Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm da giày của công ty TNHH Hài Mỹ nhà máy Sài Gòn huyện Thuận An tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 127 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự bùng nổ các sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường hiện nay không còn là
một cơn sốt mà hứa hẹn sẽ là ngành kinh doanh đầy tiềm năng. Điều đó mở ra rất
nhiều cơ hội lớn cho những doanh nhân quan tâm tới môi trường và kinh doanh bền
vững vì theo ước tính trong thế kỷ này, ngành công nghiệp xanh đã, đang và sẽ phát
triển một cách nhanh chóng.
Từ những năm 1990, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ các nước Châu
Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đã ra quyết đònh mua một
sản phẩm nào đó, và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân
thiện với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú tâm đến
việc tạo ra các sản phẩm “xanh” và dấy lên làn sóng nhãn sinh thái trên toàn thế
giới.
Ngày nay, người tiêu dùng ở Mỹ đã có thói quen đọc danh mục thành phần dinh
dưỡng khi mua sắm thực phẩm. Cũng giống như các nhãn thực phẩm khác, nhãn sinh
thái giúp người mua sắm phân biệt các sản phẩm trên kệ siêu thò và cho phép họ có
những sự lựa chọn dựa trên thông tin sản phẩm. Nhưng, nhãn sinh thái khác với danh
mục thành phần dinh dưỡng, mà trong đó là thông tin cho người tiêu dùng về quá
trình tạo ra sản phẩm và các vấn đề xã hội ngoài các thuộc tính của sản phẩm. Và
giống như con dấu “Good housekeeping”, nhãn sinh thái hoạt động như một con dấu
kiểm duyệt. Nhãn sinh thái xác đònh rõ sản phẩm được sản xuất theo quy trình cụ
thể.
∼ 1 ∼
Hiện nay, do sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt, các yếu tố môi
trường đang có nguy cơ bò lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế. Vấn đề nhãn môi trường đã được thảo luận tại cuộc họp của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) tại Singapore năm 1997 về vấn đề thương mại và môi trường.
Nhiều thò trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong đó có Cộng đồng các quốc gia
Châu Âu (EU), trên thực tế đã yêu cầu có nhãn sinh thái đối với hàng nhập khẩu.
Chính vì vậy, việc hiểu biết sớm về nhãn sinh thái là vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó sẽ giúp cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp


xuất khẩu nắm bắt được các thách thức về thương mại tại các thò trường nhập khẩu
để có chiến lược kinh doanh thích hợp và nhất là khắc phục các khó khăn tiềm tàng
xảy ra trong tương lai có liên quan đến nhãn môi trường.
Theo các chuyên gia, cùng với việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường (ISO
14001), nên sử dụng hệ thống nhãn môi trường để đạt được lợi ích tối đa cho công ty.
Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết này, tỉnh Bình Dương đã, đang và sẽ xúc tiến việc
nghiên cứu đánh giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái cho một số ngành công
nghiệp ưu tiên, cơng nghiệp mũi nhọn, trong đó có ngành da giày.
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm
phía Nam (Bình Dương – Đồng Nai – Bà Ròa Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh),
là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp
năng động của cả nước. Đẩy mạnh chuyển dòch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng phát triển công nghiệp, dòch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hoàn
thành sự nghiệp công nghiệp hóa và tạo sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn
sau năm 2015. Từ những u cầu thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán
nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm da giày của Công ty
∼ 2 ∼
TNHH Hài Mỹ – Nhà máy Sài Gòn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” được thực
hiện nhằm góp phần nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho cơng ty Hài Mỹ nói
riêng và tạo tiền đề cho việc áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp khác có cùng loại
hàng của ngành da giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, tạo sự thành cơng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Bình Dương nói
riêng và của cả nước nói chung.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng tiêu chí và đánh giá tiềm
năng áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm da giày nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đăng ký xin cấp nhãn sinh thái của các doanh nghiệp khi nhà nước tiến hành
đánh giá chứng nhận. Xa hơn nữa là nhằm nâng cao uy tín và giá trò thương hiệu của
các công ty nói riêng và của tỉnh Bình Dương cũng như Việt Nam trên thò trường thế

giới, giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thò trường trong và ngoài nước. Đồng thời góp
phần vào công cuộc bảo vệ môi trường nói chung.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện những nội dung sau:
- Tổng hợp, tham khảo, kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan về công cụ
nhãn sinh thái và đánh giá vòng đời sản phẩm.
- Đánh giá vòng đời sản phẩm cho sản phẩm đối tượng.
- Đề xuất các tiêu chí đánh giá
- Khảo sát thực tế và thu thập dữ liệu về Công ty đối tượng và đánh giá thử
nghiệm theo tiêu chí đã đưa ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan từ
các sách, giáo trình, nghiên cứu, báo cáo khoa học, trang thông tin điện tử…
∼ 3 ∼
 Phương pháp quan sát: Khảo sát thực tế tại nhà máy sản xuất để đánh giá
vòng đời sản phẩm.
 Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Từ việc khảo sát nhà máy sản
xuất và tham khảo tài liệu từ đó tiến hành việc đánh giá vòng đời sản phẩm.
 Phương pháp phân tích dòng vật chất: dùng phương pháp này để trả lời các
câu hỏi: ở đâu, tại sao và bao nhiêu lượng nguyên nhiên vật liệu biến đổi
thành sản phẩm cuối cùng, chất thải và năng lượng tổn thất.
 Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi tiến hành việc khảo sát thực tế để
thu thập số liệu cụ thể và phân tích tổng hợp các số liệu, tài liệu đã thu thập
được từ đó đánh giá khả năng xây dựng chương trình dán nhãn sinh thái cho
sản phẩm.
 Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia: Trao đổi ý kiến với các chuyên
gia có kinh nghiệm về nhãn sinh thái, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sản phẩm của ngành da giày được lựa chọn làm đối tượng cho việc nghiên cứu đánh

giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái bởi các lý do sau:
- Đây là loại sản phẩm được khá nhiều người biết đến trên thò trường.
- Thương hiệu được gắn nhãn sinh thái sẽ có nhiều thuận lợi trong quảng bá
hình ảnh cho doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh. Dễ dàng hòa nhập thò trường
quốc tế.
6. Tính khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài
Đối với các nước phát triển thì nhãn sinh thái không còn quá xa lạ, nhưng nó là một
vấn đề mới đối với các nước đang phát triển và vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt
Nam. Do đó, nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng
∼ 4 ∼
áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm da giày của công ty Hài Mỹ tại tỉnh Bình
Dương là nghiên cứu rất mới tạo tiền đề cho các đề tài nghiên cứu cho các sản phẩm
khác.
Ý nghóa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu giúp sản phẩm của các công ty có bước chuẩn bị tốt, đáo ứng phần
nào các yêu cầu của tiêu chuẩn cấp nhãn sinh thái của cơ quan chức năng nhà nước
ban hành và đánh giá. Các sản phẩm của các công ty dễ dàng đạt được tiêu chuẩn
để được cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình. Đáp ứng được xu thế phát triển
chung của thế giới. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng thò phần tại thò trường nội
đòa, cũng như có thể xâm nhập vào những thò trường khó tính, họ đòi hỏi các sản
phẩm hàng hóa không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng mà còn phải đáp
ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tạo tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại
của nước ngoài.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tham khảo mô hình này để xây dựng chương
trình nhãn sinh thái cho doanh nghiệp của mình.
7. Kết cấu đồ án
Gồm 4 chương, phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghò
Chương 1 – Tổng quan về nhãn sinh thái
Chương 2 – Hiện trạng phát triển da giày tại tỉnh Bình Dương – Tổng quan công ty
TNHH Hài Mỹ

Chương 3 – Đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái cho sản phẩm da giày
Chương 4 – Đánh giá tiềm năng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm giày thể thao công
ty Hài Mỹ
∼ 5 ∼
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NHÃN SINH THÁI
1.1Quá trình ra đời và phát triển của nhãn sinh thái
Trong những năm gần đây, con người không khỏi lo lắng về những tác động tiêu cực
đối với môi trường trong quá trình tạo ra sản phẩm như cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí,…và các vấn đề tiềm ẩn
mang tính toàn cầu như mưa axit, lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng lớn, sự biến đổi rất
lớn của khí hậu mà con người không thể lường trước được. Các nhân tố này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức lao động của con người. Đặc biệt là tại các
thành phố lớn, số người bò mắc bệnh hô hấp, tuần hoàn, ung thư, strees … tăng lên
nhanh chóng.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà tiêu dùng đã có những hành động thiết thực để bảo vệ
môi trường, làm giảm các tác động xấu đến môi trường bằng cách đưa ra yêu cầu và
chỉ mua những sản phẩm mà họ cho rằng ít có hại cho môi trường và không hại đến
sức khỏe của họ. Điển hình như, họ không mua các bình xòt CFC vì biết rằng đây là
loại khí chủ yếu phá hủy tầng ôzôn, họ chỉ mua hàng có bao gói có thể tái chế được
hoặc có thể phân hủy về mặt sinh học, họ mua xăng không pha chì, Do vậy, để
đáp ứng cho người tiêu dùng, các hãng sản xuất đã thay đổi phương pháp sản xuất
để làm giảm những tác động xấu đến môi trường, thiết kế lại sản phẩm mang tính
thân thiện với môi trường hơn và sau đó, giới thiệu, quảng cáo với người tiêu dùng
về các đặc điểm môi trường của sản phẩm.
Việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng được thể hiện dưới hình
thức nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc trên bao bì. Để đảm bảo uy tín, các nhà sản xuất
thường đưa sản phẩm của mình cho bên thứ ba cấp nhãn. Các nước trên thế giới đã
∼ 6 ∼
thành lập các chương trình cấp nhãn, chuyên cấp các nhãn hiệu theo nhu cầu này

của nhà sản xuất, từ đó, chương trình nhãn sinh thái ra đời.
1.2 Khái niệm về nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên khi
nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh
thái của hàng hoá và dòch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối
phổ biến như sau:
Theo mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được
hiểu như sau:“ Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một
sản phẩm, dòch vụ so với các sản phẩm, dòch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng
đời sản phẩm”.
Theo quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và ngân hàng thế giới
(WB): Nhãn sinh thái là một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để
truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một
sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO): “Nhãn sinh thái là sự khẳng đònh, biểu thò
thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dòch vụ có thể dưới dạng một bảng công bố,
biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản
phẩm”.
Dù hiểu theo phương diện nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác
động xấu của các sản phẩm đến môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ lúc
khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình
sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó.
∼ 7 ∼
1.3Mục đích của việc áp nhãn sinh thái
1.3.1 Mục đích chung
Nhằm đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng thế giới, tạo nên một môi trường sinh
thái trong sạch, lành mạnh, từ đó tạo đà cho phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng
cuộc sống của cộng đồng.
1.3.2 Mục đích cụ thể
Nhãn sinh thái cung cấp các thông tin rõ ràng về đặc tính môi trường, khía cạnh môi

trường cụ thể của các sản phẩm hoặc dòch vụ. Người tiêu dùng có thể sử dụng các
thông tin trên trong việc mua sắm hàng hóa, dòch vụ. Bên cạnh đó, từ những thông
tin môi trường giới thiệu, cộng đồng có thể thay đổi nâng cao kiến thức của mình về
môi trường, về sự biến đổi thành phần tính chất môi trường dưới tác động của con
người, đến hoạt động của hệ thống kinh tế, từ đó có những hành động đúng đắn để
bảo vệ môi trường dựa trên sự hiểu biết.
Bất cứ nhà sản xuất hoặc cung cấp dòch vụ nào cũng mong muốn nhãn sinh thái sẽ
ảnh hưởng đến quyết đònh mua sắm theo hướng có lợi cho sản phẩm hoặc dòch vụ
của mình. Nếu nhãn sinh thái thật sự có được những ảnh hưởng đó, thò phần của
những sản phẩm và dòch vụ này sẽ tăng lên. Từ đó, nhà sản xuất hoặc cung cấp dòch
vụ sẽ cải thiện khía cạnh môi trường trong sản phẩm và dòch vụ của mình, dẫn đến
giảm những tác động xấu đến môi trường.
1.4 Phân loại nhãn sinh thái
Dựa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO, nhãn sinh thái được chia làm ba loại, gọi tắt là loại
I, loại II, loại III với các yêu cầu cụ thể được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14024 :1999,
ISO 14021:1999, ISO 14025:2000.
∼ 8 ∼
1.4.1 Chương trình nhãn sinh thái loại I – ISO 14024
Chương trình nhãn sinh thái loại I, là chương trình tự nguyện, do một bên thứ ba cấp
giấy chứng nhận nhãn sinh thái trên sản phẩm biểu thò sự thân thiện với môi trường
dựa trên các nghiên cứu vòng đời sản phẩm. Bảng 1.1 sau đây cung cấp thông tin về
chương trình nhãn sinh thái loại I đang được áp dụng tại một số nước trên thế giới.
∼ 9 ∼
Bảng 1.1: Một số nước trên thế giới áp dụng chương trình nhãn sinh thái loại I
TT Tên nước Tên nhãn Năm ban hành
1 Đức Thiên thần xanh 1977
2 Canada Sự lựa chọn của môi trường 1988
3 Nhật bản Nhãn sinh thái 1989
4 Các nước Bắc Âu Thiên Nga trắng 1989
5 Mỹ Con dấu xanh 1989

6 Thụy Điển Sự lựa chọn tốt cho môi trường 1990
7 Ấn Độ Nhãn sinh thái 1991
8 Hàn Quốc Nhãn sinh thái 1992
9 Liên minh châu Âu Bông hoa châu Âu 1993
Nguồn: www.ecolabelindex.com
1.4.2 Chương trình nhãn sinh thái loại II – ISO 14021
Nhãn môi trường kiểu II là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu,
hoặc bất cứ ai khác được lợi nhờ các công bố môi trường không có sự tham gia của
cơ quan chứng nhận. Đây là một sự tự công bố về môi trường mang tính doanh
nghiệp.
1.4.3 Chương trình nhãn sinh thái loại III – ISO 14025
Chương trình nhãn sinh thái kiểu III là chương trình tự nguyện do một ngành công
nghiệp hoặc một tổ chức độc lập xây dựng nên, trong đó có việc đặt ra những yêu
cầu tối thiểu, lựa chọn các loại thông số, xác đònh sự liên quan của các bên thứ ba và
hình thức thông tin bên ngoài.
 Điểm chung của cả ba loại này là đều phải tuân thủ các nguyên tắc được nêu
trong tiêu chuẩn ISO 14020:1998 (TCVN ISO14020:2000), trong đó điểm mấu chốt
là các thông tin đưa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của quá trình
∼ 10 ∼
đánh giá vòng đời sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt động thương
mại quốc tế.
Trong cả ba kiểu nhãn sinh thái như đã nêu trên, thì nhãn môi trường kiểu I có ưu
thế hơn cả, do có khả năng phổ biến rộng rãi, minh bạch và độ tin cậy cao, dễ tạo ra
thúc đẩy việc bảo vệ môi trường dựa trên thò trường lớn. Trong thực tế, nhãn kiểu I
ngày càng chiếm ưu thế và được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
1.5 Phương pháp đánh giá tác động chu trình sống của sản phẩm
1.5.1 Khái quát đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA) – các tiêu chuẩn
thuộc nhóm TCVN ISO14040
LCA là kỹ thuật để đánh giá các khía cạnh môi trường và các tác động tiềm tàng
kèm theo với một số sản phẩm, bằng

- việc thu thập số liệu kiểm kê đầu vào và đầu ra tương ứng của một hệ thống sản
phẩm
- việc diễn giải kết quả của sự phân tích kiểm kê và các giai đoạn đánh giá tác động
trong mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu.
LCA gồm có bốn giai đoạn: xác đònh mục tiêu và phạm vi, phân tích kiểm kê chu
trình sống, đánh giá tác động của chu trình sống và diễn giải kết quả chu trình sống,
xem hình bên dưới:
∼ 11 ∼
Hình 1.1: Các giai đoạn đánh giá chu trình sống
Một số thuật ngữ và đònh nghóa
 Dòng cơ bản: Vật liệu hoặc năng lượng đưa vào hệ thống nghiên cứu, đã được
khai thác từ môi trường nhưng trước đó chưa bò con người làm biến đổi.
Vật liệu hoặc năng lượng đưa ra khỏi hệ thống nghiên cứu, được thải vào môi trường
và sau đó không bò con người làm biến đổi.
 Đơn vò chức năng: đặc tính đònh lượng của hệ thống sản phẩm được sử dụng như
là một đơn vò chuẩn nghiên cứu đánh giá chu trình sống.
 Chu trình sống: các giai đoạn phối hợp và liên quan với nhau của hệ thống sản
phẩm, từ việc thu thập các nguyên liệu thô hoặc các tài nguyên thiên nhiên đến
việc thải bỏ cuối cùng.
 Đánh giá chu trình sống: Thu thập và đánh giá đầu vào, đầu ra và các tác động
môi trường tiềm ẩn của hệ thống sản phẩm trong suốt chu trình sống của nó.
∼ 12 ∼
Khuôn khổ đánh giá chu trình sống
(ISO 14040)
Xác đònh mục
tiêu và phạm vi
(ISO 14041)
Phân tích kiểm kê
(ISO 14041)
Đánh giá

tác động
(ISO 14042)
Diễn giải
(ISO 14043)
Ứng dụng trực tiếp:
- thiết kế và cải
tiến sản phẩm
- Xây dựng kế
hoạch chiến lược
- Xây dựng chính
sách cộng đồng
- Tiếp thò
- Các ứng dụng
khác
 Đánh giá tác động chu trình sống: Giai đoạn đánh giá chu trình sống để hiểu và
đánh giá qui mô, tầm quan trọng của các tác động môi trường tiềm ẩn của hệ
thống sản phẩm.
 Đầu vào: Nguyên liệu hoặc năng lượng đưa vào một quá trình đơn vò.
 Đầu ra: Nguyên liệu hoặc năng ra khỏi một quá trình đơn vò.
 Diễn giải chu trình sống: Giai đoạn đánh giá chu trình sống trong đó các phát
hiện của các phân tích kiểm kê hoặc các đánh giá tác động hoặc cả hai, được kết
hợp một cách nhất quán với mục tiêu và phạm vi đã được xác đònh để đưa ra các
kết luận và kiến nghò.
 Phân tích kiểm kê chu trình sống: Giai đoạn đánh giá chu trình sống bao gồm việc
thu thập và lượng hóa các đầu vào và đầu ra đối với hệ thống sản phẩm được
đònh trước trong suốt chu trình sống của nó.
 Hệ thống sản phẩm: Một tập hợp của các quá trình đơn vò được kết nối với nhau
về nguyên vật liệu và năng lượng để thực hiện một hoặc nhiều chức năng xác
đònh
 Nguyên liệu thô: Nguyên liệu chính hoặc nguyên liệu phụ sử dụng để sản xuất ra

sản phẩm.
 Quá trình đơn vò: Phần nhỏ nhất của hệ thống sản phẩm mà từ đó các dữ liệu
được thu thập khi thực hiện đánh giá chu trình sống.
 Chất thải: Bất cứ đầu ra nào bò thải bỏ từ hệ thống sản phẩm.
1.5.2 Các phương pháp đánh giá tác động chu trình sống
Trong đánh giá tác động chu trình sống có hai phương pháp tối quan trọng: phương
pháp đònh hướng theo vấn đề (điểm trung gian) và phương pháp đònh hướng theo tổn
hại (điểm kết thúc).
a. Phương pháp đònh hướng theo vấn đề
∼ 13 ∼
Trong phương pháp này thì các dòng vật chất được phân loại theo các vấn đề môi
trường mà chúng có thể gây nên. Các vấn đề bao trùm lên hầu hết các vấn đề
nghiên cứu đánh giá chu trình sống sản phẩm gồm:
- Hiệu ứng nhà kính (thay đổi khí hậu)
- Suy giảm tầng ozon
- Axit hóa
- Phú dưỡng hóa
- Tạo sương mù
- Suy giảm tài nguyên thiên nhiên
- Gây độc hệ thủy sinh
- Gây độc cho con người
Phương pháp đònh hướng theo vấn đề giúp làm đơn giản hóa tính phức tạp của hàng
trăm dòng vật liệu đi vào một số giới hạn khu vực môi trường đang nghiên cứu.
b. Phương pháp đònh hướng theo tổn hại
Phương pháp này cũng bắt đầu từ việc phân chia các dòng vật liệu của hệ thống
thành các chủ đề môi trường khác nhau nhưng tạo mô hình tổn hại của từng chủ đề
môi trường đến sức khỏe, hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thí dụ, axit
hóa thường liên quan đến mưa có thể làm tổn hại đến hệ sinh thái, nhưng cụng gây
hư hại nhà cửa, cao ốc, tượng đài. Thực chất của phương pháp này nhằm trả lời câu
hỏi: Vì sao chùng ta cần phải lo lắng đến sự thay đổi khí hậu hoặc suy giảm tầng

ozon. EcoInsicator 99 là một ví dụ về phương pháp đánh giá tác động theo đònh
hướng tổn hại. Còn tồn tại nhiều khó khăn về vấn đề khoa học đối với phương pháp
đònh hướng theo tổn hại và do đó đối với phương pháp này việc đònh giá cũng cần
phải được thực hiện cẩn thận.
∼ 14 ∼
1.6 Các nguyên tắc cấp nhãn sinh thái
Khi tiến hành một chương trình dán nhãn môi trường cho một sản phẩm, cần phải
đảm bảo theo các nguyên tắc chung là:
 Chương trình cấp nhãn sinh thái phải được xây dựng và quản lý theo nguyên
tắc tự nguyện.
 Công bố môi trường và nhãn môi trường phải chính xác có thể kiểm tra
xác nhận được, thích hợp không hiểu lầm.
 Nhãn sinh thái không được gây hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Do đó, nhãn
sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu, những điểm về nội dung khi được công bố
phải rõ ràng, biểu tượng, biểu đồ không được phức tạp.
 Thủ tục và các yêu cầu của nhãn môi trường và công bố môi trường không
được soạn thảo, chấp nhận hoặc áp dụng theo cách thức mà có thể tạo ra trở
ngại không cần thiết trong thương mại quốc tế.
 Nhãn môi trường và công bố môi trường phải dựa trên phương pháp luận
khoa học hoàn chỉnh để chứng minh cho các công bố và tạo ra các kết quả
chính xác, có thể tái lặp.
 Thông tin liên quan đến thủ tục, phương pháp luận và chứng cứ dùng để
chứng minh các nhãn môi trường và công bố môi trường phải sẵn có và được
cung cấp theo yêu cầu của các bên hữu quan.
 Khi xây dựng các công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải tính
đến tất cả các khía cạnh có liên quan của chu trình sống của sản phẩm.
 Nhãn môi trường và công bố môi trường không được kìm hãm việc tiến
hành đổi mới mà sự đổi mới đó duy trì hoặc có tiềm năng để cải thiện hiệu
quả của môi trường.
∼ 15 ∼

 Cần phải giới hạn ở mức cần thiết các yêu cầu mang tính chất hành chính
hoặc các nhu cầu thông tin liên quan đến môi trường và công bố môi trường
để thiết lập sự phù hợp với chuẩn cứ được áp dụng và các tiêu chuẩn của công
bố hoặc nhãn môi trường đó.
 Quá trình xây dựng công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải mở
rộng, có sự tham gia tư vấn rộng rãi với các bên hữu quan cần phải cố gắng
để đạt được một thoả thuận trong quá trình đó.
 Bên đưa ra nhãn môi trường hoặc công bố môi trường phải sẵn có cho
khách hàng về khía cạnh môi trường của sản phẩm và dòch vụ tương ứng với
nhãn môi trường hoặc công bố môi trường đó.
Bảng 1.2: Nhãn sinh thái của một số nước trên thế giới
Stt Logo nhãn Quốc gia Tên nhãn Stt Logo nhãn Quốc gia Tên nhãn
1 Đức
Thiên thần
xanh
13 Đài Loan
Nhãn
xanh
2 Úc
Sự lựa chọn
của môi
trường
14
Hong
Kong
Nhãn
xanh
3 Brazil
Nhãn sinh
thái

Nhãn sinh
thái
∼ 16 ∼
4 Mỹ
Con dấu
xanh
15 Nhật Bản
Nhãn sinh
thái
5
INCLUDEPI
CTURE
" / /khach/
Croatia_files
/croatia.gif"
\*
MERGEFO
RMAT
Croatia
Nhãn môi
trường
16
Trung
Quốc
Nhãn môi
trường
6 CH Séc
Nhãn sinh
thái
Sản phẩm

thân thiện
với môi
trường
17
Hàn
Quốc
Nhãn sinh
thái
7
Liên
Minh
Châu Âu
Nhãn hoa 18 Ấn Độ
Nhãn sinh
thái
∼ 17 ∼
8
5 nước
Bắc Âu
Thiên nga
trắng
19
Philippin
e
Sự lựa
chọn xanh
9
New
Zealand
Sự lựa chọn

của môi
trường
20
Singapor
e
Nhãn
xanh
10 Pháp
Nhãn môi
trường
21 Thái Lan
Nhãn
xanh
11 Ukraine
Nhãn môi
trường
22 Nga
Sự lựa
chọn xanh
12
Thụy
Điển
Sự lựa chọn
tốt cho môi
trường
23 Israel
Nhãn
xanh
24
Việt

Nam
Nhãn xanh
Nguồn: www.ecolabelindex.com
∼ 18 ∼
1.7 Tình hình áp dụng nhãn sinh thái
1.7.1 Trên thế giới
Vào những năm 90, những người tiêu dùng trên thế giới, đặc biệt người tiêu dùng ở
nước Mỹ và các nước châu Âu ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
và họ bắt đầu có nhu cầu về các sản phẩm xanh, các sản phẩm được quảng bá là
thân thiện với môi trường. Điều này làm cho các nhà sản xuất quan tâm hơn đến các
sản phẩm xanh. Từ đó, nhãn sinh thái phát triển rộng khắp thế giới.
Hình 1.2: Các quốc gia trên thế giới có nhãn sinh thái
(Nguồn www.ecolabelindex.com)
 Tại Mỹ
Năm 1999, trên 52% người tiêu dùng ở nước Mỹ mua các sản phẩm được quảng bá
là “an toàn môi trường”. Con số này khá ấn tượng, tuy nhiên, số lượng người mua
vẫn thấp hơn số lượng người quan tâm về sản phẩm thân thiện môi trường, bởi vì
người tiêu dùng vẫn hoài nghi, không tin tưởng vào một số nhãn tự công bố và
không được kiểm soát.
∼ 19 ∼
Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 69 nhãn sinh thái cấp cho hàng hóa và dòch vụ gắn với
bảo vệ môi trường, trong đó chỉ có chương trình nhãn sinh thái với tên gọi “ Con dấu
xanh” thực hiện việc cấp nhãn cho nhiều sản phẩm và dòch vụ khác nhau.
“Con dấu xanh” là chương trình của một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận, với mục
tiêu làm cho môi trường trong lành và sạch hơn thông qua việc xác đònh và thúc đẩy
những sản phẩm và dòch vụ ít thải ra chất thải độc hại, tiết kiệm tài nguyên và bảo
vệ môi trường.
 Tại châu Âu
Thò trường châu Âu có tiềm năng rất lớn về sản phẩm xanh, vì họ rất quan tâm đến
việc quảng bá cũng như cung cấp các thông tin, kiến thức về môi trường cho người

dân của họ nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Theo kết quả nghiên cứu có
khoảng 40% người tiêu dùng tại châu Âu trung thành với sản phẩm xanh và 75%
người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm chi phí cho sản phẩm xanh. Cũng giống như nước
Mỹ, người tiêu dùng châu Âu cũng không tin tưởng nhiều về nhãn sinh thái hay
những nhãn được công bố là thân thiện với môi trường, vì sản phẩm có nhãn sinh
thái tràn ngập trên thò trường mà người tiêu dùng thì không biết nhãn nào thật sự là
nhãn thân thiện với môi trường, không gây tác động xấu đến môi trường.
Tháng 12 năm 1991, hội đồng bộ trưởng môi trường của EU đã thông qua chương
trình cấp nhãn sinh thái EU theo quyết đònh số 880/92(EEC) của hội đồng pháp luật
để thúc đẩy việc thiết kế, sản xuất, bán và sử dụng sản phẩm xanh, là những sản
phẩm có những tác động đến môi trường được giảm nhẹ trong toàn bộ vòng đời sản
phẩm và cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về những sản phẩm xanh này.
Chương trình thu hút sự tham gia của 18 nước, trong đó có 15 nước là thành viên của
EU bao gồm: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Vương
quốc Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, o, Phần Lan và 3 nước
∼ 20 ∼
Nauy, Iceland, Liechtenstein. Trong đó Đức là nước đầu tiên trên thế giới khởi
xướng việc dãn nhãn sinh thái vào năm 1977.
Nhãn sinh thái châu Âu (hay còn gọi là nhãn sinh thái EU hoặc Nhãn Hoa) là một
nhãn hiệu sinh thái chính thức của châu Âu, cấp cho những hàng hóa và dòch vụ,
không bao gồm thực phẩm, đồ uống và dược phẩm. Các sản phẩm có gắn biểu tượng
hình bông hoa là dấu hiệu nhận biết sản phẩm mà những tác động đến môi trường
được giảm hơn so với các sản phẩm cùng loại do những sản phẩm này đã đáp ứng
được tập hợp các tiêu chí môi trường được công bố bởi các quốc gia thành viên EU.
Càng ngày, mọi người càng quan tâm đến việc tiêu thụ các sản phẩm và bao bì thân
thiện với môi trường, nhưng việc xác đònh các sản phẩm nào thật sự mang bản chất
“xanh” thì hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Nhãn môi trường với mục đích đem
lại thông tin tốt hơn đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các xí nghiệp vừa và
nhỏ ở các quốc gia đang phát triển, chương trình dùng sản phẩm xanh nhằm thu hút
các ngành công nghiệp khác áp dụng vào chương trình này.

Ở Crotia, cộng hoà Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Romaria đã áp dụng chương
trình cấp nhãn sinh thái cấp nhãn môi trường nhưng kết quả không khả quan
lắm.Trong khi đó, các quốc gia thuộc ECC lại nhanh chóng đạt được tốc độ phát
triển của chương trình. Cộng hoà Czech là một nước được công nhận thực hiện việc
áp dụng chương trình cấp nhãn môi trường đạt tiêu chuẩn nhất. Có 19 loại hàng hoá
có hơn 50 nhãn sinh thái được cấp vào năm 1997 đem lại tổng số nhãn được cấp cho
cộng hòa Czech là 220 nhãn.
 Tại Nhật
Gần đây, người tiêu dùng ở nước Nhật nhận thức rất cao về sự phát thải các chất thải
vào môi trường, vì thế nhu cầu về sản phẩm có nhãn sinh thái có xu hướng tăng cao.
Theo thống kê, có khoảng 60% người tiêu dùng có ý thức về việc bảo vệ môi trường
∼ 21 ∼
và nhiều công ty đã sử dụng sản phẩm xanh hay nhãn sinh thái để tạo hình ảnh tốt
cho công ty của mình.
 Tại Canada
Năm 1988, Canada bắt đầu một chương trình gọi là “Biểu trưng sinh thái”. Chính
phủ nước này đã lựa chọn các loại sản phẩm quan trọng dành cho việc đánh giá môi
trường. Tiêu chuẩn cho các nhóm sản phẩm này được xây dựng bởi ngành công
nghiệp, các cơ quan của chính phủ và các tổ chức của môi trường. Tiêu chuẩn được
xây dựng đảm bảo cho các sản phẩm giảm được sự ảnh hưởng xấu đến môi trường ở
mức tối thiểu. Để có được “Biểu trưng sinh thái”, các sản phẩm phải đáp ứng các
tiêu chuẩn mà chương trình đã đề ra.
 Tại Úc
Hiệp hội cấp nhãn môi trường Úc đã xây dựng chương trình chứng nhận môi trường
bao gồm cấp nhãn môi trường và dòch vụ đònh giá sản phẩm với xu hướng tăng lợi
nhuận thò trường cho các loại hàng hoá thân thiện với môi trường. Khẩu hiệu của
chương trình: “Khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp hàng hoá nhằm giảm bớt
áp lực cho môi trường cho toàn bộ vòng đời sản phẩm” .
Nhiều nhà máy cùøng chòu trách nhiệm đến người tiêu dùng - những người có quan
tâm đến môi trường. Ví dụ như: phải có tiền bồi thường hợp chất hoá học được sử

dụng cho các thiết bò làm lạnh và nó có khả năng phá huỷ tầng Ozon bao quanh trái
đất, từ đó làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ con người khỏi những tia bức xạ của mặt
trời.
 Tại Thái Lan
Chương trình “Nhãn sinh thái xanh” do hội đồng Doanh nghiệp phát triển bền vững
của Thái Lan thành lập tháng 10 năm 1993 và đến tháng 4 năm 1994, Viện môi
trường Thái Lan hợp tác với Bộ Công Nghệ tiến hành thực hiện chương trình.
∼ 22 ∼
Chương trình nhãn xanh Thái Lan áp dụng cho những sản phẩm và dòch vụ (không
bao gồm những lónh vực thực phẩm, nước uống và dược phẩm) đạt được các tiêu
chuẩn đề ra.
∼ 23 ∼
 Tại Singapore
Chương trình “Nhãn xanh” của Singapore do bộ thương mại Singapore thực hiện, bắt
đầu từ tháng 5 năm 1992. Hiện nay, Singapore đã chọn được 21 sản phẩm để cấp
nhãn xanh theo các tiêu chuẩn tương ứng.
 Tại Indonesia
Chính phủ Indonesia cũng đã thực hiện việc cấp nhãn sinh thái nhằm thông tin cho
người tiêu dùng về những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường. Viện sinh thái quốc
gia Indonesia chỉ thực hiện việc cấp nhãn sinh thái cho những sản phẩm từ gỗ, những
sản phẩm còn lại do cơ quan quản lý của EU cấp.
1.7.2 Tại Việt Nam
 Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với nhãn sinh thái
Theo kết quả điều tra gần đây của một số tác giả [6] và [8] cho thấy sự quan tâm
của người tiêu dùng đối với nhãn sinh thái còn rất ít (10%: biết rõ, 54%: chưa biết).
Điều này có thể lý giải là do trên thò trường Việt Nam các sản phẩm có dán nhãn
môi trường hầu hết được nhập từ các nước châu Âu và châu Mỹ, các sản phẩm có
dán nhãn không được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt
khác, do mức sống ở nước ta còn thấp mới được nâng lên trong vài năm gần đây nên
khi mua sản phẩm, họ quan tâm về chất lượng (38%) và giá cả (31%) là trên hết.

Tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh của người tiêu dùng có chiều hướng như sau: sản
phẩm không có thành phần hóa chất độc hại chiếm 37%, sản phẩm làm từ nguyên
vật liệu thân thiện môi trường chiếm 34% ý kiến, ý kiến giảm tác động môi trường
trong sử dụng chiếm 20%, còn lại 9% là ý kiến về bao bì đóng gói sản phẩm phải là
bao bì tái chế.
∼ 24 ∼
Hình 1.4: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng (Nguồn: [8])
∼ 25 ∼
Hình 1.3: Biểu đồ thông tin về nhãn sinh thái (Nguồn:[6])

×