Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tư tưởng giải thoát trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.45 KB, 44 trang )

THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài “Tư tưởng giải
thoát trong triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người
dân Huế”, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và tạo nhiều
điều kiện thuận lợi của Trường Đại học Khoa học Huế; Khoa Mác-
Lênin trường Đại học Khoa học Huế; Lớp Triết học khóa 22, khoa
Mác-Lênin trường Đại học Khoa học Huế; Ban Tôn giáo tỉnh Thừa
Thiên Huế; Quý thầy, cô và tăng sinh, ni sinh Viện Phật học Hồng
Đức tỉnh Thừa Thiên Huế; Quý tu sỹ các chùa Thiên Minh, Từ Đàm;
Gia đình và bạn bè;
Đặc biệt là sự trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo Thạc
sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh - Phó trưởng Bộ môn Triết học, Khoa Mác-
Lênin, trường Đại học Khoa học Huế.
Chúng tôi chân thành, trân trọng gửi đến Trường Đại học Khoa
học Huế, Khoa Mác-Lênin, Lớp triết K22, Ban Tôn giáo tỉnh, Viện
Phật học Hồng Đức, Quý thầy cô, Gia đình, Thầy giáo Hoàng Ngọc
Vĩnh, Quý tu sỹ và các tăng sinh, ni sinh lời cảm ơn sâu sắc nhất về sự
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả
1
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
DẪN NHẬP
(THAY PHẦN MỞ ĐẦU)
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách ngày nay hơn 25 thế kỷ. Ngày nay
Phật giáo là tôn giáo thế giới lớn đứng thứ hai sau đạo Công giáo, nó


có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần người phương Đông, đặc
biệt ở Việt Nam và ở Thừa Thiên - Huế.
Suốt gần 2000 năm lịch sử dân tộc Việt Nam vừa qua, cùng các tín
ngưỡng dân gian Việt Nam, Phật giáo cùng với dân tộc Việt Nam trải
qua bao thăng trầm thử thách trước lịch sử, góp phần tạo nên bản sắc
nền văn hóa Việt Nam. Ở Thừa Thiên - Huế, Phật giáo đã hòa nhập
vào nếp nghĩ, nếp sống của người dân Huế như một tín ngưỡng dân
gian Huế, đem từ bi hỷ xả che chở tâm hồn con người Huế vượt qua
mọi khổ nạn.
Khác với các tôn giáo khác, giáo lý, luật lệ, lễ nghi và triết lý của họ
thường bị các tầng lớp thống trị phản cách mạng lợi dụng để hạ thấp
và đọa đày con người nói chung, người lao động nói riêng xuống địa
vị của những sinh vật thấp hèn; Tư tưởng Phật giáo chống đối lại
những thế lực đó - những thế lực nấp sau lưng Thượng đế để duy trì
vĩnh viễn quyền lực thống trị của mình trong các xã hội tồn tại dựa
trên sự phân chia đẳng cấp. Triết thuyết Phật giáo chứng minh vạn vật
đều có mâu thuẫn nội tại của nó và đều nằm trong quá trình vận động
biến đổi không ngừng. Sự biến đổi đó không do một lực lượng siêu
nhiên nào chi phối điều khiển đến mức an bài cả cuộc sống con người
mà con người không thể nhận thức được. Phật giáo khẳng định sự biến
đổi ấy đều theo duyên sinh, nhân quả.
Chính việc núp sau lưng Thượng đế của kẻ thống trị mà Phật giáo đã
lấy giải thoát làm trọng tâm cho giáo lý của mình. Đức Phật nói: “ Này
các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài khơi chỉ có một vị mặn, đạo
của ta dạy cũng chỉ có một vị là vị giải thoát”. Ngài khuyên mọi người
dẹp bỏ mọi Tham, Sân, Si và trở về với thực tại giải quyết những vấn
đề nhân sinh: “Này các vị, đừng thắc mắc rằng thế giới này là hữu hạn
hay vô hạn, cõi đời này là hữu cùng hay vô cùng. Dù nó hữu hạn hay
2
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
vô hạn, hữu cùng hay vô cùng thì điều các vị phải thừa nhận trước hết
vẫn là: cuộc đời đang đầy rẫy khổ đau.” (Kinh Ahàm)
Tư tưởng chủ đạo trong triết lý giải thoát của Phật giáo là cố gắng giải
thoát con người ra khỏi mọi khổ đau của cuộc đời. Đây là điểm gây sự
chú ý nhất cho tất cả những ai tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Phật
giáo. Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn tên đề tài nghiên cứu của
mình là: “Tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đối với người dân Huế”.
Là những sinh viên năm thứ ba, đứng trước một đề tài khó và rộng thế
này quả thật chúng tôi cũng rất ái ngại. Nhưng được sự động viên của
quý thầy cô, gia đình và bạn bè, được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn,
chúng tôi vẫn mạnh dạn thực hiện đề tài với mong muốn được hiểu
biết thêm về triết học Phật giáo và góp tiếng nói chung cùng những ai
quan tâm đến Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Huế.
Chúng tôi chọn tư tưởng giải thoát Phật giáo và mối quan hệ của
nó đối với người dân Huế làm đối tượng nghiên cứu để thực hiện mục
đích của việc nghiên cứu: Nêu được một cách khái quát tư tưởng giải
thoát trong triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân
Huế. Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi phải thực hiện các
nhiệm vụ: Chỉ ra những nét đặc trưng tích cực và hạn chế của tư tưởng
giải thoát trong triết học Phật giáo; Chỉ rõ những ảnh hưởng tích cực
và hạn chế của nó trong đời sống người dân Huế trên các mặt kinh tế -
xã hội và văn hóa. Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các
tư liệu thu được qua các sách báo có liên quan đến đề tài, kết hợp với
việc phân tích và tổng hợp kết quả điều tra xã hội học qua các đợt thực
tế ngắn ngày ở các chùa Huế và cư dân Huế.

Trong quá trình thực hiên đề tài, do còn hạn chế về kiến thức, hạn chế
về tài liệu tham khảo, hạn chế về thời gian thực hiện đề tài và những
điều kiện khách quan khác, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định như: chưa thể khái quát một cách đầy đủ và sâu sắc về tư
tưởng giải thoát của Phật giáo, về văn hóa Huế, về mọi khía cạnh ảnh
hưởng của tư tưởng giải thoát Phật giáo đối với người dân Huế đề tài
3
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
mới chỉ dừng ở việc nêu và phân tích ảnh hưởng của giải thoát luận
Phật giáo trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hóa ở Thừa Thiên -
Huế mà thôi.
Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và
các đọc giả để rút kinh nghiệm cho đề tài lần sau được tốt hơn.
Về kết cấu của đề tài, ngoài phần dẫn nhập, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, đề tài có hai chương, sáu tiết.
Chương 1: Khái quát chung về lịch sử Phật giáo.
1.1. Truyền thuyết về cuộc đời Phật Thich Ca và Đạo Phật.
1.2. Khái lược về sự phát triển của Đạo Phật.
1.3. Tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo.
Chương 2: Anh hưởng của tư tưởng giải thoát trong triết học
Phật giáo đối với đời sống người dân Huế.
2.1. Khái lược về sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt
Nam và ở Huế.
2.2. Biểu hiện của tư tưởng giải thoát trong đời sống kinh tế - xã
hội Thừa Thiên - Huế.
2.3. Văn hóa Huế - Nền văn hóa có sự chung tạo của tư tưởng
giải thoát của Phật giáo.
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
1 1.1. Truyền thuyết về cuộc đời Phật Thích Ca và Đạo Phật.
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng
thế kỷ thứ VI Tcn ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Hymalaya hùng
vĩ, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nepal lúc bấy giờ .
Thời đó, xã hội Ấn Độ cổ đại đang phân chia đẳng cấp rất nghiệt ngã,
đạo Balamon đang ở địa vị tư tưởng độc tôn. Giáo lý, lễ nghi và luật lệ
của tôn giáo này ủng hộ và bảo vệ cho sự phân chia đẳng cấp đó. Đạo
Phật ra đời là phản ánh cuộc đấu tranh phản kháng rất quyết liệt của
nhân dân chống lại sự thống trị của đạo Balamon và sự phân chia đẳng
cấp xã hội nghiệt ngã ấy. Đạo Phật với triết lý đạo đức nhân sinh sâu
sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào đòi tự do tư
tưởng và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ cổ đại.
4
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Theo truyền thuyết của Đạo Phật thì Thích Ca Mâu Ni là vị giáo
chủ sáng lập ra Đạo Phật . Tên thật của Ngài là Cù Đàm Tất Đạt Đa
(Gautama Siddhattha). Thân phụ là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và
thân mẫu là hoàng hậu Ma-da (Màỳa), dòng dõi Thích Ca (Sakaya),
giai cấp Sát-đế-lợi (Khattya), ở kinh đô Ca-tỳ-la-vệ (Kapilaratthu)
thuộc xứ Nepal Therai, Đông Bắc Ấn Độ .
Sau khi sinh Thái tử được bảy ngày thì bà Màỳa từ trần. Thái tử
được dì Mẫu là Ba-xà-Ba-Đề (Prajàpati) chăm sóc, nuôi nấng và giáo
dục nên người. Lớn lên, Thái tử Tất Đạt Đa tỏ ra là một người thông
minh lanh lợi. Đồng thời cũng luôn bộc lộ rõ vẻ trầm tư về cuộc sống
dương gian. Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thấy cậu con trai như vậy
nên rất lo lắng, ông cung phụng cho Thái tử đầy đủ mọi thứ hằng
mong con mình vợi và mất đi nét trầm tư. Song cuộc sống vương giả

trong cung vẫn không làm cho Thái tử cảm thấy hạnh phúc.
Một lần, Thái tử được phép của vua cha ra khỏi bốn cửa thành
dạo chơi, quan sát trạng thái dân gian xã hội, Thái tử đã mục kích
được những cảnh sanh, già, bệnh, chết, lòng Thái tử trở nên u buồn
dao động đến cực độ. Thái tử cảm thấy cuộc đời không có chi là vui
sướng, là bền vững, là giải thoát, hết thảy đều là vô thường. Lần khác
cũng nhân lúc ra ngoài cổng thành Thái tử gặp một vị Samôn tướng
mạo đoan trang, đi đứng ung dung trông có vẻ tiêu giao giải thoát, từ
đó trong lòng Thái tử xuất hiện ý tưởng xuất gia. Vua cha lo sợ, nên
năm mười chín tuổi vua cha đã cưới công chúa Da-Da-Đà-La
(Yasoddhara) cho Thái tử. Tuy sống trong giàu sang quyền quý với sự
yêu chiều của người vợ trẻ xinh đẹp, nhưng Thái tử luôn nghĩ về sự
khổ của sinh – lão – bệnh – tử và những phiền não của những bụi trần
ô trược. Tất Đạt Đa suy niệm: “Chính ta phải chịu sinh, già, bệnh, tử,
phiền não và ô nhiễm. Tại sao ta vẫn mãi mê chạy theo những điều mà
bản chất không như vậy. Vì chịu sinh, lão, bệnh, tử, phiền não và ô
nhiễm, ta đã nhận thức được sự bất lợi của những điều ấy. Ta thử đi
tìm cái chưa thành đạt, cái tối thượng và tuyệt đối chu toàn là Niết
Bàn“[22; 193]. “ Đời sống tại gia rất tù túng chật hẹp, là chỗ ẩn náu
của bụi trần ô trược, nhưng đời của bậc xuất gia quả thật là cảnh trời
mênh mông bát ngát ! Người đã quen với nếp sống gia đình thấy khó
5
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
mà chịu được đời sống đạo hạnh, thiêng liêng với tất cả sự hoàn hảo
và trong sạch của nó”[22; 193]. Sau nhiều lần thuyết phục vua cha
không thành, năm 29 tuổi, khi đã sinh hạ được cậu con trai La Hầu La
(Rabula), Thái tử đã rời bỏ cung vàng ra đi tìm chân lý cho sự cưú độ
chúng sinh.

Ban đầu Thái tử vào khu rừng xanh thuộc nước Ma-Kiệt-Đà gặp
đạo ông Tiên Bụt-Già-bà (Bhagarà). Ông đã đưa ra giáo lý của mình
cho Thái tử nhưng những giáo lý ấy Thái tử không mãn nguyện, thế là
Thái tử lại ra đi. Thái tử nghĩ rằng: “ Phải chính mình tu thì mới tìm
được chính đạo“[4; 33]. Vì thế Thái tử quyết định đi sâu vào khu rừng
thuộc tây ngạn sông Ni-Liên-Thuyền (Nairanjanà) để làm chốn tu
hành khổ hạnh. Ở đây, Thái tử tu khổ hạnh ép xác suốt sáu năm trời,
mỗi ngày chỉ ăn cầm hơi một chút gạo, chút vừng, thân thể trở nên khô
héo, gầy còm, chỉ còn da bọc xương mà vẫn chưa đắc đạo. Thái tử
nhận ra rằng đây là một con đường tu hành lầm lẫn, nên rồi một mình,
một bóng ra đi. Vào một buổi trưa, Thái tử đến duới cây Tất-Bà-La
(Pippala, tức là cây Bồ Đề - Bodhydnima) ở Già-Da (Yàyà) ngồi kết
già phu, hướng mặt về phía Đông. Khi bắt đầu ngồi, Thái tử thề rằng:
“Nếu ta tọa thiền-tịnh lần này mà không chứng được đạo vô thượng
Bồ Đề thì thân này dù nát cũng không chịu đứng dậy” [4; 35]. Sau đó,
Thái tử lặng lẽ vào thiền-tịnh suy nghĩ liên tục trong 49 ngày đêm.
Ngài suy nghĩ biết được kiếp trước của mình, của người, của mọi
chúng sinh. Đến nửa đêm thứ 49, nhằm vào ngày 08 / 12 / 528 tcn, lúc
sao mai mọc thì trong tâm Thái tứ tự nhiên đại ngộ, trừ sạch hết phiền
não, chứng được đạo quả Vô-Thượng Đại-Bồ-Đề, hiệu là Phật Thích-
Ca-Mâu-Ni, khi đó Thái tử 35 tuổi.
Khi Thích-Ca-Mâu-Ni đã tìm được chân lý giác ngộ cho chúng
sinh và tìm ra phương pháp giải thoát cho chúng sinh, ngay lập tức
Ngài bắt đầu truyền đạo, giảng đạo của mình cho chúng sinh. Song,
Ngài còn phân vân một điều: Giáo lý giải thoát thì tế nhị, thâm sâu, ly
dục, vô ngã, đi ngược với tập quán ham muốn và suy tư chấp ngã của
con người, làm sao để con người chấp nhận giáo lý của mình ?. Giữa
lúc ấy, Phạm Thiên Sahampati xuất hiện thỉnh cầu ngài cứu thế
6
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
chuyển bánh xe Pháp vì hạnh phúc của loài người. Đầu tiên, Ngài
truyền đạo cho năm người bạn cùng tu khổ hạnh trước đây với mình,
và Ngài đã thâu nhận năm người đó làm đệ tử đầu tiên. Thích Ca Mâu
Ni giảng tiếp vô ngã rằng ngũ uẩn là vô thường, nếu ai thoát khỏi tham
ái, thì sẽ ra khỏi tái sinh, được giải thoát. Tại đây, Ngài còn tiếp độ
cho bốn vị nữa, tất cả đều đắc Alahán. Thế là tại Benares, Phật giáo đã
có 10 vị sư đầu tiên (trong đó có Ngài ), và mỗi người đi về mỗi
phương để hoằng hóa.
Trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacak - kappavata -
nasutta) Đức Phật nói: “Hỡi này các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (Antâ)
mà người xuất gia (pabbajitena) phải tránh. Đó là các cực đoan: Một
là đắm mình trong dục lạc (kâmasukhallikanuyoga) thấp hèn, thô bỉ,
phàm tục, không xứng đáng phẩm hạnh của bậc thánh nhân là vô ích.
Hai là sự tha thiết gắn bó trong lối tu khổ hạnh ép xác
(Attakilamathanuyoga) là đau khổ, không xứng đáng phẩm hạnh của
bậc thánh nhân và cũng không ích lợi…”[22; 195]. Tư tưởng triết lý
của Đạo Phật không những được truyền bá cho dân chúng mà ngay cả
phụ vương của Ngài và các hàng vương tử cũng được học, tu tập theo
đạo của Ngài.
Từ khi Đức Phật thành đạo (528 tcn) đến lúc nhập Niết bàn là 45
năm. Trong 45 năm ấy, Ngài đi khắp nơi truyền đạo, hóa độ chúng
sinh không mấy lúc gián đoạn. Cách thức truyền đạo của Đức Phật là
đối thoại và thí dụ, còn nội dung thì Ngài tùy cơ mà thuyết giảng về
Ngũ giới,Thập thiện, Bát chính đạo (đối với phật tử tại gia) và về Tứ
đế,Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẫn (đối với phật tử xuất gia). Năm 80
tuổi, trước lúc nhập Niết bàn, Ngài triệu tập các thống lĩnh, các đệ tử
đến giảng giải những điều còn hồ nghi. Giảng xong bộ kinh Đại-Bát-
Niết bàn, Ngài lên tòa Thất-Bảo nằm nghiêng sườn bên phải, đầu

hướng về phía Bắc, chân duỗi về phương Nam, mặt ngoảnh về phía
Tây rồi vào Đại-Diệt-Độ (Mahavirvàna), lúc ấy nhằm vào ngày 15
tháng 2. Trước khi nhập Niết bàn (vô dư ý ), Ngài đã truyền lại tất cả
những giáo lý nhà Phật của mình cho tôn giả MaHa Ca Diếp - vị đệ tử
tối cao của Ngài.
7
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Tóm lại, con đường đến chân lý của Phật là con đường gian khổ,
khó khăn: Từ một Hoàng tử sống trong vương giả, Ngài đã từ bỏ giàu
sang phú quý, quyền uy, trãi qua biết bao năm khổ hạnh, thậm chí ép
xác làm cho tinh thần trở nên suy giảm. Nhưng nhờ nhận thức được
phương pháp này là sai lầm nên Ngài quyết định từ bỏ nó mà đi theo
phương pháp thiền định, nhờ đó mà chứng quả, đã trở thành Thích Ca
Mâu Ni. Tư tưởng Phật giáo là một học thuyết nhân sinh đạo đức có
tính triết lý sâu sắc.
1.2. Khái quát về sự phát triển của Đạo Phật .
Từ khi Phật Giáo hình thành đến nay đã trãi qua bốn lần Đại Hội
để hoàn thiện tư tưởng của Phật giáo:
Lần 1, tiến hành vào thế kỷ V tcn do chính các đệ tử trực tiếp của
Phật (Đại-Ca-Diếp giảng về những lời Phật dạy, A-Nan-Đa giảng về
những giới luật, Ưu-Bà-Ly giảng về những lời luận giải của Phật về
giáo lý và giới luật) tổ chức và thuyết giáo. Tam tạng của Phật Giáo
(kinh, luật và luận) đã được hình thành từ đây nhưng chưa in thành
văn tự.
Lần 2, tiến hành vào khoảng thế kỷ IV tcn. Ở đại hội này, Phật
giáo chủ yếu bàn về việc nên hay không nên cách tân kinh luật và kinh
luận. Tại đây Phật giáo đã tách thành hai trường phái khác nhau: Phái
Thượng Tọa Bô, bao gồm chủ yếu là các tỳ kheo già, phái này chủ

trương bảo vệ Phật giáo như cũ. Phái Đại Chủng Bộ, bao gồm chủ yếu
là các tỳ kheo trẻ, phái này chủ trương cách tân. Về sau hai phái này
lại chia thành nhiều phái nhỏ khác. Hai phái này là tiền thân của Đại
Thừa vàTiểu Thừa sau này.
Lần 3, được tiến hành dưới triều vua A-Sô-Ka (thế kỷ III tcn), do
chính nhà vua triệu tập. Được sự bảo trợ của nhà vua, Phật giáo đã
thành lập các tăng đoàn và truyền bá Phật giáo rộng rãi khắp thế giới.
Lần 4, được tiến hành dưới triều vua Ka-Nis-Ka (125-150 scn).
Đại hội này đã hoàn chỉnh kinh điển Phật giáo, kinh Phật được in
thành hai thứ tiếng Paly(Nam Phạn) và Sankrit(Bắc Phạn) và tồn tại
cho đến ngày nay. Từ Đại hội này, Phật giáo chính thức chia thành hai
phái Đại Thừa và Tiểu Thừa.
8
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Từ thế kỷ III tcn, Phật giáo phát triển thành tôn giáo chiếm địa vị
độc tôn ở Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ VI. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ thứ
XII, Phật giáo suy yếu dần ở Ấn Độ do sự phát triển cạnh tranh của
Đạo Hin Đu và Hồi Giáo. Năm 1193 Hồi giáo đã đập phá tất cả các
chùa, đuổi tất cả sư sãi Phật Giáo ra khỏi Ấn Độ. Cho mãi tới thời cận
hiện đại Phật Giáo mới phát triển trở lại ở Ấn Độ. Trên thế giới, kể từ
thế kỷ thứ III tcn Phật giáo phát triển nhanh ở nhiều nước, nhất là khu
vực Đông Nam Á. Ngày nay, Phật Giáo có mặt hầu hết ở năm châu và
là tôn giáo thế giới lớn đứng thứ hai sau Công Giáo .
Ở Việt Nam, Phật Giáo truyền đến bằng nhiều con đường: Trực
tiếp từ các nhà buôn Ấn Độ, hoặc gián tiếp qua các nhà buôn
Malaixia, hoặc qua giao lưu với các nền văn hóa Lào, Cămpuchia,
Thái Lan, Miến Điện v.v. Phật giáo Trung Quốc truyền sang Việt Nam
muộn hơn nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc hơn trong tín ngưỡng Phật

Giáo của Việt Nam.
Vào thế kỷ thứ I, Phật Giáo Việt Nam đã rất phát triển, Việt Nam
đã có trung tâm Phật học lớn tại Luy Lâu. Theo cụ Trần Văn Giáp,
trong “Thuyền Uyển tập anh ngữ lục” do thượng tọa Mật Thể dịch, thì
từ thế kỷ thứ II đến thế ký thứ VII Phật giáo Việt Nam hưng thịnh hơn
Phật Giáo Trung Quốc, Ở thế kỷ thứ V, các vua Trung Quốc phải mời
các thiền sư giỏi ở Việt Nam sang giảng đạo và dạy dỗ cho các thái tử
Trung Quốc, trong đó nổi bật là các Thiền sư Thích Đạo Hiền, Thích
Huệ Thắng. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII Việt Nam chịu ảnh
hưởng nhiều của Phật Giáo Trung Quốc với các phái Thiền Tỳ Ni
ĐaLưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Từ thế kỷ XIII trở đi Việt
Nam có thiền phái riêng của dân tộc mình là thiền phái Trúc Lâm ở
Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập và là sơ tổ. Ngoài ra đến thế
kỷ XVII - XVIII, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của Phật giáo
Trung Quốc bởi hai thiền phái Tào Động và Lâm Tế. Trong “Việt
Nam Phật giáo sử luận” tác giả Vân Thanh còn chỉ ra ở thế kỷ XVIII
nước ta có tiếp nhận phái thiền Liên Tôn của Trung Quốc, thật ra Liên
Tôn là trá hình của Trúc Lâm Yên Tử [xem 19;].
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam luôn có
những đóng góp không nhỏ cho sự vận động, phát triển của đất nước.
9
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Thời Lý, Trần Phật giáo gần như chiếm địa vị độc tôn trong đời sống
tinh thần người Việt, và đã xuất hiện những vị sư giỏi, có đạo hạnh
cao và có công với đất nước như: Quốc sư Vạn Hạnh, Thiền sư Pháp
Thuận, Thiền sư Khuông Việt, Cư sỹ Tuệ Trung Thượng Sỹ, vị vua
thiền sư Lý Thánh Tông, vị vua thiền sư Trần Nhân Tông [xem 3;
70]. Qua hai ngàn năm thâm nhập, Phật giáo ở Việt Nam đã được coi

như là tín ngưỡng truyền thổng của ngưòi Việt.
Ở Huế và Đàng Trong, rất có thể trước đó đã có Phật giáo truyền
bá ở đây, do chưa có tư liệu chính xác nên chưa thể khẳng định là phái
nào. Từ khi là lãnh thổ của Việt Nam do người Việt Nam làm chủ
quyền, thì Huế và Đàng Trong tiếp nhận trực tiếp từ Trung Quốc hai
phái thiền: Lâm tế (1665-1712), Tào động (khoảng 1695 trở đi). Giống
như Đàng Ngoài, vào năm 1733 Đàng Trong có phái thiền của người
Việt do người Việt làm sơ tổ. Đó là phái Liễu Quán[xem 3; 46, 47].
Phái này phát triển mạnh từ Huế vào Phú Yên và tồn tại cho đến ngày
nay.
Thời các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn, họ đưa Nho giáo lên
vị trí độc tôn nhưng luôn sử dụng Phật giáo với tư cách là ngọn cờ để
thu phục nhân tâm.
Thời thuộc Pháp và Mỹ xâm lược, Phật giáo Việt Nam bị bọn xâm
lược kỳ thị, o ép. Nhưng chính vậy mà phong trào Phật giáo yêu nước
vì hòa bình và độc lập dân tộc luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt
Nam và nhân loại tiến bộ. Ngày nay đồng bào theo đạo Phật đang thi
đua hoằng dường Phật pháp và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh, văn minh và phát triển.
II 1.3. TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT
GIÁO .
1.3.1 Căn nguyên tư tưởng giải thoát trong triết lý nhà Phật.
Có thể nói, không một tôn giáo nào trên thế giới lại có giọng
thiết tha thâm trầm đối với nổi đau khổ của thế gian như ở Phật giáo:
”Nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới đem chứa tích lại còn
nhiều hơn nước trong bốn bể “[ Xem 21;]. Phải chăng cảnh tượng lúc
bấy giờ đầy rẫy những bất công đau khổ đã khiến cho mọi người đều
10
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI

THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
cảm thấy nổi đau khổ của nhân loại ?. Điều này cũng đòi hỏi Phật giáo
phải hướng đến tư tưởng giải thoat cho mình và cho chúng sinh.
Theo “Phật học từ điển“ của Đoàn Trung Còn, quyển nhứt, Phật
học Tòng thơ, Sài Gòn 1966 thì “Giải thoát“ (Morksha) cần được hiểu
như sau: Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở những dây trói
của nghiệp lầm. Thoát là ra ngoài quả khổ tam giới (Dục, Sắc, Vô
Sắc). Chẳng hạn như giải thoat đối với kết (thắt, buộc), hệ phược (trói
buộc). Giải thoat có các nghĩa:
- Giải thoát là niết bàn, là thể niết bàn, vì lìa tất cả sự trói buộc
(giải thoát khỏi ngũ uẩn cũng gọi là năm loại niết bàn);
- Giải thoát cũng là thiền định, vì nhờ thiền định mà thoát khỏi
vòng trói buộc, trở nên tự tại (Chẳng hạn như Tam giải thoát, Bát giải
thoát, Bất tư nghị giải thoát);
- Giải thoát là một phần trong Ngũ phần pháp thân.
Chính vậy Đạo Phật cũng gọi là Giải thoát đạo, Giải thoát hạnh,
Giải thoát giới. Áo cà sa cũng gọi là giải thoát phục, giải thoát y.
Giải thoát có hai loại:
1) Tính tịnh giải thoát, tức bản tính của chúng sinh vốn là thanh
tịnh không có cái hướng hệ phược (trói buộc), ô nhiễm.
2) Chủng tận giải thoát, tức bản tính của chúng sinh nói chung là
thanh tịnh, nhưng vì từ vô thượng đến nay chúng sinh luôn bị phiền
não làm mê hoặc, chẳng thể hiện được bản tính của mình, vậy nên mới
phải đoạn tuyệt với cái hoặc chướng ấy mà được giải thoát, tự tại.
Giải thoát cũng có hai cách về sự và lý:
1) Về sự tức là giải thoát khỏi vòng khổ não, tai nạn đương trói
buộc cái thân (chẳng hạn giải thoát khỏi địa ngục, ma quỷ, súc sinh);
Giải thoát khỏi mọi pháp luật (quy luật của mọi vạn pháp).
2) Về lý tức là giải thoát tất cả mọi nỗi phiền não, những duyên
luyến ái đã từng trói buộc cái tâm (chẳng hạn giải thoát luân hồi để đạt

quả thánh: Alahán, Bồ tát, Phật, Giác ngộ).
Về lý giải thoát cũng có hai lẽ:
1) Tâm thiện giải thoát, tức tâm - ý khéo giải thoát thì lìa khỏi các
trói buộc Tham –Sân –Si.
11
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
2) Huệ thiện giải thoát, tức trí huệ khéo giải thoát không bị
chướng ngại bởi một pháp nào cả, biết rõ và thông hiểu tất cả. Hai lẽ
này là giải thoát cúa Bồ tát.
Như vậy, giải thoát theo triết lý Phật giáo tức là trạng thái tinh
thần con người vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới nhục dục,
là sự “diệt“ hết mọi dục vọng, dập tắt ngọn lưả duc vọng để đạt tới cõi
Niết bàn (Nirvana) với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh. Giải thoát tức là
giải thoát tất cả những mối phiền não, những dây phiền não đã trói
buộc cái tâm, làm mê tâm mờ tính do nhục dục quyến rũ. Khi con
người ta được giải thoát cũng chính là con người ta đạt tới sự siêu
thoát, nghĩa là họ vượt sự trỏi buộc của thế giới trần tục, thoát khỏi sự
chi phối của dục vọng, sinh tử, phiền não, sống hoàn toàn thanh thoát
tự tại. Giải thoát là thấu suốt lý nhân sinh để đạt tới thể “không tịch”.
Song đạt tới thể không tịch không có nghĩa là trở về với cái hoàn toàn
hư vô, mà thưc ra là để xóa bỏ thành kiến chấp ngã hẹp hòi bởi thế
giới đang tồn tại là thế giới vô ngã, để từ đó có thể thấu đạt tư tưởng:
“chư hành vô thường, vạn pháp vô ngã, hết thảy đều là không“ của
pháp ân. Triết lý Phật giáo cho rằng xuất phát điểm của tư tưởng giải
thoát là từ nỗi khổ của cuộc đời con người. Vì vậy muốn được giải
thoát thì cần dập tắt mọi dục vọng, trở về với chân bản tính của mình.
Những nỗi khổ đè nặng lên cuộc đời con người lại được quan
niệm nằm ngay trong thân thể, trong ý trí, tình cảm, trong kiếp người

và trong cả thế giới hiện tượng biến đổi vô thường. Từ những nổi khổ
của cuộc đời nó thôi thúc con người vươn lên mơ ưóc một cõi hạnh
phúc lý tưởng tuyệt đối. Triết lý giải thoát Phật giáo không chỉ có trên
con đường hướng đến mục đích thoát khổ. Giải thoát trong Phật giáo
còn đặt ra câu hỏi khiến con người luôn khát khao tìm kiếm như: Bản
chất và ý nghĩa tối cao của cuộc đời là gì?. Cái gì là giá trị cao cả và
là cứu cánh của cuộc sống con người ?. Điều đó đã làm cho mọi quan
niệm của thế tục lấy vật chất, của cải, danh lợi, sinh tử làm thước đo
đời sống trở nên hết sức nhỏ bé và tầm thường. Chính thế, trong xã
hội Thừa Thiên - Huê, khi đến chùa người ta không cầu trở thành
triệu phú, mà chỉ mong có người giải đáp cho họ những thắc mắc về
bản chất và ý nghĩa đích thực của đời sống.
12
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Tất cả những điều đã lý giải đó thực sự mang ý nghĩa sâu sắc,
nhưng có lẽ nó vẫn chưa đủ để vạch rõ ý tưởng giải thoát trong triết
học Phật giáo. Bởi thế mới chỉ dừng lại ở chỗ cho rằng, xuất phát điểm
của tư tưởng giải thoát là từ nỗi khổ của con người và từ đó dẫn con
người ta thấy được nỗi khổ của cuộc đời, nên nó thôi thúc con người ta
vươn tới khát vọng và ý hướng giải thoát. Giải thoát còn phải chỉ ra
được nổi khổ ấy bắt nguồn từ đâu ?.
Phật giáo quan niệm: Sở dĩ con người ta mắc vào vòng trói
buộc của những nổi khổ chính là do con người vô minh. Tất cả sự vật
của thế giới này, cũng như con người đều là vô thường vô ngã, luôn
trong trạng thái biến chuyển không ngừng. Không có cái gì là thường
trụ, bất biến cả. Không thật có vật, có ta, có cảnh. Tất cả chỉ là giả
tưởng. Để tránh khỏi mê lầm, thoát khỏi những phiền não, con người
ta phải dập tắt mọi dục vọng để trở về với cái tâm thanh tịnh, tịnh diệt,

không đồng vọng bằng con đường thiền định, tu luyện đạo đức, chiêm
nghiệm nội tâm lâu dài.
Kimiva TaiKen cho rằng: “đối với vạn hữu, đặc biệt là tự thân con
người, người ta cảm thấy so sánh, đối chiếu giữa cái chân tướng và giả
tướng của vạn vật. Và do cái ý hướng muốn xa lìa giả tướng để về với
chân tướng mà sinh ra giải thoát“[1; 54]. Nhưng tu luyện trí tuệ, giác
ngộ để diệt dục, phá vô minh ở đây không phải là sự nhận thức bằng
cảm giác hay lý trí. Bởi cảm giác chỉ lôi kéo con người ta sa vào sự
quyến rũ của thế giới vật dục. Còn lý trí, tuy sâu sắc nhưng lại là cái
gì hạn hẹp, nhỏ bé luôn bất lực của trí tuệ trước những cái sâu kín, vô
hạn, tuyệt đối. Trước cái thực thể sâu kín là bản chất của thiên hình
vạn trạng bề ngoài và từ mọi lương tâm tỏa ra, chúng ta cần có một cơ
quan, một cách nhận thức hoàn hảo hơn ngũ quan và lý trí. Đó là sự tri
giác trực tiếp, sự đốn ngộ hay trực giác (intuition) - một năng lực nhận
thức đặc biệt, trực tiếp nắm bắt chân lý không cần kinh nghiệm và lý
trí. “Cái giác tự thâm tâm sau khi đã tự ý hết sức khép kín cánh cửa
của ngũ giác quan” [1; 55]. Chính vì thế mà triết lý Phật giáo đề cao
“Tam học“ (giới, định, tuệ) và coi đó là phương pháp giác ngộ cơ bản.
13
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Như vậy, nguồn gốc của nỗi khổ - điểm xuất phát của tư tưởng
giải thoát - được các trường phái triết học Phật giáo quy về bình diện
nhận thức, hay bình diện tinh thần, tâm lý đạo đức. Đúng như Kimura
Taiken đã viết: “Đối với nhân sinh Phật giáo cho là khổ, bởi vậy mới
lấy tự do, giải thoát làm tiêu chuẩn lý tưởng. Song sự khổ não và trói
buộc ấy không phải sự thực tồn tại khách quan mà là căn cứ vào thái
độ của tâm ta cả, nghĩa là cứ khư khư chấp lấy cái “ngã” giả dối cho
cái “ta” chân thực rồi trù mưu, tính kế để làm cho nó thõa mãn mọi

ham muốn của cái ta ấy, nên mới có khổ não trói buộc. Nếu ta có thể
vượt hẳn ra ngoài vòng tham dục của cái “ngã” nhỏ nhoi âý thì không
những ta sẽ không thấy khổ, không thấy trói buộc mà trái lại, ta sẽ
thấy một cảnh giới tự do và yên vui vô hạn“[1; 55].
Nhưng thực ra, nỗi khổ của cuộc đời và khát vọng vươn lên giải
thoát con người khỏi nỗi khổ ấy là bắt nguồn từ đời sống của xã hội.
Suy cho cùng, nó chính là sự phản ánh những đặc điểm của tính chất
sinh hoạt xã hội và những mâu thuẫn, những xu thế, yêu cầu tất yếu
trong đời sống xã hội đương thời. Tư tưởng giải thoát trong triết học
Phật giáo không thể không mang đặc tính ấy. Chỉ bằng cách xem xét
như vậy mới có thể vạch ra một cách đúng đắn đích thực của tư tưởng
giải thoát trong triết lý Phật giáo. Jawaharlah Nehru khi nhận xét về
triết học Phật giáo đã nhấn mạnh rằng: “Không thể không đồng ý rằng
một nền văn hóa hay một nhân sinh quan dựa trên thuyết thế giới bên
kia hay sự vô giá trị của thế giới lại có thể sản sinh ra tất cả những
biểu hiện về cuộc sống mạnh mẽ và muôn vẽ như thế …”[1; 56] và
“Thông thường thì mỗi tư tưởng đều liên quan đến cơ cấu đời sống
đang thay đổi“[1; 56]. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của
Karl Marx và F. Engel đã khẳng định: “Ý thức không bao giờ có thể là
cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức … không phải ý thức quyết
định đời sống ý thức …“[1; 56 và 57]. Tuy nhiên cũng cần phải nói
rằng, ý thức xã hội không bao giờ phản ánh tồn tại xã hội một cách
cứng nhắc, giản đơn trực tiếp mà nó trãi qua nhiều khâu trung gian hết
sức tinh tế và linh hoạt.
14
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Trong quan hệ với tự nhiên, đứng trước những lực lượng thiên
nhiên đa dạng, khắc nghiệt đầy bí ẩn, luôn gây cho con người những

tai họa khủng khiếp và những bất trắc khôn lường, người Ấn Độ cổ
với trình độ sản xuất lạc hậu và trình độ nhận thức còn thấp kém, đã
nhận thấy thân phận mình hết sức mong manh, nhỏ bé khi đứng trước
những thực trạng đó. Họ luôn phải sống trong tâm trạng lo âu hồi hộp.
Thêm vào đó, thì sự trì trệ trong quan hệ xã hội với chế độ chiếm hữu
nô lệ, chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức hà khắc làm cho con người
càng cảm thấy cuộc đời đầy rẫy những bất công đau khổ. Ước mơ giải
thoát khỏi những nổi khổ của cuộc đời đã trở thành khát vọng của mổi
người. Cũng chính vì thế mà Phật giáo ra đời cũng tập trung vào lý
giải bản chất, ý nghĩa tối cao của cuộc sống, tìm ra căn nguyên của nổi
khổ và vạch ra con đường để giải thoát con người ra khỏi những lo âu
khổ não và cảnh sinh tử của cuộc đời mà họ đang phải gánh chịu.
Nhưng đứng trước lực lượng tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khắc
nghiệt, tàn bạo, họ không thể tìm thâý chỗ dựa cho cuộc đời mình, họ
buộc phải đi tìm sư an ủi trong đời sống tinh thần đạo đức, tâm lý, nơi
sâu thẳm của tâm linh con người ở nơi tôn giáo. Những ước vọng đó
đã trờ thành cưú cánh cho đời sống của họ và chúng cũng đã trở thành
vấn đề trung tâm trong triết học Phật giáo.
1.3.2 Nội dung tư tưởng giải thoát thể hiện qua lý Nhân duyên
khởi và Tứ diệu đế - nền tảng của giáo lý Phật giáo.
Có thể nói rằng đỉnh cao của tư tưởng giải thoát trong triết học,
tôn giáo Ấn Độ Cổ đại là triết lý giải thoát của Phật giáo. Ở đó có sự
kế thừa, chắt lọc, dung hợp và cả sự hoàn thiện những mặt mạnh và cả
những mặt yếu của tất cả những quan điểm, những phương pháp, các
chủ trương gíải thoát của các trường phái triết học, tôn giáo vào thời
đó.
Trái với quan điểm của thánh kinh Véda, Upanishad và các
môn phái triết học tôn giáo đương thời đều thừa nhận sự tồn tại của
một thực thể siêu nhiên tuyệt đối, tối cao, sáng tạo và chi phối đến tinh
thần vũ trụ (Brahman, Atman), Đạo Phật cho rằng vũ trụ này là vô

thủy vô chung, vạn vật trong thế giới này chỉ là dòng biến hóa vô
thường, duyên sanh vô định, không do một vị thần nào sáng tạo nên
15
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
cả. Sở dĩ tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới này luôn bíến đổi
không ngừng nghĩ là bởi vì trong vũ trụ từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô
cùng lớn đều không thoát khỏi luật nhân quả hay còn gọi là luật “
Nhân duyên khởi ”. Theo triết lý này thì cái gì phát động ra ở vật, gây
ra một hoặc nhiều kết quả được gọi là “Nhân“ (hetu), cái gì được kết
tập từ “nhân“gây ra thì được gọi là “quả“ (phala). Còn “Duyên“
(pratitya) lại chính là điều kiện là mối liên hệ để giúp “nhân” biến
thành “quả“. Như vậy, “nhân“ nhờ “duyên“ mới thành “quả“, “quả”
lại nhờ “duyên“ mới biến thành “nhân“ mới, “nhân“ mới lại nhờ
“duyên“ mới biến thành “quả“ mới. Cứ như thế mà thế giới nối tiếp
nhau biến hóa vô cùng vô tận và vì vậy mà mọi sự vật hiện tượng cứ
sinh sinh hóa hóa mãi, quá trình đó được Phật giáo gọi là “Chư hành
vô thường“. Dừng ở đây, triết học Phật giáo có tính biện chứng vô
thần sâu sắc.
Trong sự vận động của thế giới sự vật hiên tượng, con người là
một thực thể sống trong thế giới vận động đó. Do vậy, ngay chính bản
thân con người cũng do “nhân – duyên“ kết hợp mà thành. Con
người được cấu tạo bởi hai thành phần thể xác và tinh thần, hai thành
phần này là kết quả tan – hợp, hợp – tan của ngũ uẩn, duyên hợp ngũ
uẩn lại thì ra “ta“, duyên tan ngũ uẩn thì không còn “ta“, mà là diệt.
Nhưng đó không phải là sự mất đi mà là sự trở lại với ngũ uẩn và ngay
cả mỗi yếu tố của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) cũng luôn luôn
biến đổi không ngừng theo luật nhân – quả. Như vậy, vạn vật chúng
sinh cứ biến hóa vô thường, vụt mất vụt còn, không có thực thể, không

có một hình thức nào tồn tại riêng lẻ và vĩnh viễn, không có cái tôi
thường định, không có bản ngã hay cái ngã cá nhân bất biến (vạn pháp
vô ngã). Nhưng do không thấy được nguồn gốc của sự biến đổi vô
cùng vô tận của vạn vật và chúng sinh là do đâu và như thế nào, nên
con người đã lầm tưởng rằng ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng thường
định, cái gì cũng là của ta, do ta. Vì thế mà con người cứ khát ái tham
dục, dẫn đến hành động để chiếm đoạt để thõa mãn những dục vọng
của mình, tạo ra những kết quả gây nên nghiệp báo (Karma), mắc vào
bể khổ trầm luân. Đức Phật cũng có dạy rằng: “Này chư tỳ khưu, Như
Lai không thấy dây trói buộc nào khác mà chặt chẽ cột trói chúng sanh
16
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
lâu dài, dai dẳng, thênh thang và hối hả bất định xuyên qua vòng
quanh những kiếp sinh tồn như trói buộc của ái dục. Quả thật vậy, này
chư tỳ khưu, bị thằng ái dục cột trói, chúng sanh lê bước thênh thang
và hối hả bất định trong vòng luân hồi“[14; 116]. Ái dục chính là
những khát vọng mù quáng của chúng sanh đã gây nên sân hận và tất
cả mọi khổ đau phiền lụy. Vì vậy việc đầu tiên theo Phật Tổ, để giúp
con người thoát ra được bể khổ triền miên đó là phải diệt ái dục;
Tiếng nói của sự giải thoát khổ đau phải là tiếng nói của duyên sinh vô
ngã.
Theo Hòa thượng Thích Chơn Thiện, trong quyển “Phật học khái
luận” của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1997 thì
duyên sinh được quan niệm như sau: “Duyên khởi là gì ?. Thế Tôn
định nghĩa: Do vô minh có hành sinh; do hành có thức sinh; do thức
có danh sắc sinh; do danh sắc có lục nhập sinh; do lục nhập có xúc
sinh; do xúc có thọ sinh; do thọ có ái sinh; do ái có thủ sinh; do thủ có
hữu sinh; do hữu có sinh sinh; do sinh có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não

sinh, hay toàn bộ khổ uẩn sinh. Đây gọi là duyên khởi (hay duyên
sinh)“ [7; 166].
Ông còn nói rằng: “Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách
hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên
danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên lục nhập diệt. Do lục nhập diệt nên
xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt
nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do
sanh diệt nên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ
uẩn này đoạn diệt. Này các tỳ kheo, như vậy gọi là đoạn diệt“[7; 166].
Như vậy, khi nào thập nhị nhân duyên khởi thì khổ uẩn khởi, ngược
lại khi thập nhị nhân duyên đoạn diệt thì khổ uẩn cũng đồng thời đoạn
diệt.
Qua thập nhị nhân duyên cũng đã phần nào khái quát nỗi khổ của
con nguười là do đâu mà có. Tuy nhiên, con đường giải thoát chúng
sinh cũng như tư tưởng giải thoát khổ đau không chỉ thể hiện qua lý
“Nhân duyên khởi“ mà còn được thể hiện trong học thuyết “Tứ diệu
đế” (Catvary Arya Satya) - tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hệ thống kinh
17
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
sách nhà Phật. Cùng với “lý nhân duyên khởi”, học thuyết “Tứ diệu
đế” đã trở thành nền tảng cho giáo lý nhà Phật. Thông qua các thuyết
này, Phật giáo không chỉ vạch rõ con đường, cách thức để giải thoát
chúng sinh ra khỏi nghiệp báo luân hồi và những nổi khổ của cuộc đời
con người, mà chúng còn tìm ra nguồn gốc của nỗi khổ của cuộc đời
con người, chỉ ra căn nguyên biến đổi không ngừng cúa vũ trụ và thế
giới. Chính ở đây chứ không đâu khác đã thể hiện rõ nét và tập trung
nội dung tư tưởng giải thoát đặc sắc của triết lý Phật giáo. Triết lý Phật
giáo phủ nhận thế giới quan thần quyền cũng như quan điểm về cái tôi

cá nhân bất biến. Phật giáo không tán thành cách tu luyện ép xác khổ
hạnh để có thể giải thoát (của đạo Jaina), cũng như phê phán chủ nghĩa
khoái lạc vật chất (của trường phái Lokayata). Theo Phật giáo thì cả
hai khuynh hướng đều không thể dẫn đến trạng thái diệt ái dục một
cách trọn vẹn. Tu luyện khổ hạnh sẽ làm suy giảm trí lực do đó khó có
thể đạt tới minh giác, còn nếu sa vào thế giới vật chất tức là đã sa vào
thế giới vật dục, là đam mê theo đuổi cái giả tưởng, làm lu mờ tâm
tính, điều này dẫn đến sự chậm trễ trong tiến bộ tinh thần. Vì vậy, theo
Phật giáo con đường đúng đắn nhất để đạt tới giác ngộ và giải thoát là
con đường trung đạo. Trong kinh Chuyển Pháp Luân Đức Phật đã nói:
“Người xuất gia có hai cực đoan cần tránh, một con đường thấp hèn
chủ trương cuộc sống chỉ cần khoái lạc, một con đưòng cực nhọc vô
ích như chủ trương của phái khổ hạnh ép xác. Con đường trung đạo thì
ở giữa hai thái cực kia, có thể dẫn đến giác ngộ và giải thoát“[1; 167].
Như vậy, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh và nhắc nhở người xuất gia
phải tránh những điều thái quá hay những điều cực đoan khi xác định
con đường giải thoát chúng sinh.
Con đường giải thoát đó được thể hiện trong triết lý của Phật giáo
như sau: Đầu tiên, thể hiện trong thuyết Tứ diệu đế, tư tưởng giải thoát
Phật giáo có xuất phát điểm từ nỗi khổ của cuộc sống con người. Theo
quan điểm của Phật giáo, thì ngay việc con người sinh ra và tồn tại thì
con người lại càng rơi vào vô minh, rơi vào những ảo tưởng giả tạo.
Chính vì thế nhiệm vụ và mục đích tối cao của sự giải thoát chính là
xóa bỏ sự vô minh của con người để đạt tới sự giác ngộ với cái tâm
sáng tỏ, có thể nhận ra chân bản tính của mình và thực tướng của vạn
18
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
vật. Có vậy mới dập tắt được ngọn lửa ái dục, thoát ra mọi khổ não

của cuộc đời để đạt đến cõi Niết bàn (Nirvana). Vì vậy, mà Đức Phật
đã đưa Khổ đế thành chân lý thứ nhất. Triết lý của Đạo Phật khẳng
định thực tại nhân sinh là khổ. Phật đã nói trong kinh Chuyển Pháp
Luân rằng: Sinh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, oán tăng hội
khổ, thụ biệt ly khổ, thụ ngũ uẩn khổ, sở cầu bất đắc khổ. Như vậy ,
với Bát Khổ mà Ngài đưa ra cũng đã khái quát rằng cuộc đời con
người vốn đã là bể khổ.
Thứ hai, trong Tập Đế, Ngài đã nêu ra và lý giải căn nguyên của
nổi khổ, tức chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân của mọi nổi khổ. Cũng
như ở thuyết “Nhân – Duyên khởi“, nguyên nhân chính để gây nên nổi
khổ của con người chính là lòng ái dục. Nhưng sở dĩ có ái dục là vì sự
vô minh, từ cái mê lầm của con người do không nhận thức được bản
chất của thế giới. Con người muốn tồn tại mãi nhưng thực tại lại cứ
luôn biến dịch, con người muốn trường tồn nhưng cuộc đời cứ luân
chuyển không ngừng nghĩ theo quy trình: sinh – lão – bệnh – tử; thành
– trụ –hoại –không; sanh – trụ –dị – diệt. Vì thế, con người mới sinh ra
lòng tham, lòng sân, lòng si, chiếm đoạt để rồi gây nên những nổi khổ
triền miên trong đời. Cùng với “Nhân duyên khởi”, Đức Phật đưa ra
thuyết “Thập nhị nhân duyên“ để giải thích căn nguyên nổi khổ ấy,
cùng với đó cũng vạch ra mối liên hệ của nghiệp từ quá khứ tới hiện
tại, rồi từ hiện tại tới tương lai. Mười hai duyên đó là: vô minh, hành,
thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, aí, thủ, hữu, sinh, lão tử. Mười hai
duyên này nối tiếp nhau, chúng liên hệ và chuyển hoá cho nhau, chúng
vừa là “nhân“ vừa lại là “quả“ của nhân.
Thứ ba, để con người có thể được giải thoát khỏi bể khổ thì phải
diệt khổ, đó chính là mục đích tối cao của sự giải thoát. Chân lý tối
cao mà Đức Phật đưa ra đó là diệt đế. Phật Tổ nói rằng: “Đó là sự xa
lánh trọn vẹn, là sự tận diệt chính cái ái dục ấy. Đó là sự rời bỏ, sự
khước từ, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục. Đó là chân lý
cao thượng về sự diệt khổ“[1; 170], để đạt tới trạng thái Niết bàn; Niết

bàn được xem là trạng thái tuyệt đối: trạng thái không tịch, diệt trừ
mọi danh sắc, cảm giác, ý thức, trạng thái diệt mọi ái dục, vô vi, thanh
tịnh, là hoàn thiện, vĩnh hằng, bất tử… Chính vì thế mà Long Thọ Bồ
19
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Tát đã viết: “Niết bàn là ngừng định, ngừng hết tư tưởng vô và hữu,
sắc và không“[1; 171].
Thứ tư, để thực hiện được mục đích và lý tưởng giải thoát, để đạt
tới trí tuệ bát nhã, Phật giáo đưa ra thuyết về Đạo Đế. Đạo đế là quan
điểm về con đường, cách thức hay phương pháp giải thoát của Đạo
Phật. Trong đó, con đường trung đạo như đã nói ở trên với thuyết tiêu
biểu là “Bát chính đạo”. Tám con đường đó là:
1) Hiểu biết nhận thức đúng đắn (chính kiến).
2) Suy nghĩ chân chính (chính tư duy).
3) Hành động , làm việc chân chính (chính nghiệp).
4) Chỉ nói những điều hay, đúng (chính ngữ).
5) Sống một cách trung thực (chính mệnh).
6) Cố gắng vươn lên theo con đường chân chính (chính tịnh tiến).
7) Suy nghĩ chính pháp, gạt mọi tà niệm (chính niệm).
8) Chuyên chú vào con đường chân chính để giác ngộ (chính
định).
Cùng với tám con đường này, Đức Phật đưa ra những phương
pháp thực hành tu luyện cho các Phật tử để chủ động thực hiện điều tốt
cho người và cho mình, ví như “Ngũ giới“, “Lục độ“ và “Thập thiện“.
Nói một cách khái quát, trong thuyết Tứ diệu đế, thì Khổ Đế và
Tập Đế trình bày về sự khổ và nguyên nhân của nổi khổ. Đây chính là
điểm xuất phát của tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo. Diệt Đế
là quan điểm của Phật giáo về mục đích và nhiệm vụ tối cao của sự

giải thoát, mục đích và nhiệm vụ ấy là xóa bỏ mọi vọng tưởng, thoát
khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục, diệt ái dục để có thể giác
ngộ, đến với Niết bàn. Còn Đạo Đế là con đường và cách thức giải
thoát, đó là “Bát chính đạo“.
Phải nói rằng trong thời đại ngày nay, khi ta đem “Bát chính
đạo“ ra để mà nghiên cưú, suy ngẫm thì nó vẫn còn giá trị và phù hợp
với điều kiện sống hiện thực. Bởi vì, tám con đường mà Phật Tổ dạy
đó, về cơ bản không có điểm gì gây trở ngại cho tình trạng phát triển
tốt đẹp của con người, của xã hội. Chỉ có điều, giải pháp cho vấn đề
này không gì khác ngoài việc con người phải được giáo huấn “Bát
chính đạo“ và theo chư Phật thì tất cả những vấn đề của đời sống đang
20
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
dồn dập tấn công con người có thể thâu gọn lại thành vấn đề duy nhất
- ấy là nỗi khổ.
“Bát chính đạo“ của Đức Phật được mở rộng cho tất cả, không
có sự phân biệt giàu – nghèo, nam – nữ, già – trẻ, hễ người nào đọc và
hành theo “Bát chính đạo“ thì có nghĩa là họ đang đi trên con đường
dẫn đến trạng thái tâm lành mạnh để giúp họ đến được cõi Niết bàn,
tức là con người đã được giải thoát ra khỏi bể khổ trầm luân.
Giải thoát trong Phật giáo không chỉ có thể đạt được sau khi chết
mà nó còn có thể được thực hiện ngay ở hiện tại khi mà ta có thể từ bỏ
mọi luyến ái, mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục,… để tâm hồn
mình được thanh thản, an lạc. Bên cạnh đó, trong triết lý giải thoát của
mình, Phật giáo cho rằng khi đã đắc đạo, giác ngộ, nhập cõi Niết bàn
thì ngay cả “Bát chính đạo“ hay những ý niệm liên quan cũng đều phải
từ bỏ nốt. Đức Phật đưa ra hình ảnh con đường giải thoát cũng giống
như con đường đưa người ta sang sông mê, khi đã qua được tới bờ rồi

thì phải biết từ bỏ con thuyền ấy chứ nếu cứ giữ nó thì không thể vượt
được bến mê. Đức Phật thường khuyên răn mọi ngưòi rằng: Hãy ít
tụng niệm nhưng hành động đúng đạo pháp, diệt tham, sân, si; tri kiến
chân tính; giữ tâm thanh tịnh, không luyến ái; tại đây và về sau người
ấy sẽ chứng nghiệm thành quả của đời sống phẩm hạnh thiêng liêng
(Kinh Pháp Cú).
Như vậy, với tư tưởng giải thoát mà Đức Phật đưa ra đã thể hiện
rất sâu sắc tính chất nhân bản, nó quan tâm đến thân phận và đời sống
của mỗi con người, giúp con người thoát khỏi những nổi khổ của cuộc
đời, tìm cho họ một niềm tin trong cuộc sống, một chỗ dựa vững chắc
và chỗ dựa vững chắc âý không ở đâu xa lạ mà chính ngay trong tâm
mỗi người.
1.3.4 Tiểu kết.
Tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo khác với các trường
phái Lokayata, Jaina. Trường phái Jaina chủ trương giải thoát bằng
con đường tu luyện ép xác, khổ hạnh có tính cực đoan theo giới luật
ahimsa (tức là không giết bất cứ một sinh vật nào, từ chối mọi lạc thú
của xã hội bên ngoài. Trường phái Lokayata chủ trương một quan
điểm triết lý nhân sinh, đạo đức hoàn toàn đối lập với các quan điểm
21
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
của các trường phái triết học khác. Nó khuyên con người ta chấp nhận
một cuộc sống hiện thực với tất cả những mâu thuẫn, xung đột có sự
khổ đau và cũng có những niềm vui hạnh phúc ngọt ngào của nó. Triết
học Phật giáo, với các thuyết “Tứ diệu đế“, “Thập nhị nhân duyên“ coi
thế giới khách quan và tâm thức con người đều là vô thường vô ngã,
coi tất cả vạn vật trong thế giới đều do nhân duyên hòa hợp mà thành.
Trong “Tứ diệu đế“ gồm “Khổ đế“ (sự đau khổ của chúng sinh quy về

bát khổ); “Tập đế“ (nguồn gốc của khổ quy về thập nhị nhân duyên),
“Diệt đế“ (lý luận về sự chấm dứt nỗi khổ, thừa nhận mọi nổi khổ đều
có thể diệt được) và “Đạo đế“ (để chấm dứt nỗi khổ con người có thể
thực hiện nó bằng nhiều con đường - Bát chính đạo), Phật giáo đã chủ
trương chọn con đường trung đạo tu luyện theo “Bát chính đạo”, chủ
trương giải thoát cắt đứt mọi duyên sinh, diệt hết mọi dục vọng, tiến
tới gíác ngộ trí tuệ, để tiến đến cõi Niết bàn. Phật giáo cho rằng mọi
nỗi khổ trên đời đều do con người tạo ra. Nếu cứ sinh hóa mãi thì nỗi
khổ này chồng chất nỗi khổ khác. Cứ thế liên tiếp tạo thành luân hồi
bất tận. Do đó, nếu con người không diệt dục thì không thể nào đưa
con người thoát khỏi sự trầm luân của bể khổ. Vì thế, tư tưởng giải
thoát trong triết học Phật giáo là hướng con người hành theo tám
phương pháp tu luyện chân chính để từ bỏ lòng tham, sân, si, từ bỏ
lòng ham muốn nhục dục trên cõi trần tục để trở về với cái tâm trong
sáng.
Con đường và cách thức giải thoát trong triết lý Phật giáo rất
gỉan dị, có ý nghĩa hết sức thiết thực và phù hợp với đời sống hiện
thực khách quan. Nó chủ trương tu luyện toàn diện trên mọi lĩnh vực
từ đời sống đạo đức luân lý đến tâm linh, trí tuệ. Phật giáo cho rằng,
mọi hành vi do con người gây ra đều để lại kết quả bởi Nghiệp
(Karma) quy định. Nghiệp dù thiện hay ác thì cũng là nỗi khổ của con
người. Trong lòng mình, mỗi con người ai cũng mang khát vọnh nhục
dục, lòng đố kị ghen ghét, sự tranh chấp nên mới sinh ra hành vi sai
lạc như thế. Con người không chỉ tham cầu, chấp trước, dục lạc, quyền
thế mà kể cả chấp trước ý niệm, quan điểm, tín ngưỡng… Vì thế, tất
cả mọi sự tranh chấp nhiễu nhương trên thế giới, nhỏ như chuyện cãi
nhau giữa những người trong gia đình, lớn như các cuộc chiến tranh
22
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI

THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
giữa nước này với nước khác, đều không ngoài nguyên nhân do khát ái
tự tư , tư lợi gây ra.
Phật giáo yêu cầu, căn bản của mọi vấn đề về chính trị, xã hội,
đạo đức, văn hóa của con người phải đi theo quỹ đạo của triết lý giải
thoát. Mọi sự sai hướng, lệch lạc là do con người “vô minh“ không
nhận thấy được những sai lạc đó nên con người cứ mãi mê theo đuổi
nó. Phật nói với LatraBala rằng: “Người đời thường cảm thấy không
đầy đủ, mộng mị để cầu trở thành nô lệ của tham ái, dục lạc. Mỗi
người chúng ta đều thừa nhận hết thảy mọi việc ác trên đời đều do
tham ái, dục lạc, tự tư, tư lợi mà sinh ra. Điều này không có gì khó
hiểu“[21; 73].
Nói chung, theo triết lý Phật giáo thì để cắt đứt mọi nỗi khổ trên
cuộc sống trần gian con người phải tuân thủ Bát chánh đạo, có thế con
người mới có được cuộc sống thanh bình, trở về với cái tâm trong sáng
của mình. Nhiều quan niệm cho rằng, giải thoát theo “Bát chính đạo“
của Đạo Phật là con đường duy nhất đúng đắn nhất. Ông
T.W.PhysDavids, vị chủ tịch sáng lập viên hội Pali Text Society tại
London viết: “Dẫu là Phật tử hay không tôi đã khảo sát các hệ thống
tôn giáo lớn trong thế gian, từng hệ thống một, không có ở đâu tìm ra
điều gì tốt đẹp hơn và đúng lý hơn “Bát chính đạo“ của Đức Phật. Tôi
tự nguyện uốn nắn đời sống mình đúng theo con đường ấy“[14; 146].
Ông còn nói:
“ Hãy từ bi và bi mẫn
Và khéo thu thúc trong giới hạnh,
Hãy gia công nỗ lực, hướng về mục tiêu,
Và tiến bước, luôn can đảm tiến lên.
Hiểm họa nằm trong sự dễ xuôi uổng phí thì giờ
Công phu kiên trì nỗ lực chắc chắn và an toàn
Điều ấy khi ta thấy,

Rồi trau dồi Bát chánh đạo,
Ta sẽ chứng ngộ và như vậy
Làm con đường bất diệt là của chính ta“[14; 146].
23
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Quan điểm đó, một lần nữa góp phần khẳng định Phật giáo đã tạo
cho tư tưởng giải thoát trong đời sống triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại
một bước phát triển mới đầy sinh khí và có những ảnh hưởng tích cực
đối với đời sống xã hội Ấn Độ đương thời. Nó là tiếng nói đại diện
cho khát vọng đòi tự do tư tưởng và sự bình đẳng xã hội của nhân dân
Ấn Độ cổ đại.
Tuy nhiên, do chưa giải thích đúng bản chất các hiện tượng xã
hội và chưa biết rõ nguyên nhân đích thực của nỗi khổ con người cho
nên tư tưởng giải thoát trong triết học tôn giáo Phật giáo chỉ dừng lại ở
sự giải phóng về mặt đời sống tinh thần, đạo đức, tâm lý của con
người, bằng phương pháp tu luyện hoàn thiện phẩm chất đạo đức và
đời sống tinh thần theo giới luật và sự trầm tư mặc tưởng, đào sâu suy
nghĩ trong thế giới nội tâm con người, không kể đến sự khác nhau về
địa vị, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ.
Nhằm đạt được giải thoát, thậm chí con người không cần đến phân
biệt bạn, thù và đối lập sự tồn tại tự nhiên, kinh nghiệm với mục đích
giải thoát.
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT
TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN HUẾ.
2.1. Khái quát sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt
Nam và Thừa Thiên - Huế.
Từ thế kỷ thứ III tcn, Phật Giáo Ấn Độ đã phát triển thịnh

vượng và truyền bá hầu khắp thế giới. Đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến
đời sống tinh thần và lịch sử văn hóa của nhiều nước phương Đông,
trong đó có Việt Nam.
Hiện có hai quan điểm khác nhau về sự du nhập Đạo Phật đến
Việt Nam. Theo cụ Trần Văn Giáp trong “Thiền uyển tập anh ngũ
lục“ do thầy Mật thể dịch và sau này thầy Tuệ Sỹ dẫn lại thì Phật giáo
Việt Nam chịu ảnh hưởng truyền từ Trung Quốc đến. Bốn vị sư truyền
đạo đầu tiên ở bắc Việt Nam là Mahakỳ Vực (188), Mâu Bác Cư Sỹ
(194), Khương Tăng Hội (200 – 247) và Chi Cương Lương (266).
Theo tác giả Vân Thanh trong “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam“ thì
sơ tổ thiền tông Việt Nam không phải là Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà phải là
24
THÁI THỊ KHƯƠNG, TRỊNH THỊ LIÊN, TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN – TRIẾT K22 – ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG – ẢNH HƯỞNG CỦA TƯỞNG GIẢI
THOÁT TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUẾ
Thiền Sư Huệ Thẳng người Việt Nam, sinh trước Tỳ Ni Đa Lưu Chi
một thế kỷ (Thiền Sư Huệ Thắng (truyền đạo ở Trung Quốc 440 –
479), Tỳ Ni Đa Lưu Chi (truyền đạo ở Việt Nam 580 – 594). Tác giả
Vân Thanh cũng khẳng định, Phật giáo đến nước ta bằng nhiều con
đường: trực tiếp từ Ấn Độ sang qua các nhà buôn, hoặc gián tiếp từ
giao lưu văn hóa, kinh tế với Malaixia, Lào, Campuchia, Trung Quốc
là con đường muộn nhất nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc nhất trong Phật
giáo Việt Nam. [3; 12 và 13]. Như vậy có thể quan niệm:
Phái thiền thứ nhất ở Việt Nam là thiền phái của thiền sư Huệ
Thắng;
Thứ hai là thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (580 – 594), truyền từ
Pháp Hiền(560 - 626) đến Y Sơn thiền sư(1216) được 19 tổ;
Thứ ba là thiền phái Vô Ngôn Thông (820 – 826), truyền từ
Cẩm Thành(800 - 860) đến Ứng Vương( 122? - ????) được 15 tổ;
Thứ tư là thiền phái Thảo Đường (khai sơn ở Thăng Long năm

1069), truyền từ Lý Thánh Tông(1054 - 1077) đến Phạm Phụng
Ngự(thế kỷ XIII) được 5 tổ;
Thứ năm là thiền phái Trúc Lâm ở Yên Tử do vua Trần Nhân
Tông làm sơ tổ, khai sơn 1299, truyền đến Huyền Quang(1314) được
3 tổ;
Thứ sáu là thiền phái Tào Động từ Trung Quốc truyền vào Việt
Nam thời vua Thế Tôn (1573 – 1599);
Thứ bảy là phái thiền Lâm Tế của Trung Quốc truyền vào Việt
Nam thời vua Lê Huy Tôn (1676 –1705) [3; 13 và14].
Sách “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam” của Vân Thanh nói
dưới thời Lê Huy Tôn còn có phái Liên Tôn ở Trung Quốc truyền đến
Việt Nam, nhưng trên thực tế Liên Tôn chỉ là một môn phái của Trúc
Lâm ở Yên Tử[Xem 19;].
Từ 1305, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho
vua Chế Mân, lấy hai châu Ô và Rí, lập ra hai châu mới là Thuận Châu
và Hóa Châu, biên giới nước ta mở đến Duy Xuyên (Quảng Nam ngày
nay), lúc này Huế mới là lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên mãi đến
thời Lê Thánh Tông với luật Hồng Đức (1460) người Việt mới định cư
25

×