Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

LUẬN VĂN Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty điện máy – xe đạp – xe máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.99 KB, 63 trang )














LUẬN VĂN:


Phân tích thực trạng tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp










Lời mở đầu



Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung các doang nghiệp không phảo
nghĩ gì về đầu vào và đầu ra của sản xuất, mà cố gắng của doanh nghiệp đều nhằn hoàn
thành kế hoạch sản xuất mà Nhà nước giao cho.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường trước khi tiến hành hoạt động sản xuất sản
phẩm, doanh nghiệp phảI biết mình sản xuất cáI gi? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Để có thể tiêu thụ được tốt nhất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình tiêu thụ
nhiều nhất.
Có thể nói tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, là mấu chốt cho sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích, nghiên cứu quá trình này là một
việc không thể thiếu nhằm tìm và hiểu được ý nghĩa của quá trình, những nhân tố ảnh hưởng
đến nó và bằng phương pháp nào để nó hoạt động có hiệu quả nhất là một đòi hỏi hết sức
cần thiết đối với các doanh ngiệp nói chung và công ty điện máy – xe đạp – xe máy nói
riêng.
Xuất phát từ yêu cầu đó, trong thời gian thực tập tại công ty điện máy – xe đạp – xe
máy em đã tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty dưới sự chỉ bảo lãnh đạo của
các phòng ban, là đặc biệt là phòng kế toán – tài chính. Đồng thời dùng lý thuyết đã học kết
hợp với các tài liệu có liên quan , em mạnh dạn- đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Phân tích thực
trạng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp”.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và phân tích tiêu thụ sản phẩm.
Chương II: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty điện máy – xe đạp – xe
máy.
Chươgn III: Một số phương hướng và biện- pháp chủ yếu đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
sản phẩm tại công ty điện máy – xe đạp – xe máy.
Phần I
Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và phân tích tiêu thụ sản phẩm





I.Vai trò và nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm:
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng
hoá, là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kin doanh. Việc tiêu thụ sản phẩm sẽ thực hiện mục
đích của sản phẩm hàng hoá, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó là nơi lưu
thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu
dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề
trung tâm, cho nên việc tiêu sản phẩm có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp
như sau:
+ Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quả trình kinh tế, bao gồm nhiều khâu
từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất
đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao
nhất.
+ Theo nghĩa hẹp: Tiêu chuẩn phẩm hàng hoá, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở
hữu sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu tiền bán
hàng.
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá hình
thái giá trị của vốn từ hình thái sản phẩm hàng hoá sanh hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại
hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản xuất mới, có tiêu thụ sản phẩm mới có
vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện
chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng, nhằm thực hiện giá
trị hàng hoá của doanh nghiệp.

2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:




Đất nước ta hiện nay ngày càng đa dạng hoá về các ngành nghề kinh doanh nên ngày
càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trên thị
trường các doanh nghiệp cùng tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng phát triển và bình đẳng trước
pháp luật. Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt đó các doanh nghiệp phải thực sự quan
tâm đến nhiều vấn đề từ khâu đầu vào, khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Rõ ràng, từ
trước đến nay sự cạnh tranh không thể thiếu vì có cạnh tranh mới có phát triển, mới thúc đẩy
doanh nghiệp nhạy bén với thị trường. Bắt buộc doanh nghiệp bên cạnh sản xuất phải chú
trọng tới nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mặt hàng và điều quan trọng là phải đẩy
mạnh khối lượng hàng tiêu thụ. Trong kinh doanh nhất thiết phải lấy tiêu thụ làm mục tiêu.
Chỉ khi sản phẩm hàng hoá bán được thì khi ấy một vòng quay của vốn mới hoàn thành và
khi đó giá trị, , giá trị sử dụng của hàng hoá mới được thực hiện tức là lao động của doanh
nghiệp mới được xã hội thừa nhận. Làm được điều này doanh nghiệp mới hoàn thành một
chu kỳ kinh doanh, mới đảm bảo tái sản xuất thường xuyên, liên tục, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thương trường.
Do đó tiêu thụ là một mắt xích quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng vậy, việc tồn kho hàng hoá luôn phải trả giá đắt. Sự gia tăng của
hàng hoá tồn kho là biểu hiện dậm chân tại cho của khâu lưu thông, việc tiêu thụ được sản
phẩm hàng hoá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra
trong quá trình kinh doanh như: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán
hàng…Quá trình tái sản xuất bị gián đoạn và nếu tiêu thụ được hàng hoá thì chẳng những
doanh nghiệp bù đắp chi phí đã bỏ ra mà còn thực hiện được giá trị của lao động thặng dư,
nghĩa là tạo được cho mình khả năng thu lợi nhuận.
Là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh cho nên những thiệt hại trong khâu tiêu
thụ gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp vì nếu sản phẩm không tiêu thụ được thì toàn bộ
chi phí về sức người, sức của mà doanh nghiệp đã bỏ ra trở thành vô giá trị.
Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn.
Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng , tăng nhanh tốc độ luân
chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh
nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường…




Như vậy trong doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức
là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận( thị trường cháp nhận). Sức tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích
ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác,
tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh , điểm yếu của doanh nghiệp.

3.Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện chức năng
đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hóa
của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm cũng được xem như một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu từ việc xác định nhu cầu thị trường cho đến việc thực hiện dịch vụ sau khi bán
hàng. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm bao gồm các khâu:
* Nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường.
Là việc nghiên cứu, phân tích về lượng và chất của cung và cầu một sản phẩm hay
dịch vụ.
Để đảy nhanh tốc độ, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ cần nghiên cứu biến động
của cugn và cầu trên thị trường, qua đó có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình
xây dựng các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. Việc nghiên cứu tình hhình cung cầu trên thị
trường nhằm trả lời các câu hỏi:
-Nhu cầu khách hàng? Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào?
-Tình hình cung trên thị trường? Tiềm năng của thị trường như thế nào?
-Làm thế nào để nâng cao doanh số?
-Giá cả bao nhiêu?
-Sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
-Mạng lưới thiêu thụ nên tổ chức như thế nào?
Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là cơ sở xác định khối
lượng bán, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ và ra quyết định quan trọng

khác trong tiêu thụ sản phẩm.



Nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu
hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh
nghiệp, thấy được sự biến đổi của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh giá
cả và mặt hanàg tiêu thụ cho phù hợp.
* Lập kế hoạch tiêu thụ.
Là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Các kế
hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường.
Về mặt phạm vi, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: Khu vực thị
trường, tập hợp khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêu cầu về nhân
lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở đẻ phối hợp và
tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
* Quyết định về giá cả.
Giá đòi hỏi không những phải bù đắp chi phí sản xuất mà còn phải đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp phải nắm bắt chắc các thông tin về chi phí sản
xuất thông qua hạch toán giá thành. Doanh nghiệp phải biết rõ sản phẩm của mình cần phải
bán với giá bao nhiêu.
Để tăng sản lượng bán ra thì việc hoạch định giá cả cũng giữ vai trò quan trọng nên
chọn giá nào và giá nào trên thị trường có thể chấp nhận được, điều này tùy thuộc vào thực
tế thị trường. Nếu có nhiều người cùng chào bán một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn
trong việc bán trên giá so với trường hợp có ít đối thủ chào bán.
Quyết định về giá cũgn là một khâu quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
* Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm.
Chiến lược phân phối sản phẩm là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệp
cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa chọn.
Nội dung chiến lược phân phối gồm 3 Vấn đề: Mục tiêu của chiến lược phân phối,
căn cứ xây dựng chiến lược phân phối và lựa chọn kênh phân phối. Mục tiêu của chiến lược

phân phối là phân phối nhanh, tiêu thụ nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng, chi phí thấp.
Xây dựng chiến lược phân phối dựa vào đặc điểm của hàng hóa và đặc điểm của khách hàng



lựa chọn kênh phân phối phải phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của khách
hàng.
* Xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị.
Chiến lược quảng cáo, tiếp thị nhằm mục đích cho cung và cầu của một loại sản phẩm
nào đó gặp nhau.
Chiến lược quảng cáo, tiếp thị làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, quyết định các
kênh phân phối hợp lý hơn. Mục tiêu chiến lược này là đẩy mạnh bán hàng thông qua việc
tạo thói quen mua hàng hóa của doanh nghiệp, kích thích và lôi kéo khách hàng còn thờ ơ
với hàng hóa của doanh nghiệp, tạo ra sức mua ban đầu.
* Chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Đây cũng là một nội dung quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Ngoài yếu tố
về giá cả, quảng cáo, tiếp thị, phân phố sản phẩm…chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng là
một yếu tố đặc biệt được khách hàng quan tâm. Nếu chất lượng mẫu mã sản phẩm tốt, hợp
thị hiếu của khách hàng thì tình hình tiêu thụ sẽ nhanh hơn.
Không chỉ nhân viên kỹ thuật mà cả các nhân viên bán hàng đều có ảnh hưởng đến
mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

II. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm.
1. Mục đích phân tích.
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết dịnh
đúng đắn trong chức năng quản lý nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành
hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
Mục đích của phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp cho các nhà quản lý
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của
mình, qua đó đánh giá tình hình sản phẩm của doanh nghiệp mình, qua đó đánh giá tình hình

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá đúng tính kịp thời của tiêu thụ.
Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm các nhà quản lý có thể:
- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng về mặt hàng.



- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình
hình tiêu thụ.
- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
2. Nội dung phân tích.
2.1: Phân tích độ co giãn cung cầu và tình hình tiêu thụ.
Đẩy mạnh tốc độ, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
là chức năng cơ bản của doanh nghiệp.
a, độ co giãn của cầu.
Độ co giãn của cầu là khái niệm để đo số lượng hàng háo được yêu cầu biến động
như thế nào thì khi giá cả thay đổi. Với khái niệm này có thể phân biệt 3 trường hợp sau:
- Tỷ lệ % thay đổi mức giá dẫn đến tỷ lệ % thay đổi sản lượng hàng hóa được yêu cầu
nhỏ hơn. Trường hợp nầy gọi là đường cầu co giãn.
- Tỷ lệ % thay đổi mức giá dẫn đến tỷ lệ % thay đổi sản lượng hàng hóa được yêu cầu
nhỏ hơn. Trường hợp này gọi là đường cầu không co giãn.
- Tỷ lệ % thay đổi mức giá dẫn đến tỷ lệ thay đổi sản lượng hàng hóa được yêu cầu
bằng nhau. Trường hợp này gọi là đường cầu có độ co giãn bằng một.
Như vậy:
+ Một doanh nghiệp mà mặt hàng hóa bán ra có đường cầu co giãn, nếu giảm giá
doanh thu tăng lên, ngược lại nếu tăng giá doanh thu giảm và là một tín hiệu xấu.
+ Một doanh nghiệp mà mặt hàng bán ra có đường cầu không co giãn nếu tăng giá thì
hàng vẫn bán được và doanh thu tăng lên, ngược lại nếu giá giảm, doanh thu sẽ giảm vf là
điều không tốt đối với doanh nghiệp đó.
+ Một doanh nghiệp mà mặt hàng bán ra có đường cầu co giãn một đơn vị, nếu tăng

hoặc giảm giá doanh thu vẫn không đổi.
* Đồ thị biểu diễn độ co giãn của cầu:












Đư
ờng cầu co

dãn

Đư
ờng cầu không co dãn


Đư
ờng cầu co dãn 1
đơn v



b, Độ co giãn cung.

- Độ co giãn cung là khái niệm để đo số lượng hàng tiêu thụ biến động như thế nào
khi mức giá thay đổi.
- Lý giải độ co giãn cung tương tự như đối với sự co giãn cầu.
- Đọ co giãn cung là khái niệm quan trọng xét về mặt dài hạn thì sự thay đổi của cung
là nguyên nhân củ yếu trong sự thay đổi giá cá và độ co giãn cung lớn hơn xét về mặt dài
hạn khi có những sự thay đổi giá cao hơn được thực hiện so với thời kỳ ngắn hạn.
+ Đồ thị biểu diễn đọ co giãn của cung.


P




Q
P: Giá cả
Q: Sản lượng ở mức giá P
C1: Đường cung co giãn
C2: Đường cung co dãn 1 đơn vị
C3: Đường cung không co giãn.



c. Phân tích chung tình hình tiêu thụ.
Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng sản
phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và tong loại sản phẩm. đồng thời xem xét mối
quan hệ cân đối và dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những
nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.
Chú ý rằng sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được xem xét là tiêu thụ khi doanh nghiệp
xuất kho sản phẩm gửi tiêu thụ và thu được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.

Ta có thể áp dụng phương pháp so sánh để phân tích.
- So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định)
cả về số tuyệt đối lẫn tương đối.


Tỷ lệ HTKH ∑ Khối lượng SP
tiêu thụ TT
tiêu thụ chung =

So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của từng loại
sản phẩm, đồng thời so sánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
sản xuất sản phẩm hàng hoá và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự trữ của từng loại sản phẩm.
- Phân tích một số trường hợp có thể xảy ra
Ta có công thức:
Số lượng Sản
phẩmTồn kho đầu
kỳ
+

Số lượng
sản phẩm sản
xuất trong kỳ
-
Số lượng Sản
phẩm Tồn kho
cuối kỳ
=
Số lượng
sản phẩm
tiêu thụ


Dựa vào công thức này ta có thể chia ra một số trường hợp sau đây:
+ Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản phẩm dự trữ đầu
kỳ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm và khối lượng dự trữ cuối kỳ tăng.



Trường hợp này doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Nguyên nhân dẫn đến
tình hình này do mức dự trữ đầu kỳ tăng nếu không doanh nghiệp không hoàn thành kế
hoạch tiêu thụ. Mặt khác mức dự trữ cuối kỳ tăng lên rõ ràng mức dự trữ đầu kỳ tăng lên với
tốc độ lớn hơn. Điều này thể hiện sự không cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.
+ Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất
tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm. Trường hợp này xảy ra nếu:
- Sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau thì đánh giá
tích cực. Bởi vậy tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất doanh nghiệp
không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà còn đủ sản phảm để dự trữ nhằm đáp ứng
tiêu thụ kỳ sau, thể hiện được tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.
- Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm, tình hình này sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kỳ sau,
không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ đã ký kết. Tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu
thụ không được thể hiện,
+ Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất
tăng, dự trữ đầu kỳ giảm và dự trữ cuối kỳ tăng. Tình hình này đánh giá không tốt, doanh
nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối
giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do không tổ chức tốt công tác tiêu
thụ, chất lượng sản phẩm không đảm bảo,
+ Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất
giảm, dự trữ đầu kỳ tăng, dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn. Tình hình này mặc dù doanh
nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, nhưng đánh giá không tốt bởi sản xuất không đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ và dự trữ cuối kỳ thấp ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau. Tính cân đối giữa

sản xuất, dự trữ, tiêu thụ không được đảm bảo.
+ Dựa vào công thức trên có thể có nhiều trường hợp khác xảy ra, để đánh giá chính
xác cần chú ý đến đặc điểm của sản xuất từng loại hình doanh nghiệp từng thời kỳ, tình hình
thị trường, các chế độ chính sách của nhà nước.
2.2 Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ.



y
Tình hình tiêu thụ của Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, có thể
khái quát thành ba loại nguyên nhân sau :
- Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp.
- Những nguyên nhân thuộc về người mua.
- Những nguyên nhân thuộc về nhà nước như chính sách tiêu thụ, thuế…
a. Phân tích những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp.
Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
bao gồm : tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm,
tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường, xác định giá bán hợp lí, uy tín doanh nghiệp…
Những nguyên nhân về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình dự trữ đã phân tích ở
trên. ở đây chỉ phân tích giá bán ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu
thụ (xét cả về mặt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán
tăng lên làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm (hiện vật) bán
ra không thay đổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi giá bán tăng lên không những khối lượng
sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm, một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng,
mức độ tăng giảm của khối lượng của sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá, giá trị sử dụng của hàng hoá. Những sản phẩm thiết yếu cho
tiêu dùng như : thực phẩm, khổi lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ít phụ thuộc vào giá cả.
Ngược lại những sản phẩm hàng hoá cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm
nếu giá cả tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và

giáa cả như thế nào cho hợp lí nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nếu giả định thu nhâp của người tiêu dùng không thay đối, ta có thể biểu diễn mối
tương quan giữa giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng y = f(x)
Trong đó : x : giá bán
y : khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Với lý luận trên đồ thị y = f(x) có dạng sau :





0
x
y
1
y
2





y
1
: Biểu diễn cho những sản phẩm xa xỉ, cao cấp.
y
2
: Biểu diễn cho những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
b. Phân tích những nguyên nhân thuộc về người mua.
Những nguyên nhân thuộc về người mua ảnh hưởng không ít đến tiêu thụ sản phẩm

củau doanh nghiệp. Người mua có thể tác động đến tình hình tiêu thụ trên các góc độ sau :
nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn, mức thu nhập, sở thích, thị hiểu, tập quán… trong đó
nguyên nhân về mức thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, từ đó ảnh hưởng đến việc
tiêu thụ sản phẩm củau doanh nghiệp. Nội dung phân tích những nguyên nhân thuộc về
người mua là xem xét giữa nhu cầu và thu nhập.
Nếu gọi x là thu nhập, y là nhu cầu, giả định giá cả không đổi ta có thể biểu diễn mối
quan hệ giữa thu nhập và nhu cầu bằng hàm số : y = f(x)
Nói chung nhu cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc
vào từng loại nhu cầu, nhu cầu bức thiết, nhu cầu tương đối cần thiết, nhu cầu hàng xa xỉ.
Hàm số y = f(x) là hàm tăng, đồ thị của nó luôn có dạng đi lên.
2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá - dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá,
cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ )
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất tiêu thụ của từng ngành hàng
và có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời doanh thu tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như khối lượng
sản xuất tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng, giá bán sản phẩm và vấn
đề thanh toán tiền hàng.




Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến việc
tăng doanh thu, do vậy phải phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ giúp họ có cái
nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu có thể xem
xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu , doanh
thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc….





2.5.Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo điểm hoà vốn
Qua phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và những nguyên nhân thuộc về
giá bán, về người mua ảnh hưởng đến tiêu thụ, vấn đề đặt ra là cần phải xác định khối lượng
sản phẩm tiêu thụ là bao nhiêu nhằm bù đắp đủ chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao
nhất. Muốn vậy phải phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo điểm hoà vốn.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó với khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường, doanh
nghiệp đạt được doanh thu đủ bù đắp toàn bộ hao phí sản xuất, kinh doanh với giá cả thị
trường đã xác định hay dự kiến.
Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo điểm hoà vốn và tính toán khối lượng sản
phẩm tiêu thụ, doanh thu tại điểm mà ở đó doanh nghiệp bù đắp được những hao phí vật chất
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trên cơ sở đó xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ
tung vào thị trường nhằm đạt hiệu quả nhất.
Trình tự phân tích như sau:
- Xác định khối lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm hàng hoá tại điểm hoà vốn.
+ Nếu gọi y
dt
: thu nhập bán hàng (doanh thu)
x : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
g : Giá bán
Ta có mối tương quan giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu được biểu diễn
bằng hàm số :
Y
dt
= g.x
Đồ thị của hàm số này là đường thẳng, gọi là đường thu nhập.
+ Nếu gọi y
c
là tổng chi phí sản xuất.

a là tổng chi phí cố định
b là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.
Ta có mối tương quan giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ và chi phí như sau :
y
c
= a + bx
Đồ thị của hàm số y
c
là đường thẳng, gọi là đường chi phí.
+ Điểm hoà vốn là điểm ở đó doanh thu bằng chi phí, nghĩa là điểm giao nhau giữa
hai đường chi phí và thu nhập vì thế ta có :



y
c
= y
dt

g
x
= ax + b
x =
a
bg


Vậy để đạt điểm hoà vốn ta phải tiêu thụ một lượng sản phẩm là :
Khối lượng Giá bán ĐVSP - Chi phí khả biến cho 1 ĐVSP
SPTT Tổng chi phí cố định

- Xác định doanh số bán tại điểm hoà vốn
+ Căn cứ vào công thức xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hoà vốn, ta có
thể xác định được doanh số bán tại điểm hoà vốn.
Doanh số bán tại Tổng chi phí cố định
điểm hoà vốn 1 - Chi phí biến đổi trong một đồng doanh thu
Doanh số bán hàng tại điểm hoà vốn được xác định như trên phải giả định trong điều
kiện cơ cấu mặt hàng không thay đổi.
Nếu cơ cấu mặt hàng thay đổi thì điểm hoà vốn thay đổi. ảnh hưởng của cơ cấu mặt
hàng đến điểm hoà vốn, thông qua chênh lệch giữa một đồng doanh thu và chi phí biến đổi
trong một đồng doanh thu của mỗi loại sản phẩm khác nhau. Nếu trong quá trình tiêu thụ,
tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá có chênh lệch lớn, giảm khối lượng sản phẩm có chênh
lệch nhỏ, thì doanh số tại điểm hoà vốn sẽ giảm.
Trên cơ sở xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu tại điểm hoà vốn, nếu
khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu càng tăng trên mức này thì lợi nhuận doanh nghiệp
càng tăng và ngược lại .
Đồ thị điểm hoà vốn :






=

=

y

y
h


a

b
x

y
c

vùng

lỗ
Vùng lãi
y
dt







y
dt
: đường phản ánh doanh thu
y
c
: đường phản ánh tổng chi phí
b
x

: phản ánh tổng chi phí biến đổi.
a : tổng chi phí cố định
X
h
: khối lượng tiêu thụ tại điểm hoà vốn.
2.6. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình
hình tiêu thụ về mặt khối lượng sản phẩm mà phải tiếp tục phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì doanh nghiệp không thực hiện tốt kế hoạch
mặt hàng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sản xuất,
kinh doanh của khách hàng, giảm uy tín doanh nghiệp.
- Nguyên tắc phân tích là : không lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho giá trị
mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
- Phương pháp phân tích : áp dụng phương pháp so sánh, tính ra tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch tiêu thụ.
Ta có công thức :
Tỷ lệ
HTKH mặt
hàng tiêu
thụ
=

Khối lượng tiêu
thụ TT của những
sản phẩm không
HTKH
x
Đơn
giá
KH

+


Khối lượng tiêu
thụ KH của
những sản phẩm
HT vượt mức
x

Đơn
giá
KH

KL sản phẩm tiêu thụ KH x Đơn giá KH

- Trình tự phân tích
+ Căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch tiêu thụ về mặt hàng của doanh nghiệp.
X
h
x




+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ từng loại sản phẩm để thấy được
nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên.

2.7. Phân tích thời gian tiêu thụ sản phẩm
Vấn đề thời hạn tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường ảnh hưởng rất lớn đến

bản thân doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Đối với bản thân doanh nghiệp, tiêu thụ kịp thời cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn
nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ kịp thời đảm bảo cung cấp đủ lương thực,
thực phẩm, nguyên vật liệu cho các đơn vị kinh tế khác, làm cho nền kinh tế quốc dân phát
triển nhịp nhàng, cân đối.
Vì vậy cần thiết phải phân tích thời hạn tiêu thụ sản phẩm.
+ So sánh thời gian giao hàng thực tế và thời gian giao hàng ghi trong hợp đồng kinh
tế theo từng đợt.
+ So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá giao cho khách hàng giữa thực tế
với hợp đồng đã ký theo từng đợt giao hàng.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vi phạm thời hạn tiêu thụ có thể do tổ chức sản
xuất, tiêu thụ, do khách hàng không đến nhận, do chủ phương tiện không thực hiện đúng hợp
đồng….
Trong quá trình phân tích phải tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến thời hạn tiêu
thụ sản phẩm.

3. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt
động kinh doan. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm chắc những vấn đề sau :
a. Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh



Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn để làm căn cứ so sánh gọi là
gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chọn góc so sánh cho thích hợp. Các gốc so
sánh có thể là :
- Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực

hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng…
nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…
- Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là
kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.
b. Điều kiện so sánh
Để phép so sánh ý nghĩa, điều kiện tiêu quyết là các chỉ tiêu sử dụng phải đồng nhất.
Trong thực tế, điều kiện có thể so sánh các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm về mặt thời
gian và không gian.
* Về mặt thời gian : các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau :
- Cùng phản ánh nội dung kinh tế
- Cùng một phương pháp tính toán
- Cùng một đơn vị đo lường
* Về mặt không gian : các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện
kinh doanh tương tự như nhau.
c. Kỹ thuật so sánh và hình thức so sánh
* Kỹ thuật so sánh
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu thường sử dụng những kỹ thuật so sánh sau :
- So sánh bằng số tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng (giảm) của
các hiện tượng kinh tế.



- So sánh bằng số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc
độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số bình quân : Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện
tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị,

một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất .
- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung : là kết quả
so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ
số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung :
Công thức
Mức biến động
tương đối
=
Chỉ tiêu kỳ
phân tích
-
Chỉ tiêu kỳ
gốc
x
Hệ số điều
chỉnh

*Hình thức so sánh
- So sánh theo chiều dọc : là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương
quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán tài chính (cùng cột của báo cáo).
- So sánh theo chiều ngang : là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều
hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo kế toán - tài chính (cùng hàng trên báo cáo).
- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu : các chỉ tiêu riêng biệt
hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu
phản ánh quy mô chung và có thể xem xét nhiều kỳ để thấy rõ hơn xu hướng phát triển của
các hiện tượng nghiên cứu.






















Phần II
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
( tại công ty điện máy - xe đạp - xe máy )
I. Khái quát chung về công ty điện máy - xe đạp - xe máy
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty điện máy- xe đạp- xe máy có tên giao dịch quốc tế là TODIMAX, là một doanh
nghiệp nhà nước, trực thuộc bộ thương mại, có trụ sở chính tại 229 Phố Vọng- Hà Nội, co tư
cách pháp nhân và hạch toán độc lập.
Tiên thân của công ty là cục điện máy xăng dầu TW, thành lập theo quyết định 711- NT
ngày 28/09/1966
Đến tháng 01/1971 do đòi hỏi của nền kinh tế, chính phủ quyết định thành lập tổng công
ty điện máy để thực hiện chức năng kinh doanh trên toàn quốc về mặt hàng này.
Sau tháng 06/ 1981 tổng công ty điện máy bị giải thể đồng thời thành lập 2 công ty TW

lớn thuộc bộ thương mại, đó là:
+ Công ty điện máy TW đống tại 163 A Đại La- Hai Bà Trưng- Hà Nội
+ Công ty xe đạp- xe máy TW đóng tại 21 ái Mộ- Gia Lâm- Hà Nội.



Cả hai công ty đều chịu sự chỉ đạo của bộ Thương Mại cho đến tháng 12/1985, hai công
ty sát nhập thành tổng công ty điện máy- xe đạp- xe máy.Lúc này thị trường của công ty đã
được mở rộng ra ngoài với nhiều mặt hàng kinh doanh.
Ngày 22/12/1995, căn cứ vào thông báo số 11/TP ngày 2/2/1995 của chính phủ về việc
thành lập lại Tổng công ty Điện máy. Bộ Thương Mại đã ra quyết định 165/TM thành lập
công ty Điện máy- xe đạp- xe máy trên cơ sơ giảI thể tổng công ty.
Trải qua gần 40 năm hoạt động, đến nay mạng lưới kinh doanh của công ty đã phát triển
rộng lớn, bao gồm 11 đơn vị trực thuộc trong đó có 3 trung tâm, 5 của hàng và 2 chi nhánh
trải dài từ Bắc xuống Nam.
(1) Chi nhánh Điện máy- xe đạp- xe máy Hà Nam Ninh, đóng tại số 11 Quang Trung-
Nam Định.
(2) Chi nhánh điện máy- xe đạp- xe máy Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại số 06
Phạm Ngũ Lão- Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện máy trụ sở tại số 05- ái Mộ- Gia Lâm- Hà
Nội.
(4) Cửa hàng kinh doanh điện may kim khí số 01 trụ sở 229 Phố Vọng- Hai Bà Trưng- Hà
Nội.
(5) Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí 163A Đại La- Hà Nội.
(6) Cửa hàng kinh điện máy kim khí số 05 chợ Mơ- Hai Bà Trưng- Hà Nôi.
(7) Cửa hàng kinh doanh sơn 33 Lê Văn Hưu – Hà nội.
(8) Cửa hàng điện tử điện lạnh 92 Hai Bà Trưng – Hà Nội
(9) Trung tâm kinh doanh xe đạp – xe máy trụ sở 31 Nguyễn văn Cừ – Gia lâm – Hà Nội.
(10) Trung tâm kho Đức Giang thị trấn Đức Giang Gia lâm – Hà Nội.
(11) Trung tâm kinh doanh phố Vọng, 229 Phố Vọng – Hà Nội.

Trong suốt quá trình hình thành, hoạt động, công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn
nhưng vơí sự giúp đỡ chỉ đạo của Bộ Thương mại, các cơ quan nhà nước, cùn với sự nỗ
lự phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong
công ty, công ty đã giữ vững và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt: quản lý, sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực của công ty.



2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty điện máy- xe đạp- xe máy là một doanh hgiệp thương mại lớn, hotạ động trên
địa bàn rộng, mặt hàng kinh doanh đa dạng, được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa và
công ty thiên về nhập khẩu, cũng có xuất khẩu nhưng số lượng quá nhỏ và nếu có thì chỉ
là hình thức tái xuất.
Sản phẩm của công ty đựơc tiêu thụ theo hình thức bán buôn kết hợp với bán lẻ tập
trung tại các thành phố lớn, khu vực đông dân cư : Hà nội , Nam Định, Tp Hồ Chí Minh
Hiện nay hàng hoá chủ yếu của công ty là : xe đạp, xe máy, ô tô
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thành lập theo mô hình trực tuyến chức năng.
Bao gồm:
- Ban giám đốc: Gồm có GĐ công ty và 2 phó GĐ
- Các phòng ban chức năng
- Các đơn vị kinh doanh trực thuộc
Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty,
giúp việc cho GĐ là 2 phó GĐ và các phòng ban theo sơ đồ sau:

Ban GĐ

Giám đ
ốc và
2 phó Giám

đốc





P.Tài
chính
kế
toán
Ph
ũng
tổ chức
hành
chớnh
Ph
ũng
.Than
h tra
bảo vệ
Ph
ũng
kinh
doanh
điện máy
thiết bị
Ph
ũng
kiểm
tra bảo

vệ
Ph
ũng
kinh
doanh
húa chất
Ph
ũng
tiờu thụ
xuất
nhập
khẩu





Trong đó:
3.1 Ban giám đốc công ty gồm có:
- Giám đốc công ty: Phụ trách chung trực tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ.
- Phó giám đốc (giúp việc cho giám đốc công ty) phụ trách công tác kinh doanh.
- Phó giám đốc (giúp việc cho giám đốc công ty) phụ trách tài chính.
Ban giám đốc công ty có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với ban chấp hành Đảng ủy và tổ
chức Công Đoàn triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán
bộ, giải quyết khó khăn và đưa công ty vào thế ổn định.
3.2 Phòng tổ chức hành chính:
* Giúp giám đốc tổ chức bộ máy quản lý các bộ phận, cơ sở vật chất, phương tiện, tổ
chức phục vụ hoạt động của cán bộ và cơ sở làm việc của cán bộ cung nhân viên của công
ty.
* Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý, sử dụng lao động.

3.3 Phòng kế toán tài chính
Chi
nhánh
Nam
Định

Nghiệp
sản xuất
kinh
doanh
Trung
tâm
Kho
Vọng
Chi
nhánh
TP Hồ
Chí
Minh
Trung
tâm kinh
doanh xe
đạp xe
máy
Trung
tâm
kho
Đức
Giang




Giúp giám đốc trong khâu quản lý tài chính toàn công ty, tổ chức hạch toán đầy đủ
kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng luật kế toán thống kê của
nhà nước quy định.
Định kỳ, báo cáo kêt quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cho giám đốc
và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu của nhà nước.
3.4 Phòng tổ chức thanh tra bảo vệ.
Giúp giám đốc trong việc thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an
toàn của hàng hoá và trật tự an toàn của công ty.
3.5 Các phòng kinh doanh phòng quản lý kho
Giúp Giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm các đối tác kinh doanh, tìm hiểu và mở
rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng theo nhiệm vụ đã được cấp.
Xây dựng kế hoạch tháng, quý năm, lập phương án kinh doanh phương án khai thác
cơ sở vật chất, kho tàng đảm bảo có hiệu quả.
3.6 Phòng thị trường xuất nhập khẩu
Trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo các kế hoạch, phương án đã được
duyệt.
3.7 Các trung tâm xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc:
Trong quá trình kinh doanh tự chịu trách nhiêm về doanh thu, tự trang trải quỹ lương
và các chi phí. Lấy thu bù chi đảm bảo có lãi. Về nguồn hàng có thể lấy từ công ty hoặc
mua ngoài. Các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng, định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh
và các hoạt động khác về văn phòng công ty theo quý, năm.
3.8. Các cưả hàng trực thuộc công ty:
Có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ tại các đơn vị, tổ chức khai thác kinh doanh
của đơn vị theo hình thức bán lẻ với bán buôn vừa và nhỏ.
Cửa hàng trưởng của các cửa hàng có trách nhiệm tổ chức bộ máy cửa hàng, bố trí lao
động hợp lý, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

II/ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Điện máy- xe đạp- xe máy

×