Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.61 KB, 2 trang )
Nền tảng ổn định – Phát triển địa phương
Th.S – Lương y Nguyễn Thanh Tuấn
TRẺ EM CŨNG CÓ THỂ ĐAU DẠ DÀY
Điều này nghe thật lạ nhưng sự thật hiện nay số lượng bệnh nhi bị đau dạ dày đang có xu hướng
tăng bởi những nguyên nhân không thể ngờ như: bị ép ăn, áp lực học hành…
Hiện nay, bệnh đau dạ dày không còn là bệnh hiếm gặp ở trẻ em.
Nhầm với đau bụng giun
Là người nhiều năm gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, BS. Bùi Thu Hương, Phó trưởng
khoa Tiêu hóa, BV Nhi Trung ương cho biết: trẻ đau dạ dày không còn là hiện tượng hiếm gặp tại khoa,
một số trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện đau bụng âm ỉ trong vài tháng liền. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhi
lại xuất hiện các cơn đau bụng đột ngột, đau quằn quại thậm chí nôn ra máu. Nhiều trẻ bị đi ngoài phân
đen. Tuy nhiên, trẻ thường bị đau khắp bụng, trong khi người lớn bị bệnh dạ dày thường đau vùng
thượng vị. Chính vì thế, cha mẹ thường bỏ qua bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ.
Cháu Trần Vân Thanh,13 tuổi (ở Đô Lương, Nghệ An) là một ví dụ. Cháu thường xuyên bị đau bụng,
mẹ cháu nghĩ con bị đau bụng giun nên mua thuốc tẩy giun về cho uống. Uống thuốc rồi, cơn đau bụng
không những không khỏi mà còn đau bụng với tần suất nhiều, dữ dội và kéo dài hơn. Chỉ đến khi cháu
nôn ra máu, gia đình mới vội đưa đến BV Bạch Mai cấp cứu. Tại đây, BS kết luận cháu bị đau dạ dày
đã biến chứng xuất huyết. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết,
nhiều người cho rằng bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu
hướng tăng nhiều ở đối tượng trẻ em, chiếm tỷ lệ tương đối nhiều trong các bệnh tiêu hóa nói chung.
Bệnh đau dạ dày phổ biến nhất ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 10-14. Tuy nhiên, khoa Nhi, BV Bạch Mai
đã từng gặp trường hợp trẻ mới 4 tuổi đã bị đau dạ dày. Điều đáng lo ngại là cha mẹ thường lầm tưởng
bệnh đau dạ dày ở trẻ với bệnh đau bụng do giun sán. Họ chỉ đưa trẻ đi khám tại BV khi bệnh đã ở giai
đoạn nặng, cơn đau dữ dội, kéo dài hoặc có biến chứng xuất huyết dạ dày.
Ép ăn, thủ phạm gây bệnh
PGS.TS Dũng giải thích, trẻ bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn H.Pylori. Song chỉ có 30-50% trẻ mang vi
khuẩn H.Pylori trở thành bệnh nhân đau dạ dày. Nhưng nếu trẻ bị sức ép do áp lực học hành hoặc bị
http:// nhathuocgiatruyen.vn
- 1 -