Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Chương 8:THUẾ QUAN VÀ LIÊN MINH THUẾ QUAN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.93 KB, 31 trang )

8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 1
Chương 8:
THUẾ QUAN VÀ LIÊN MINH THUẾ QUAN
 Thuế quan
 Liên minh thuế quan
 Những quy định về thuế quan trong các tổ chức kinh
tế khu vực và quốc tế
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 2
8.1. Thuế quan
 Khái niệm, đặc điểm của thuế quan
 Các dạng thuế quan
 Vai trò của thuế quan
 Những nội dung cơ bản của thuế quan hiện hành ở
Việt Nam
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 3
8.1.1. Khái niệm và đặc điểm của
thuế quan
 Khái niệm
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ tại các
cửa khẩu biên giới khi các hàng hóa và dịch vụ di
chuyển vào hoặc ra khỏi một quốc gia.
 Thuế nhập khẩu
 Thuế xuất khẩu
 Thuế quá cảnh
 Các khoản thu ngoài thuế mà người ta thường gọi là
“những dạng thuế quan trá hình”
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 4
8.1.1. Khái niệm và đặc điểm của
thuế quan
 Biểu thuế quan:
Là một bảng tổng hợp quy định có hệ thống các mức thuế


đánh vào các loại hhóa chịu thuế khi XK, hoặc NK.
 Phương pháp xây dựng Biểu thuế quan:
 Tự định
 Thương lượng giữa các quốc gia
 Các loại biểu thuế quan
 Biểu thuế quan đơn: là biểu thuế quan trong đó chỉ quy
định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa.
 Biểu thuế quan kép: là biểu thuế quan trong đó mỗi loại
hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại
hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế
khác nhau.
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 5
8.1.1. Khái niệm và đặc điểm của
thuế quan
 Đặc điểm của thuế quan
 Thuế quan chỉ đánh vào hàng hóa, dịch vụ XNK qua
các cửa khẩu và biên giới quốc gia (không đánh vào
hàng hóa, dịch vụ lưu chuyển trong nội địa quốc gia).
 Thuế quan là công cụ bảo vệ những lợi thế và hạn
chế những bất lợi trong cạnh tranh thương mại của
quốc gia.
 Đối với XK: giảm thuế XK để khuyến khích XK những
mặt hàng có lợi thế
 Đối với NK: bảo hộ, chống hành vi bán phá giá, trả
đũa thmai…
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 6
8.1.1. Khái niệm và đặc điểm của
thuế quan
 Xu thế ngày nay
 Các nước coi trọng xu thế hướng về xuất khẩu do KHKT

phát triển nhanh chóng và thị trường trong nước đã bão
hòa, cần thiết tăng thêm sức cạnh tranh cho hhóa XK.
 Thuế XK và thuế NK đều đánh vào tiêu dùng, là yếu tố
cấu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải
gánh chịu. Trong hai cách đánh thuế, đánh theo xuất xứ
(Origin) và đánh theo điểm đến (Destination) thì các nước
thường đánh theo điểm đến (đánh thuế NK).
 Đánh thuế NK vào hàng nhập khẩu sẽ có tác dụng tạo ra
mặt bằng cạnh tranh tương đối bình đẳng cho hàng hóa
NK và hàng hóa sản xuất trong nước.
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 7
8.1.2. Các dạng thuế quan
 Theo đối tượng đánh thuế
 Thuế nhập khẩu (import tariff)
 Thuế xuất khẩu (export tax)
 Thuế quá cảnh (hàng hóa không đi vào trong nước
mà chỉ đi qua nước đó)
 Theo phương thức tính thuế

Thuế quan theo đơn giá hàng
(ad valorem tariff), còn
gọi là thuế quan theo giá trị, hay thuế quan tỉ lệ

Thuế quan theo trọng lượng
(specific tariff), còn gọi
là thuế quan đơn vị hàng hóa
 Thuế quan hỗn hợp (conpound tariff)
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 8
8.1.2. Các dạng thuế quan
 Theo mục đích đánh thuế


Thuế quan tài chính
(còn gọi là thuế quan theo mục đích
ngân khố)

Thuế quan bảo hộ
: là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành
SX trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng NK.

Thuế quan trong đàm phán
: thường được ấn định trên
giới hạn cần thiết để bảo hộ nền SX trong nước, đồng thời
là phtiện dùng để mặc cả với nhau trong đphán thmại.

Thuế quan trừng phạt
: dùng trong trhợp khi cần trả đũa
về sự phân biệt thuế quan của một số nước đối với hàng
hóa NK của nước chủ nhà, hoặc trong trhợp hàng NK
được bán phá giá, hoặc hàng NK được Chính phủ nước XK
trợ cấp trực tiếp
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 9
8.1.2. Các dạng thuế quan
 Theo mức thuế

Mức thuế tối đa
: được áp dụng cho những hàng hóa
có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại
bình thường.

Mức thuế tối thiểu

: được áp dụng cho những hàng
hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ bình thường.

Mức thuế ưu đãi
: được áp dụng cho hàng hóa xuất
xứ từ các nước có thỏa thuận hợp tác.
=> Thực tế ở VN hiện nay?
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 10
8.1.3. Vai trò của thuế quan
 Các tác động tích cực
 Là một trong những công cụ bảo hộ hữu hiệu nền SX
trong nước
 Là một trong những công cụ động viên nguồn thu cho
ngân sách quốc gia của các nước đang phát triển
 Các tác động tiêu cực
 Trên giác độ ktế thế giới, thuế quan làm giảm khả năng
kinh doanh qtế => làm giảm hquả khthác nglực của nền
ktế thế giới.
 Thuế quan cao:
 Ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do
đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ.
 Kích thích tệ nạn buôn lậu.
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 11
8.1.4. Những nội dung cơ bản của
thuế quan hiện hành ở Việt Nam
 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế
 Đối tượng nộp thuế
 Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng
tiền nộp thuế
Số tiền

thuế
XK,
thuế
NK
phải
nộp
=
Số lượng
đơn vị từng
mặt hàng
thực tế XK,
NK ghi trong
Tờ khai hải
quan
X
Giá tính
thuế XK,
NK tính
trên một
đơn vị
hàng hóa
X
Thuế
suất thuế
XK, NK
của từng
mặt hàng
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 12
8.1.4. Những nội dung cơ bản của
thuế quan hiện hành ở Việt Nam

 Miễn thuế
 Giảm thuế
 Quy trình thu nộp thuế
 Bước 1: khai báo hải quan (tự kê khai, tự tính thuế,
tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc khai báo)
 Bước 2: tiếp nhận đăng kí tờ khai (tiếp nhận và kiểm
tra hồ sơ, tờ khai; phân loại hồ sơ theo luồng (xanh,
vàng, đỏ); chuyển hồ sơ cho bộ phận thuế, đồng thời
chuyển những nghi vấn, lập biên bản vi phạm cho
các bộ phận liên quan xử lí).
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 13
8.1.4. Những nội dung cơ bản của
thuế quan hiện hành ở Việt Nam
 Quy trình thu nộp thuế (tiếp theo)
 Bước 3: Hải quan ra thông báo thuế, kiểm hóa và
giám sát việc giải phóng hàng hóa.
 Bước 4: Kiểm tra xử lí (Kiểm tra kết quả tự kê khai,
tự tính thuế của người khai báo hải quan; Xác định
lại số thuế phải nộp; Xử lí các vi phạm về thuế; Ra
quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp; Kiểm tra thu
nộp thuế; Kiểm tra sau khi thông quan; Sắp xếp lưu
giữ hồ sơ)
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 14
8.2. Liên minh thuế quan
 Khái niệm và vai trò của liên minh thuế quan
 Hiệp định tránh đánh trùng thuế
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 15
8.2.1.1. Khái niệm về liên minh thuế
quan


Liên minh thuế quan là một trong những hình thức
dàn xếp ngoại thương, trong đó:
(1) Hai hay nhiều nước cùng thỏa thuận với nhau
miễn, giảm thuế quan cho hàng hóa được sản xuất
tại mỗi nước khi nhập vào thị trường của nhau, bãi
bỏ các loại hạn ngạch;
(2) Thỏa thuận cùng nhau xây dựng biểu thuế quan
đối ngoại áp dụng thống nhất cho hàng hóa của các
nước ngoài liên minh khi nhập vào các nước thành
viên.
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 16
8.2.1.2. Vai trò của liên minh thuế
quan

Thứ nhất,
liên minh thuế quan làm gia tăng khả
năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các quốc
gia, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các
nguồn lực trên phạm vi toàn cầu

Thứ hai,
liên minh thuế quan là tác nhân quan trọng
thúc đẩy tăng cường đầu tư, cải tiến kĩ thuật và đầu
tư quốc tế
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 17
8.2.2. Hiệp định tránh đánh trùng
thuế (tránh đánh thuế hai lần)
 Lí do hình thành hiệp định
 Đánh trùng thuế là hiện tượng khá phổ biến do xu

thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội hiện nay,
do xung đột về thẩm quyền và lợi ích đánh thuế của
các quốc gia. Để tăng cường hội nhập, mở cửa và
thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế việc trốn lậu
thuế của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở
nước bản địa, bảo vệ nguồn thu cho ngân sách quốc
gia, một số quốc gia đã cùng nhau kí kết các Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần.
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 18
8.2.2. Hiệp định tránh đánh trùng
thuế (tránh đánh thuế hai lần)
 Những nội dung cơ bản của các hiệp định tránh
đánh thuế hai lần
 Đối tượng nộp thuế
 Đối tượng chịu thuế
 Phạm vi lãnh thổ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định
 Các biện pháp tránh đánh trùng thuế
- Phương pháp miễn thuế: Chính phủ không thu thuế
đối với phần thu nhập từ nước ngoài, có thể là miễn
toàn phần, hoặc miễn có tính chất lũy tiến.
=> Ví dụ:
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 19
8.2.2. Hiệp định tránh đánh trùng
thuế (tránh đánh thuế hai lần)
 Các biện pháp tránh đánh trùng thuế (tiếp theo)
-
Phương pháp khấu trừ:
thu nhập ở nước ngoài được
cộng vào thu nhập trong nước để xác định tổng thu
nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Nhưng khi nộp

thuế được khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
=>Có 2 cách khấu trừ:
(1)
Khấu trừ toàn phần
: cho phép đối tượng nộp thuế
được khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài, nhưng
không vượt quá số thuế thu nhập phải nộp tính theo
chính sách thuế của nước nhận thu nhập.
Ví dụ:
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 20
8.2.2. Hiệp định tránh đánh trùng
thuế (tránh đánh thuế hai lần)
(2)
Khấu trừ khoán
: cho phép đối tượng nộp thuế
được hưởng một khoản khấu trừ, ngay cả khi đối
tượng đó không phải trả một khoản thuế nào ở nước
ngoài.
 Ở Việt Nam, tính đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ký
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 50 nước
trên thế giới
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 21
8.3. Những quy định về thuế quan
trong các TCKT khu vực và quốc tế
 Quy định về thuế quan trong tổ chức thương mại thế
giới (WTO)
 Quy định về thuế quan trong hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (Asean)
 Quy định về thuế quan trong ACFTA (Asean + Trung
Quốc)

 Quy định về thuế quan trong AKFTA (Asean + Hàn
Quốc)
 Quy định về thuế quan trong AIFTA (Asean + Ấn Độ)
 Quy định về thuế quan trong diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á Thái bình dương (APEC)
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 22
8.3.1. Quy định về thuế quan trong
tổ chức thương mại thế giới (WTO)
(1) Nguyên tắc không phân biệt đối xử (thông qua nguyên
tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia).

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
 "Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất", "nước
(được) ưu tiên nhất".
 Nội dung của nguyên tắc: WTO quy định các quốc gia không
thể phân biệt đối xử với các đối tác thmại của mình.
 Cơ chế hoạt động: mỗi thviên của WTO phải đối xử với các
thviên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác
"ưu tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác thmại
của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng
phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thviên còn lại
của WTO để tất cả các quốc gia thviên đều được "ưu tiên
nhất".
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 23
8.3.1. Quy định về thuế quan trong
tổ chức thương mại thế giới (WTO)
(1) Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
 "Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm

nước ngoài và sản phẩm nội địa.
 Nội dung của nguyên tắc: hàng hoá NK và hàng hoá tương
tự SX trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng
như nhau.
 Cơ chế hoạt động của nguyên tắc: bất kỳ một sản phẩm NK
nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các
chi phí khác tại cửa khẩu và bắt đầu đi vào thị trường nội
địa sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu
đãi hơn) với sản phẩm tương tự được SX trong nước (cùng
chế độ thuế, phí, các quy định và thủ tục khác ).
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 24
8.3.1. Quy định về thuế quan trong
tổ chức thương mại thế giới (WTO)
(2) Nguyên tắc tự do hóa thương mại và các ràng
buộc
 Do trình độ phát triển của mỗi nền ktế của mỗi nước
khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền ktế trước
sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa
thị trường là khác nhau => Các hiệp định của WTO
cho phép các nước thành viên từng bước thay đổi
chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước.
Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các
hàng rào phi thuế quan được thực hiện thông qua
đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện.
8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 25
8.3.1. Quy định về thuế quan trong
tổ chức thương mại thế giới (WTO)
(2) Nguyên tắc tự do hóa thương mại và các ràng
buộc (tiếp theo)


Ràng buộc cắt giảm thuế quan
: là việc đưa ra danh mục
ấn định các mức thuế ở mức tối đa nào đó và không
được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi
cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Ràng buộc phi thuế quan
: WTO chủ trương loại bỏ hoặc
chấm dứt các biện pháp sử dụng hạn ngạch, hoặc hạn
chế định lượng như quản lý hạn ngạch. Chính phủ các
nước thviên phải công bố rõ ràng, công khai (minh bạch)
các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại
của mình và chịu sự giám sát thông qua Cơ chế rà soát
chính sách thương mại của WTO

×