Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đánh giá tác động môi trường : Xây dựng Trại chăn nuôi gà tại ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.12 KB, 20 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Categories > TÀI LIỆU HỌC THUẬT KHÁC
Page 1
1–1
hoangyen
Cây trưởng thành - privileged member
15 posts
0permalink
I. THÔNG TIN CHUNG:
I.1. Tên dự án:
Xây dựng Trại chăn nuôi gà tại ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ
I.2. Tên Cơ sở chủ dự án:
Cơ sở chăn nuôi gà Ngô Trường Sơn
I.3. Địa chỉ liên hệ Cơ sở chủ dự án:
Ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
I.4. Chủ dự án:
Ông Ngô Trường Sơn, chủ Cơ sở chăn nuôi gà.
I.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án:
- Điện thoại: 0976913820
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:
II.1. Vị trí:
Cơ sở chăn nuôi gà Ngô Trường Sơn được xây dựng tại ấp 01, khu cánh đồng
13, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, nằm xa khu dân cư tập trung.
II.2. Diện tích mặt bằng:
Khu vực xây dựng dự án nằm trên khu đất thuộc thửa số 1078, tờ 04, với diện
tích 2.900m
2
(Bản đồ địa chính xã Sông Ray). Trong đó, diện tích sử dụng xây
dựng là 900 m
2
, và phần diện tích còn lại trồng cây xanh, đường lưu thông, nhà


kho.
II.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội – Cơ sở hạ tầng:
Địa điểm xây dựng dự án thuộc khu cánh đồng 13, ấp 1, xã Sông Ray, huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là khu vực xa khu dân cư tập trung. Cùng với sự phát triển
của tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Cẩm Mỹ nói riêng đang trong giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội do đó nguồn thực phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu
tiêu thụ ở địa phương cũng như các tỉnh lân cận. Vì vậy, việc xây dựng trại chăn
nuôi gà tại địa điểm này rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thị
trường.
II.4. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của Cơ sở:
II.4.1. Hệ thống thoát nước mưa:
Nước mưa được chảy tràn trên bề mặt ngoài khu vực cơ sở, sau đó tự thoát ra
các ao nuôi cá và được dẫn chảy ra các cánh đồng lân cận.
II.4.2. Hệ thống thoát nước thải:
Trong quá trình chăn nuôi nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, nước
thải được dẫn bằng ống dẫn (đường kính khoảng 20cm) đến hầm lắng để lấy phân.
Lượng nước thải từ hầm lắng sau đó dẫn qua ao nuôi cá, sau đó được dẫn chảy ra
các cánh đồng lân cận.
II.5. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn :
Chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi: Chủ yếu là phân tươi và bao bì đựng
thức ăn gia súc. Bao bì đựng thức ăn gia súc được thu gom lại bán phế liệu, còn
phân tươi được thu gom hằng ngày đóng bao, xử lý vôi đem ủ và bán cho nông dân
bón cây. Chất thải rắn (xác gia cầm) không đáng kể nếu có sẽ tiến hành tiêu hủy và
chôn lấp theo đúng quy trình tiêu hủy nhằm tránh lây bệnh.
Chất thải rắn nguy hại: Không phát sinh chất thải rắn nguy hại trong quá trình
chăn nuôi.
III. QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH:
III.1. Tổng vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư là 100.000.000 VNĐ.
III.2. Công suất sản xuất:

Công suất sản phẩm là 2000 con gà thịt/đợt/50ngày. Sản phẩm được Công ty
TNHH CP Việt mua lại sau đó vận chuyển về lò mổ.
III.3. Quy trình chăn nuôi:
Quy trình chăn nuôi được trình bày tóm tắt trong hình 1.
Hình 1. Quy trình chăn nuôi gia cầm
Thuyết minh Quy trình chăn nuôi gia cầm:
Gà con đem về ủ bằng điện sau đó cho ăn cám thực phẩm, uống thuốc định
kỳ. Khoảng thời gian 50 ngày tuổi thì xuất chuồng bán cho Công ty TNHH CP Việt
đưa về lò mổ.
III.4. Trang thiết bị dùng trong chăn nuôi:
Trang thiết bị dùng trong chăn nuôi được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Trang thiết bị được trình bày trong bảng 2.
STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng Xuất xứ Tình trạng
1
Máng đựng thức
ăn gia cầm
Cái 20 Việt Mới
2 Máy bơm Cái 1 Việt Mới
3 Tháp nước Cái
1
Việt Mới
III.5. Nhu cầu nhân lực:
Nhu cầu nhân lực của Trại chăn nuôi là 02 người, trong đó:
- Công nhân : 01 người
- Quản lý : 01 người
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG:
IV.1. Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi:
* Nhu cầu nguyên liệu:
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của Trại chăn nuôi như cám thực
phẩm khoảng 10 tấn/đợt/50ngày, thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccin và các phương

tiện phục vụ cho chăn nuôi.
Toàn bộ nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Trại chăn nuôi được mua tại các
đại lý trong huyện, và được bảo quản trong kho chứa của Trại.
IV.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước phục vụ chăn nuôi
IV.2.1. Nguồn cung cấp điện:
Hệ thống cung cấp điện cho hoạt động của Trại là hệ thống lưới điện 220V do
Công ty Điện lực Đồng Nai cung cấp. Số lượng điện năng tiêu thụ khoảng 300
Kw/tháng.
IV.2.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước:
Nguồn nước cung cấp cho hoạt động của Trại là nước ngầm (giếng khoan).
Tổng lượng nước sử dụng khoảng 03m
3
/ngày đêm dùng cho vệ sinh chuồng trại và
cho gà uống.
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
V1. Các loại chất thải phát sinh :
V.1.1. Khí thải:
(1). Nguồn phát sinh khí thải:
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí do hoạt động của Trại chăn nuôi bao gồm:
- Bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu, thành phẩm.
- Ô nhiễm do khí thải và tiếng ồn các phương tiện giao thông vận chuyển
nguyên liệu, sản phẩm.
- Mùi hôi phát sinh do quá trình phân huỷ của chất thải trong hoạt động chăn
nuôi.
(2). Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải:
(a). Khí thải từ các phương tiện giao thông:
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản
phẩm phát sinh bụi, SO
2
, NO

x
, CO, VOC, … gây ô nhiễm không khí.
- Tổng khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm cần vận chuyển của Trại chăn
nuôi trung bình khoảng 2,5 tấn/chuyến. Phương tiện vận chuyển cho Trại chăn
nuôi là xe tải nhỏ, nhu cầu vận chuyển là 4 chuyến/đợt/50ngày.
- Có thể tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao
thông phát sinh trong khu vực và trước cổng trại chăn nuôi như sau:
Giả sử thời gian phương tiện giao thông hoạt động (nổ máy) tại khu vực này
là 15 phút/ngày. Nếu tính vận tốc trung bình của xe tải lưu hành trên đường là 60
km/h thì thời gian hoạt động của 1 xe tải tại khu vực này tương đương với quãng
đường vận chuyển là 15km. Vậy theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) –
1993 thì kết quả tính tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông của
Trại chăn nuôi được đưa ra trong bảng 3.
Bảng 3. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông của Trại chăn nuôi
STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/km) Tải lượng (g/ngày)
01 Bụi 0,07 1,05
02 SO
2
2,22 S 33,3
03 NO
2
1,87 28,05
04 CO 45,6 684
05 VOC 3,86 57,9
Ghi chú: S: Thành phần S trong xăng (1%)
(b). Tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm nhiệt:
Ô nhiễm tiếng ồn trong khu chăn nuôi:
Tiếng ồn phát sinh từ các nguồn (quá trình cho gà ăn,…) mức ồn phát sinh
trong trại thường không cao.
Nồng độ các chất ô nhiễm :

* Nồng độ khí thải của các phương tiện giao thông vận tải:
Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm tại các trục lộ giao thông với mật
độ giao thông cao cho thấy nồng độ bụi dao động trong khoảng 0,46-0,74 mg/m
3
;
CO dao động trong khoảng 8,38-14,23 mg/m
3
, NO
2
dao động trong khoảng 0,31-
0,88 mg/m
3
. So sánh với Tiêu chuẩn chất lượng không khí cho thấy nồng độ bụi
gây ra do các phương tiện giao thông cao hơn Tiêu chuẩn nhiều lần (tùy thuộc vào
chất lượng mặt đường), nồng độ các thông số khác đạt Tiêu chuẩn.
(3). Các tác động môi trường:
Các tác động do khí thải được đưa ra trong bảng 4.
Bảng 4. Các tác động môi trường do khí thải
STT Thông số Tác động đến môi trường
1 Bụi
Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản
ứng sơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp.
2 Các khí
axit : SO
2
,
NO
x

Đối với sức khỏe: SO

2
, NO
x
là các chất khí kích thích, khi
tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO
2
,
NO
x
vào cơ thể qua đường hô hấp, hoặc hòa tan vào máu
tuần hoàn. SO
2
, NO
x
kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi
axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 – 3mm sẽ vào tới
phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống
bạch huyết.
Đối với thực vật: Các khí SO
2
, NO
x
khi bị oxy hóa
trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên
mưa axít, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây
trồng, thậm chí hủy diệt hệ sinh thái và thảm thực vật.
Khi nồng độ SO
2
trong không khí khoảng 1 – 2 ppm có
thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp

xúc. Các thực vật nhạy cảm, đặc biệt là thực vật bậc
thấp có thể bị gây độc ở nồng độ 0,15 – 0,30 ppm.
Đối với vật liệu: Sự có mặt của SO
2
, NO
x
trong không
khí nóng ẩm làm tăng quá trình ăn mòn kim loại, phá
hủy vật liệu, các công trình
3 CO
CO liên kết với hemoglobin tạo thành cacboxy -hemoglobin
rất bền vững, dẫn đến sự giảm khả năng vận chuyển oxy của
máu đến các tổ chức, các tế bào. Khi ngộ độc CO sẽ xuất
hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai, và khi ngộ
độc nặng máu đỏ thắm, phù phổi.
4 CO
2
Bình thường CO
2
trong không khí sạch chiếm tỉ lệ thích hợp
là 0,003 – 0,006% có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp
làm thúc đẩy quá trình hô hấp của sinh vật. Tuy vậy, nếu
nồng độ CO
2
trong không khí lên tới 50 – 110 mg/l thì sẽ
làm ngừng hô hấp sau 30 phút – 1 giờ. Nồng độ tối đa cho
phép của CO
2
là 0,1%.
5 Tiếng ồn

Tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác
của con người, làm giảm thính lực của người lao động, hiệu
suất lao động và phản xạ của công nhân cũng như tạo ra các
vết chai và nứt nẻ trên da. Tác động của tiếng ồn có thể biểu
diễn qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến
hoạt động của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng,
giữ thăng bằng và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao
động. Nếu tiếng ồn có cường độ quá lớn có thể gây thương
tích. Những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cho
thấy 87% mất ngủ, 35% suy nhược, rối loạn tiêu hóa, chóng
mặt, buồn nôn, lo lắng, thay đổi cảm giác màu sắc …
V.1.2. Nước thải:
(1). Nguồn phát sinh nước thải :
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước trong quá trình chăn nuôi bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt của 01 công nhân và 01 quản lý có chứa cặn bã, các chất
rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi
sinh vật,
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Trại chăn nuôi có chứa cặn, đất cát, rác
và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
- Nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng trại có chứa đất, cát rơi vãi vào
nguồn nước.
- Nước thải từ quá trình chăn nuôi được xử lý bằng hệ thống hầm biogas.
(2). Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải :
(a). Nước thải sinh hoạt:
Trong quá trình hoạt động có 01 công nhân làm việc và 01 quản lý. Nước thải
sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Lưu lượng nước thải sinh
hoạt của Trại chăn nuôi theo thực tế khoảng 1 m
3
/ngày.

Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển, khối lượng
chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường như trong bảng 5.
Bảng 5. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi
trường
STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày)
1 BOD
5
45 – 54
2 COD (Dicromate) 72 – 102
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145
4 Dầu mỡ 10 – 30
5 Tổng Nitơ 6 – 12
6 Amôni 2,4 – 4,8
7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0
8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 10
6
– 10
9
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới – 1993. Từ đây, có thể tính tải lượng các chất ô
nhiễm trong nước thải sinh hoạt như bảng 6.
Bảng 6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)
1 BOD
5
90-108
2 COD (Dicromate) 144-204
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 140-290
4 Dầu mỡ 20-60
5 Tổng Nitơ 12-24
6 Amôni 4,8-9,6

7 Tổng Phốt Pho 1,6-8
8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 2.10
6
– 2.10
9
3). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải:
(a). Nước mưa chảy tràn:
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Trại chăn nuôi sẽ cuốn theo
đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng
nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến
nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 mg/l
Phospho 0,004 – 0,03 mg/l
Nhu cầu oxi hoá học (COD) 10-20 mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10-20 mg/l

So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Vì vậy có thể tách
riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra môi trường sau khi
qua hệ thống hố gas và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn.
(b). Nước thải sinh hoạt:
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở
tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.
Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được
trình bày trong bảng 7.
Bảng 7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
TCVN 6772:2000
(Mức IV)
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

Không xử lý
Xử lý bằng bể tự
hoại
BOD 50 450 – 540 100 – 200
Chất rắn lơ lửng 100 700 – 1450 80 – 160
Tổng chất rắn hòa
tan
500 7000-14500 800 – 1600
Dầu mỡ 20 40 – 80 15 – 30
Nitrat (NO
3
-
) 50 60 – 120 20-40
Photphat (PO
4
3-
) 10 24 – 48 -
Tổng Coliform
(MPN/100ml)
1000 10
6
– 10
9
-
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã qua xử
lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn cho thấy: Nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể
tự hoại có BOD vượt tiêu chuẩn 2 – 4 lần, tổng chất rắn hòa tan vượt tiêu chuẩn 1,6
– 3,2 lần, SS vượt tiêu chuẩn 1,6 lần.
(c) Nước thải chăn nuôi:
Lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi thải ra (phân tươi) trung bình

khoảng 1m
3
/ngày. Nước thải chủ yếu từ khâu dọn phân, vệ sinh chuồng trại. Phân
gà được thu gom vào mương thoát nước riêng, rồi dẫn về hầm Biogas. Thành phần
như sau:
Phân gà: Gồm xenluloz, lignin, protein, các sản phẩm phân giải của protein,
lipid, axít hữu cơ và vô cơ.
Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi được
trình bày trong bảng 8.
Bảng 8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
Chất ô nhiễm
TCVN 5945-2005
(loại B)
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Xử lý bằng bể tự
hoại
BOD
50 450 – 540 100 – 200
COD 80 720 – 1020 180 – 360
SS 100 700 – 1450 80 – 160
Tổng N 30 60 – 120 20 – 40
Amôni 10 24 – 48 5 – 15
Vi sinh (MPN/100 ml) -
Tổng coliform 5.000 10
6
–10
9
-
Fecal coliform 10

5
–10
6
-
Trứng giun sán 10
3
-
V.1.3. Chất thải rắn:
(1). Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại Trại chăn nuôi bao gồm:
- Chất thải rắn do chăn nuôi được thu gom hằng ngày đóng bao.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ yếu là các thực phẩm thừa, bao nilon, giấy vụn,
….
- Chất thải rắn nguy hại: Không phát sinh chất thải rắn nguy hại.
(2). Tải lượng chất thải rắn:
(a). Chất thải rắn do chăn nuôi:
Chất thải rắn do chăn nuôi phát sinh bao gồm:
- Phân tươi được thu gom hằng ngày có khối lượng khoảng 10kg/ngày.
- Bao bì đựng cám thực phẩm và các vật dụng khác có khối lượng khoảng
1kg/ngày.
(b). Chất thải rắn sinh hoạt:
Lượng rác thải sinh hoạt của 01 công nhân và 01 quản lý làm việc tại Trại
chăn nuôi có khối lượng khoảng 01 kg/ngày (tính cho hệ số thải rác 0,5
kg/người.ngày). Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom hàng ngày, bỏ vào hệ
thống thu gom rác của Trại chăn nuôi sau đó đem ra hố rác đốt.
V.2. Các tác động khác:
Phân tích quy trình chăn nuôi của Trại chăn nuôi cho thấy: Sự cố tiềm ẩn
trong hoạt động của Trại chăn nuôi là cháy nổ, tai nạn lao động là không cao.
V.2.1. Sự cố cháy, nổ:
Trong quá trình chăn nuôi sử dụng điện năng, đây cũng là mối nguy cơ đe dọa

cho sự cố chập điện nếu như Trại chăn nuôi không có hệ thống dẫn điện và quản lý
tốt. Mặc dù xác suất xảy ra cháy nổ của Trại chăn nuôi không lớn, nhưng nếu để
xảy ra các sự cố này có thể gây thiệt hại lớn tới tài sản và tính mạng con người, nên
Trại chăn nuôi sẽ quan tâm tới các biện pháp phòng chống cháy nổ.
V.2.2. Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động có thể xảy ra tại Trại chăn nuôi do sự bất cẩn về điện hay do
sự không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quy trình chăn nuôi. Xác suất
xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao
động của công nhân. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật hay thiệt hại tính
mạng người lao động.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC:
VI.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí :
VI.1.1. Hệ thống thu gom và xử lý khí thải:
(1). Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí
* Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, nhiệt:
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất của Trại chăn nuôi từ quá trình
cho gà ăn…. Trại chăn nuôi đã lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống làm mát nhà
xưởng nhằm giảm thiểu các tác động của nhiệt dư, tiếng ồn đến sức khoẻ của công
nhân.
* Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi:
Mùi phát sinh từ phân gà bao gồm từ khí NH
3
, H
2
S…Công nhân sẽ thường
xuyên thu gom phân cho vào bao nylông vừa giảm được mùi hôi nơi chuồng trại,
vừa giảm mùi hôi tại kho chứa phân. Phân sau khi được thu gom vào bao sẽ rắc
một lượng vôi nhỏ trước khi cột miệng bao lại, chúng vừa giảm bớt mùi hôi và sát
trùng. Phân sau khi đóng bao cho vào kho và định kỳ 2 ngày/lần đem bán.
Trồng cây xanh để cải thiện môi trường không khí, giúp hấp thụ khí CO

2
, bức
xạ mặt trời, ngoài ra còn hấp thu bụi và các yếu tố độc hại khác như: Pb, Cu, Fe…
Có khả năng chống xói mòn, làm sạch nguồn nước.
Cho chế phẩm EM vào thức ăn cũng giảm đáng kể mùi hôi từ phân.
VI.1.2. Đặc tính thiết bị xử lý:
Đặc tính các loại thiết bị khống chế ô nhiễm không khí được tóm tắt trong
bảng 9.
Bảng 9: Đặc tính các loại thiết bị khống chế ô nhiễm không khí.
Thiết bị Đặc tính kỹ thuật
Hệ thống thông gió tại khu vực chăn
nuôi
Chế tạo trong nước theo thiết kế phù
hợp với công suất của dây chuyền
đảm bảo cho nhà máy thông thoáng
Hệ thống quạt chống nóng
Phù hợp với khu vực chăn nuôi
VI.1.3. Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý:
Hiệu quả xử lý của các công nghệ đang áp dụng được tóm tắt trong bảng 10.
Bảng 10: Hiệu quả xử lý
Công nghệ xử lý Hiệu quả xử lý
Khống chế bụi do vận chuyển, bốc xếp
nguyên liệu, thành phẩm
Đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt
Thông gió, làm mát khu vực chăn nuôi
Giảm nhiệt độ trong môi trường lao
động tới giá trị cho phép của Bộ Y tế.
Khống chế tiếng ồn, độ rung, nhiệt dư
Tiếng ồn, độ rung và các thông số vi
khí hậu (nhiệt độ, tốc độ gió, bức xạ)

trong môi trường lao động đạt Tiêu
chuẩn cho phép của Bộ Y tế
Khống chế ô nhiễm bụi và khí thải Đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt
VI.1.4. Hóa chất sử dụng:
Trại chăn nuôi không sử dụng hóa chất cho các quá trình xử lý.
VI.1.5. Các chất thải từ quá trình xử lý:
Bùn lắng từ hầm lắng sẽ được nạo vét định kỳ và bón cho cây. Đây là loại
phân mà nhiều nhà nông sử dụng làm bón phân cho cây không gây hại đến môi
trường đất.
VI.1.6. Kinh phí xây dựng, lắp đặt, vận hành:
Kinh phí cho toàn bộ hệ thống xử lý khí thải của Trại chăn nuôi được đưa ra
trong bảng 11.
Bảng 11. Kinh phí cho toàn bộ hệ thống xử lý khí thải của Trại chăn nuôi
Công nghệ xử lý Kinh phí xây dựng, lắp đặt, vận hành
Khống chế bụi do vận chuyển, bốc
xếp nguyên liệu, thành phẩm
Nằm trong chi phí xây dựng, lắp đặt Trại
chăn nuôi
Thông gió tại khu vực chăn nuôi
Nằm trong chi phí xây dựng, lắp đặt Trại
chăn nuôi
VI.2. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm nước thải:
VI.2.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
- Nước mưa chảy tràn thu gom vào mương và xả chảy ra các cánh đồng lúa
xung quanh.
- Nước thải sinh hoạt cuả các công nhân trong Trại chăn nuôi được thu gom
bằng bể tự hoại.
- Nước thải trong quá trình chăn nuôi được dẫn qua hầm biogas, bể lắng và
sau đó cho dẫn xuống ao nuôi cá.
VI.2.2. Kết cấu bể xử lý

* Phương án xử lý nước thải sinh hoạt: Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn,
xây bằng gạch, đậy bằng tấm đan, bố trí theo ý kiến của chủ Trại chăn nuôi. Mô
hình xây dựng bể tự hoại được mô tả trong hình 3.
Hình 3 : Sơ đồ bể tự hoại

- Hiệu quả xử lý của bể tự hoại là làm giảm 50 – 60% BOD, 70-80%SS.
* Phương án xử lý nước thải chăn nuôi:
Nước thải từ quá trình dọn rửa phân sẽ dẫn theo đường riêng về hầm ủ
Biogas. Tại đây dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ trong
phân sẽ bị phân hủy một phần, trong quá trình phân hủy sẽ sinh ra khí CH
4
, CO
2
,
…, hàm lượng chất bẩn trong nước sẽ giảm đi đáng kể, sau đó chúng được dẫn ra
bể lắng, ao sinh học và cuối cùng dẫn ra ao nuôi cá.
Sau khi dọn sạch phân gà, công nhân của Trại chăn nuôi mới tiến hành rửa
chuồng. Do nước thải này có hàm lượng các chất ô nhiễm thấp, chúng được dẫn
trực tiếp ra ao sinh học.
Trong ao sinh học tầng phân hủy khác nhau: Tầng 1 khu vực bề mặt, nơi đây
chủ yếu vi khuẩn và tảo sống cộng sinh; tầng 3 khu vực đáy, tích lũy cặn lắng và
cặn này bị phân hủy nhờ vi khuẩn kỵ khí; tầng 2 khu vực trung gian, chất hữu cơ
trong nước thải chịu sự phân hủy của vi khuẩn tùy nghi. Sau khi qua ao sinh học,
nước thải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945:2005) và được dẫn qua ao nuôi cá.
Nước tại ao nuôi cá được bơm để tuới cây trong khuôn viên Trại chăn nuôi và
sử dụng cung cấp cho công tác phòng cháy chữa cháy hoàn toàn không thải ra suối.
VI.2.3. Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý:
- Hiệu quả xử lý của bể tự hoại là làm giảm 50 – 60% BOD, 70-80%SS.
- Hệ thống xử lý nước thải của Trại chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn xả thải là
TCVN 5945:2005 loại B.

VI.2.4. Hoá chất sử dụng:
Hệ thống xử lý nước thải của Trại chăn nuôi không sử dụng hóa chất.
VI.2.5. Các chất thải từ quá trình xử lý:
Chất thải từ quá trình xử lý là bùn cặn từ hầm chứa. Định kỳ Trại chăn
nuôihút để cho ráo sau đó bán cho nhà vườn bón cây.
VI.2.6. Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng Biogas:
Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng hầm Biogas, kinh phí này
nằm trong kinh phí xây dựng Trại chăn nuôi.
VI.3. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn :
- Chất thải rắn trong chăn nuôi: Được thu gom lại hằng ngày, sau đó bán cho
nhà vườn bón cây.
- Bùn cặn từ hầm chứa nước thải được bơm lên cho khô ráo xong đóng bao
bán cho nhà vườn bón cây.
- Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phát sinh bằng cách tận dụng lại các loại
phế phẩm để tái sử dụng lại.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung của công nhân tại Cơ sở, ban hành
các nội quy về bảo vệ môi trường để công nhân trong Trại chăn nuôi thực hiện.
- Đặt các thùng rác tại khu vực công cộng trong Trại chăn nuôi để công nhân
bỏ rác vào tránh tình trạng vứt rác bừa bãi.
VI.4. Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:
VI.4.1. Yêu cầu chung:
Để phòng chống các sự cố có thể xảy ra, Trại chăn nuôi xây dựng các
phương án như sau:
- Xây dựng hồ chứa nước PCCC.
- Đối với kho chứa: Vệ sinh thông gió tốt cho kho, đảm bảo khô ráo.
VI.4.2. Trang thiết bị an toàn và hệ thống chống sét:
(1). Trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ:
Trại chăn nuôi trang bị đầy đủ các trang thiết bị PCCC cần thiết theo yêu
cầu của cơ quan công an PCCC địa phương. Bao gồm việc xây dựng nội quy
PCCC, trang bị các bình chữa cháy cá nhân, xây dựng bể dự trữ nước chữa

cháy.
Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ và áp suất cao có hồ sơ lý lịch được
kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước. Các thiết bị này
được trang bị đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, mức dung dịch trong thiết bị nhằm
giám sát các thông số kỹ thuật.
Tại những nơi có thể gây cháy, nổ… Trại chăn nuôi treo biển cấm hút thuốc,
không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa.
(2). Thiết kế chống sét công trình và mạng lưới tiếp địện:
Trên công trình bố trí các kim thu sét bằng thép mạ kẽm (24mm, dài 2,5cm).
Kim thu sét hàn vào các đỉnh kèo hoặc đặt trên mái, có biện pháp chống dột. Trên
các bờ nóc có các dây thu sét bằng thép (10mm).
Dây dẫn sét sử dụng vì kèo, hoặc dây dẫn bằng thép (10mm) nối các bộ phận
thu sét với tiếp địa. Bộ phận tiếp địa cấu tạo từ các cọc tiếp địa thẳng đứng làm từ
thép góc 50x50x5mm, dài 2,5cm, hàn liên kết với tiếp địa ngang bằng thép tròn
(14mm, chôn sâu 0,7m).
Tất cả vỏ thiết bị điện thiết bị công nghệ, tủ, hộp điện vỏ cáp và các kết cấu
kim loại khác dùng để lắp đặt thiết bị điện và hệ thống điện được nối đất phù hợp
với chế độ của điện trung tính thông qua một mạng lưới tiếp địa bằng dây đồng
trần.
VI.4.3. Quy trình phòng chống và ứng cứu sự cố
Trại chăn nuôi thực hiện như sau:
Huấn luyện thường xuyên cho công nhân của Trại chăn nuôi nhằm duy trì
khả năng giải quyết tại chỗ.
Tại các khu vực dễ cháy, lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo
động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và ở
trong tình trạng sẵn sàng.
Công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng
cụ phát ra lửa trong khu vực có thể gây cháy. Tất cả các hoạt động sửa chữa, hàn
cắt phải được giám sát nghiêm ngặt.
VI.4.4. Hóa chất sử dụng:

Ngoài hoá chất bicarbonat ở trong bình cứu hỏa cá nhân và dùng nước trong
trường hợp chữa cháy, Trại chăn nuôi sẽ không dùng thêm hoá chất nào trong
việc phòng chống sự cố.
VI.4.5. Hiệu quả của các biện pháp áp dụng:
Đảm bảo đạt TCVN trong quá trình chăn nuôi.
VI.4.6. Một số biện pháp khác:
Ngoài các biện pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết
định để làm giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các
biện pháp hỗ trợ cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho công nhân
trong trại. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản
lý chất thải.
- Tham gia với cơ quan chức năng địa phương thực hiện kế hoạch làm hạn chế
tối đa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo quy định.
- Giáo dục công nhân trại và các khách hàng thực hiện các quy định về an
toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đồng thời tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ
cho công nhân trại.
VIII. KẾT ĐẢM BẢO ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG:
VIII.1. Tiêu chuẩn Việt áp dụng:
Trong quá trình hoạt động của trại sẽ cam kết bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN) cụ thể:
1. Khí thải: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ đạt tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam (TCVN 5937:2005, 5938:2005, 5939:2005, 5940:2005).
2. Môi trường không khí xung quanh: Các chất ô nhiễm trong khí thải
khi phát tán ra môi trường bảo đảm đạt Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh của Việt Nam (TCVN 5937-2005).
3. Độ ồn: Độ ồn sinh ra từ quá trình chăn nuôi đạt Tiêu chuẩn tiếng ồn
khu vực công cộng và dân cư.
4. Nước thải: Đảm bảo đạt TCVN 6772:2000, TCVN 5945:2005 (cột B).
5. Chất thải rắn: Chủ trại đảm bảo chất thải sinh hoạt và chất thải

rắn không nguy hại được thu gom hàng ngày và hợp đồng với các
đơn vị dịch vụ môi trường vận chuyển đến bãi vệ sinh của khu vực
để xử lý.
VIII.2. Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các
công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm
môitrường.
Chủ trại cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi
phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô
nhiễm môi trường.
Trên đây là các nội dung cam kết Bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây
dựng Trại chăn nuôi gà Ngô Trường Sơn. Rất mong các cấp lãnh đạo, các cơ quan
chức năng xem xét tính khả thi và thẩm định Bản cam kết bảo vệ môi trường để tạo
điều kiện thuận lợi cho dự án sớm được triển khai và đi vào hoạt động.
Sông Ray, ngày tháng 5 năm 2008
CHỦ TRẠI CHĂN NUÔI
Ngô Trường Sơn

×