BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỔNG QUAN PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : PHẠM ANH BẢO
MSSV: 0811080001 Lớp: 08CMT
TP. Hồ Chí Minh, 2011
LỜI CAM ĐOAN
Trong kỳ làm khóa luận tốt nghiệp, em đã tìm hiểu đề tài khóa luận trong các sách
tham khảo, tài liệu tập huấn và các trang web được ghi ở mục “Tài liệu tham khảo”
phía cuối trang của khóa luận tốt nghiệp, và em đã hoàn thành khóa luận với đề tài
“Tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Em xin cam đoan khóa luận này không sao chép các khóa luận khác có trước.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Đối tượng tìm hiểu đề tài 2
2. Mục tiêu tìm hiểu đề tài 2
3. Phạm vi tìm hiểu đề tài 2
4. Phương pháp tìm hiểu đề tài 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT 3
1.1. Quản lý môi trường 3
1.1.1. Khái niệm môi trường 3
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường 3
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường 4
1.2. Tổng quan các công cụ quản lý môi trường 5
1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường 5
1.2.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường 6
1.2.3. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 9
1.3. Phí BVMT 11
1.3.1. Khái niệm phí BVMT 11
1.3.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT 11
1.3.3. Tổng quan thực hiện phí bảo vệ môi trường ở một số quốc gia 16
1.3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải 24
1.3.5. Căn cứ tính phí BVMT đối với nước thải 28
1.3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải 28
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH TÍNH PHÍ BVMT Ở VIỆT NAM 31
2.1. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ở Việt Nam 31
2.2. Phí BVMT đối với nước thải 33
2.2.1. Phí BVMT đôi với nước thải công nghiệp 33
2.2.2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: 38
2.3. Phí BVMT đối với chất thải rắn (rác thải) 41
2.3.1. Đối tượng chịu phí BVMT đối với chất thải rắn 41
2.3.2. Đối tượng nộp phí BVMT đối với chất thải rắn: 41
2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn: 42
2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản 43
2.4.1. Thuế tài nguyên 43
2.3.2. Phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản 45
2.4.3. Phân biệt nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên với nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi
trường của chủ thể khai thác khoáng sản 48
2.4.4. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với
khoáng sản. 51
2.4.5. Điều khoản thi hành 55
2.5. Phí BVMT đối với khí thải 56
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TRIỂN KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 58
3.1. Đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh 58
3.1.1. Sơ lược đôi nét về thành phố Hồ Chí Minh 58
3.1.2. Đặc điểm môi trường tại TP HCM: 59
3.2. Mô hình quản lý phí bảo vệ môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh 60
3.3. Phí nước thải áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh 61
3.3.1. Đối tượng áp dụng 61
3.3.2. Mức thu phí, xác định số phí phải nộp,thời điểm thu phí 63
3.3.3. Kê khai, thẩm định và nộp phí 67
3.3.4. Quản lý sử dụng tiền phí thu được 69
3.3.5. Tổ chức thực hiện 71
3.3.6. Xử lý vi phạm 73
3.4. Phí BVMT đối với chất thải rắn áp dụng tại TP-HCM 84
3.4.1. Khái niệm về Quản lý chất thải rắn, phí và phí vệ sinh 84
3.4.2. Phí BVMT đối với chất thải rắn tại TP.HCM 84
3.5. Kết luận: 89
3.6. Kiến nghị: 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
HĐND : Hội đồng nhân dân
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
CHXHCNVN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Nội dung chính sách môi trường 8
Sơ đồ 1.2. Nội dung công tác kế hoạch hóa môi trường 9
Đồ thị 1.1. Chi phí kiểm soát ô nhiễm và thiệt hại môi trường 12
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phí bảo vệ môi trường ở Đức 17
Hình vẽ 1.2. Ba mức ô nhiễm 19
Sơ đồ 3.1. Vai trò và vị trí của thu phí bảo vệ môi trường 60
Sơ đồ 3.2. Các bước thực hiện của việc thu phí BVMT 60
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức phí ô nhiễm tính theo các ngành khác nhau 21
Bảng 2.1. Mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất
gây ô nhiễm có trong nước thải. 33
Bảng 2.2. Mức thu phí BVMT đối với khoáng sản 51
Bảng 3.1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 63
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm phí để lại cho các tổ chức thu phí 69
Bảng 3.3 Mức phí đối với hộ gia đình: 85
Bảng 3.4. Mức phí đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình 86
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, đòi hỏi sự nỗ lực vươn
lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung
của thế giới. Trên thực tế đã cho thấy rằng cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế là
vấn đề môi trường đã đến mức báo động, đặc biệt là ở các nước nghèo. Tại các nước
này để phát triển kinh tế họ đã và đang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tự nhiên
bắt nguồn từ các hoạt động khai thác tài nguyên quá mức, đồng thời xả thải vào môi
trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hề được qua một khâu xử lý nào. Đứng
trước tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ và biện pháp hữu hiệu để
làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của
con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụ kinh tế là một trong các công
cụ hữu hiệu nhất đã được các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao
trong quản lý môi trường. Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường
đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi
chúng ta phải có những nỗi lực phát triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo,
đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cùng với
những nỗi lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, lợi
ích kinh tế đã làm mờ đi ý thức BVMT đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường hiện nay. Đã gây lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của
đất nước, giữa BVMT và phát triển kinh tế. Trong đó hàng loạt các vấn đề môi
trường đặt ra như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, tình trạng xả thải trực tiếp không
qua xử lý, sự suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất,
môi trường không khí….đã có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước những thách thức đó đòi hỏi phải có
những biện pháp quản lý thích hợp để dung hoà giữa phát triển kinh tế và BVMT.
Trong đó công cụ kinh tế đã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi
trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các biện pháp
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
2
kinh tế đang được áp dụng ở Việt Nam nó chung và ở TP.HCM nói riêng thì phí
BVMT đã được triển khai áp dụng và bước đầu đã thu được những kết quả. Tuy
nhiên nhiều cơ sở sản xuất chưa hiểu và biết nhiều về phí BVMT, chính vì thế em
chọn đề tài là: "Tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ
Chí Minh”.
1. Đối tượng tìm hiểu đề tài
Đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu đối tượng là phí BVMT là một công cụ kinh tế
để kiểm soát ô nhiễm và tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại TP.HCM.
2. Mục tiêu tìm hiểu đề tài
Tìm hiểu về đối tượng áp dụng, mức thu phí, xác định số phí phải nộp, thời điểm
thu phí, kê khai, thẩm định và nộp phí, quản lý, sử dụng tiền phí thu được, tổ chức
thực hiện và xử lý vi phạm về phí BVMT tại TP.HCM.
3. Phạm vi tìm hiểu đề tài
Do khả năng có hạn và thời gian không cho phép nên trong đề tài này em chỉ tập
trung nêu một cách tổng quan về phí BVMT áp dụng tại TP.HCM.
4. Phương pháp tìm hiểu đề tài
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp tìm hiểu chủ
yếu sau:
- Tìm hiểu một số tài liệu thu thập có liên quan đến luật môi trường, luật thuế
BVMT, các tài liệu về kinh tế môi trường và các nghi định của chính phủ về phí
BVMT…
- Tham khảo ý kiến của một số cán bộ đang làm công tác thu phí môi trường.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT
1.1. Quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều nghĩa khác nhau
đặc biệt sau Hội nghị Stockhlm về môi trường năm 1972. Để thống nhất về mặt
nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong “Luật BVMT” được Quốc hội thông
qua ngày 27/12/1993 và ban hành ngày 10/1/1994 định nghĩa khái niệm môi trường
như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiênvà yếu tố vật chất nhân tạo, quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” theo Điều 1 của Luật BVMT Việt
Nam. Mở rộng ra thì môi trường là một thể thống nhất bao gồm nhiều đối tượng tự
nhiên như: đất đai, địa hình, khí hậu, nước, động thực vật, các hệ sinh thái, con
người, các công trình do con người tạo ra… có quan hệ mật thiết với nhau trong hệ
sinh thái – kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào của một yếu tố trong môi trường đều
ảnh hưởng đến các yếu tố khác và tác động đến môi trường, đến cân bằng sinh thái.
Các thành phần của môi trường:
Thành phần của môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các
yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt được thành phần của môi trường.
Theo Điều 2 Luật BVMT “thành phần môi trường bao gồm các yếu tố sau: đất, âm
thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các
khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”.
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý môi trường lên các cá nhân và cộng đồng người tiến hành các hoạt động
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
4
phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng tốt
nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra,
sao cho phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành.
Đối với doanh nghiệp hệ thống quản lý môi trường (EMS) là tập hợp các hoạt động
quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo, nó
được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồn lực
cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt
động duy trì và nâng cao các kết quả hoạt động môi trường.
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường
Mục tiêu chung và lâu dài nhất của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự
phát triển bền vững. Ủy ban quốc tế về BVMT và phát triển đã định nghĩa: Phát
triển bền vững là cách phát triển “thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại mà không ảnh
hưởng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu thế hệ tương lai” và là tất yếu lịch sử của mỗi
quốc gia. Khái niệm về phát triển bền vững tuy vẫn còn mới mẻ và còn nhiều tranh
cãi, các biện pháp thực hiện còn đang được hình thành và chưa có một nước nào
đang thực sự theo đuổi một chính sách phát triển bền vững.
Con đường đi đến phát triển bền vững không giống nhau đối với một nước đã công
nghiệp hóa, một nước đang công nghiệp hóa nhanh hay một nước đang phát triển
như nước ta. Một bước đi thích hợp với tất cả các nước, một số bước đi khác lại
thích hợp hơn đối với những nước đang ở giai đoạn phát triển cụ thể của mình.
Phát triển bền vững có thể được xem là tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của
cả bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và kỹ thuật với những mục tiêu cụ thể
của từng lĩnh vực. Giữa bốn lĩnh vực này có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ và
hành động trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy lĩnh vực khác.
Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu quản lý môi trường là:
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
5
- Tiết kiệm tài chính nhờ giảm chi phí cho việc xử lý môi trường, chi phí cho việc
nộp phạt đã gây ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đền bù, chi phí giải quyết
mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và dân cư sống quanh vùng lân cận và nhiều chi phí
khác…
- Tránh được trách nhiệm về pháp lý.
- Tạo thêm nguồn thu nhờ mở rộng và tìm kiếm thêm thị trường.
-Tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Tổng quan các công cụ quản lý môi trường
1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường
Khái niệm: Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về
pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Phân loại
Phân loại theo chức năng: có thể chia làm ba loại
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp và chính sách, thông qua đó Nhà nước có
thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới phát sinh ra ô
nhiễm.
- Công cụ hành động: là công cụ có tác động trực tiếp tới nền kinh tế xã hội như các
quy định hành chính, quy định xử phạt v.v…và công cụ kinh tế.
- Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác
động trực tiếp tới hoạt động (GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi
trường, quan trắc môi trường).
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
6
Phân loại theo bản chất công cụ:
- Công cụ luật pháp chính sách: công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản
luật quôc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách
môi trường quốc gia, các nghành kinh tế, các địa phương.
- Công cụ kinh tế: các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập
bằng tiền của các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công cụ này chỉ áp dung có
hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
- Công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát Nhà nước về chất
lượng và thành phần của môi trường, về sự hình thành và phân bố các chất gây ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi
trường, xử lý phế thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Công cụ phụ trợ
1.2.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường
Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường gồm:
- Luật môi trường
- Chính sách môi trường
- Kế hoạch hóa công tác môi trường
- Các tiêu chuẩn môi trường và sức khỏe
Luật môi trường: Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật
quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng
thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia,
giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho
môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các
văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
7
XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ Hội nghị
quốc tế về "Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thụy Ðiển và sau Hội
nghị thượng đỉnh Rio De Raneiro (Braxin) năm 1992, có rất nhiều văn bản về luật
quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật
quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham
gia ký kết. Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Việt Nam thông qua
ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định
175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị
định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về BVMT. Bộ Luật
hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về
thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu
được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn
bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật
Ðất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp
lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các
công trình giao thông. Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được
Nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý
Nhà nước về BVMT.
Chính sách môi trường: là các chủ trương biện pháp mang tính chiến lược, thời
đoạn, giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể, nhằm đạt được những mục
tiêu chiến lược của đất nước. Nội dung của chính sách có thể trình bày theo sơ đồ
sau:
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
8
Sơ đồ 1.1. Nội dung chính sách môi trường
Chính sách
Các quan diểm
Cá biện pháp
Các mục tiêu bộ phận
Các thủ thuật
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
9
Kế hoạch hóa công tác môi trường:
Nội dung của công tác kế hoạch hóa công tác môi trường của nhà nước bao quát 5
vấn đề
Sơ đồ 1.2. Nội dung công tác kế hoạch hóa môi trường
1.2.3. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và
thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Các công cụ kinh tế được
Giáo dục, tuyên truyền phổ
thông
Xây dựng hệ thống pháp luật cơ
chế chính sách
Hình thành các dự án, chương
trình cụ thể
Xây dựng hệ thống quan trắc
Hợp tác quốc tế khu vực
Kế hoạch hóa phát
triển quốc gia
Kế hoạch hóa lĩnh vực
môi trường sinh thái
Các nghành
các địa phương
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
10
xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường với mục tiêu điều
hòa các xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Các công cụ kinh tế sẽ tạo
điều kiện để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch văn bản môi trường và tuân
thủ pháp luật thông qua viêc lồng ghép chi phí BVMT với chi phí sản xuất, kinh
doanh và giá thành sản phẩm. Đây là biện pháp đang được nhiều nước trên thế giới
thực hiện và đã đem lại những kết quả khả quan.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép
của sự trao đổi hành hóa theo giá trị. Loại hành hóa có chất lượng tốt, giá thành rẽ
sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hóa kém chất lượng, đắt sẽ không
có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để
định giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác BVMT.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, quy chế đóng góp
có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế v.v …Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài
nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có
sinh ra ô nhiễm nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo…
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:
- Thuế và phí môi trường
- Ký quỹ môi trường
- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay “cota ô nhiễm”
- Trợ cấp môi trường
- Nhãn sinh thái
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
11
1.3. Phí BVMT
1.3.1. Khái niệm phí BVMT
Phí BVMT là công cụ kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm
phải trả” và “người hưởng thụ phải trả” hay cụ thể là người gây ô nhiễm phải đóng
góp tài chính để khắc phục ô nhiễm và người hưởng thụ môi trường trong lành phải
đóng phí cho công tác BVMT.
Phí BVMT là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi thải các chất gây ô
nhiễm vào môi trường, nó được tính trên cơ sở thiệt hại mà chất thải ô nhiễm do
doanh nghiệp thải vào môi trường xung quanh gây nên.
Phí BVMT có mục đích khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư giảm
thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tích cực, có lợi cho môi trường.
Ngoài ra phí BVMT còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách
Nhà nước để đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường.
1.3.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT
1.3.2.1. Căn cứ vào lý thuyết xác định chuẩn mức thải và phí xả thải
Theo Pigou để có một chất lượng môi trường tốt hơn chúng ta cần giảm việc sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa kinh tế. Tức là mức ô nhiễm có thể được điều chỉnh
thông qua việc điều chỉnh sản lượng. Tuy nhiên trong thực tế có thể không nhất
thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như
giảm thải do sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm …) cũng có thể
đạt được mức ô nhiễm tối ưu.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô
nhiễm mà tại đó tổng các chi phí môi trường bao gồm: chi phí kiểm soát ô nhiễm và
giá trị thiệt hại môi trường là thấp nhất. Điều này được mô tả dưới (Đồ thị 1.1)
Chi phí giảm thải
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
12
S = chuẩn mức thải
MDC
E
F
*
MAC
0 W
*
W
m
Mức thải (W)
Đồ thị 1.1
Chi phí thiệt hại cận biên (MDC) có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện sự gia
tăng nhanh của thiệt hại khi lượng chất thải ngày càng nhiều.
Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm (MAC) thể hiện trong sự
gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô
nhiễm. Đường MAC có hướng đi lên từ trái qua phải cho thấy chi phí giảm thải cận
biên tăng dần.
Trên đồ thị chúng ta dễ dàng thấy được là tại mức thải W* (tại MAC = MDC ) tổng
chi phí môi trường là nhỏ nhất.
Mức thải có hiệu quả S = W* được chọn làm chuẩn mức thải là mức tối ưu. Chuẩn
mức thải phải đảm bảo việc các doanh nghiệp sẽ thải ở mức cho phép nếu không
muốn vi phạm pháp luật.
Chi phí môi trường của doanh nghiệp là chi phí để làm giảm lượng thải từ W
m
về
W* đó là diện tích W* x E x W
m
. Nếu muốn đạt được một mức thải xác định nào
đó thì Nhà nước cần quy định mức phí phải đúng bằng MAC của chính đơn vị chất
thải đó.
Mức phí tối ưu (hay mức phí hiệu quả) sẽ được xác định mức thải W* tại đó
F=MAC=MDC.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
13
Thực tế khi áp dụng lý thuyết này do không có đủ thông tin về MAC và MDC nên
mức phí quy định có thể cao hơn hoặc thấp hơn F* vì thế mức thải là kết quả cuối
cùng sẽ không trùng với mức thải tối ưu W*.
1.3.2.2. Căn cứ nguyên tắc PPP “người gây ô nhiễm phải trả tiền ”
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức
hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất vào năm 1972 và 1974. Nguyên tắc
“tiêu chuẩn” PPP năm 1972 cho rằng các tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí
cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Nguyên tắc PPP “mở rộng” năm
1974 chủ trương rằng các tác nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc phải tuân thủ các chi
phí khắc phục ô nhiễm, còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô
nhiễm này gây ra. Theo nguyên tắc PPP thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi
khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức
thực hiện, nhằm khắc phục và hoàn trả.
Để hiểu hơn nguyên tắc PPP, ta xem xét ví dụ sau: Giả sử có một công ty sản xuất
giấy từ các vật liệu thô. Trong quá trình sản xuất, họ tự tiện thải các chất gây ô
nhiễm vào sông dưới dạng các sản phẩm thải loại, mà không phải chi trả một đồng
nào cả. Như vậy là công ty này đã gây ra thiệt hại cho môi trường, nhưng lại không
bị thu phí để bồi thường cho thiệt hại này. Nguyên tắc PPP cho rằng, công ty đó
phải lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm hoặc phải bồi thường cho những người sống
ở cuối dòng sông, tức là những người bị thiệt hại do việc làm ô nhiễm dòng sông
gây ra.
1.3.2.3. Căn cứ vào cơ sở pháp lý để áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường ở Việt Nam
Luật BVMT: đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 27/12/1993 là
bộ luật cơ bản và quan trọng nhất về BVMT ở Việt Nam. Trong đó tại Điều 7
chương I nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
14
sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc
BVMT”.
“Chính phủ quy định các trường hợp, mức và phương thức đóng góp tài chính nói
tại Điều 7 chương I”.
“Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Điều 7 chương I đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định
các chính sách phù hợp nhằm áp dụng các công cụ kinh tế vào lĩnh vực BVMT.
Nghị định 175/CP của Chính Phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành luật
BVMT có quy định cụ thể hơn việc đóng góp tài chính cho BVMT.
Chương 2 Điều VIII nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh phải
“đóng góp tài chính BVMT, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi
trường theo quy định của pháp luật”.
Điều 3 chương V quy định nguồn tài chính cho BVMT gồm 3 nguồn:
- Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động BVMT, cho các nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và quản lý Nhà nước về BVMT.
- Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động của các công trình kinh tế - xã hội; phí
BVMT do các tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản
xuất, kinh doanh đóng góp theo quy định chi tiết của Bộ Tài Chính.
- Các khoản khác (tiền phạt vi phạm hành chính về BVMT, đóng góp của các tổ
chức kinh tế - xã hội).
Điều 34 chương V nêu rõ các đối tượng phải nộp phí BVMT gồm các đối tượng
hoạt động trong lĩnh vực sau:
- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản khác.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
15
- Sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga.
- Phương tiện giao thông cơ giới.
- Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác gây ô nhiễm môi trường.
Việc hướng dẫn cụ thể về thu và sử dụng phí BVMT do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường chịu trách nhiệm.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được Bộ khoa học công nghệ và Môi
trường ban hành. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam là cơ sở quan trọng để quản lý
chất lượng môi trường, giúp cho việc xác định những chất chính cần phải đánh phí
gây ô nhiễm môi trường.
Các văn bản khác có liên quan đến việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý
môi trường như:
- Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính về BVMT.
- Nghị định 76/2000-NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính Phủ: tại Điều 38 của Nghị
định có quy định về quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/12/2001, tại Điều 2 quy định
“Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định
trong danh mục phí”. Danh mục các loại phí thuộc lĩnh vực môi trường được quy
định tại mục A khoản 10 của pháp lệnh.
- Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết pháp
lệnh và lệ phí, quy định thành 6 loại như sau:
• Phí BVMT đối với nước thải.
• Phí BVMT đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và các nhiên liệu
đốt khác.
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo
16
• Phí BVMT đối với chất thải rắn.
• Phí BVMT đối với tiếng ồn.
• Phí BVMT đối với bến xe, nhà ga, bến cảng.
• Phí BVMT đối với hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản.
1.3.3. Tổng quan thực hiện phí bảo vệ môi trường ở một số quốc gia
1.3.3.1. Phương pháp tính phí nước thải của các nước OECD
Công thức tính mức phí ô nhiễm môi trường:
M
ij
= p
ij
* E
ij
Trong đó: M
ij
là tổng mức phí ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp j phải đóng
cho chất thải i, tính cho một chu kỳ thời gian (tháng, quý, năm)
p
ij
là suất phí tính cho một đơn vị gây ô nhiễm i (kg, tấn )
E
ij
là tổng chất gây ô nhiễm i thải ra môi trường trong một chu kỳ
thời gian (ngày, tháng, năm)
i= 1, 2, 3, ,n là các chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước thải
Công thức này được hầu hết các nước OECD và một số nước Châu Á áp dụng để
tính phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng mỗi nước
có cách tiếp cận riêng khi tính từng biến số trong công thức trên.
Với biến p
ij
thường có hai quan điểm:
• Suất phí đồng nhất với mọi doanh nghiệp, mọi đơn vị chất gây ô nhiễm.
• Suất phí tính theo hai mức: mức thấp hơn nếu ở dưới tiêu chuẩn và tính ở mức
cao, lũy tiến nếu vượt tiêu chuẩn cho phép.