Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 125 trang )

LUẬN VĂN:

VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN
TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH
PHƯỚC HIỆN NAY


mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi thành lập nước (1945), Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán coi
nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BV, CS&GD) trẻ em là một nội dung cơ bản
của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xó hội đất nước. Trẻ em
hơm nay chính là thế giới ngày mai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó khẳng định: “Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. BV, CS&GD
trẻ em cũn là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.
Qua gần hai mươi năm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Đảng và Nhà
nước ta đó ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật đẩy mạnh công tác
BV, CS&GD trẻ em, đặc biệt là việc ban hành, bổ sung, sửa đổi Luật BV, CS&GD trẻ
em, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em không chỉ mang ý nghĩa đạo lý sõu sắc mà cũn
mang tớnh chớnh trị - phỏp lý sõu sắc. Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta trong
những năm qua đó đạt được những thành quả quan trọng, được nhân dân trong nước và
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng cũn nhiều vấn đề cần quan tâm giải
quyết nhằm đảm bảo cho trẻ em có điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện.
Đồng Phú được thành lập vào thỏng 10/1976. Khi Bỡnh Phước được tách ra từ
tỉnh Sông Bé (cũ), Đồng Phú đó thay đổi địa giới hành chính, với diện tích tự nhiên
93.542 ha, dân số 78.839 người, có 14 dân tộc anh em sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm 22,04%. Trẻ em dưới 16 tuổi có 22.964 người, chiếm 29,13%. Với khí hậu ơn
hồ, đất đai màu mỡ, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đến Đồng Phú lập
nghiệp, đó hỡnh thành một số vùng cư trú bất hợp pháp, khai phá lấn chiếm đất rừng
trái phép. Mặc dù, kinh tế - văn hố - xó hội của huyện có bước tăng trưởng đáng kể,


đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng Đồng Phú vẫn là một trong những huyện
nghèo và có tốc độ phát triển thấp nhất tỉnh Bỡnh Phước. Tổng giá trị sản xuất năm
2008 đạt 756 tỷ 150 triệu đồng, tăng bỡnh qũn 11,24%. Cơ cấu kinh tế: nơng - lâm - ngư
nghiệp chiếm 60,34%; công nghiệp - xây dựng chiếm 20,22%; thương mại - dịch vụ chiếm
19,44%. Thu nhập bỡnh quõn đầu người năm 2008 đạt 7.183.000 đồng/người/năm, thấp hơn


so với mức thu nhập trung bỡnh của tỉnh là 14,58 triệu đồng. Trong bối cảnh đó, mặc dù
được sự quan tõm, lónh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh và huyện, nhưng công
tác BV, CS&GD trẻ em ở Đồng Phú vẫn cũn nhiều khó khăn, bất cập. Đó là tỡnh trạng gia
tăng số trẻ em bỏ học, trẻ em suy dinh dưỡng, không đi học đúng tuổi, trẻ em bị xâm hại
tỡnh dục, lao động sớm, trẻ em hư, trẻ em vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, trẻ em
mồ côi, bị bỏ rơi, bị ngược đói, hành hạ, bị bệnh hiểm nghèo, trẻ em tàn tật, trẻ em
nghèo, trẻ em trong các gia đỡnh di cư tự do, cư trú ở những vùng bất hợp pháp đang
buộc giải toả, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có điều
kiện đến trường, việc vui chơi giải trí, chăm sóc về dinh dưỡng và sức khỏe bị hạn chế...
Cấp cơ sở (xó, phường, thị trấn) khơng chỉ là nơi tổ chức, trực tiếp thực hiện,
mà cũn là nơi kiểm nghiệm hiệu lực, tính đúng đắn của đường lối, chủ trương, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở là
những người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho nhân dân hiểu rừ
và tổ chức cho nhân dân thực hiện. Hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, cán
bộ LĐ, QL cấp cơ sở có điều kiện nắm bắt tỡnh hỡnh nhõn dõn để báo cáo cho
Đảng, Nhà nước hiểu rừ và hoạch định chính sách phù hợp. Họ là những người giữ
vai trũ quyết định trong việc hiện thực hố sự lónh đạo, quản lý của Đảng và Nhà
nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xó hội ở địa phương. Do vậy, cũng như các
chủ trương, chính sách khác, quyền trẻ em phải được thực hiện từ cơ sở mà vai trũ
quan trọng nhất thuộc về đội ngũ cán bộ LĐ, QL ở cấp này. Tuy nhiên, cho đến nay
vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở chưa được nhỡn nhận, đánh giá một cách khách
quan, đúng mức. Bản thân đội ngũ cán bộ LĐ, QL cũng chưa nhận thức hết trách
nhiệm phỏp lý của mỡnh, nhận thức về quyền trẻ em cũn nhiều thiếu hụt.

Đó chính là một trong các nguyên nhân làm cho quyền trẻ em chưa được thực hiện
đầy đủ, toàn diện, các hiện tượng vi phạm quyền trẻ em hiện nay vẫn xảy ra ở huyện
Đồng Phú nói riêng, tỉnh Bỡnh Phước nói chung. Vậy thỡ, vai trũ của cán bộ LĐ, QL
cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em được thực hiện như thế nào? Mức độ của sự
khác nhau giữa cán bộ ở các khối công tác trong việc thực hiện quyền trẻ em? Có sự


khác nhau như thế nào giữa sự tự đánh giá của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở với sự đánh giá
và những mong đợi, kỳ vọng của nhân dân về việc thực hiện quyền trẻ em?
Đề tài “Vai trũ của cán bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện
quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bỡnh Phước hiện nay” sẽ đi sâu tỡm hiểu và
trả lời những câu hỏi trên.
2. Tổng quan tỡnh hỡnh nghiờn cứu
Khỏi quỏt tỡnh hỡnh nghiờn cứu về quyền trẻ em ở Việt Nam, có thể nhận định
rằng, trong khoảng 20 năm qua nghiên cứu lý luận về thực hiện quyền trẻ em ở Việt
Nam nhỡn chung cũn ớt và nếu cú thỡ cũng chỉ tập trung lý giải một số mối quan hệ
giữa những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xó hội do quỏ
trỡnh chuyển đổi kinh tế đem lại [33, tr.28]. Trong khi đó, các nghiên cứu thực tiễn về
những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em được quan tâm hơn, với các chủ đề như: lao
động trẻ em, trẻ em lang thang, bị xâm hại và bóc lột tỡnh dục, bị buôn bán, bạo lực đối
với trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em, trẻ em bị thiệt thũi, trẻ em dân tộc thiểu số, vai
trũ của cộng đồng trong việc đưa trẻ em vi phạm pháp luật tái hoà nhập cộng đồng, vai
trũ của gia đỡnh trong việc thực hiện quyền trẻ em… Nhỡn chung cỏc nghiên cứu cho
thấy, cũn nhiều bất cập trong việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế xó hội liên quan đến trẻ em; khung phỏp lý liờn quan đến bảo vệ quyền trẻ em cũn thiếu
và chưa hệ thống. Tỡnh trạng trẻ em thất học, bị ngược đói, khụng được chăm sóc đầy
đủ, lao động sớm, bị lạm dụng tỡnh dục, bị bạo lực trong gia đỡnh… vẫn chưa được
ngăn chặn, sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan trực tiếp đến bản thõn
cũn chưa được tơn trọng. Hai ngun nhân chính của các bất cập này là do điều kiện
kinh tế - xó hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng đồng và gia đỡnh
núi riờng cũn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ một số quyền trẻ em và do nhận thức

của nhiều người lớn, gia đỡnh, cộng đồng, người làm công tác BV, CS&GD trẻ em về
quyền trẻ em cũn nhiều hạn chế… [34].
Bàn về nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện quyền trẻ em, một
số tác giả cho rằng có những nguyên nhân thuộc về đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp cơ
sở. Bởi vỡ, trong quan niệm của cỏc nhà lónh đạo, cán bộ DS-GĐ&TE, vấn đề quyền


trẻ em chưa bao giờ được coi là “nước sôi lửa bỏng” hay “chết người” nên chưa thật
sự tập trung vào giải quyết. Hoạt động tuyên truyền chủ yếu lồng ghép, nội dung cũn
chung chung, đặc biệt cũn thiếu các khố tập huấn sinh hoạt chun đề cho cán bộ
lónh đạo. Tỡnh trạng thiếu cán bộ chuyên trách về trẻ em cũng được cho là một trở
ngại lớn trong việc thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở [70]. Các nhà nghiên cứu cho
rằng, hành vi thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở của cán bộ LĐ, QL tương đối tốt,
nhưng cũng cũn nhiều mặt hạn chế, chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ và có sự
khác nhau về mức độ hiệu quả giữa cán bộ các khối cơng tác [45]. Cộng đồng đánh
giá tích cực đối với hoạt động của giới LĐ, QL tại địa phương; nhưng vẫn chưa đủ
để trẻ em thực hiện được một cách đầy đủ và thực chất các quyền của mỡnh tại cộng
đồng [70]. Nhân dân đánh giá vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực
hiện quyền trẻ em thấp hơn cán bộ tự đánh giá [45].
ở tỉnh Bỡnh Phước, năm 1997 - 2002, ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh đó cú cụng trỡnh
nghiờn cứu đánh giá 10 năm thi hành Luật BV, CS&GD trẻ em (1991 - 2001) mô tả tỡnh
hỡnh thực hiện 10 quyền của trẻ em. Trong đó, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở được đề cập như
là một nhân tố tác động đến kết quả thực hiện. ở nghiên cứu thực trạng hộ gia đỡnh ở
Bỡnh Phước và các giải pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước về gia đỡnh ở Bỡnh
Phước [35], từ mơ tả thực trạng hộ gia đỡnh đó đề cập đến kết quả thực hiện một số
quyền trẻ em.
Có thể thấy, bước đầu đó cú một số nghiên cứu đề cập đến vai trũ của cán bộ LĐ,
QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng chưa đi sâu phân tích tồn diện
vai trũ và cỏc nhõn tố tác động, mà chỉ coi vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở là một
phần của các nguyên nhân dẫn đến tỡnh trạng vi phạm quyền trẻ em hiện nay. Theo đó,

những đánh giá của nhân dân về vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực
hiện quyền trẻ em gắn với những kỳ vọng, mong đợi cũng chưa được quan tâm nghiên
cứu, chưa có những đánh giá kết quả thực hiện quyền trẻ em theo cách tiếp cận quyền.
Trong khi đó, cách tiếp cận xây dựng chương trỡnh trờn cơ sở quyền trẻ em đó được đề
cập trong một số nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu nước ngoài. Theo
cách tiếp cận này, yếu tố then chốt trong xây dựng chương trỡnh trờn cơ sở quyền trẻ


em là: đặt trọng tâm vào trẻ em, nhỡn nhận tổng thể về trẻ em, trách nhiệm giải trỡnh,
hỗ trợ những người có trách nhiệm, vận động gây ảnh hưởng, sự tham gia, khơng phân
biệt đối xử, lợi ích tốt nhất của trẻ em, được sống và phát triển, trẻ em là một phần của
cộng đồng, các nguyên nhân gốc rễ và các vấn đề rộng hơn, mối quan hệ đối tác, thông
tin và kiến thức…[15].
Từ thực tế trên, để tỡm hiểu các nhân tố tác động đến vai trũ của cán bộ LĐ, QL
cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em, cần phân tích những nghiên cứu về vai trũ
của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Những yếu tố tác động không thuận lợi cho năng lực thực hiện quyền phụ nữ của
cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở được cho là: tư tưởng Nho giáo, nhiều người chưa nắm được
quyền phụ nữ, do chính bản thân người phụ nữ khụng ý thức được quyền của mỡnh,
chưa thấy sự cần thiết của việc thực hiện quyền phụ nữ, chưa thống nhất trong chỉ đạo
và tổ chức thực hiện, chưa có kế hoạch hành động phù hợp, chưa có các điều kiện kinh
tế thích hợp, chưa có văn bản hướng dẫn chính quyền các cấp, chưa lồng ghép các vấn
đề liên quan đến phụ nữ vào nghị quyết và các chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó
hội… Yếu tố tác động thuận lợi là thường xuyên được tập huấn, cập nhật thông tin,
được quán triệt trong tổ chức đảng, được chỉ đạo thực hiện… [46].
Mặt khác, một thời gian dài do nhận thức chưa đúng về vai trũ của cán bộ lónh đạo chủ
chốt cấp xó trong việc giữ vững ổn định chính trị - xó hội ở nơng thơn nên chưa có chủ
trương, chính sách phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ lónh đạo chủ chốt cấp xó. Nhận thức
của nhân dân về vai trũ của cán bộ lónh đạo chủ chốt cấp xó chưa tương xứng nên có biểu hiện
xem thường cơng việc của họ. Ngay cả cán bộ cũng có biểu hiện tự ti, mặc cảm, tự đánh giá

thấp mỡnh, chưa nhận thức đúng về vị trí của bản thân nên khơng cố gắng, nỗ lực hồn thành
nhiệm vụ [26], [38].
Các yếu tố khác có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
được xác định là: những phẩm chất cá nhân của nhà quản lý, thâm niên quản lý, khả năng
tổ chức, quản lý và điều hành bộ máy quản lý, trỡnh độ phát triển kinh tế - xó hội của địa
phương, cơ chế, chính sách, quy chế hoạt động của xó, số lượng dân cư trên địa bàn, thõm
niờn cụng tỏc, trỡnh độ dân trí ở địa bàn. Các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực tổ chức


thực tiễn là trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ, trỡnh độ học vấn, trỡnh độ quản lý, những
phẩm chất tõm lý và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, mối quan hệ giữa mức lương/phụ
cấp và công việc của cán bộ... [26]. Đồng thời, đời sống, hoàn cảnh gia đỡnh khú khăn và
tỡnh trạng thiếu thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác của cán bộ [23]. Đặc
điểm lịch sử và truyền thống văn hóa của địa phương cũng được xem là một nhân tố quan
trọng quyết định đến việc giữ vững ổn định của hệ thống chính trị cơ sở và việc hồn thành
chức năng, nhiệm vụ của cán bộ LĐ, QL ở cấp này [25].
Như vậy, vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em cho
đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ và tồn diện. Đề tài “Vai trũ của cán bộ lónh đạo,
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bỡnh
Phước hiện nay” sẽ làm rừ những vấn đề cũn bỏ ngỏ đó. Do vậy, luận văn này không
trùng với bất cứ cụng trỡnh khoa học nào đi trước.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phõn tớch lý luận, khảo sát thực trạng và các yếu tố tác động đến vai trũ của
cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, đề tài đề xuất
một số kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cường vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong
việc thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bỡnh Phước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hoá khái niệm: cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, trẻ em, quyền trẻ em, vai trũ,
vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Làm rừ một số vấn đề lý luận nghiên cứu vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở
trong việc thực hiện quyền trẻ em.
- Mô tả thực trạng vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền
trẻ em ở huyện Đồng Phú gắn với ý kiến đánh giá và những kỳ vọng của nhân dân về
vai trũ của cán bộ LĐ, QL trong việc thực hiện quyền trẻ em và kết quả thực hiện quyền
trẻ em ở địa phương.
- Phân tích các nhân tố tác động đến vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong
việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú.


- Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cường vai trũ của cán bộ LĐ,
QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bỡnh Phước.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian nghiên cứu: 11/11 xó, thị trấn của huyện Đồng Phú.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2009.
- Phạm vi nội dung: Đề tài phõn tớch vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong
việc thực hiện quyền trẻ em theo bốn nhóm quyền của Công ước quốc tế về quyền trẻ
em và Chương trỡnh hành động quốc gia vỡ trẻ em (2001 - 2010).
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
1. Phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở huyện Đồng Phú đó thực hiện tốt vai trũ của
mỡnh trong việc thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ chuyên trách và cán bộ đảm trách công
tác BV, CS&GD trẻ em của các đồn thể, tổ chức xó hội thực hiện tốt vai trũ của mỡnh
hơn so với những cán bộ khác.
2. Nhân dân đánh giá vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện

quyền trẻ em không cao như cán bộ tự đánh giá.
3. Các yếu tố tuổi, giới tính, dân tộc, chức vụ, loại hỡnh cụng việc, trỡnh độ học
vấn, trỡnh độ lý luận chính trị, trỡnh độ quản lý hành chớnh, hoàn cảnh kinh tế gia
đỡnh, việc tập huấn quyền trẻ em, thâm niên công tác, tiền lương, các chế độ chính sách
cũng như yếu tố vùng có ảnh hưởng đến vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc
thực hiện quyền trẻ em.
4. Nếu có được hệ thống văn bản pháp luật tốt, hồn thiện; sự lónh đạo, chỉ đạo
tích cực, sâu sát, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở; tăng


cường các lớp tập huấn về việc thực hiện quyền trẻ em thiết thực, sát hợp thỡ vai trũ của
cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong lĩnh vực này sẽ ngày càng được phát huy tốt hơn.
5.2. Khung lý thuyết
Các đặc điểm nhân khẩu - xó
hội của cán bộ LĐ, QL cấp cơ
sở.

Các đặc điểm liên quan đến công
tác của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.

Các đặc điểm của cộng đồng cư
trú:
- Trỡnh độ dân trí.
- Tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế văn hóa - xó hội.
- Phong tục tập quán.
- Di cư tự do.

Vai trũ lồng ghép, phối hợp,
tổ chức thực hiện.


Vai trũ
của
cán bộ
LĐ, QL
cấp cơ
sở
trong
việc
thực
hiện
quyền
trẻ em

Vai trũ tuyờn truyền, vận
động, thuyết phục.

Vai trũ xử lý tỡnh huống.

Vai trũ kiểm tra, giám sát.

Vai trũ đề xuất chính sách,
giải pháp.

- Hệ thống văn bản pháp luật về công tác BV, CS&GD
trẻ em.
- Sự quan tõm lónh đạo, chỉ đạo của cấp trên đối với việc
thực hiện quyền trẻ em và vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp
cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.



Hệ biến số:
* Biến độc lập:
- Các đặc điểm nhân khẩu - xó hội của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở: tuổi, giới tính,
dân tộc, trỡnh độ học vấn, trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ, trỡnh độ lý luận chính trị,
trỡnh độ quản lý hành chớnh, hồn cảnh kinh tế gia đỡnh, tập huấn quyền trẻ em.
- Các đặc điểm liên quan đến công tác: thâm niên công tác, chức vụ và khối cơng
tác, lương, chế độ chính sách (chế độ hỗ trợ đối với cán bộ vùng sâu, vùng xa), việc giải
thể ủy ban DS-GĐ&TE.
- Các đặc điểm của cộng đồng cư trú: trỡnh độ dõn trớ, tỡnh hỡnh phỏt triển kinh
tế - văn hóa - xó hội, phong tục tập quán, vấn đề di cư tự do.
* Biến phụ thuộc: Vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền
trẻ em, được thể hiện ở:
- Vai trũ lồng ghép, phối hợp, tổ chức thực hiện.
- Vai trũ tuyờn truyền, vận động, thuyết phục.
- Vai trũ xử lý tỡnh huống.
- Vai trũ kiểm tra, giám sát.
- Vai trũ đề xuất chính sách, giải pháp.
* Biến can thiệp:
- Hệ thống văn bản pháp luật về công tác BV, CS&GD trẻ em.
- Sự quan tâm của cấp trên (tỉnh, huyện) đối với việc thực hiện quyền trẻ em và vai
trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em: các văn bản chỉ
đạo, công tác kiểm tra, giám sát, ngân sách…
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Phương pháp luận chung: đề tài dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền trẻ em,
vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em.



- Các quan điểm của cách tiếp cận quyền trong nghiên cứu trẻ em, thuyết vai trũ
xó hội và thuyết hành động xó hội.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp quan sát: được sử dụng để tỡm hiểu việc cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở
tổ chức các hoạt động thực hiện quyền trẻ em; tỡm hiểu tỡnh hỡnh thực hiện quyền trẻ
em ở gia đỡnh, nhà trường và cộng đồng.
- Phương pháp phân tích tài liệu: giỳp tỡm hiểu tỡnh hỡnh nghiờn cứu về vai trũ
của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta; đồng thời
giúp cho việc lựa chọn khách thể nghiên cứu, cung cấp các số liệu thống kê và thơng tin
cần thiết để so sánh, hồn thiện kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được sử dụng để làm rừ những thông tin mới được
phát hiện trong quỏ trỡnh điều tra anket và những thông tin mang tính nhạy cảm, bổ
sung cho thơng tin định lượng.
Tiến hành phỏng vấn sâu 30 trường hợp: 8 cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở; 3 cán bộ
lónh đạo huyện, lónh đạo Sở Lao động - thương binh và xó hội, nguyờn lónh đạo ủy ban
DS-GĐ&TE tỉnh; 1 cán bộ nguyờn lónh đạo ủy ban DS-GĐ&TE huyện; 3 cán bộ văn
hóa - xó hội, tư pháp - hộ tịch, thương binh - xó hội; 5 cha/mẹ; 4 giáo viên; 4 trẻ em; 2
già làng, trưởng ấp.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Nhóm cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở: khảo sát 275 (100%) cán bộ ở 11/11 xó, thị
trấn, gồm: bí thư, phó bí thư, thường trực đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND,
UBND; chủ tịch, phó chủ tịch MTTQ; chủ tịch, phó chủ tịch Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Hội nơng dân; bí thư, phó bí thư Đồn thanh niên; chủ tịch, phó chủ tịch Hội chữ
thập đỏ, Hội người cao tuổi; trưởng, phó cơng an; trưởng, phó đài truyền thanh; trạm
trưởng, trạm phó trạm y tế và một số cán bộ chuyên trách, cán bộ tham mưu khác.
- Nhóm nhân dân: khảo sát 150 cha mẹ; 150 giáo viên và 150 trẻ em.
ở mỗi xó, thị trấn, khảo sát 14 người là cha/mẹ trong các gia đỡnh, lấy mẫu theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.



ở mỗi xó, thị trấn, khảo sát 14 giáo viên: 4 giáo viên mầm non, 5 giáo viên cấp I, 5
giáo viên cấp II. Lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
ở mỗi xó, thị trấn, khảo sát 14 trẻ em, lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống.
Người nghiên cứu đó tiến hành điều tra anket 725 người. Tổng số phiếu thu về và
hợp lệ đạt 93,2%, trong đó có 168 cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở, 52 cán bộ chuyên trách,
tham mưu và 11 cán bộ thơn, ấp.
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rừ cỏc khớa cạnh trên phương diện lý luận về vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp
cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em. Đề tài vận dụng cách tiếp cận Xó hội học pháp luật
về quyền trong nghiên cứu trẻ em để đánh giá vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở và thực
trạng thực hiện quyền trẻ em trong gia đỡnh, nhà trường và cộng động xó hội. Tiếp cận
thuyết vai trũ xó hội và thuyết hành động xó hội, vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong
việc thực hiện quyền trẻ em được đánh giá toàn diện và đầy đủ từ thực trạng đến các nhân tố
tác động.
7.2. ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp số liệu, chứng cứ khảo sát thực trạng vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ
sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Lao động - thương binh và xó hội tỉnh Bỡnh Phước và các
cấp, các ngành để tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, huyện có phương
hướng chỉ đạo kịp thời, nâng cao hiệu quả thực hiện quyền trẻ em, thực hiện tốt Chỉ thị
55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 20-KH/TU ngày 7/11/2000 của
Tỉnh ủy Bỡnh Phước về “tăng cường sự lónh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với
công tác BV, CS&GD trẻ em” và phát huy tốt vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở
trong việc thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương, 7 tiết.




Chương 1
CƠ Sở Lý LUậN Và PHƯƠNG PHáP LUậN NGHIÊN CứU
VAI TRũ CủA CáN Bộ LóNH ĐạO, QUảN Lý CấP CƠ Sở
TRONG VIệC THựC HIệN QUYềN TRẻ EM

1.1. KHáI NIệM
1.1.1. Khái niệm cán bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở
Trong đề tài này, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở được hiểu là người có chức vụ (cấp
trưởng, cấp phó) và được giao đảm nhiệm một lĩnh vực cơng tác nào đó ở xó, phường,
thị trấn. Họ là người đề ra chủ trương, định hướng, phương pháp hoạt động, xây dựng
kế hoạch, ra quyết định, tổ chức điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động trong các cơ
quan, ban, ngành, đồn thể, tổ chức chính trị - xó hội trong hệ thống chính trị, duy trỡ
hoạt động thường xuyên một cách tối ưu để thực hiện các chương trỡnh kế hoạch, mục
tiêu của tổ chức và động viên, dẫn dắt đoàn viên, hội viên và nhân dân đi theo mục tiêu
đó.
Cụ thể là những người giữ chức danh: bí thư, phó bí thư, thường trực đảng ủy; chủ
tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xó, phường, thị trấn; chủ tịch, phó chủ tịch MTTQ;
chủ tịch, phó chủ tịch Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nơng dân; bí thư, phó bí thư
Đồn thanh niên; chủ tịch, phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, trưởng,
phó cơng an; trưởng, phó trạm y tế.
1.1.2. Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em
Trẻ em là những người chưa trưởng thành, cũn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị
tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt phỏp
lý trước cũng như sau khi ra đời. Về vị thế xó hội, trẻ em là một nhúm thành viờn xó hội
ngày càng có khả năng hội nhập xó hội với tư cách là những chủ thể tích cực, cú ý thức,
nhưng cũng là đối tượng cần được gia đỡnh và xó hội quan tâm BV, CS&GD [49, tr.20].
Theo Điều 1 - Công ước quốc tế về quyền trẻ em, “trẻ em được xác định là người

dưới 18 tuổi” [59, tr.23]. ở Việt Nam, theo Điều 1 - Luật BV, CS&GD trẻ em năm 2004,
“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [41, tr.4]. Trên thực tế, phần lớn cán bộ


LĐ, QL cấp cơ sở công nhận trẻ em là những người dưới 16 tuổi theo pháp luật Việt
Nam.
Trong đề tài này, trẻ em được hiểu là nhóm người dưới 16 tuổi, chưa trưởng thành
về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
Quyền trẻ em:
Quyền trẻ em là quyền con người của trẻ em. Quyền trẻ em là sự bảo đảm và bảo vệ
bằng pháp luật để trẻ em được sống, trưởng thành, phát triển tồn diện, lành mạnh. Cơng ước
quốc tế về quyền trẻ em có hiệu lực quốc tế từ ngày 02/9/1990, với 54 điều khoản và khoảng
6.000 từ, quy định bốn nhóm quyền cơ bản là:
1- Nhóm quyền được sống (trẻ em phải có quyền được sống và được hưởng nhiều
nhất sự chăm sóc về thể chất, được bảo vệ, phát triển đầy đủ về thể lực): thể hiện ở các
Điều 6, 7, 9, 10, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27.
2- Nhóm quyền được phát triển (trẻ em có quyền được giáo dục, đào tạo ở các cấp
bậc khác nhau, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển cả về thể lực và trí lực),
thể hiện ở các Điều 28, 29, 30, 31.
3- Nhóm quyền được bảo vệ (trẻ em phải được bảo vệ cả trước và sau khi sinh,
được bảo vệ trong việc hưởng mọi quyền lợi), thể hiện ở Điều 1, 2, mục 1 Điều 3, Điều
4, 8, mục 1 Điều 11, mục 1 Điều 19, mục 1 Điều 20, mục 1 Điều 32, Điều 33, 34, 35,
36, mục a và b Điều 37, mục 1 và 2 Điều 38, Điều 40.
4- Nhóm quyền được tham gia, phát biểu đối với các vấn đề có liên quan (trẻ em
có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tự do tơn giáo, tự do
kết giao và tự do hội họp hoà bỡnh, tự do tỡm kiếm, nhận và phổ biến mọi loại thông tin
và tư tưởng, không kể biên giới dưới bất kỳ hỡnh thức nào, phương diện nào), thể hiện
trong các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17.
1.1.3. Khái niệm vai trũ và vai trũ của cán bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở
trong việc thực hiện quyền trẻ em

Thông thường, vai trũ được hiểu theo nghĩa “tác dụng, chức năng trong sự hoạt
động, sự phát triển của cỏi gỡ đó” [69, tr.1095]. Tuy nhiên, trong Xó hội học, khái niệm
vai trũ được hiểu khác.


Theo I. Robentsons, vai trũ là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và
quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. J.H.Fischer thỡ cho rằng, vai trũ là những hành
động, hành vi ứng xử, khuôn mẫu tỏc phong mà xó hội chờ đợi hay đũi hỏi ở một người
hay một nhúm xó hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế (vị trớ xó hội) của họ [44,
tr.127].
Như vậy, vai trũ là một tập hợp các quyền và nghĩa vụ gắn cho một vị trớ xó hội
của một người hay một nhóm người mà xó hội mong đợi phải được thực hiện. Trong đề
tài này, “Vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em” được
thể hiện trên 5 khía cạnh sau đây:
- Vai trũ lồng ghép, phối hợp, tổ chức thực hiện quyền trẻ em.
- Vai trũ tuyờn truyền, vận động, thuyết phục thực hiện quyền trẻ em.
- Vai trũ xử lý tỡnh huống trong quỏ trỡnh thực hiện quyền trẻ em.
- Vai trũ kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em.
- Vai trũ đề xuất chính sách, giải pháp thực hiện tốt quyền trẻ em.
1.2. TIếP CậN QUYềN con người TRONG NGHIÊN CứU TRẻ EM Và CỏC
Lý THUYếT NGHIÊN CứU VAI TRũ CủA CáN Bộ LóNH ĐạO, QUảN Lý CấP
CƠ Sở TRONG VIệC THựC HIệN QUYềN TRẻ EM
1.2.1. Tiếp cận quyền con người trong nghiên cứu trẻ em
Trước hết phải khẳng định rằng, quyền trẻ em là một bộ phận quan trọng của
quyền con người. Vỡ trẻ em cũng là một thực thể con người, là thành viên của xó hội,
có vị trớ và vai trũ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xó hội, tương lai của
dân tộc và nhân loại. Khơng một xó hội nào có thể phát triển được nếu không BV,
CS&GD trẻ em. Trẻ em đồng thời là cơng dân của một quốc gia, do đó sẽ có quyền
cơng dân. Hơn nữa, đây lại là những cụng dõn cũn non nớt về thể chất, chưa trưởng
thành về tinh thần và trí tuệ, cho nên quyền trẻ em cần được quan tâm hơn so với việc

đảm bảo thực hiện quyền của người lớn và cũng có những điểm khác với quyền của
người lớn. Những công dân đặc biệt này không thể tự thực hiện và bảo vệ các quyền của
mỡnh, mà chủ yếu phụ thuộc vào gia đỡnh, cộng đồng xó hội và cán bộ LĐ, QL cấp cơ
sở.


ở Việt Nam, quan điểm truyền thống về trẻ em là xem trẻ em như một
đối tượng mà Nhà nước, gia đỡnh và xó hội cần phải hỗ trợ và bảo vệ, chứ
không phải là chủ thể của quyền. Do đó, vai trũ của Nhà nước, gia đỡnh và
xó hội đối với trẻ em chủ yếu như là người cung cấp dịch vụ để đáp ứng
những nhu cầu của trẻ em và như là một thiết chế để trẻ em khỏi bị thiệt thũi,
xõm hại. Mặc dù bản thân điều này là tích cực, nhưng quan niệm đó lại
khơng bao gồm những khía cạnh quan trọng khác của quyền trẻ em như
nguyên tắc phổ biến, không thể chia cắt, tham gia, trao quyền hay sự chịu
trách nhiệm của Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề xó hội
mới phát sinh từ quỏ trỡnh chuyển đổi theo hướng một xó hội cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong việc chăm sóc trẻ em sẽ khơng thể giải quyết được, nếu Nhà
nước và xó hội tiếp tục giải quyết những vấn đề đó theo cách tiếp cận truyền
thống [50, tr.48].
“Trong điều kiện kinh tế - xó hội mới, quyền trẻ em là một cơng cụ chính sách
quan trọng để Nhà nước đảm bảo hỗ trợ và bảo vệ trẻ em ở mức độ cao” [15, tr.41]. Với
một tư duy như vậy, quan điểm nhỡn nhận trẻ em như là một đối tượng của sự quan tâm
đang dần dần thay đổi. Thay vào đó, phương thức làm chương trỡnh dựa trên cơ sở
quyền con người thể hiện một sự nhận thức mới về trẻ em như là chủ thể của các quyền.
Nét quan trọng của cách tiếp cận này là: 1. Trẻ em là chủ thể của các quyền;
2. Quyền trẻ em được dựa trên mối quan hệ cơ bản giữa trẻ em - với tư cách là
người được hưởng quyền và có quyền yêu cầu với tất cả những người lớn trong bộ
máy Nhà nước, cộng đồng và gia đỡnh cú trỏch nhiệm thi hành phỏp lý cỏc đũi hỏi
đó. Cách tiếp cận này khẳng định trẻ em là chủ thể của các quyền, có quyền được

chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ, giáo dục, chứ không đơn giản chỉ là đối tượng của
sự quan tâm chăm sóc. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở có nghĩa vụ phải thực hiện quyền
trẻ em, trẻ em có quyền nhận được sự quan tâm chăm sóc, khơng phải như một sự
ban ơn. Gia đỡnh, nhà trường và cộng đồng có trách nhiệm thực hiện các đũi hỏi
của Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em đó được Nhà nước ký kết theo hướng “cần


tính đến các lợi ích tốt nhất của trẻ em” dưới sự lónh đạo, quản lý và tổ chức điều
hành của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở. Một giá trị của cách tiếp cận này là đề cao lũng
tự trọng, tính sáng tạo và niềm vui thơng qua những cơ hội ngày càng nhiều để trẻ
em tham gia trong gia đỡnh và cộng đồng, được nói tiếng nói với cán bộ LĐ, QL
cấp cơ sở.
Việc thực hiện quyền trẻ em có bốn ngun tắc chính là:
- Tính phổ biến: trẻ em ai cũng có quyền được hưởng các quyền và các quyền của
trẻ em phải được tôn trọng, chấp nhận và thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. Theo
đó, trẻ em nào cũng được hưởng những quyền và nghĩa vụ được quy định trong quyền
trẻ em, các quyền đó phải được cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tôn trọng, chấp nhận và thực
hiện đầy đủ, khơng có sự hạn chế.
- Khơng phân biệt và bỡnh đẳng: đũi hỏi tất cả mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các
quyền của mỡnh trong thực tế, trẻ em nào cũng phải được quan tâm thực hiện.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau và tính khơng thể chia cắt của quyền: là sự thực hiện một
quyền này không làm ảnh hưởng đến sự thực hiện một quyền khác, đơn giản là khơng
có hệ thống thứ bậc trong các quyền. Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một tập hợp
các quyền không thể chia cắt.
- Sự tham gia và tăng cường quyền năng: Theo nguyên tắc này, trẻ em có quyền giám
sát với tư cách là chủ thể của các quyền đối với gia đỡnh, nhà trường, cộng đồng và cán bộ
LĐ, QL cấp cơ sở trong quỏ trỡnh thực hiện trên thực tế. Cho nên, khi đánh giá vai trũ của
cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em cần có sự đánh giá gắn với kỳ
vọng, mong đợi của trẻ em trong nhóm nhân dân về vai trũ thực hiện quyền trẻ em của cán
bộ LĐ, QL cấp cơ sở.

Cách tiếp cận quyền con người trong nghiên cứu trẻ em là cơ sở đánh giá kết quả
thực hiện quyền trẻ em và thực trạng vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc
thực hiện quyền trẻ em.
1.2.2. Thuyết vai trũ xó hội
Vai trũ là một trong những khái niệm then chốt của xó hội học. Vai trũ xó hội
được xác định trên cơ sở các vị thế xó hội tương ứng. Vị thế xó hội (Social Status) là


một vị trớ xó hội, mỗi vị thế quy định chỗ đứng cũng như cách ứng xử của mỗi cá nhân
hoặc nhúm xó hội. Tương ứng với từng vị thế xó hội sẽ có một mụ hỡnh hành vi được xó
hội mong đợi. Mụ hỡnh hành vi đó chính là vai trũ tương ứng của vị thế xó hội. Do vậy, vai
trũ xó hội được hiểu là “sự tập hợp những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xó
hội mong đợi đối với một vị thế xó hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó”
[48, tr.18]. Núi cỏch khỏc, vai trũ là một tập hợp các mong đợi về các quyền và nghĩa vụ
gắn cho một vị trớ xó hội của một người hay một nhóm người.
Vai trũ xó hội có hai đặc tính quan trọng: là các nghĩa vụ, quyền lợi và sự thực
hiện của cá nhân có vị thế; là sự mong đợi của xó hội về nghĩa vụ và quyền lợi của một
người hay một nhóm người ở một vị trớ xó hội nhất định. Việc thực hiện nghĩa vụ và
quyền lợi phải gắn với sự mong đợi của xó hội, nghĩa vụ và quyền lợi đó do xó hội
mong đợi, kỳ vọng. Nghiên cứu vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực
hiện quyền trẻ em là nghiên cứu việc thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ LĐ, QL
cấp cơ sở gắn với những quy định của Đảng, Nhà nước ta và những mong đợi của nhân
dân về vai trũ thực hiện quyền trẻ em của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.
Cùng một vị thế xó hội, nhưng trong các xó hội, các giai đoạn phát triển kinh tế xó hội khỏc nhau thỡ những mụ hỡnh hành vi mà xó hội đũi hỏi sẽ khỏc nhau, nghĩa là
vai trũ xó hội cũng khác nhau. Do vậy, nghiên cứu vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở
trong việc thực hiện quyền trẻ em cần có quan điểm lịch sử cụ thể.
Theo thuyết vai trũ xó hội, vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực
hiện quyền trẻ em phụ thuộc nhiều vào vị trớ xó hội, địa vị, chức vụ cơng tác mà họ
đang đảm nhiệm. Cho nên, có sự khác nhau giữa cán bộ ở chức vụ và khối công tác
khác nhau đối với việc thực hiện quyền trẻ em ở cơ sở.

Để thực hiện một vai trũ xó hội, chủ thể xó hội phải đáp ứng được sự mong đợi, kỳ
vọng của xó hội bao gồm hai khía cạnh. Trước hết, chủ thể đó bắt buộc phải thực hiện
nghĩa vụ và những hành vi có tính chuẩn mực mà xó hội mong đợi ở cá nhân có vị thế.
Thứ hai, trên vị thế xó hội của mỡnh, chủ thể xó hội có quyền thực hiện các chuẩn mực
mà xó hội quy định, đũi hỏi, đồng thời có quyền yêu cầu các chủ thể xó hội khác phải
tơn trọng các quyền đó. Đối với cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở từng khối và chức vụ công


tác của mỡnh cú trỏch nhiệm lónh đạo và tổ chức thực hiện quyền trẻ em theo quy định
của Đảng, Nhà nước và sự kỳ vọng, mong đợi của nhân dân; có quyền thực hiện các
quy định về vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em theo
thẩm quyền và được quyền yêu cầu gia đỡnh, nhà trường, cộng đồng xó hội tơn trọng
các quyền đó.
Theo thuyết vai trũ xó hội, cá nhân khơng hồn tồn thực hiện được vai trũ của
mỡnh nếu khơng có sự hợp tác của nhúm xó hội mà người đó tham gia. Sẽ khơng đạt
được hiệu quả cao cỏc vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền
trẻ em, nếu không có sự sẵn sàng, đồng thuận và hợp tác tích cực của trẻ em, gia đỡnh,
nhà trường và cộng đồng xó hội. Do vậy, khi đánh giá vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ
sở trong việc thực hiện quyền trẻ em, kết quả thực hiện quyền trẻ em trong gia đỡnh,
nhà trường và cộng đồng cũng là một tiêu chuẩn quan trọng.
Theo quan điểm chức năng, vai trũ giỳp cho sự ổn định và phát triển của xó hội.
Bởi vỡ, nú cho phộp cỏc thành viờn trong xó hội biết trước được quyền lợi và nghĩa vụ
của người khác để ứng xử phù hợp. Nếu cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở thực hiện tốt vai trũ
của mỡnh trong việc thực hiện quyền trẻ em thỡ trẻ em được đảm bảo đầy đủ các quyền
của mỡnh để phát triển toàn diện.
Mỗi cá nhân trong tổng thể các mối quan hệ xó hội đa dạng và phức tạp của mỡnh
nắm giữ nhiều cương vị, vị thế xó hội khác nhau, nên có nhiều vai trũ xó hội khác nhau.
Do đó, cá nhân dễ gặp những khó khăn phát sinh khi cùng địa vị xó hội đó nhưng lại đặt
ra những nhu cầu và mong đợi khác nhau, có tính xung đột. Đó chính là sự căng thẳng
vai trũ. Cũn khi cỏ nhõn tham gia nhiều nhúm xó hội khác nhau, họ phải đáp ứng những

mong đợi của những nhúm xó hội khác nhau, nhiều khi những trơng đợi đó dẫn đến sự
xung đột. Đó chính là sự xung đột vai trũ. Cỏn bộ LĐ, QL cấp cơ sở rất dễ gặp phải sự
căng thẳng hay xung đột vai trũ trong quỏ trỡnh lónh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành
thực hiện quyền trẻ em.
1.2.3. Thuyết hành động xó hội của Max Weber
M. Weber (1864 - 1920) là nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xó hội học bách khoa
tồn thư người Đức, xây dựng thuyết hành động xó hội vào khoảng đầu thế kỷ XX.


Hành động xó hội được M. Weber định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó
một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khỏc, và vỡ
vậy được định hướng tới người khác trong đường lối, quỏ trỡnh của nó [17, tr.117].
Hành động xó hội đũi hỏi có động cơ chủ quan của cá nhân (hay nhóm) và sự định
hướng đến người khác. Theo đó, hành động thực hiện vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ
sở trong việc thực hiện quyền trẻ em chính là hành động xó hội.
Hành động xó hội được định hướng như thế nào? Câu trả lời được tỡm thấy trong
cách Weber phân loại hành động xó hội với bốn mẫu sau đây:
Thứ nhất, một số hành động của con người được thúc đẩy do cảm xỳc hay cũn gọi
là hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tỡnh cảm bột phát
gây ra, mà khơng có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa cơng cụ, phương
tiện và mục đích hành động.
Thứ hai, hành động mang tính truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói
quen, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác.
Thứ ba, hành động hợp lý về giá trị (hành động duy lý giỏ trị) được định hướng
theo giá trị như là một sự cứu vớt linh hồn: là hành động được thực hiện vỡ bản thân
hành động, có giá trị nào đó quyết định hành động. Hành động đó được thúc đẩy bởi ý
thức của chủ thể về giá trị mà hành động đó mang lại cho mỡnh, cú sự cân nhắc của chủ
thể về giá trị của hành động. Khi thực hiện nghĩa vụ của mỡnh trong việc thực hiện
quyền trẻ em, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở phải cân nhắc xem hành động đó có phù hợp
với đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng và pháp luật không... Hành động cân nhắc

đến giá trị thỡ đó là hành động tích cực, được đánh giá cao.
Hành động theo giá trị khác với hành động theo truyền thống. Những hành động
theo truyền thống khơng phải suy tính nhiều, hành động theo giá trị thỡ phải suy nghĩ,
cân nhắc, thậm chí diễn ra cả xung đột nội tâm. Thí dụ, theo quy định cán bộ LĐ, QL
cấp cơ sở có quyền xử phạt hành chính đối với những hành vi xác định giới tính thai
nhi. Vấn đề đặt ra là, kẻ phạm tội mà lại là con trai của người cán bộ, khi đó người cán
bộ ấy rơi vào tỡnh trạng xung đột giữa các giá trị. Là người cha, người cán bộ muốn bảo
vệ đứa con mỡnh. Là cỏn bộ LĐ, QL cấp cơ sở, người cán bộ có quyền và nghĩa vụ xử


phạt, giáo dục. Đây là trường hợp mà cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở rất dễ gặp trong bối
cảnh của xó hội nơng thơn với nhiều ràng buộc của mối quan hệ gia đỡnh, dũng họ, làng
xó.
Thứ tư, hành động duy lý cụng cụ hay hành động hợp lý cụng cụ: là hành động
được thực hiện với sự cân nhắc, tính tốn lựa chọn cơng cụ, phương tiện, mục đích sao
cho có hiệu quả cao nhất. Nó là loại hành động có tính chủ động cao, động cơ thúc đẩy
mạnh mẽ.
Cách chia hành động xó hội như trên chỉ là tương đối, có thể có hoạt động vừa
hướng tới mục đích, vừa hướng tới giá trị. Theo Weber, bốn hỡnh mẫu trên đây của
hành động không tồn tại độc lập hồn tồn với nhau mà có sự tác động và thâm nhập
vào nhau. Nghiên cứu vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện
quyền trẻ em cần chỉ ra được đâu là hành động duy lý giỏ trị, duy lý cụng cụ, cảm
xúc hay hành động truyền thống. Với những hành động cảm xúc, truyền thống cần có
đề xuất kiến nghị thay đổi hoặc chấm dứt như các hành động với quan niệm xem trẻ
em như một đối tượng mà Nhà nước, gia đỡnh và xó hội cần phải hỗ trợ và bảo vệ,
chứ không phải là chủ thể của quyền.
Theo quan niệm của M. Weber, con người khi hành động ln ln có nội dung, ý
nghĩa chủ quan. Do đó, nghiên cứu vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực
hiện quyền trẻ em phải lý giải được động cơ và nguyên nhân bên trong của hành động,
làm rừ được nguyên nhân đem đến những thuận lợi và khó khăn cho việc thực hiện vai

trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở.
Các hành động xó hội của cá nhân không chỉ bị thúc đẩy bởi các động cơ đem lại
lợi ích vật chất, kinh tế như hành động duy lý cụng cụ mà cũn bị chi phối bởi yếu tố tinh
thần. Tiếp cận thuyết hành động xó hội, các yếu tố văn hóa, tinh thần như các chuẩn
mực văn hóa, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tơn giáo... có tác động đáng kể
đến việc thực hiện quyền trẻ em và vai trũ của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực
hiện quyền trẻ em.


1.3. TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH, QUAN ĐIểM CủA ĐảNG Và NHà NƯớC
TA Về QUYềN TRẻ EM Và vai trũ của cán bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở trong
việc THựC HIệN QUYềN TRẻ EM
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và vai trũ của cán bộ lónh đạo,
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luụn dành tỡnh cảm và sự quan tâm đặc biệt
cho trẻ em. Sự quan tâm đó khơng chỉ bắt nguồn từ tỡnh yờu thương vô hạn đối với trẻ
em, mà cũn bắt nguồn từ tầm nhỡn xa trụng rộng của chiến lược “vỡ lợi ích mười năm
trồng cõy, vỡ lợi ích trăm năm trồng người”. Đặc biệt, sự quan tâm đó bắt nguồn từ việc
nhận thức được vị trớ, vai trũ của trẻ em: “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày mai các
cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”, khi “các cháu đoàn kết thỡ thế giới hồ
bỡnh và dõn chủ, sẽ khơng có chiến tranh” [30, tr.300].
Hồ Chí Minh ln khẳng định, trẻ em cũng như mọi tầng lớp nhõn dõn khỏc trong
xó hội phải có quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc và quyền tự do. Điều này thể hiện ở
việc Người tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với trẻ em Việt Nam và các nước khác
trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Theo Hồ Chí Minh, quyền học tập của trẻ em gắn
với quyền độc lập của dân tộc. Suốt đời hoạt động cách mạng của Người cũng vỡ lý
tưởng đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho đồng bào, cho trẻ em. Tại Quốc dân đại hội
năm 1945, Bác đó núi với các đại biểu: nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các
em bé có cơm no, có áo ấm, được đi học, khụng lam lũ mói thế này. Bác hứa với thiếu
niên nhi đồng: “đến ngày đánh đuổi giặc Pháp, kháng chiến thành cụng, thỡ Bỏc cựng

Chớnh phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều được
vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng” [30, tr.300].
Bác luôn chú ý quan tâm đến việc vui chơi giải trí của thiếu niên nhi đồng, mỗi dịp
tết trung thu, tết thiếu nhi, tết nguyên đán, Bác đều không quên tặng quà và tổ chức cho các
cháu vui chơi, ủng hộ các cháu gia nhập các hội: “Các em vui chơi hớn hở, Già Hồ cũng vui
cười hớn hở với các em... Hôm nay, tha hồ các em vui chơi cho thoả chí; ngày mai mong các
em ra sức học tập, tất cả các em đó biết chữ quốc ngữ chưa? Em nào chưa biết thỡ phải học
cho biết. Phải siêng tập thể thao cho mỡnh mẩy được nở nang. Vừa ra sức giúp việc cho Nhi


đồng cứu vong hội (các em đó vào Hội đó chưa? Em nào chưa vào thỡ nờn vào Hội cho
vui)” [28, tr.24]. Khi biết các cháu bị bệnh, Bác căn dặn cán bộ: Chú nhớ nói với các chú ở
địa phương cần chăm sóc các cháu tốt hơn, nhất là các cháu đang có bệnh. Dự cũn thiếu thốn
nhiều đấy, nhưng phải tỡm đủ thuốc men cho các cháu….
Trong số ra đầu tiên của tờ Thiếu Sinh, Bác đó viết “Báo trẻ em đó ra đời. Báo đó
là báo của trẻ em” từ đó, Người động viên các em gửi tin tức, tranh vẽ và viết bài để tờ
báo phát triển và các em có nơi để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mỡnh. Trong thư gửi
Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng năm 1949, Bác nhắc nhở “phải giữ tồn vẹn cái tính
vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng”. Trong mọi việc nên hướng dẫn
các em tự động. Người lớn khụng nờn cỏi gỡ cũng can thiệp, việc gỡ cũng bao biện;
khụng nờn gũ ộp, bú buộc; không nên làm cho các em câu nệ, khúm núm, thành những
nhi đồng “già”. Bản thân Bác luôn lắng nghe ý kiến và tâm tư, nguyện vọng của các em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề cao và tin tưởng năng lực, khả năng đóng góp của
trẻ em vào cơng cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước. Người hiểu rừ tương lai của đất nước
hoàn tồn phụ thuộc vào trẻ em “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng,
chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em” [28, tr.33]. Vỡ vậy, trách
nhiệm của trẻ em là:
Cháu nào cũng biết siêng học, siêng làm, biết ăn, ở sạch sẽ, biết giữ kỷ luật,
lễ phép, thế là tốt lắm. Bác khuyên các cháu gắng sức thêm. Việc gỡ cú ớch cho
khỏng chiến, có ích cho Tổ quốc thỡ cỏc chỏu nờn gắng sức làm. Làm được bao

nhiờu thỡ tốt bấy nhiêu. Tuổi cỏc chỏu cũn nhỏ thỡ các cháu làm những công việc
nhỏ… [29, tr.192-193].
Các cháu nhi đồng phải làm cho được 5 tốt: đoàn kết tốt, học tập tốt, lao động tốt,
kỷ luật tốt, vệ sinh tốt [31, tr.322].
Hồ Chí Minh ln xem “Cơng tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó
là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc”. Theo Người, nhiệm vụ to lớn này
phải do cả dân tộc và toàn xó hội đảm trách. Bác giao nhiệm vụ BV, CS&GD trẻ em
cho các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan làm cơng tác thiếu niên nhi đồng, Đồn
thanh niên, Hội phụ nữ, nhà trường, gia đỡnh và tất cả những người lớn tuổi trong xó


hội. “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vỡ vậy, chăm sóc và
giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” [32, tr.474].
Bác phân công:
Trước hết các gia đỡnh (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt
công việc ấy. Các đảng ủy đường phố và hợp tỏc xó phải phụ trách chỉ đạo
thiết thực và thường xuyên. ủy ban thiếu niên, nhi đồng, đoàn thanh niên,
ngành giáo dục và các ngành, các đồn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm
sóc, giáo dục các cháu càng ngày càng khoẻ mạnh, càng tiến bộ. Các tỉnh ủy,
thành ủy cần phải phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt. Vỡ tương lai
của con em ta, dân tộc ta, mọi người mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc
và giáo dục các cháu bé cho tốt [32, tr.473-474].
Khơng chỉ nói những lời hay, ý đẹp, trong đời sống hàng ngày và trong quỏ trỡnh
hoạt động cách mạng, Hồ Chớ Minh cũn là một tấm gương mẫu mực trong việc thực
hiện các quyền của trẻ em. Trước lúc đi xa, Bác không quên căn dặn chúng ta: “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [32,
tr.510].
Hồ Chí Minh khẳng định, cán bộ “là những người đem chính sách của Đảng,
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rừ và thi hành. Đồng thời đem tỡnh hỡnh của
dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rừ để đặt chính sách cho đúng” [29,

tr.269]. đại diện cho Đảng và Nhà nước, cán bộ chính là người trực tiếp thực hiện, trực
tiếp lónh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức cho nhân dân BV, CS&GD trẻ em. Hơn
nữa, trong tư tưởng của Người, cấp cơ sở được coi là “cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền
tảng của hành chính. Cấp xó làm được việc thỡ mọi cơng việc đều xong xi” [29,
tr.371]. Cho nên, có thể nói trong tư tưởng Hồ Chí Minh cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cú
vai trũ rất quan trọng trong việc thực hiện quyền trẻ em.
1.3.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền trẻ em và vai trũ của cán
bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em
Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, Đảng và Nhà nước ta


×