Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố yên bái giai đoạn (2001 - 2005). nhận xét và đánh giá potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.39 KB, 56 trang )











LUẬN VĂN:
Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành
phố yên bái giai đoạn (2001 - 2005). nhận
xét và đánh giá















Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:


Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề
phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát
triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại.
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá
trình phát triển không đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong
một quốc gia, giữa các quốc gia và châu lục.Khoảng cách về mức thu nhập của người
nghèo so với người giàu ngày càng có xu hướng rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn
cầu. Tuy vậy, việc nhận thức, cách tiếp cận và phương thức giải quyết vấn đề nghèo đói
đang có nhiều khác biệt giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính
phủ.
ở Việt Nam, vấn đề giải quyết nghèo đói đã được đặt ra là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm và đã được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện xu hướng phân hoá trong
quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã có các chương trình quốc gia
có quy mô về xoá đói, giảm nghèo đồng thời đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trong công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN), bước đầu rút ra được một số bài học kinh
nghiệm bổ ích trong hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn. XĐGN đã được
coi là nhiệm vụ thường xuyên ở từng địa phương trong suốt quá trình đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế, vì phát triển kinh tế phải đi đôi với XĐGN. Nếu mục tiêu XĐGN không
được giải quyết thì các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội cũng không được
thực hiện vì nó đã kìm hãm mọi sự phát triển trong xã hội.
Đảng và Nhà nước ta xác định, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu'' Dân
giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.'' trong thời kỳ đổi mới, nền
kinh tế đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và nông
thôn vẫn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh đói nghèo.Vì vậy, phải
thực hiện ''chương trình XĐGN' 'để có những giải pháp tác động trực tiếp đến người
nghèo, giúp họ có điều kiện tự vươn lên để XĐGN.

Yên Bái là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc. Nền kinh tế còn chậm phát
triển, các tiềm năng chưa được khai thác và đầu tư một cách hợp lý. Do đó đời sống của

nhân dân chưa được nâng cao và cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Để ngăn chặn
tình trạng này nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nên và cải thiện đời sống của người
dân đòi hỏi phải có đầu tư hợp lý và sự tham gia đồng bộ của các ban ngành và chính
quyền địa phương.
Cuộc đấu tranh chống nghèo đói đang ngày được chú trọng và trở thành vấn đề
của mọi quốc gia, nhưng cho đến nay các quan niệm về nghèo đói, cũng như cách giải
quyết, lưa chọn biện pháp XĐGN cũng rất khác nhau.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1: Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về công tác
XĐGN, vị trí của công tác XĐGN trong đời sống xã hội để đưa ra được những nội
dung, phương hướng giải quyết cụ thể để cho công tác XĐGN của thành phố Yên Bái
đạt được hiệu quả cao và đến với được từng đối tượng cần trợ giúp trong những năm
tiếp theo.
2.2: Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, thì đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu và làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở
thành phố Yên Bái.
Thứ hai: Làm rõ nội dung các chương trình, dự án trợ giúp cho người nghèo và
mối quan hệ giữa các chương trình, dự án.
Thứ ba: Công tác xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái cùng với sự tham gia
của các chủ thể.
Thứ tư : Những nhận xét, đánh giá về công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai
đoạn 2001- 2005 và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác
XĐGN, được đi sâu, đi sát với cuộc sống của hộ gia đình cần sự hỗ trợ và đạt được hiệu
quả cao, góp phần vào công tác XĐGN của cả nước.
3.Đối tượng và phạm vị nghiên cứu :

3.1: Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái

3.2: Phạm vị nghiên cứu:
Đề tài không trình bày toàn bộ thực trạng nghèo đói ở thành phố Yên Bái mà chỉ
tập trung vào phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố và các biện pháp thực hiện ở
cơ sở cùng với sự tham gia của các chủ thể.
4.Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài được triển khai nghiên cứu và trình bày dựa trên một số môn học như:
Triết học Mác – Lê Nin, Kinh tế lao động, phân tích lao động xã hội, dân số phát triển,
quản trị nhân lực… được dùng làm cơ sở lý luận. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khác là: Phân tích tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, gắn lý luận
vói thực tiễn trong quá trình nghiên cứu.
5.ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
5.1:ý nghĩa lý luận:
Trên cở sở đề tài đã nghiên cứu về thực trạng nghèo đói ỏ thành phố Yên Bái
cùng với các chương trình, chính sách, dự án đã có thì đề tài sẽ góp phần giúp cho quá
trình tham khảo tài liệu của các sinh viên khoá sau.
5.2: ý nghĩa thực tiễn:
Qua việc đưa ra những nhận xét và đánh giá của báo cáo khi đã nghiên cứu thực
tế tại địa phương, hy vọng sẽ bỗ xung những thiếu xót vào công tác XĐGN ở địa bàn và
đạt được hiệu quả cao vào các năm sau.
6. Kết cấu của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tham khảo đề tài gồm 3
chương:
Chương I: Đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo.
Chương II: Phân tích thực trạng xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái giai
đoạn 2001 – 2005.

Chương III: Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái giai đoạn
2001 – 2005.
Chương IV: Những nhận xét, đánh giá về công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái
giai đoạn 2001 -2005 và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo cho công

tác XĐGN, được đi sâu đi sát với cuộc sống của hộ gia đình cần sự hỗ trợ và đạt dược
hiệu quả cao, góp phần vào công tác XĐGN của cả nước.





















Chương 1:
đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo.

1.1: Các khái niệm chung về xoá đói giảm nghèo các chuẩn nghèo và các
phương pháp xác định đói nghèo.
Để cho công tác XĐGN đạt được kết quả cao nhằm cải thiện đời sống của người
dân, nâng cao dân trí, trình độ cho xã hội, góp phần tích cực vào chương trình XĐGN

chung của cả nước và toàn cầu. Đòi hỏi ta phải hiểu và xác định được thế nào là Nghèo?
Đói? Các phương pháp xác định nghèo đói cùng với các mục tiêu, chương trình, chính
sách giành cho xoá đói giảm nghèo.
1.1.1: Khái niệm chung về nghèo đói.
Ngày nay nghèo đói và tấn công chống nghèo đói là vấn đề toàn cầu. Tính chất
thời sự của vấn đề nghèo đói không chỉ hiện diện ở các thước đo đơn thuần, mà nếu cứ
tích cóp dần qua năm tháng sẽ dẫn đến những xung đột xã hội thực sự và có thể lây lan
sang các vấn đề chính trị, xung đột chính trị và cao hơn nữa là xung đột giai cấp, xung
đột sắc tộc. Hậu quả khôn lường của những mẫu thuẫn ấy có thể làm tiêu tan toàn bộ
những thành tựu của quá trình tăng trưởng kinh tế đã đạt được.
a, Khái niệm về nghèo:
Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu
tối thiểu cơ bản của cuộc sống và mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng
đồng xét trên mọi phương diện.
Từ khái niệm về nghèo người ta lại chia ra làm hai khái niệm là nghèo tuyệt đối,
nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở
mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
gồm: Văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp.

Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống
trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét.
b, Khái niệm về đói:
Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ
dân cư hàng năm thiếu ăn dứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và
thiếu khả năng chi trả.
Vậy thế nào là nghèo đói thì hiện nay đang có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Nhìn chung có hai cách tiếp cận rộng và hẹp.

Nghèo đói theo cách tiếp cận hẹp: Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của
một cộng đồng hay một nhóm dân cư là thấp so với mức sống của một cộng đồng hay
một nhóm dân cư khác.
Nghèo đói theo cách tiếp cận rộng: Nghèo đói là do xã hội có sự phân hóa, mà
chính sự phân hoá ấy là hệ quả của chế độ kinh tế và chế độ xã hội.
Qua hai cách tiếp nhận thì cách tiếp cận thứ nhất có phần phiến diện, chưa bao
quát được tính chất tuyệt đối của nghèo đói, mà trên thực tế thì lúc nào cũng tồn tại
trong xã hội hiện đại cho dù ở các nước giàu nhất. Còn cách tiếp cận thứ hai đã cho ta
tiếp cận người nghèo một cách toàn diện, đặt hiện tượng nghèo đói trong sự so sánh với
giàu có và trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Theo Ngân hàng phát triển Châu á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và
nghèo đói tương đối.
Nghèo đói tuyệt đối: Là việc không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối
thiểu chỉ để duy trì cuộc sống của cơ thể con người.
Nghèo đói tương đối: Là tình trạng không có khả năng đạt tới mức sống tối thiểu
tại một thời điểm nào đó.
Qua việc xác định khái niệm nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối thì được
xem ở góc độ nào đó. Cũng có thể phù hợp ở nước này nhưng lại không phù hợp ở nước
khác.

Ngoài ra để phân bệt giữa giàu và nghèo, xác định nghèo đói người ta còn phải
đứng trên phương diện mức sống, mức thu nhập của các nhóm dân cư, hay tiêu chí thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại,
giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thoả mãn ở mức cao nhất hay thấp nhất
điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội cũng như phong tục tập quán
của từng vùng, từng quốc gia.
Vậy nghèo đói là gì? Tại hội nghị về nghèo đói do uỷ ban kinh tế - xã hội khu
vực châu á Thái Bình Dương ( ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan các quốc gia
trong khu vực thống nhất và cho rằng : “Nghèo đói là tình trạng một bộ dân cư không
có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy

phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng và phong tục tập quán ấy được xã hội thừa nhận.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới vè phát triển xã hội tổ chức tại Đan Mạch đưa
ra định nghĩa về nghèo đói như sau: “ Người nghèo là do tất cả những ai mà thu hập
hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, so tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm thiết yếu đẻ tồn tại”.
Ngoài ra còn có các quan điểm của chính gnười nghèo ở nước ta cũng như một
số quôc gia trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn: “Ngày nay con tôi
ăn khoai ngày mai không biết con tôi ăn gì ? Bạn nhìn nhà tôi thì biết trong nhà
nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân”.
Vậy nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một
hần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mưc sống thấp
nhất của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Quy mô nghèo đói của một vùng, quốc
gia được xác định bằng tỷ lệ só người nghèo trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc
quốc gia đó.
Tóm lại : Nghèo đói là một quan niệm mang tính chất động thay đổi theo thời
gian và không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triẻn kinh tế – xã hội của từng vùng
hay từng quốc gia.
1.1.2: Chuẩn nghèo đói và các phương pháp xác định nghèo đói:

Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời gian.
Về không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng hay
từng quốc gia, ví dụ như ở Việt Nam, chuẩn nghèo biến động theo 3 vùng sinh thái khác
nhau, đó là vùng đô thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi.
Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó biến đổi theo trình độ
phảt triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử, vì rằng
kinh tế, xã hội phát triển, thì đời sống của con người cũng được cải thiện tốt hơn, tất
nhiên không phải tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông
thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo.
Theo quan niệm trên, ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang đo nghèo đói như sau:

Đối với nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi mà có thu nhập dưới 0,5
USD/ngày.
Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
Các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Caribe là 2 USD/ngày.
Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Tuy vậy các quốc gia đều tự đưa ra tiêu chuẩn riêng của mình, thông thường nó
thấp hơn thang nghèo đói mà ngân hàng thế giới đưa ra. Theo phương pháp trên và căn
cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã
4 lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ
thể khác nhau: Giai đoạn 1993 -1995, giai đoạn 1996 -2000, giai đoạn 2001 - 2005 và
giai đoạn 2006 - 2010. Giai đoạn 2001 - 2005 có mức chuẩn nghèo như sau: Những
người có thu nhập dưới mức quy định sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
Vùng đô thị là 150 ngàn VNĐ/tháng/người ( 1,8 triệu/năm/người) tương ứng với
khoảng 0,33 USD/ngày/người, ngang với chuẩn nghèo của Trung Quốc hiện nay.
Vùng nông thôn đồng bằng là 100 ngàn VNĐ/tháng/người (1,2 triệu đồng một
người một năm).
Vùng nông thôn miền núi là 80 ngànVNĐ/tháng/người ( 0,96 triệu /năm/người).

Chuẩn nghèo 2006 -2010 theo tiêu chí mới như sau: Thực hiện Quyết định của
thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010
đối vơi các khu vực:
Khu vực nông thôn những hộ có thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng tro xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng.
Ngoài tiêu chuẩn thu nhập bình quân, khi xác định hộ nghèo cần căn cứ vào nhu
cầu tối thiểu ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế -
xã hội và kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, các tỉnh, thành phố có thể
nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với quy định trên đây với 3 điều kiện như sau:
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân

đầu người cả nước.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, thành phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước.
Tự cân đối được nguồn lực và nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo.
Qua các quan niệm về nghèo đói nêu trên ta thấy rằng đều phản ánh ba khía cạnh
chủ yếu của người nghèo:
+ Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
+ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Từ việc xác định nghèo đói như vậy ở từng quốc gia, khu vực và trên thế giới thì
Chính phủ các nước đó đã có các chương trình, kế hoạch, dự án, chính sách để hỗ trợ
trực tiếp hoặc gián tiếp cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo và xã nghèo như thế
nào để từng bước cải thiện đời sống đẩy lùi nghèo đói. Tiến tới thực hiện sự công bằng
xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời có sự quan tâm, tham gia của các Ban
ngành vào công tác XĐGN và nhận thức được tầm quan trọng của nó.
1.2:Những nguyên nhân ảnh hưởng tới đói nghèo:
Nghèo đói là hậu quả của nhiều nguyên nhân. ở Việt Nam, những nguyên nhân
chính gây ra đói nghèo có thể phân theo ba nhóm:

Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế xã hội: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,
bão lũ, hạnhán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế chậm
phát triển, hậu quả chiến tranh để lại.
Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu
vốn, đông con, thiếu lao động, không có vẹc làm, mắc các tệ nạn xã hội hay lười lao
động.
Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về
chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến
khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính
sách trong giáo dục - đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và
nguồn lực đầu tư còn hạn chế
1.3 Bức tranh nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam:

XĐGN trước tiên thuộc về trách nhiệm của chính phủ từng nước, bên cạnh nó là
các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới( WB) Quỹ tiền tệ quốc tế( IMT), Hiệp hội
phát triển quốc tế( IDA), chương trình phát triển của liên hợp quốc(UNDP) giữ vai trò
hỗ trợ quan trọng giúp các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo đói
Tại các nước công nghiệp phát triển tính đến năm 1998 vẫn còn hơn 100 triệu
người nghèo và hơn 100 triệu người không có nhà ở.
Tại các nước thuộc liên minh Châu âu(EU) có 57 triệu người chiếm 17% dân số
phải sống trong một gia đình khó khăn.
Châu Mỹ chiếm 364 triệu người chiếm 13,3% dân số châu lục này.
Tại Nam Phi và cận Xa – ha – ra còn 215 triệu người thuộc diện nghèo đói trong
đó các nước nghèo ở Châu Phi thì Ru - gan - da hiện đang là nước nghèo nhất thé giới
hiện nay thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ đạt 80 USD.
Tại các nước ả –rập, hiện có khoảng 73 triệu người nghèo.
Tại Mỹ La Tinh và Caribê có khoảng 150 trịệu người còn phải sống trong cảnh
nghèo đói.

Ngoài ra nghèo đói còn phân biệt giữa các giới, nghĩa là tỷ lệ người nghèo đói
trong nữ giới vẫn trầm trọng hơn nam giới.
Phụ nữ chiếm 60% lưc lượng lao động trên thế giới, nhưng họ chỉ hưởng 10%
thu nhập và sử dụng chưa đầy đủ 1% ruộng đất của thế giới.
Qua việc thống kê tỷ lệ nghèo đói ở các nước như vậy ta thấy rằng hố ngăn cách
giữa giàu nghèo còn cao, nếu cứ nhìn vào thước đo tăng trưởng kinh tế như GDP thì ổn
định. Trên thực tế ta phải đặt câu hỏi sự tăng trưởng ấy đã đem lại những gì cho người
dân như : y tế, giáo dục, văn hoá, phúc lợi xã hội, công cộng, thông tin, tự do ngôn luận,
dân chủ, công bằng xã hội và tỷ lệ thất nghiệp…
Qua bức tranh nghèo đói trên thế giới như vậy đã cho ta thấy được những tồn tại
vẫn còn nhiều cần phải được giải quyết. Còn ở Việt Nam thì như thế nào?
Việt Nam là một nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển lại trải qua nhiều
cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập và chủ quyền Quốc gia, vì vậy đói
nghèo là hiện tượng khá phổ biến và kéo dài qua nhiều thế hệ. Việt Nam vốn là nước

nghèo, thu nhập bình quân tính theo đầu người trên năm vào loại thấp nhất trên thế giới,
năm 2000 mới đạt khoảng 400 USD. Tỷ lệ nghèo đói còn cao theo tiêu chuẩn của Bộ
LĐTBXH công bố thì tỷ lệ đói nghèo qua các năm như sau:
Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 1996 - 2003

Khu vực
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
199
6
199
7
199
8
199
9
200
0
Đầu
200
1
Cuố
i
200
1
200
2
200
3
1. Miền núi phía
Bắc

27,2
4
25,4
2
22,3
9
15,5

13,5

23,5
7
21,5
4
16,2
7
13,1
9
2.Đồng Bằng
Sông Hồng
11,0
1
9,84

8,38

6,53

5,25


9,76

10,5
2
8,79

6,57

3.Bắc Trung Bộ 30,8 27,8 24,6 20,1 16,0 25,6 2,75

17,5 14,2

0 4 2 7 5 4 2 4
4.Duyên Hải Miền
Trung
23,1
4
22,4
4
17,8
0
15,8
9
11,1
7
22,3
4
18,8
7
13,2

7
10,7
7
5.Tây Nguyên 29,4
5
27,8
4
25,6
5
15,6
9
13,1

24,9

20,2
9
19,1
7
13,2
7
6. Đông Nam Bộ 6,47

5,50

4,75

,01 3,50

8,88


6,06

7,02

3,03

7.Đồng Bằng
Sông Cửu Long
16,2
5
15,6
5
15,3
7
13,7
3
11,1
4
14,1
8
13,4
4
10,3
3
8,10

Cả nước 19,2
3
17,7

0
15,6
6
13,0

10,0

17,1
8
14,5
0
11,8
6
9,51

Tỷ lệ hộ nghèo theo khu vực nông thôn, thành thị năm 1996 -2002

Khu vực
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
1996 199
7
199
8
199
9
200
0
2001 2002 2003
Khu vực thành thị 80,0 7,6 7,1 6,5 6,0 7,50 6,9 6,23
Khu cực nông

thôn
22,1 20,3

17,9

14,9

11,2

20,1
0
17,7 15,12
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (WB) thông qua kết quả điều tra năm 1992
và năm 1993 vào khoảng 58%, năm 1998 là 37%. Một số khu vực, đặc biệt là đồng bào
dân tộc tỷ lệ đói nghèo khá cao trên 20%. Đói nghèo chủ yếu ở khu vực nông thôn
chiếm khoảng 90% tổng số hộ nghèo của cả nước ở khu vực thành thị tỷ lệ đói nghèo
tuy có thấp hơn nhưng có đặc điểm chung là tỷ lệ đói nghèo tập chung vào số dân mới
nhập cư. Khu vực miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung bộ và Tây nguyên với tỷ lệ
nghèo đói cao nhất.
Trong năm 2000 thì sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng, theo kết quả điều tra
của tổng cục thống kê nếu so sánh số hộ có thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu

nhập thấp nhất ở vùng nông thôn thì chênh lêch nhau 7,3% lần vào năm 1996. Chênh
lệch mức sống giữa dân cư thành thị và nông thôn hiện nay là từ 5 đến 7 lần.
Các tiêu chí về cải thiện đời sống còn thấp so với mục tiêu đề ra đặc biệt là các
chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Năm 1999 số trẻ suy dinh dưỡng < 5 tuổi chiếm 36,68%.
+ Năm 2000 là 34%.
Phần lớn là thuộc các gia đình nghèo, tỷ lệ người biết chữ tại các vùng sâu, vùng
xa chỉ khoản 30%.

Năm 1999 có khoảng trên 1,5 triệu người phải cứu trợ đột xuất và thiếu đói. Năm
2000 theo báo cáo của 30 tỉnh, thành phố người thiếu đói là 1,3 triệu người. Bình quân
hàng năm có khoảng 7% số tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo.
Riêng năm 1999 có 115.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo đói thì có 40.000 hộ tái nghèo đói.

Tình trạng nghèo đói ở thành phố cũng phần nào phản ánh được bức tranh nghèo
đói ở nông thôn. Chẳng hạn, sự nghèo đói ở nông thôn đã thúc đẩy người dân di cư tự
do thường làm cho môi trường xã hội ở các đô thị thêm phức tạp, khó quản lý, tệ nạn xã
hội tăng và làm trầm trọng thêm đội quân thất nghiệp ở thành thị. Vì vậy, có thể nói
rằng nghèo đói là vấn đề ở khu vực nông thôn và xuất phát từ khu vực nông thôn, nhưng
nan toả ra cả nước và trở thành vấn đề cấp bách chung của toàn xã hội.
1.4 Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo:
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) thông qua kết quả điều tra năm 992
vào khoảng 39% năm 1998 là 37% một số khu vực đặc biệt là đồng bào dân tộc tỷ lệ đói
nghèo khá cao trên 20%. Đói nghèo chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 90% tổng số
hộ đói nghèo trong cả nước. Khu vực thành thị tỷ lệ nghèo tập chung vào dân mới nhập
cư. Khu vực miền núi phía bắc, vùng Bắc Trung bộ và Tây nguyên với tỷ lệ hộ nghèo
đói cao nhất. Vì nghèo đói đều phản ánh ở 3 khía cạnh chủ yếu của con người:
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Nếu không có các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho người nghèo, hộ
nghèo, vùng nghèo, xã nghèo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của chính Quốc
gia đó. Vì nghèo đói ở bất cứ Quốc gia nào đều diễn ra theo vòng luẩn quẩn.










Nghèo đói


Bệnh tật gia tăng dân số


Môi trường sống Suy dinh dưỡng


Tệ nạn xã hội Thất học

Nghèo đói dẫn đến:

+Cản trở tăng trưởng kinh tế.
+Kìm hãm phát triển con người.
+ Bất bình đẳng xã hội.
+Phá huỷ môi trường.
+ Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Nghèo đói không thuần tuý là vấn đề xã hội vốn có và nó tồn tại ở mọi thời đại
xét theo góc độ tương đối hoặc nghèo đói chỉ là sản phẩm, là yếu tố cấu thành của xã
hội nông nghiệp - xã hội "tiền phát triển". Cần có cái nhìn khách quan hơn, công bằng
hơn để thấy rằng nghèo đói không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, nước đang phát triển
mà nó tồn tại ngay ở các nước phát triển nếu ta xem xét nó ở góc độ chất lượng cuộc
sống và địa vị xã hội của các tầng lớp dân cư với tính đa dạng của nghèo đói. Các nước
nghèo thì quan tâm nhiều hơn đến nghoè đói tuyệt đối: nghèo đói về lương thực, thực
phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác như nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục Các nước

phát triển không quan tâm nhiều lắm đến nghèo đói tuyệt đối, vì mức sống của họ khá
cao, nhưng họ lại quan tâm nhiều hơn đến quyền lựa chọn, sự bình đẳng, đến vị thế xã
hội ( bình đẳng trong học tập, trong lao động, phân phốithu nhập, bình đẳng về chính
trị ) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng dú có quan tâm đến các khía cạnh
khác nhau của nghèo đói, nhưng mục tiêu chung vẫn là cải thiện nâng cao chất lượng
cuộc sống, thu hẹp sự cách biệt giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng, giữa nôngthôn và
thành thị, giữa nam giới và nữ giới về phân phối thu nhập, về tiếp cận các dịch vụ xã
hội, dịch vụ sản xuất, về quản lý phân bổ các nguồn lực xã hội và quyền ra quyết định
liên quan đến tiến trình phát triển xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển.

















chương II
phân tích thực trạng xoá đói giảm nghèo ở thành phố yên bái giai đoạn 2001 -2005

2.1 Đặc điểm tình hình chung thành phố Yên Bái:

Yên Bái là một tỉnh thuộc miền núi phía bắc có một thị xã bảy huyện và một
thành phố trực thuộc tỉnh, với 180 xã, phờng, thị trấn, trong đó có 70 xã thuộc diện đặc
biệt khó khăn. Tổng dân số của Yên Bái có trên 700.000 ngời, 50,1% nữ và 80% là
nông dân sống ở khu vực nông thôn. có 30 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm tới 50,4%, gồm dân tộcTày, Dao, H
,
mông, Thái, Mờng và các dân tộc khác.
Tổng diện tích đất toàn tỉnh là 688.300 ha, trong đó 70% là đồi núi, đất nông
nghiệp có 68.654 ha( chiếm 10% diện tích đát tự nhiên), ruộng lúa nước là 19.547 ha
chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên.
Ngày 11 tháng 01năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 05/ 2002/NĐ- CP thành
lập thành phố Yên Bái trực thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số
của thị xã Yên Bái.

Các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền
Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4
o
C, mùa nóng vào các tháng
V,VI là 33
o
, mùa lạnh vào tháng I là 13
o
C, tối cao tuyệt đối là 37
o
C, tối thấp tuyệt đối là 4
o
C.
Lượng mưa trung bình năm 1.755,8mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng
X hàng năm chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm. Có những năm xuất hiện mưa đá cục
bộ trên địa bàn thành phố.

Do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây và hồ Thác Bà ở phía
Đông nên thành phố Yên Bái có độ ẩm cao hơn một số nơi khác trong tỉnh, độ ẩm trung
bình là 87%, có lúc lên tới 90%.

Nằm ở vị trí nội chí tuyến, lượng bức xạ mặt trời là lớn và khá đồng đều. Số giờ
nắng trong năm phụ thuộc vào độ che phủ của mây, những tháng nhiều mây che khuất
mặt trời thì số giờ nắng giảm và ngược lại. Thành phố Yên Bái có số giờ nắng trung
bình một năm là 1.287 giờ.
Tài nguyên đất ở thành phố về nguồn gốc phát sinh có thể phân ra thành hai hệ
đất chính đó là hệ đất phù sa hình thành do sông suối bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển
trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi. Tài nguyên khoáng sản của thành phố
Yên Bái khá phong phú.
Thành phố Yên Bái nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc, Việt Bắc và
trung du Bắc Bộ, thành phố Yên Bái nằm ở vị trí 21,42
o
B, 104,52
o
Đ, là trung tâm tỉnh
lỵ Yên Bái với diện tích tự nhiên là 58,020 km
2
; phía bắc và đông bắc giáp huyện Lục
Yên, phía Tây phía Nam giáp huyện Trấn Yên của tỉnh. Trong đó đất nông nghiệp
chiếm 1.718,13 ha, đất lâm nghiệp chiếm 2.255,87 ha, đất chuyên dùng là 848,21 ha,
đất ở 338,09 ha, còn 642,3 ha là đất chưa sử dụng. Như vậy so với tổnq quỹ đất, đất
canh tác chưa phải là cao.
Với vị trí địa lý tự nhiên như vậy, thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, đồng thời nằm ở vị trí trên tuyến giao thông nối
liền giữa Đông bắc và Tây bắc, giữa cửa khẩu Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai. Chính vì
vậy, thành phố Yên Bái có điều kiện và vai trò hết sức quan trọng để phát triển kinh tế –


xã hội, có điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh trong nước và với nước bạn Trung
Quốc. Trong những năm đổi mới kinh tế, thành phố Yên Bái ngày càng khẳng định vị
trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các tỉnh
miền núi, trung du Bắc bộ.
Thành phố Yên Bái ngày nay có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường là Nguyễn
Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Minh Tân, Đồng Tâm, Yên Thịnh, Yên Ninh và 4
xã là Tuy Lộc, Nam Cường, Tân Thịnh, Minh Bảo.Hiện nay thành phố Yên Bái có số
dân là 76.374 ngời. Mật độ dân số là 1.301 ngời/km
2
gồm có 17 dân tộc anh em chung
sống, trong đó dân tộc Kinh là đa số.
2.2 Thực trạng nghèo đói của thành phố Yên Bái trong những năm qua.
Qua việc thực hiện chương tình XĐGN giai đoạn 1996 – 2000 thì tỷ lệ đói nghèo
và thất nghiệp còn cao ở thành phố Yên Bái, đói nghèo phải có sự quan tâm của các cấp
các ngành, đoàn thể quần chúng nhân dân để từng bước nâng cao đời sống của người
dân địa phương.
Bước sang giai đoạn 2001 – 2005, theo số liệu điều tra thống kê: Tỷ lệ đói nghèo
theo chuẩn mới ( QĐ 1143 ) toàn tỉnh vào đầu năm 2001 còn 19,29% cao hơn mức bình
quân chung của nước năm 2003 còn 12,29%, mức độ đói nghèo chênh lệch giữa các
vùng.
+ Vùng cao tỷ lệ đói nghèo trên 50%(vùng 3).
+ Vùng giữa tỷ lệ đói nghèo từ 14 đến 24%(vùng 2).
+ Vùng thị xã, thị trấn tỷ lệ đói nghèo khoảng từ 4 đến 11%(vùng 1).
Thực trạng đói nghèo do sản xuất lương thực không đủ ăn, nhà ở rất khó khăn,
tiện nghi sinh hoạt còn thiếu thốn, ít được tiếp xúc với các dịch vụ xã hội, trình độ văn
hoá thấp mức sống chênh lệch giữa các vùng còn có khoảng cách xa. Không chỉ dừng
lại ở đó mà nghèo đói ở các phường, xã cũng còn là một khoảng cách xa rõ rệt, cụ thể
như sau:









Tỷ lệ nghèo đói của các phường, xã của thành phố như sau:
(Theo QĐ 1143/2000/ QĐ - LĐTBXH ngày 01/11/2000 về quy định chuẩn nghèo
giai đoạn 2001 -2003)


ST
T

1


TÊn đơn vị

Tỷ lệ hộ nghèo đói giai đoạn 2001 - 2003
2001 2002 2003
Tổn
g số
hộ
Số
hộ
ngh
èo
Tỷ
lệ %

hộ
ngh
èo
Tổn
g số
hộ
Số
hộ
ngh
èo
Tỷ
lệ %
hộ
ngh
èo
Tổn
g số
hộ
Số
hộ
ngh
èo
Tỷ
lệ %
hộ
ngh
èo
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
Phường Nguyễn
Phúc
Phường Hồng Hà
Phường Nguyễn
Thái Học
Phường yên Ninh
Phường Minh Tân
Phường Đồng Tâm
Phường Yên Thịnh
Xã Tuy Lộc
Xã Nam Cường
Xã Minh Bảo
Xã Tân Thịnh
178
6
223
8
323
0
254
6
210

7
257
9
179
9
990
497
83
57
187
98
30
19
123
57
55
55
105
4,7
2,56
5,8
3,9
1,4
0,7
6,9
5,8
11
7,3
17
183

6
224
4
309
5
249
4
200
7
235
2
178
3
998
536
68
47
130
88
25
17
113
50
45
45
99
3,7
2,1
4,2
3,5

1,26
0,72
6,34
5,0
8,40
5,66
15,2
185
2
225
6
322
5
261
8
215
4
249
3
192
7
105
4
52
53
75
54
36
61
96

76
18
38
122
2,8
2,4
2,3
2,1
1,7
2,5
5,0
7,2
3,0
4,8
18,2

757
633
796
651
576
802
668
191
62
869 4,54 187
92
727 3,87 196
25
681 3,5








Tỷ lệ nghèo đói của các xã, phường
((Theo QĐ 1143/2000/ QĐ - LĐTBXH ngày 01/11/2000 về quy định chuẩn
nghèo giai đoạn 2001 -2003)

STT


TÊN ĐƠN Vị
Tỷ lệ hộ nghèo đói giai đoạn 2004 - 2005
2004 2005
Tổng
số hộ
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ
% hộ
nghèo
Tổng
số hộ
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ
% hộ

nghèo
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Phường Nguyễn
Phúc
Phường Hồng Hà
Phường Nguyễn
Thái Học
Phường yên Ninh
Phường Minh Tân
Phường Đồng Tâm
Phường Yên Thịnh
Xã Tuy Lộc
Xã Nam Cường
Xã Minh Bảo
Xã Tân Thịnh
1823
2257
3225
2700
2118

2632
1927
1061
610
810
672

39
44
49
48
22
41
76
51
15
22
91
2.14
1.93
1.52
1.78
1.04
1.56
3.94
4.81
2.46
2.72
13.54
1823

2291
3241
2671
2116
2512
1877
1015
621
762
651

30
34
39
40
18
31
54
41
13
21
66
1.65
1.48
1.20
1.50
0.85
1.23
2.88
4.04

2.09
2.76
10.14
19853 498 2.51 19580 387 2,00
Về cơ sở hạ tầng: Nhìn chung còn rất khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu
phục vụ sản xuất và đời sống.

Về y tế giáo dục.: 100% số xã phường có trạm y tế và trường tiểu học nhưng chất
lượng còn chưa cao, chưa đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh, dạy và học.
Riêng tỷ lệ đói nghèo ở khu vực thành phố Yên Bái như sau:
+Năm 2001 là : 3,89%.
+Năm 2002 ( theo tiêu chí hộ nghèo có thu nhập bình quân < 100.000 đồng
/người/tháng đối với phường và 80.000 đồng/ người/tháng đối với xã). Số hộ nghèo là
615 chiếm 3,5 %.
Đến tháng 12 năm 2003 đã rà soát điều tra theo tiêu chí hộ nghèo có thu nhập
bình quân < 150.000 đồng /tháng. Số hộ nghèo là 714 chiếm 3,64%.
Theo kết quả điều tra lao động việc làm đầu năm 2001 số lao động không có việc
làm ở thành phố Yên Bái chiếm 3,82%, năm 2002 là 3,5%, năm 2003 là 3,2%.
Về tệ nạn xã hội: Số đối tượng nghiện hút ma tuý trong năm 2003 là 629 trong
đó tái nghiện là 186 đối tượng: Mới là 267 người và có là 175 người bị bệnh AIDS.
Như vậy vấn đề lao động không có việc làm ở khu vực thành thị và khu vực nông
thôn và các tệ nạn xã hội đang là sức ép bức xúc đối với chính quyền xã hội và mọi gia
đình vì đó chính là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
2.3 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở thành phố Yên Bái trong
những năm qua:
Đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân. ở Việt Nam nói chung và thành
phố Yên Bái nói riêng thì những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo
ba nhóm.
* Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế xã hội: Yên Bái là một tỉnh miền núi
nên phải chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt của miền núiđã tác động gay gắt đến

sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, địa hình núi đá, suối sâu giao thông
đi lại khó khăn, nhiều sản phẩm thu hoạch của người dân không có nơi tiêu thụ. Đặc
biệt đối với miền núi và vùng cao người dân thiếu ruộng cấy lúa nước, thiếu đất đồi,
rừng phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó chính là khó khăn, nguyên nhân hàng đầu của
đói nghèo.

* Nhóm nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân người nghèo:
Với tổng số hộ nghèo của thành phố Yên Bái là 714 = 3,64% thì thuộc về bản
thân người nghèo như sau:
+ Do thiếu vốn sản xuất: 138 hộ.
+ Do trình độ văn hoá, chuyên môn: 176 hộ.
+ Do thiếu lao động: 42 hộ.
+ Do thiếu đất sản xuất: 06 hộ.
+ Do bệnh tật già yếu ốm đau: 261 hộ.
+ Do mắc các tệ nạn xã hội: 03 hộ.
+ Do đông người ăn: 78 hộ.
+ Do rủi ro: 10 hộ.
a. Nguyên nhân do thiếu vốn:
Hầu hết các hộ gia đình đã thuộc diện nghèo thì lấy đâu ra vốn sản xuất kinh
doanh để cải thiện đời sống gia đình vì thu nhập bình quân đầu người thấp không đủ chi
tiêu cho các thành viên trong gia đình. Nên họ có muốn phát triển kinh tế gia đình thì
điều kiện cũng không cho phép. Mặt khác sự tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo còn
nhiều hạn chế tỷ lệ hộ được vay vốn của ngân hàng chiếm khoảng 83% và mức bình
quân mỗi hộ gia đình được vay là 3,6 triệu đồng, như vậy còn 17% số hộ nghèo chưa
được vay. Trong tổng số hộ được vay ngân hàng thì vẫn còn các hộ gia đình chưa giả
hết số nợ quá hạn nên đã làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác cần được sự hỗ trợ.
Sở dĩ số hộ nghèo tiếp cận vốn còn khó khăn, một phần do cách sản xuất của hộ
nghèo còn giản đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc khi vay
vốn về không biết làm gì, phần do lãi xuất còn cao và một phần do thủ tục vay còn
rườm rà, rễ tạo ra tâm lý chán trường. Mặc dù vậy, do nhu cầu đột xuất nên nhiều hộ gia

đình nghèo vẫn phải vay vốn tư nhân để sản xuất hoặc chi cho sinh hoạt hàng ngày của
gia đình, với lãi xuất trung bình là 2,5%/ tháng. Đây là vấn đề các cơ quan chức năng,
trước hết là ngành ngân hàng cần quan tâm giúp đỡ hộ nghèo.Tuy nhiên, hộ nghèo được
vay vốn mới chỉ là một yếu tố, vấn đề là làm sao cho hộ nghèo sử dụng được vốn vay

×