãnh thổ kinh tế gắn với các cơ chế, chính sách đặc
thù nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, phát triển vùng phục vụ
mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước.
Từ ngày 24/9/1991, thành lập khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha
đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đã được
Ủy ban hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) do Chính phủ ủy
nhiệm cấp giấy phép.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT đã đạt được những
kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Các KCN, KCX được hình thành và phát triển theo một quy hoạch thống nhất
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tính đến cuối tháng 12/2011, cả nước đã
có 283 KCN, KCX được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố cả nước. KCN,
KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng
vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ
35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI
về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.
Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký
vào các KCN, KCX đạt 6,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,3 tỷ

USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả
nước trong năm 2011.
KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có
giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Các
KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công
nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng
CNH, HĐH, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động.
Trong quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, có thể nói những
thành tựu, đóng góp của các KCN, KCX vào phát triển kinh tế đất nước là cơ
bản, nổi bật. Tuy nhiên các KCN, KCX vẫn còn những hạn chế, khó khăn.
Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được
phê duyệt còn chưa chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính tới yếu tố liên
kết vùng và ngành, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Công
tác bảo vệ môi trường KCN còn bất cập. Vấn đề lao động, việc làm, đời sống
công nhân trong KCN, KCX còn nhiều khó khăn, cơ chế, chính sách đối với
KCN, KCX vẫn còn nhiều điểm vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

1.1.3. Tại tỉnh Bắc Giang
Sau khi Quy chế KCN được ban hành kèm theo Nghị định số
332/HĐBT ngày 18/10/1991, tiếp theo ngày 28/12/1994, Chính phủ đã ra
nghị định số 192/CP ban hành Quy chế KCN và ngày 24/4/1997 ra Nghị định
36/CP ban hành Quy chế KCN, KCX, KCNC thay thế 02 nghị định trên thành
lập KCN để làm thí điểm cho một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương
đổi mới, mở cửa theo hướng CNH, HĐH theo đường lối của Đảng do Nghị

quyết Đại hộ
i lần thứ VI đề ra và phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của
tỉnh Bắc Giang.
Nhờ có Quy chế trên, từ năm 1992, đặc biệt từ khi tách tỉnh Hà Bắc
thành 02 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh đến nay, cả tỉnh đã có 05 KCN được
thành lập, trong đó 04 KCN đang hoạt động là: Đình Trám, Quang Châu,
Song Khê - Nội Hoàng và Vân Trung; 01 KCN - KCN Việt Hàn đã bị thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư.
- KCN Đình Trám: Phần diện tích 95 ha thu
ộc KCN Đình Trám cũ đã
hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và đi vào vận hành đáp ứng được yêu cầu của các
dự án thứ cấp trong KCN, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung với
công suất đơn nguyên 1 là 2.000m
3
/ngày đêm đã đưa vào hoạt động phục vụ
việc xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong KCN. Phần cụm công nghiệp
Đồng Vàng mới sáp nhập với diện tích 17 ha đã xây dựng và hoạt động sản
xuất trên diện tích 10 ha, diện tích còn lại khoảng 07 ha từ năm 2006 chưa
triển khai và diện tích 12 ha, Công ty TNHH Fuhong Precision đã xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và hoạt động sản xuất.
- KCN Song Khê - Nội Hoàng: Khu vự
c phía Bắc diện tích 90,6 ha do
Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư (thay thế
Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải) và khu phía Nam với diện
tích 68,1 ha do Công ty cổ phần phát triển Fuji Bắc Giang làm chủ đầu tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

Đến nay tại khu vực phía Bắc đã có 19 doanh nghiệp đầu tư với các loại
hình sản xuất như: sản xuất giấy, chế biến nông sản, gia công cơ khí, sản xuất

thép, sản xuất linh kiện điện tử…
- KCN Quang Châu với diện tích 426 ha do Công ty cổ phần KCN Sài
Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư, hiện tại KCN đã thu hút 14 dự án đầu tư tại
KCN, trong đó 11 dự án 100% vốn đầu tư
nước ngoài, 03 dự án trong nước với
các loại hình ngành nghề đa dạng như: sản xuất màn hình điện thoại, tấm cảm
ứng (Công ty TNHH Wintek làm chủ đầu tư với hơn 7.000 lao động), sản xuất
thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử, đóng gói cà phê, sản xuất hàng may mặc…
- KCN Vân Trung với diện tích 350 ha do Công ty TNHH Fugiang làm
chủ đầu tư, giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng vớ
i quy mô 150 ha. Ngành nghề
thu hút đầu tư vào KCN là các ngành nghề tổng hợp như công nghiệp sản xuất
sản phẩm điện tử, may mặc, máy móc thiết bị, bao bì… Hiện tại, có 05 dự án
đầu tư vào KCN, chủ đầu tư hạ tầng KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung (giai đoạn 1) với công suất 5.000 m
3
/ngày đêm
(Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, 2013)
1.2. Tác động của KCN đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường
1.2.1. Tác động tích cực
Trong những năm qua, các KCN đã có tác động tích vực đối với vấn đề
sử dụng, giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi cho người lao động. Qua
hơn 20 năm phát triển, đến nay cả nước đã có 283 KCN được thành lập. Các
KCN đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế
- xã hội của
đất nước.
Khu công nghiệp ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh
nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản
xuất. Hiện nay đã có hơn 3.000 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án
đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Về tình hình đầu tư trong nước các


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

KCN cả nước đã thu hút được 4.456 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần
360.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 176.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50%
tổng vốn đăng ký. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế: các khu, cụm công
nghiệp đều đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Mặt khác, sự ra
đời của Khu công nghiệp còn tác động mạnh mẽ t
ới việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp (Mai Dung, 2011).
KCN đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, là nơi thu hút không ít
lao động địa phương. Tính bình quân 1ha đất nông nghiệp đã cho thuê thu hút
trên 70 lao động trực tiếp (trong khi 1ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được từ
10 - 12 lao động). Đến thời điểm 31/12/2008, các khu công nghiệp đã thu hút
trên 1,17 triệu lao động trực tiếp. Chất lượng, trình độ đội ngũ lao động cũng
tăng lên. Thống kê cho thấy phần lớn lao động làm việc trong các KCN là lao
động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại,
phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến. Các khu công nghiệp phát
triển, kéo theo tốc
độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh, với cơ sở hạ tầng
được nâng cấp mọi mặt. Như vậy, các KCN với vai trò, tiềm năng, sức hút
đầu tư, thực sự đã có những đóng góp không nhỏ trong phát triển KT-XH
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Tại tỉnh Bắc Giang, theo số liệu báo cáo của Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh: Trong thời gian 03 năm từ 2010 đến năm 2012, hoạt động sản
xuất kinh doanh tại các KCN đã có sự tăng trưởng đáng kể. Đến hết năm 2012
đã có 100 dự án đi vào hoạt động; doanh thu của các doanh nghiệp trong
KCN đạt 27.500 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 262 tỷ đồng.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần quan trọng

vào việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động địa
phương nói riêng, đồng thời làm thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân cận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page10

KCN. Cùng với sự hình thành và phát triển các KCN, số lượng việc làm được
giải quyết qua các năm cũng tăng đáng kể.
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân
tại các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Năm
Số lao động sử dụng
(người)
Thu nhập bình quân người lao động
(triệu đồng/người/tháng)
2010 16.375 1,95
2011
25.309
3,0
2012 35.500 3,5
2013 36.500 4,0
Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 2013
Ngoài việc tăng thu nhâp từ số lao động trực tiếp làm việc cho các
doanh nghiệp trong KCN, việc phát triển KCN cũng góp phần làm tăng thu
nhập cho các hộ dân vùng lân cận KCN từ hoạt động cung cấp dịch vụ về nhà
ở và các dịch vụ gián tiếp khác.
1.2.2. Tác động tiêu cực
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng diễn ra mạnh mẽ sẽ làm thu hẹp diện
tích đất nông nghiệp. Nếu không có
định hướng cụ thể sẽ ảnh hưởng đến an
ninh lương thực.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính
trong 3 năm (2008 - 2009), tổng diện tích đất chuyên dùng đã tăng lên
104.422 ha, dẫn đến một lượng lớn đất nông nghiệp, trong đó có không ít đất
trồng lúa đã được chuyển đổi mục đích
Trên thực tế nhiều địa phương phát triển khu đô thị, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp một cách ồ ạt, dàn trải, kém hiệu quả. Đặc biệt nhiều địa
phương dành những phần đất canh tác màu mỡ phì nhiêu ở ven quốc lộ để đổ
cát xây dựng khu công nghiệp. Ví dụ như ở ven quốc lộ 5, khu vực Văn Lâm -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page11

Hưng Yên, Cẩm Giàng - Hải Dương; ven quốc lộ 1A, khu vực huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang.
Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện tích đất thu hồi xây dựng KCN là
đất nông nghiệp (khoảng trến 10.000ha). Tổng diện tích đất trồng lúa được
chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 đến 20.000ha,
chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2009).
Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động tới đời sống của các hộ dân vì
họ không được chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý, thiếu phương tiện lao
động và kế sinh nhai truyền thống, trong đó có nhiều hộ rơi vào tình trạng
bần cùng hóa. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi
đất lớn nhất: khoảng 300.000 hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108.000 hộ (Nguyễn
Lân Dũng, 2009).
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường trong và xung quanh các KCN cũng đang
đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, mỗi ngày các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn
chất thải rắn, tương đương gần 3 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên chất thải rắn đang
tăng lên cùng với việc gia tă
ng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Nếu không có biện pháp

quản lý, xử lý, không những chỉ ảnh hưởng đến môi trường, làm mất cảnh quan
khu vực sản xuất và sinh sống mà kéo theo nhiều mối lo ngại cho nền kinh tế - xã
hội như: dịch bệnh ngày càng gia tăng với nhiều loại bệnh hiểm nghèo; con người
sẽ sống chung với rác, thiếu nguồn nước sạch, không khí ô nhiễm… ảnh hưởng
nghiêm trọng đế
n an ninh, an toàn xã hội.
1.3. Tổng quan về công tác quản lý chất thải nguy hại
1.3.1. Khái quát về chất thải nguy hại
1.3.1.1. Khái niệm về chất thải nguy hại
Có nhiều khái niệm về chất thải nguy hại, có thể nêu tóm tắt một số
khái niệm như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page12

Theo UNEP
Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có
hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc
có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp
xúc với các chất thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:
- Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao
gồ
m trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát
chất phóng xạ theo quy ước, điều khoản, quy định riêng.
- Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít
chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở
một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác
sinh hoạt (Võ Đình Long, 2008).
Theo Luật khôi ph
ục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA)
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc

các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ,
hoặc bằng những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục
tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi
ph
ục sức khỏe của người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người
hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương lai (Võ Đình Long, 2008).
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Tuy có s
ự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội
dung tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên
thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng
đồng của chất thải nguy hại.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất
nguy hại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page13

- Chất có khả năng gây cháy (Ignitability): Chất có nhiệt độ bắt cháy <
60
0
C, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất gây
cháy thường gặp là xăng, dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp
chất hữu cơ như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa Clo…
- Chất có tính ăn mòn (Corossivity): Là những chất trong nước tạo môi
trường pH <3 hay pH >12.5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là
những chất có tính axít hoặc bazơ…
- Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): Các chất dễ dàng chuy
ển

hoá hóa học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có
tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất
xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axít, dễ nổ hay tạo
phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt, dễ nổ hay tiêu huỷ hay phản ứng ở
điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấ
m.
- Chất có tính độc hại(Toxicity): Những chất thải mà bản thân nó có
tính độc đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân
tích thành phần trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào
lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất thải độc
hại. Chất độc hại gồm; các kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium, asenic, chì
và các muối của chúng; dung môi hữu c
ơ như toluen, benzen, axeton,
cloroform…; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất
nông dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ
trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly
Chlorinated Biphenyls).
- Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen:
Dioxin (PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo…
1.3.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác khác do tính đa dạng
của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page14

động y tế Có thể phân chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4
nguồn chính như sau:
• Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh
sử dụng môi metyl clorua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu sử
dụng dung môi là toluen hay xylen…).

• Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật độc hại).
• Thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu
cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…).
• Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (sử dụng pin, ắc quy, bóng đèn
huỳnh quang, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử
dụng dầu nhớt bôi trơn…).
Ở Việt Nam, chất thải nguy hại được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau:
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bùn thải, y tế, các hóa chất tồn
lưu sau chiến tranh, trong chất thải rắn sinh hoạt Một số ngành công nghiệp
điển hình có phát sinh chất thải nguy hại có thể kể đến như: công nghiệp hóa
chất và thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện
kim, ngành xi mạ, ngành sản xuất xây dựng, ngành điện tử và ắc quy, ngành
sản xuất giày dép, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành sản xuất giấy,
ngành sản xuất điện với các loại chất thải phát sinh như: kim loại nặng: Cd,
Pb, As, Hg, Cr, hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, formaldehyde…(Nguyễn
Ngọc Châu, 2002).
1.3.1.3. Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo
tính chất, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách như sau:
Có một số cách phân loại CTNH như sau:
* Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page15

- Loại 1: Các chất nổ
- Loại 2: Các dung dịch có khả năng cháy
- Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm)
- Loại 4: Các chất ăn mòn
* Phân loại CTNH theo trạng thái vật lý

CTNH theo trạng thái vật lý như: CTNH dạng rắn, bùn, lỏng, khí.
* Phân loại CTNH theo liều lượng tác động
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc
lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đư
a ra 5 nhóm độc theo tác động
của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da.
* Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng
tác động
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau. Mức độ
gây độc theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau. Để xác định
mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập khác nhau vào cơ thể động vật
và con người thường s
ử dụng đến chỉ số LD
50

Bảng 1.2.Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà)
Phân nhóm độc
Qua miệng Qua da
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
Ia. Độc mạnh 5 20 10 40
Ib. Độc 5-50 20-200 10-100 40-400
II. Độc trung bình 50-500 200-2.000 100-1.000 400-4.000
III. Độc ít 500-2.000 2.000-3.000 1.000 4.000
IV. Không độc >2.000 >3.000
(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993)
Ghi chú: LD
50
là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường
miệng hoặc qua da. Đó là lượng độc chất gây chết 50% động vật thí nghiệm
(tính bằng kg). LD

50
càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page16

* Phân loại CTNH theo môi trường chất độc tồn tại
Các chất độc hóa học làm ô nhiễm nước tự nhiên và nước thải bao gồm
những chất độc tồn tại ngày trong các vật liệu, chất thải sử dụng/tiếp xúc, thải
ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên và nước thải.
Đất là nơi tiếp nhận các chất thải từ các nguồn khác nhau (sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vậ
n tải). Nitrat khí quyển cũng được
lắng đọng trên mặt đất theo chu trình của Nitơ. Dọc các xa lộ, lượng xe cơ giới
chạy bằng xăng đã để lại hai bên đường bụi chì và đất đai sẽ có hàm lượng chì
ngày càng cao. Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn cho đất. Đặc
biệt nghiêm trọng là các chất thải nguy hại làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và
kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr,Cd). Các nhà máy còn x
ả vào khí quyển
rất nhiều khí độc như H
2
S, CO
2
, CO, NO
X
Đó là nguyên nhân gây ra mưa
axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật. Hàng ngày, con
người và động vật đã thải ra một khối lượng rất lớn các chất phế thải vào môi
trường đất. Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác.
Các chất hoá học làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi
làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa

cây trồng và đất. Ngu
ồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những phế thải
của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử,
các nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng
vị phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị
phóng xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học). Bên cạnh lợi ích rất to lớn
thì phóng xạ đã gây cho con ng
ười nhiều hiểm hoạ.
*Phân loại theo đặc tính của chất thải
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm ở bảng 1.3.

×