Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (ThS. Nguyễn Thu) - Chương 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.9 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
NỘI DUNG CHƯƠNG 2
2.1. Đối tượng của kế toán
2.1.1. Khái quát chung về đối tượng của kế toán
2.1.2. Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong DN
2.2. Phương pháp của kế toán
2.2.1. Các phương pháp của kế toán
2.2.2. Mối quan hệ giữa các phương pháp của kế toán
2.1 Đối tượng của kế toán
2.1.1. Khái quát chung về đối tượng của kế toán
- Tài sản và nguồn hình thành tài sản
- Sự vận động tài sản (quá trình sản xuất kinh doanh)
- Quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản của đơn vị
2.1 Đối tượng của kế toán
2.1.2. Nội dung cụ thể của đối tượng kế toán trong DN
2.1.2.1 Tài sản
* Khái niệm: (Theo VAS 01) Tài sản là nguồn lực do đơn vị kiểm
soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
* Phân loại:
a. Tài sản ngắn hạn
b. Tài sản dài hạn
2.1.2.1 Tài sản
a. Tài sản ngắn hạn
-
Khái niệm: TSNH là những TS thuộc quyền sở hữu của DN, có giá
trị thấp, thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi ngắn, thường < 1
năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
-
Phân loại


Phân loại tài sản ngắn hạn
TSNH
Các khoản tương
đương tiền
TS bằng tiền
Đầu tư ngắn hạn
TS ngắn hạn
trong thanh toán
TSNH khác
Hàng tồn kho
2.1.2.1 Tài sản
b. Tài sản dài hạn
* Khái niệm: TSDH là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị,
thường có giá trị lớn, có thời gian luân chuyển, thu hồi, sử dụng trên
1 năm, hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh
* Phân loại
Phân loại tài sản dài hạn
TSDH trong thanh toán
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tài sản
Tài sản
dài hạn
dài hạn
2.1.2.2 Nguồn hình thành tài sản
* Khái niệm: Nguồn vốn hay còn gọi là nguồn hình thành tài sản của
doanh nghiệp là toàn bộ nguồn lực doanh nghiệp huy động để hình
thành nên tài sảncủa mình.

* Phân loại: Căn cứ vào nguồn tài trợ toàn bộ nguồn vốn của doanh
nghiệp được chia thành 2 loại:
a. Nợ phải trả
b. Nguồn vốn chủ sở hữu.

a. Nợ phải trả
* Khái niệm: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ
các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ các
nguồn lực của mình.
* Phân loại: Nợ phải trả gồm 2 loại:
+ NPT ngắn hạn: là những khoản nợ phải trả có thời gian nợ nhỏ hơn
hoặc bằng 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh
+ NPT dài hạn: là những khoản nợ phải trả có thời gian nợ lớn hơn 1
năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh
Phân loại nợ phải trả ngắn hạn
P
h

i

t
r


n
g
ư

i


b
á
n

P
h

i

n

p

n
g
â
n

s
á
c
h

NPT
ngắn hạn
V
a
y

n

g

n

h

n

P
h

i

t
r


C
B
,

C
N
V

Ph

i
t
rả

,
p
h
ải
n

p
k
h
á
c
Phân loại nợ phải trả dài hạn
- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;
- Nợ dài hạn phải trả;
- Trái phiếu phát hành;
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
- Dự phòng phải trả.
b. Nguồn vốn chủ sở hữu
* Khái niệm: Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của
DN, DN có quyền sử dụng lâu dài mà không phải cam kết thanh toán

* Phân loại theo mục đích sử dụng, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm
- Nguồn vốn kinh doanh: là NV được sử dụng cho mục đích hoạt
động SXKD
- Các quỹ của doanh nghiệp: được trích lập từ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, được sử dụng cho các mục đích nhất định (quỹ đầu
tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính )
Lưu ý

Tại một thời điểm bất kỳ, tổng giá trị tài sản bao
giờ cũng bằng tổng nguồn hình thành tài sản
(nguồn vốn)
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
TS NH + TSDH = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
2.1.2.3 Sự vận động của tài sản trong quá
trình hoạt động kinh doanh
T - H SX H' - T'
Quá trình CC Quá trình SX Quá trình TT
2.1.2.3 Sự vận động của tài sản trong quá trình
hoạt động kinh doanh
+ Quá trình cung cấp: là quá trình doanh nghiệp bỏ tiền mua các
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh
+ Quá trình sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào
(nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thiết bị, sức lao động ) để sản
xuất ra thành phẩm
+ Quá trình tiêu thụ: là quá trình doanh nghiệp bán thành phẩm do
doanh nghiệp sản xuất ra và hàng hóa thuộc diện kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm thu được lợi nhuận

2.1.2.4 Các quan hệ kinh tế - pháp lý ngoài
tài sản của đơn vị
- Quan hệ kinh tế - pháp lý, liên quan đến trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình
- Quan hệ kinh tế - pháp lý liên quan đến trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với xã hội
- Quan hệ kinh tế - pháp lý liên quan đến trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với người lao động
2.2. Phương pháp của kế toán
2.2.1 Khái niệm

Phương pháp hạch toán kế toán là phương thức, biện pháp mà
kế toán sử dụng để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản,
sự biến động của tài sản qua các quá trình sản xuất kinh doanh nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình quản lý
2.2.2 Các phương pháp của kế toán
- Phương pháp chứng từ kế toán.
- Phương pháp tài khoản kế toán.
- Phương pháp tính giá.
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
2.2.2 Các phương pháp của kế toán
a. Phương pháp chứng từ kế toán

Khái niệm: là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vu
kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian
và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ
và xử lý luân chuyển chứng từ để phục vụ công tác kế toán,
công tác quản lý.

Gồm 2 nội dung là: lập các bản chứng từ chứng minh cho các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổ chức thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế theo yêu cầu quản lý và hạch toán.
2.2.2 Các phương pháp của kế toán
b. Phương pháp tài khoản kế toán

Khái niệm: là phương pháp kế toán phân loại, phản ánh và
giám đốc một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình và sự biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn và từng
quá trình sản xuất kinh doanh

Để thu nhập thông tin tổng hợp về tình hình và sự biến động

của từng đối tựợng kế toán, kế toán sử dụng phương pháp tài
khoản kế toán
2.2.2 Các phương pháp của kế toán
c. Phương pháp tính giá

Khái niệm: là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ
tổng hợp và phân bổ chi phí để xác định giá trị thực tế của tài
sản trong đơn vị theo nguyên tắc nhất định

Hạch toán kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung
tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng
tài sản theo các nguyên tắc nhất định
2.2.2 Các phương pháp của kế toán
d. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

Khái niệm: là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ
kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm
cung cấp các thông tin theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính về tài
sản và kết quả kinh doanh của đơn vị nhằm phục vụ công tác
quản lý

Công tác quản lý cần thiết phải có các thông tin tổng hợp về
toàn bộ tình hình tài sản, tình hình kết quả hoạt động, để đáp
ứng yêu cầu quản lý nên hạch toán kế toán sử dụng phương
pháp tổng hợp cân đối kế toán
2.2.3 Mối quan hệ giữa các phương pháp
của kế toán
Các phương pháp kế toán sử dụng đều nhằm thu thập, cung cấp
thông tin theo yêu cầu quản lý nhưng ở mức độ, phạm vi khác
nhau.

Giữa các phương pháp kế toán có mối quan hệ biện chứng bổ
sung cho nhau nhằm cung cấp thông tin chính xác đầy đủ kịp
thời phục vụ cho công tác quản lý.
Do đó trong công tác kế toán phải sử dụng đồng thời cả bốn
phương pháp, không thể sử dụng phương pháp này mà không
sử dụng phương pháp khác.
LOGO
“ Add your company slogan ”
www.themegallery.com

×