Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

LUẬN VĂN: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 100 trang )






LUẬN VĂN:

Phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh Luông Pha Bang trong giai
đoạn hiện nay









Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay ngành du lịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) nói
chung, đối với tỉnh Luông Pha Bang nói riêng đang đứng trước nhu cầu lớn về sự phát
triển. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương
xứng với tiềm năng du lịch trong nước.
Những năm qua, ở nước CHDCND Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN bước đầu cũng đã thu được những thành tựu
hết sức quan trọng. Cho nên, tỉnh Luông Pha Bang là tâm điểm du lịch, kinh tế vừa là thành


phố cố đô, di sản văn hoá thế giới của nước CHDCND Lào. Có tiềm năng về nhiều mặt để
phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,
có truyền thống lịch sử lâu đời. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự
nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát
triển du lịch quốc tế. Đó là yêu cầu cần thiết để góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã
hội trong tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, tính tự
phát còn lớn, hiệu quả thấp, sản phẩm và loại hình du lịch còn đơn điệu, ý thức trách nhiệm
về phát triển du lịch bền vững, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao.
Du lịch đã có những tác động tích cực, đồng thời cũng có những hạn chế trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn phát
triển kinh tế du lịch tỉnh Luông Pha Bang vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính
chiến lược lâu dài nhằm đề xuất các giải pháp phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này ở tỉnh
Luông Pha Bang. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ở nước CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch kể cả đề tài
quốc gia như chương trình du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch Vắt Phu
tỉnh Chăm Pa Sắc (chùa trên đồi), du lịch Năm Tộc Tát, Khon Pha Phêng (Thác Khon).

Tỉnh Luông Pha Bang cũng có một số bài viết về du lịch nhưng chưa phân tích toàn
diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của du lịch trên địa bàn tỉnh. Đề tài phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang chưa có tác giả nào tiếp cận lý giải và cố
gắng làm rõ về lý luận gắn liền với thực tiễn dưới góc độ quản lý kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu vai trò của du lich đối với phát triển kinh tể – xã hôi ở
CHDCND Lào , các nhân tố tác động đến phát triên du lich ở lào, góp phần tìm tòi giải
pháp phù hợp nhằm đẳy mạnh phát triên du lịch ở Lào .
- Nhiệm vụ: Phân tích thực trạng du lịch tỉnh Luông Pha Bang để rút ra những vấn
đề cần giải quyết.

Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch là lĩnh vực rộng và mới mẻ có thể
nghiên cứu nhiều mặt khác nhau. ở đây chủ yếu nghiên cứu ở góc độ quản lý nhà nước
nhằm khuyến khích phát triển du lịch có hiệu quả chứ không đi sâu về tổ chức nội dung
kinh doanh du lịch.
- Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2005 - 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về phát triển du lịch, đồng thời, kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch để đáp
ứng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Luông Pha Bang.
Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích du lịch và sự tác động của du
lịch để phát triển ngành du lịch của tỉnh.
6. Đóng góp của đề tài
Phát triển du lịch là ngành kinh tế - xã hội mũi nhọn của tỉnh Luông Pha Bang trong
giai đoạn hiện nay và mai sau.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha
Bang.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương,
nôi dung.

Chương 1: Một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở CHDCND Lào.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1
Một số vấn đề chung về phát triển
du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân Lào


1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm du lịch, hoạt động du lịch
Du lịch là hoạt động của con người đi tới một môi trường ngoài nơi cư trú hoặc
không cư trú, trong một khoảng thời gian nhất định nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội và nhu cầu giao lưu trong cuộc sống, đồng thời, du lịch là
một nhân tố của phát triển kinh tế - xã hội.
Từ định nghĩa trên theo tác giả có ý nghĩa và bản chất đích thực của du lịch là du
ngoạn để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết
hợp để dưỡng bệnh, thăm viếng và các hoạt động khác Bản chất kinh tế của du lịch là ở
chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của
khách du lịch. Và để đáp ứng nhu cầu đó ngành du lịch ra đời và dần dần trở thành một
nghành kinh tế độc lập chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều
nước [4, tr. 8].
Du lịch là hoạt động của con người, đã xuất hiện từ khi con người người xuất hiện
trên trãi đất. Thủa xa xưa, khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém và lạc hậu
cũng đã xuất hiện nhiều chuyến giao du dưới nhiều hình thức khác nhau của một số người
trong xã hội. Với thực tế đó du lịch là một mang tính tự nhiên, vì nó đáp ứng được nhu cầu
của con người. Xã hội loài người cùng phát triển, nhu cầu tự nhiên của con người cũng
tăng, nhu cầu đi du lich trước đây chỉ có một số người. Trước thế kỷ XIX du lịch chỉ là
hiện tượng đơn lẻ của một số ít người thuộc tầng lớp giàu có và người ta coi du lịch như
một hiện tượng nhân văn, làm phong phú thêm nhận thức của con người sau đại chiến thế
giới lần thứ II, khi dòng người đi du lịch ngày càng tăng thì việc giải quyết nhu cầu về nơi
ăn, chốn ở, phương tiện vận chuyển vui chơi giải trí cho du khách đã trở thành cơ hội
kinh doanh cho việc doanh nghiệp lúc nào, du lịch không chỉ là hiện tượng nhân văn mà
còn là một hoạt động kinh tế. Vì vậy, người ta cho rằng, du lịch là toàn bộ những hoạt động

và công việc phối hợp kết hợp nhằm khoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Giáo sư Edmod

Pieasa ( người Bỉ) cho rằng: "Du lịch là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó,
không chỉ về phương dịên khách vãng lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách
du lịch mang lại". [16, tr. 6]
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ
thể quan trọng của hoạt động lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt
động du lịch là một tồn tại khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã
hội loại người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh
thần của con người càng phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
vùng, địa phương. Do vậy hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của
con người.
Hoạt động du lịch là nhân tố của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Du lịch là một ngành "kinh tế mũi nhọn" quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội [4, tr. 8].
Nói tóm lại. Bản chất du lịch vầ hoạt động du lịch là du ngoạn của cong người để
được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo,
khác lạ với quê hương đất nước họ, bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hoá- phong tục
tập quán, cảnh quan thiên nhiên, văn học - nghệ thuật, món ăn- thức uống dân tộc, cơ sở
nghỉ dưỡng- chữa bệnh, cơ sở thể thao giải trí Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử-
văn hoá, danh lam thắng cảch thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, cộng đồng anh em ở
địa phương đất nước. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là chủ thể du lịch và hoạt động du lịch
(du khách) khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và môi trường du lịch (ngành du lịch) cấu
thành. Loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát
triển. Hoạt động du lịch phát triển tới quy mô to lớn như ngày nay chứng minh loài người
đã bắt đầu vượt ra khỏi rằng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới sự thoả mãn
nhu cầu hưởng thụ và phát triển là một phần trong sinh hoạt văn hoá của con người hiên
đại, vì thế hoạt động du lịch dưới sự chỉ đạo, đúng đắn của tư tưởng, đối với đời sống xã
hội loài người có một ý thức rất lớn [4, tr.9].
- Khái niệm kinh tế du lịch


"Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu sắc,
có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế. Góp phần nâng cao dân
trí tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã hội đất nước" [16, tr.10].
Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy
khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.
Cách hiểu này dù là một phần lý giải tại sao đối với nhiều quốc gia, trong bảng phân
ngành của nền kinh tế quốc dân đã xếp du lịch là nghành dịch vụ, hoạt động kinh doanh du
lịch chủ yếu là các dịch vụ, nhằm trở giúp cho con người trong quá trình đi thăm quan, du
lịch như: dịch vụ vẩn chuyển, dịch vụ hưỡng dẫn, dịch vụ làm các thủ tục hải quan đến qua
trình du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí cách hiểu này
cũng có ý nghĩa quan trọng trong quản lý vĩ mô về du lịch mỗi quốc gia khi định hướng
phát triển dịch vụ du lịch thành nền kinh tế trong cơ sở nền kinh tế quốc dân.
Các ngành kinh tế bao gồm:
+ Khách sạn dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và giải trí.
+ Nhà hàng chế biến và phục vụ các món ăn, đồ uống.
+ Cơ sở giả trí dịch vụ phục vụ vui chới giải trí.
+ Cơ sở thăm quan dịch vụ thăm quan, thắng cảnh.
+ Các cơ sở bán hàng hoá dịch vụ bán hàng.
+ Các cơ sở bưu điện dịch vụ bưu chính viễn thông.
+ Các ngành hàng dịch vụ vẩn chuyển hoặc đổi tiền.
+ Các cơ sở y tế, dịch vụ y.
+ Các hội chợ, dịch vụ.
- Khái niệm kinh doanh du lịch.
Kinh doanh du lịch và các đơn vị kinh tế có chức năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ
một cách hợp pháp theo nhu cầu thị trường nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã
hội tối đa [9, tr.277].
Như vậy kinh doanh du lịch là lĩnh vực có khả năng thu hồi lợi nhuận cao và do đó

thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với các lĩnh vực khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng
của kinh doanh du lịch mà nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ

phát triển của nền kinh tế. Ngày nay ở nhiều nước công nghiệp phát triển, thu nhập tư kinh
doanh du lịch thường chiếm 20%. Hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Hoạt
động kinh doanh du lịch còn tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Giao
thông vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông, các nghề thủ công, mở rộng thị trường,
giải quyết việc làm cho nhân dân tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, văn hoá- xã hội
phát triển.
Cấu trúc ngành kinh doanh du lịch
- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
- kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch tác động mạnh mẽ đến cán cân thu chi của vùng du
lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở
khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch
Sự phát triển cảu du lịch hiện nay càng có xu hướng đại chúng háo. Được khôi phục
phát triển nhanh chóng, thu nhập cá nhân và tố chất văn hoá của toàn thể loài người được
phổ biến ngày càng cao, từ đó làm cho hoạt động du lịch phất triển thành một hoạt động
mang tính quần chúng. Nếu nói rằng chủ của lữ hành và du lịch trước đây là người giàu có,
thì trong giai đoạn du lịch này, quần chúng lao động đã trở thành người tham gia chủ yếu
của hoạt động du lịch. Hình thức <du lịch đại chúng> đây là đặc điểm nội bật nhất của du
lịch hiện đại. Sự phát triển của du lịch hiện nay ngày càng đa dạng hoá. <hoạt động du lịch
thời kỳ đầu là du lịch thương mại lấy kinh tế làm mục đích chính, du lịch làm điều kiện và
du lịch học lấy giáo dục làm mục đích cũng đã có lịch sử tương đối lâu đời nhưng vẫn
không có sự phát triển đáng kể> [7, tr.45]. Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ
về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi

mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay.
- Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá, tinh thần.
Ngành du lịch chỉ trở thành kinh tế mũi nhọn, khi phải được quốc gia đó lựa chọn
làm chiến lược phát triển kinh tê - xã hội của quốc gia và có đủ điều kiện cần thiết khác

như: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân văn, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ
sở hạ tầng, các cơ hội và nguồn lực bên ngoài Để xác định ngành du lịch có phải là ngành
kinh tế của một quốc gia, một địa phương cần làm rõ một số nội dung sau đây.
+ Thứ nhất, phân tích sự đóng góp của ngành du lịch vào GDP, trên góc độ kinh tế,
người ta xếp du lịch là ngành dịch vụ rất được coi trọng ở các nước công nghiệp phát triển
và đã đóng góp một số tỉ trọng rất lớn vào GDP của một quốc gia.
+ Thứ hai, mức độ tác động của ngành du lịch đối với chuyển dịch đối với cơ cấu
kinh tế của nền kinh tế. Phát triển du lịch tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho cả
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ không chỉ là thị trường tiêu thụ nội địa mà cả thị
trường xuất khẩu tại chỗ.
+ Thứ ba, khả năng tạo ra việc làm của ngành du lịch, giải quyết các vẫn đề kinh tế -
xã hội của quốc gia. Theo quy luật chung, đối với mỗi quốc gia khi thực hiện công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì lực lượng lao động ở khu vực I khu vực II sẽ
giảm rất nhanh, khu vực III là khu vực dịch vụ sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong
việc thu hút lực lượng lao động trong xã hội.
+ Thứ tư, do ảnh hưởng của du lịch tới sự phát triển kinh tế của các vùng miền khó
khăn và thực hiện xoá đói giảm nghèo. Do những điều kiện khách quan chủ quan về phát
triển du lịch, nhằm phát triển kinh tế ở những vùng hoặc địa phương từng bước khắc phục
sự chênh lệch giữa các vùng miền, thực hiện tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư.
+ Thứ năm, khă năng đóng góp của ngành du lịch vào việc phục hồi phát huy bản
sắc dân tộc với mục tiêu không những thu hút khách mà còn giới thiệu truyền thống lịch sử,
Văn hoá của dân tộc với bạn bè trên thế giới, và giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu
nước. Điều này phải được thể hiện cụ thể trong mọi hoạt động du lịch.
+Thứ sau, bản chất của du lịch là du ngoạn của con người để được hưởng thụ những
giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương

đất nước, bao gồm hệ thống di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập
quán văn học- nghệ thuật, món ăn thức uống dân tộc, cơ sở nghỉ dưỡng- chữa bệnh, cơ sở
thể thao giải trí Trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, cộng đồng anh em ở địa phương đất nước,
nhằm thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách du lịch nội địa và khách quốc tế.

Điều này chứng minh rằng loài người đã thoát ra sự rằng buộc của nhu cầu sinh tồn,
có điều kiện hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hưởng thu và phát triển một bộ phận trong sinh
hoạt văn hoá của con người hiện đại.
- Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu phong tục tập quán.
Du lịch gắn liền với thiên nhiên là tài nguyên, thiên nhiên ban tặng để cho con người
tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, du ngoạn thăm quan bao gồm:
Sông núi, hang động, thác, rừng, ánh sáng, chim thú quý hiếm, hoa thơm, cỏ lạ quy nạp
lại có thể chia ra ba phạm vi chủ lực là, tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí
hậu và tài nguyên du lịch sinh vật cụ thể đó là do thuận lợi vị trí địa lý mang lại như thông
thường với các nước dễ dàng, có đường sông đường suối, đường bộ, đường hàng không là
trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản
để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên tự nhiên thì quốc gia đó có tiềm
năng lớn để thu hút được nhiều khách du kịch đến thăm quan.
Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tụe nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết
các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước thuộc khu vực nhiệt đới, gió
mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi xuân, hạ, thu, đông. Khách du lịch nội địa, quốc tế
đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch
thoáng mát, loại trừ gây hại ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn
và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét.
Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, phong tục tập quán là những thói quen
được đưa vào nếp sống hàng ngày. Một dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu,
về sau do sự tiếp súc với nhau nên có sự ảnh hưởng, bắt trước và có những cái lẫn nhau.
Phong tục tập quán có hai loại: mỹ tục là những tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên, và hủ tục
là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày

thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi
hủ tục vào bóng tối lãng quên [17].
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng lịch sử và truyền thông của phong tục tập
quán và văn hoá dân tộc thể hiện rằng di tích lịch sử văn hoá phong tục tập quán. Lễ hội
các món ăn, uống các loại hình nghệ thuật, các lối sống nếp sống của các dân tộc người
mang bản sắc độc đáo còn lưu trưc đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo
nhiều thời gian lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn nền văn minh Ai cập cổ đại

với kinh tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam,
Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội. Với nhiều thành tựu đặc sắc về văn hoá
nghệ thuật của các dân gian v.v, có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch trong
thời đại hiện nay.
Trong phát triển du lịch trình độ văn hoá của người dân cũng góp phần vào phát
triển du lịch, con người thân thiện, hiền hoà, khiến họ truyền bá những điều tốt đẹp về đất
nước, con người của điểm đến cho những người thân quen có thể tạo được làn sóng du lịch
mới. Phần lớn những người khách thăm quan và hành trình du lịch, đều là người có trình độ
văn hoá nhất là người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá càng cao, thì đòi
hỏi đi du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lượng du lịch, muốn khám phá những nét truyền thống,
văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến.
- Những yêu cầu và tổng hợp đối với sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Đối với sản phẩm và dịch vụ du lịch phải đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú
ý củ khách du lịch. Trước hết phải tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp
dẫn mạnh tới khách trong và ngoài nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất
cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, sự hấp dẫn của những
sản phẩm du lịch phủ thuộc vào chính những mà quốc gia và địa phương mình đã và đang
có, đồng thời không tách khỏi sự cố gắng sáng tạo của mỗi nhân viên trong ngành và sự
phối hợp của các đơn vị có liên quan, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là những dịch
vụ, nhưng không phải là những dịch vụ độc lập, riêng biết mà là "chuỗi dịch vụ" vừa kết hợp
với nhau vừa đan xen với nhau, vừa lặp đi lặp lại nhiều lần.
Chất lượng của chuỗi dịch vụ này sẽ quyết định thoả mãn nhu cầu của khách cả về

vật chất và tinh thần. Hơn nữa, nhiều dịch vụ lại được thực hiện bởi nhiều doanh ngiệp
kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Vì thế sản phẩm du lịch, có chất lượng có uy tín
của ngành là sự phấn đấu của toàn công đoạn, từng doanh nghiệp và của sự phối hợp liên
ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao chất lượng của sản phẩm du
lịch sẽ trở thành một chiến lược trong hoạt động kinh doanh du lịch. ở một số nước một số
nước phát triển sự dụng rất nhiều hình thức độc đáo, nên thu hút được khách trong và ngoài
nước và quốc tế đến càng ngày càng đông.

Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phất triển nhu cầu của du khách càng phong phú
đa dạng. Do vậy việc tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn khách du lịch là một tất yếu
khách quan, nhằm phát triển du lịch ở nhiều quốc gia hiện nay.
1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội ở cộng hoà nhân dân
Lào
- Về kinh tế
Du lich trước hết là một thị trường vừa rộng vừa lớn với nhu cầu hoá du lịch rất đa
dạng và khả năng thanh toán của khách hàng kha cao, vừa mang tính đặc thù. Thị trường
du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ thị trường nay lại hoàn toàn có khả năng "xuất
khẩu tại chỗ" nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá nang tính chất đặc trưng của dân tộc
phân bổ giải rác khắp mọi miền của đất nước như món ăn dân tộc hàng thủ công mỹ nghệ
lưu niệm.
Những hàng hoá này thường có giá trị và giá trị sự dụng không đáng kể đối với thị
trường nội địa nhưng lại có giá trị cao, lợi nhuận lớn do thoả mãn được "gu" hay thị trường
hiếm nào đó của khách du lịch nước ngoài. Mặt khác, có rất nhiều loại "hàng hoá" phục vụ
du khách không thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì lại có thể bán với giá
cả cao, thu lợi nhuận lớn tại nước mình như cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích lịch sử,
công trình văn hoá nổi tiếng, phong tục tập quan đặc sắc.vv [12, tr.8].
xuất phát từ những đặc điểm kinh tế và khả năng kinh doanh như trên nền du lịch và
lĩnh vực kinh doanh có khả năng thu lợi nhuận cao và do đó thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn
so với các lĩnh vực khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng của ngành du lịch, mà nếu được
đầu tư khai thác tốt sẽ góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Ngày nay ở

nhiều nước công nghiệp, thu nhập từ du lịch thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng
sản sản phẩm quốc gia (GDP). Hoạt động du lịch cong tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế
- xã hội như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng các nghề thủ công truyền
thống, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, giải quyết vịêc làm tăng thêm cơ hội đầu tư
tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế - văn hóa cùng phát triển.
- Về xã hội
Trước hết hoạt động du lịch đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành và
nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội có việc làm
cho xã hội, góp phần giải quyết một vẫn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay.

Du lịch càng phát triển, càng tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường
dự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều
nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới thông qua đó đã góp phần quan trọng nâng cao
dân trí. Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức, "phi chính phủ"
nhưng thường mang tính quản đại hơn và có hiệu quả cao. Càng thông qua sự tiếp xúc trực
tiếp và rộng rãi với du khách nhiều nước, ngoài vùng mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở
tại có điều kiện tiếp thu những tinh hao văn hoá, những lối sống đẹp, phong cách giao tiếp
lịch sự văn minh của văn hoá nói chung ngày càng mở rộng ra những lĩnh vực mang tính
nhân văn cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ như sự hiểu biết và thái độ ứng xử đối
với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, đối với các công trình văn hoá
nghệ thuật của dân tộc đối với môi trường sinh thái Thông qua đó mà giáo dục truyền
thống dân tộc, lòng tự hào về lịch sử văn hoá đối với các thế hệ công nhân trong xã hội.
- Những mặt tiêu cực chủ yếu.
Du lịch là sự di chuyển của nhưng bộ phận dân cư, bao gồm rất nhiều giai cấp xã hội
của vùng này đến vùng khác và nước khác.
Sự tiếp nhận đó bao gồm cả những mặt tốt như trên, nhưng đồng thời du khách cũng
mang theo cả những mặt tiêu cực về chính trị - xã hội không nhỏ và không ít khó khăn
phức tạp.
Vấn đề lớn đầu tiên là phải biết và có đủ bản lĩnh để chắt lọc và tiếp thu có phê phán
nền văn minh nhân loại, văn minh thời đại sao cho phù hợp với truyền thống văn hoá, lịch

sử và con người Lào đề phòng ngay từ đầu tình trạng lai căng nền văn hoá ngoại lai, hỗn
tạp là một vẫ đề có ý nghĩa sống còn đối với tương lai dân tộc, vấn đề đặt ra không phải là
tinh thần dân tộc cực đoan, bài ngoại mà là sự chắt lọc một cách chủ động những gì phù
hợp trên nền tảng kinh tế lào.
Điều này đòi hỏi nhà nước phải với tư cách là chủ thể định hướng chứ không thể để
nhân dân tự sàng lọc một cách tự nhiên chủ nghĩa.
Đã có không ít những quốc gia đã và đang đứng trước nguy cơ nền văn hoá dân tộc
bị băng hoại, lai căng và do vậy sự phát triển không những phải trả giá quá đắt mà sẽ không
bền vững.
Sự mở rộng hoạt động du lịch, nhất là du lịch hướng ngoại, đồng thời cũng tạo ra
những điều kiện và cơ hội cho một số dịch bệnh phát triển, cho một số người nhập cư bất

hợp pháp, cho một số tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, mại dâm, nghiện hút, lối sống hiện
sinh nảy nở. Cùng với sự phát triển du lịch thì yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, chống
sự lợi dụng để hoạt động phá hoại gây mất ổn định về chính trị- xã hội càng đắt ra một cách
gay gắt hơn. Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước đối với du lịch được đặt ra nhiều nội
dung phong phú và phải được thực hiện với những yêu cầu rất riêng của du lịch.
1.2. Nội dung về điều kịên phát triển du lịch
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt."Tài nguyên du
lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích các mạng, giá trị nhân văn , công trình
lao động sáng tạo của con người có thể được sự dụng nhằm thoả măn nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản để có thể hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn su
lịch" [20,tr.2]. Tài nguyên du lịch là cơ sở phát triển du lịch bao gồm:
Một là, nguồn lực thiên nhiên. Nguồn lực thiên nhiên bao gồm vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, núi rừng, hang động, sông, thác nước, suối, môi trường sinh
thái cụ thể đó là sự thuận lợi do vị trí đia lý mang lại như thông thương với các nước dễ
dàng, có đường bộ, đường sông, đường hàng không là trung tâm của vùng kinh tế phát triển
năng động trên thê giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều
tai nguyên tự nhiên thì quốc gia đó có tiềm năng lớn để thu hút khách du lịch đến tham quan.
Hai là, nguồn lực nhân văn bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá, thể

hiện bằng hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, các món
ăn uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống nếp sống của các tộc người mang
bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến nay, với nhiều thành tựu sâu sắc về văn hoá nghệ
thuật, toán học vật lý học, hoá học có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch.
Ba là, dân cư lao động là một nguồn lực để phát triển du lịch, bao gồm hai yếu tố
chính là người làm ra sản phẩm du lịch và người tiêu thụ sản phẩm du lịch. Thời gian nhàn
rối và mức sống thu nhâp của người dân là điều kiện quan trọng tạo nên khối lượng khách
du lịch. Điều kiện này phụ thuộc vào chế độ làm việc và sức sản xuất, phát triển sản xuất
như thu nhập của người dân mỗi quốc gia. Các chuyên gia du lịch cho rằng, ở các kinh tế
phát triển, khi thu nhập của người dân tăng 1% thì chi phí cho du lịch tăng 1,5 %. Dân cư
và lao động là nguồn cung cấp lao động cho các hoạt động dịch vụ du lịch. Thực tế cho
thấy việc phục vụ một cách khách du lịch có thể tạo ra việc làm cho 3- 5 lao động. Với một
tỷ lệ đó rõ ràng một bước phát triển du lịch, phải có thị trường sức lao động tương ứng.

Trình độ văn hoá cũng góp phần vào phát triển du lịch. Con người thân thiên, hiền
hoà, mến khách. ứng xử văn minh lịch sự, tạo nhiều thiện cảm cho khách du lịch của điểm
đến cho những người thân quen, có thể tạo thành làn sóng phát triển du lịch. Phần lớn
những người khách tham gia vào hành trình du lịch, đều là người có trình độ văn hoá, nhất
là người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hoá cao, thì nhu cầu đòi hỏi du lịch
càng lớn, đòi hỏi chất lượng du lịch cũng phải hoàn thiện và đa dạng.
1.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng, đây là một nguồn lực một điều kiện
không thể thiếu được để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tốt,
đồng bộ tạo điều kiện thuận cho phát triển du lịch, ngược lại sẽ gây khó khăn cho phát triển
du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ănn chốn
ở cho khách du lịch. Đây là hai dịch vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch,
chúng đáp ứng nhu cầu bản năng của con người (ăn và ngủ), khi họ sống ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ. Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành của các sản phẩm du lịch.

Đầu tư vào cơ sơ vật chất kỹ thuật kết cấu hạ tầng và dịch vụ ăn uống: Bao gồm
toàn bộ các phương tiện vật chất, tham gia vao việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng
hoá nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và giả trí của du khách. Chúng bao gồm tất cả các
phòng ăn, phòng uống nhà kho, nhà bếp, các trang thiết bị tiện nghi phục vụ khách ngủ qua
đêm. Các loại hình cơ sở lưu trữ gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, lang du lịch trang trại.
- Mạng lưới bán hàng: là một thành phần tròn cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm
đáp ứng nhu câu của khách du lịch về mua sắm, bằng việc bán các hàng hoá đặc trưng của
địa phương mình, của đất nước minh, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác. Cơ sở vật
chất kỹ thuật này gồm hai phần: Một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ
khách du lịch là chủ yếu. Phần khác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương, với nhiệm
vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồng thời càng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ
khách du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nơi đó.
- Đầu tư vào cơ sở thể thao: Là bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có tác
dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách làm cho nó trở nên tích cực hơn.
Các cơ sở thể thao bao gồm cả các công trình thể thao, các phòng thể thao với nhiều loại

khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi lại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân
quần vợt sân bóng đá, sân golf,, trường đua ngựa Ngày nay, công trình thể thao là một bộ
phận không thể tách rời, cơ sở vật chất của các trung tâm du lịch. chúng làm phong phú và
đa dạng các loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời giam lưu trú của
khách, làm tăng hiệu quả sự dụng khách sạn, nhà nghỉ nhà trọ
- Đầu tư vào cơ sở y tế: nhằm mục đích phục vụ du khách chữa bệnh và cung cấp
dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: các trung tâm
chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, xông hơi nóng, mát xa, các món ăn
kiêng), các phòng y tế khác.
- Đầu tư vào công trình phục vụ văn hoá thông tin: Bao gômg các trung tâm văn hoá
thông tin, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng đọc sách hoạt
động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hoá
trang, đêm ca nhạc, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch có
cùng nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan bảo tang

- Đâu tư vào giao thông vận tải: bao gôm đường bộ, đường hàng không,đường
sông. Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện cho việc đi lại của khách một cách dễ
dàng. Đồng thời tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một vùng, một địa
phương, một đất nước.
- Đầu vào cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác bao gồm: Trạm xăng dầu, thiết bị
cấp cứu như du lịch mạo hiểm, xưởng sủa chữa dụng cụ thể thao, phòng dựa tráng phim
ảnh, hiệu cắt tóc, gội đầu, hiệu sửa chữa thiết bị liên lạc, hiệu giặt là, bưu điện, phòng sao
chép.
Ngoài ra đảm nhận việc vẩn chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời,
góp phần đắc lực vào thực hiện giao lưu các vùng và các khu vực các nước.
1.2.3. Chính sách phát triển du lịch
Có đường lối chính sách đúng đắn định huớng phát triển du lịch. Đây là yếu tố rất
quan trọng để phát triển du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn.
Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch
trong tổng thể các ngành kinh tế - xã hội và các định hướng, biện pháp đúng đắn để phát
triển ngành này. Tổ chức du lịch thế giới (WTO), trong một báo cáo của mình năm1978 đã
nhận xét: "kinh tế du lịch ở mốt số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu

nhiên, đột xuất mà do một số nước chính phủ các nước đã quan tâm, đặt du lịch theo hướng
phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động
trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành
thương mại du lịch của các nước trên thế giới". Nước nào có đường lối chính sách phát
triển du lịch đúng đắn thắt chặt sẽ làm ổn định chính trị- kinh tế- xã hôi. Các nước có nền
kinh tế phát triển, chính trị trong nước ổn định, có đường lối hoà nhập cộng đồng, làm bạn
với tất cả mọi người thì nhu cầu đi du lịch của nggười dân đến các nước khác đến du lịch
ngày càng tăng.
Nếu kinh tế có nhiều biến động, chính trị bất ổn, đồng tiền lam phát người dân đi du
lịch giảm.
Tiềm lực kinh tế, đó là sự phát triển kinh tế của một nước, tư công nghiệp, nông
nghiệp, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng kéo theo nó là sự gia tăng

các doanh nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với các nước mình. Chính nguồn
khách này sẽ tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ dịch vụ của ngành du lịch như dịch vụ lưu
trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thăm quan Một đất nuớc trong một
năm tổ chức được nhiều hội trợ quốc tế về thương mại, công nghiệp. Thì đồng thời cũng là
nguồn cung ứng khách du lịch, một cửa khẩu mà mật độ, khối lượng giao, nhận hàng hoá
với khách hàng quốc tế lớn, thì ở đó số lượng khách qua cửa khẩu sẽ nhiều và như vây sẽ
tạo điều kiện cho kinh doanh khách sạn nhà hàng. Đó là đường lối chính sách phát triển du
lịch đúng đắn.
1.2.3. Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch
Mục đích của hoạt động quảng bá thương hiệu khuyến khích phát triển du lịch là
nhằm cung cấp thông tin cho du khách bao gồm thồn tin các khu du lịch, khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở thể thao, các di tích lịch sử - văn hoá, truyền thống và
phong tục tập quán của các dân tộc làm cho khách du lịch họ nhận thức đúng và đây đủ
hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua hàng mua sản phẩm ở các khu du
lịch.
Tuyên truyền, quảng bá là phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục
đích ở thị trường đó. Như vậy dựa vào thị trường mục tiêu để xúc lập mục tiêu cổ động.
Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: Tuyên truyền, quảng bá,

khuyến khích, trao hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời
gian tiến hành tuyên truyền quảng bá thương hiệu, khuyến mại để phát triển du lịch.
Tuyên truyền, quảng bá đòi hỏi một chi phí khá lớn, nhưng rất cần thiết trong các
hoạt động quảng cáo sản phẩm của các kinh doanh du lịch, bởi vì hiệu quả nó rất lớn, khó
lượng hoá hết. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO). ngân sách về tuyên truyền quảng bá
thương hiệu và khuyến khích của các nước đều tăng. Có nhiều nước đã dành một khoản
ngân sách rất lớn chi cho hoạt động này như: Canada 27 triệu USD, Hông Kông 15 triệu
USD, Sinhgaphore 13 triệu USD Theo các nhà kinh tế, nếu bỏ ra 1 USD cho việc truyền
truyền quảng bá du lịch thì sẽ thu được 150 USD. Nhưng ở châu Âu lại tăng lên đến 360
USD. Như vậy đây cũng là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch của nước mình.
Ngoài ra nhà nước cũng đã có những chính sách và biện pháp hữu hiệu để xúc tiến quảng

bá du lịch, đẩy mạnh đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cho khách
di lịch, điểm su lịch trọng điểm.
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch, hoạt động tổ chức phục vu du lịch đã
được xã hội hoá ngày càng rộng rãi với nhiều thành phần kinh tế thâm gia. Nhiều doanh
nghiệp nhân doanh, liên doanh đã và đang hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực này.
Nhiều khu du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử- văn hoá, các khu vui chơi giải
trí đã thu hút thêm nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo đó công tác đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên các ngành đã được chú ý, các cơ sở đào tạo nâng cao
kiến thức về văn hoá lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hưỡng dẫn du lịch.
1.2.4. Quản lý nhà nước đối với du lịch
Trước đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn phát triển du lịch, vẫn đề tăng cường quản lý
nhà nước về du lịch cần được tiến hành khẩn trương đồng bộ. Về thể chế quản lý nhà nước
về du lịch cần coi hoạt động của khách du lịch là đối tượng quản lý và phải xác định rõ và
đủ mọi hoạt động của khách du lịch để không bỏ sót các lĩnh vực cần quản lý. Bảo vệ quền
và lợi ích của khách du lịch, chính là bảo vệ danh tiếng, giữ gìn sự hấp dẫn du lịch của cả
nước và uy tín, thể hiện của quốc gia. Bên cạnh đó, cần có những yêu cầu và quy định đối
với khách du lịch, Vì vậy thể chế quản lý du lịch không những phải điều chỉnh quan hệ
mua và bán mà còn hàm chứa cả việc hoạt động khác của khách như thủ tục xuất nhập
cảnh, quá cảnh, đi lại, tiếp xúc, giao lưu Do đó, hệ thống văn bản về pháp luật về du lịch
phải đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, tránh dùng biện pháp hành chính máy

móc. Trong quản lý hoạt động du lịch quốc tế, thể chất quản lý phải thể hiện yêu cầu quản
lý trong nước, đồng thời. Cần vận dụng linh hoạt và phù hợp với thông lệ và tập quán quốc
tế.
Hiện nay, đòi hỏi của khách du lịch về sản phẩm du lịch rất cao, xuất phát từ sự đa
dạng trong văn hoá tín ngưỡng, phong tục và kinh nghiệm đi du lịch, quen tiếp xúc với sản
phẩm cao cấp, hoàn chỉnh của các nước phát triển. Vì vậy, để lưu giữ khách cần phải tôn
tạo, nâng cấp các danh thắng, tài nguyên để khai thác lâu dài , bền vững chứ không thể
chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt. Vai trò của quy hoạch trong quá trình xây dựng các
điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch hết sức quan trọng. Trong quy hoạch và xây dựng

dự án phải hướng tới đạt hiệu quả nhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo tính
thẩm mỹ, văn hoá và giữ gìn bản sắc dân tộc. Hoạt động du lịch đa dạng mang tính liên
ngành, liên vùng nên quản lý nhà nước về du lịch là quản lý liên ngành. Bộ máy quản lý
nhà nước về du lịch trong hoạt động của mình cũng thể hiện tính liên ngành rõ rệt. Ngoài
cơ quan đảm nhiệm trực tiếp chức năng quản lý nhà nước về du lịch, còn có những bộ phận
của các cơ quan khác thực hiện chức năng quản lý du lịch. Những hoạt động quản lý du
lịch của tất cả các cơ quan này rất cần sự điều phối, chỉ đạo tập trung của Chính phủ. Hoạt
động du lịch của một đất nước, tự thân nó, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá,
thường gắn chặt và tùy thuộc vào không ít mối quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế
về du lịch. Vì vậy, một trong những chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là
chức năng quản lý kinh tế đối ngoại.
Do có sự trùng hợp của đối tượng quản lý và kinh doanh đều là khách du lịch nên
việc tách bạch giữa quản lý và kinh doanh rất khó khăn. Việc xây dựng thể chế cần phải
làm rõ hai chức năng đó. Nhưng trong công việccụ thể, trong thực thi thì hai chức năng gắn
bó với nhau trong một cơ cấu tổ chức, thậm chí trong một con người. Người đứng đầu một
doanh nghiệp du lịch, một khách sạn, không thể không chịu trách nhiệm về an ninh chính
trị, về hướng dẫn khách tuân thủ luật pháp và tôn trọng phong tục tập quán của nước đến.
Những người đứng đầu một doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong hoạt động của
mình thực hiện cả hai chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. Khi khách đi
tour, không thể có một cơ quan nhà nước nào đi theo để quản lý, mà chỉ có hướng dẫn viên
du lịch quản lý. Vì vậy có thể nói, trong công việc cụ thể, ở những khâu nhất định, cán bộ
trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng thực thi chức năng quản lý nhà nước về du lịch.

Do yêu cầu quản lý và đặc điểm của đối tượng quản lý, những công chức làm chức năng
quản lý nhà nước về du lịch, một số cán bộ doanh nghiệp, nhất là cán bộ trực tiếp tiếp xúc
với khách không chỉ cần thông thạo pháp luật và nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, ý thức trách
nhiệm cao mà còn cần phải am hiểu phong tục tập quán của từng địa phương, từng vùng và
quốc tế, có trình độ văn hoá cao trong ứng xử giao tiếp, trong việc yêu cầu khách nước
ngoài tuân thủ pháp luật, trong xử lý sai phạm xảy ra .
- Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên.

Ngày nay đi du lịch không chỉ thăm thú cảnh quan mà du khách còn muốn khám phá
những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của điểm đến. Chính vì vậy, những
người làm công tác hướng dẫn, thuyết minh cho khách tại điểm đó rất quan trọng. Làm thế
nào để đội ngũ này thật sự tuyên truyền đúng, đầy đủ và tạo ấn tượng tốt cho du khách
đang là câu hỏi đặt ra, nhất là đối với những di tích quan trọng có nội dung nhạy cảm.
Việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của một địa danh
nào đó có ý nghãi rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế. Trong đó, xu thế du lịch văn
hoá, du lịch cộng đồng ngày càng được khẳng định và phát triển. Do vậy, đội ngũ hướng
dẫn viên khó có thể đáp ứng được những nhu cầu của du khách khi họ muốn khám phá, tìm
hiểu giá trị văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của người dân bản địa.
Ông Đỗ Đình Cường, Giám đốc Công ty hỗ trợ du lịch cho biết: kiến thức của
hướng dẫn viên cho du khách đó là người có kinh nghiệm và trình độ cũng không thể
chuyển sau trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, khi giới thiệu cho khách du lịch tại điểm du lịch có
giá trị văn hoá, lịch sử (đặc biệt là giá trị văn hoá cổ) thường không hiểu biết, do vậy không
truyền đạt hết giá trị của các di tích đó. Ông Cường cũng đưa ra so sánh với Thái Lan, một
quốc gia trong khu vực Đông Nam á có ngành du lịch khá phát triển nhưng họ cũng quy
định hướng dẫn viên không thể hướng dẫn tại một số di tích văn hoá, lịch sử quan trọng thì
không được quyền tác nghiệp tại những nơi đó.
Bên cạnh đó hướng dẫn viên thường không phải là người địa phương nên ít có điều
kiện tìm hiểu sâu cũng như việc đào tạo đội ngũ này lại mất khá nhiều thời gian và chi phí.
Như vậy có thể thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại chỗ là khá quan trọng và cần thiết. Mặc
dù có thể nhìn thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại điểm còn một số hạn chế nhất định: trình
độ văn hoá không cao, không đồng đều đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ
còn yếu.

Khi bàn về việc phải tập trung hơn nữa cho đội ngũ thuyết minh viên, ông Cường cũng
cho rằng đó là cách giúp cho địa phương phát triển du lịch cộng đồng một cách đúng hướng và
có hiệu quả. Bởi phần lớn các di tích văn hoá đều nằm trong không gian phát triển du lịch cộng
đồng mà mục tiêu phát triển loại hình du lịch này là xoá đói giảm nghèo cho người dân địa
phương. Như vậy, người làm việc hướng dẫn viên trong ngành du lịch phải được đào tạo, huấn

luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều phương thức như: tập
huấn, vừa học vừa làm, nâng cao trình độ giáo viên của các trường đại học chuyên ngành hoặc
các trường nghiệp vụ du lịch hay đào tạo từ xa Việc nâng cao sự hiểu biết du lịch cho toàn
dân là vô cùng quan trọng [23].
- Quản lý nhà nước đối với cảnh quan môi trường.
Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho cảnh quan, môi
trường sinh thái xanh, sạch đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây
dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng
quốc gia đều là điều kiện tốt để bảo vệ các loại động vật hoang dã, thực vật quy hiếm,
bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm huỷ hoại, phá vỡ hệ
sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn
kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rất lớn là yếu tố nội
tại của ngành du lịch. Văn hoá và môi trường là nguyên liệu thô của ngành công nghiệp du
lịch. Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, người quản lý, người kinh doanh là phải có chiến
lược phát triển du lịch đúng đắn để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức
tối đa những mặt tiêu cực do phát triển du lịch đem lại. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm
của mỗi người dân, là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mục tiêu chủ yếu của công tác
quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
+ Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm về môi trường phát sinh trong hoạt
động sống của con người.
+ Phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia theo nguyên tắc của một xã hội bền
vững do Hội nghị RIO - 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát
triển bền vững kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy
thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.

+ Xây dựng công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ

thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội của một quốc gia.
- Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá.
Từ xưa nền văn hoá lâu đời của dân tộc đã có trong niềm tự hào của cha ông ta khi
khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược. Văn hoá là một di
sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, văn hoá xuất
hiện trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống: văn hoá tình cảm, văn hoá giao tiếp, văn hoá
kinh doanh, văn hoá tranh luận, phê bình văn hoá là hành trang của đất nước.
Tính dân tộc là nội dung quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí hàng
đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hoá. Nó là cơ sở của nền văn hoá tiên tiến, kết
tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giầu mạnh và phát triển bền vững. Chính
do tác động của quy luật tính dân tộc mà văn hoá mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến
biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hoá của
dân tộc mình trước kẻ thù xâm lược. Nhưng ngày nay biết bao người dân ở hải ngoại khát khao
muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hoá dân tộc.
Văn hoá - dân tộc là hai phạm trù khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, vì
sự khác nhau giữa các dân tộc là sự khác nhau về văn hoá. Bản sắc mỗi dân tộc được thể
hiện tập trung ở bản sắc văn hoá của chính dân tộc đó. Mặt khác, chính đời sống văn hoá và
giá trị tinh thần của một dân tộc là dấu hiệu để đánh giá nền văn hoá đó ở trình độ nào
thuộc các cộng đồng nào trên thế giới. Như vậy, đánh mất bản sắc riêng là đánh mất dân
tộc.
Qua giao lưu hội nhập, nền văn hoá nước ngoài song song tồn tại cùng văn hoá các
dân tộc. Dân tộc không đồng nghĩa với quá khứ, nó vẫn không ngừng tiếp thu những cái
mới để làm phong phú cho mình, tuy nhiên cái bản chất, tinh hoa thì không bao giờ được
thay đổi mà phải được giữ gìn, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ
sở để dân tộc hoà nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất mình.
Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá có hiệu quả đối
với hoạt động văn hoá, xuất bản báo chí, bảo tồn các giá trị văn hoá, biểu diễn nghệ thuật,

bản quyền tác giả, quảng cáo, các hoạt động dịch vụ văn hoá, Karaoke, vũ trường, internet

công cộng, kinh doanh văn hoá phẩm, in, nhân băng, đĩa hình Đẩy mạnh công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nhiệm vụ cho ngành văn hoá để góp phần nâng
cao yêu cầu giữ gìn và páht huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ mới để phát triển du
lịch của đất nước [1, tr.13-14].
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào và Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào
Kinh nghiệm của tỉnh Viêng Chăn, khu du lịch Văng Viêng, các hoạt động du lịch
mang tính phổ biến trong vài thập niên trở lại đây. Tạo nên thành thị mới sôi động có sức
thu hút, lôi cuốn ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế, nhất là du khách quốc tế.
Mới đầu các điểm du lịch của Văng Viêng chủ yếu là phục vụ người dân địa phương. Cùng
với sự phát triển của du lịch thì các điểm này phát triển nhờ khách du lịch đến tham quan
Văng Viêng. Đồng thời Văng Viêng không chỉ là điểm đến của khách du lịch mà còn là
điểm xuất phát cho các chuyến du lịch đến Luang Pra Bang. Đó chính là "cổng vào" để
hình thành chương trình du lịch của du khách quốc tế và trong nước. Chính vì vậy đã tập
trung làm tốt một số mặt sau đây:
+ Tạo ra các "cổng vào" thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng cho du khách vào tham
quan, mua sắm.
+ Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến
Văng Viêng.
+ Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong
thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách.
+ Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội
nghị phục vụ du khách.
+ Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành.
+ Xây dựng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà
đầu tư trong nước và quốc tế.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Việt Nam
Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sử dụng rất
nhiều hình thức phục vụ khách, với nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được lượng
khách trong nước và quốc tế đến ngày càng đồng. Như ở Việt Nam có các cửa hàng miễn


thuế, bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của
các nước nổi tiếng, quần áo hợp thời trang nhằm thu hút khách du lịch, tư tưởng chỉ đạo
dịch vụ của Việt Nam là: luôn luôn tìm cách thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của khách
cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm lý; khẩu hiệu phục vụ khách là "gây ấn tượng tốt cho
khách ngay từ bước chân đầu tiên và làm cho khách hài lòng đến bước chân cuối cùng".
Đối với các nước phát triển, chẳng hạn như: Trung Quốc ngành du lịch đã đưa ra
những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng nhằm thu hút khách du lịch, được xây dựng hàng
năm theo chủ đề: năm 1995 là "Năm du lịch phong tục các dân tộc", năm 1991 là "Năm du
lịch nghỉ mát", năm 1997 là "Năm du lịch đón Hồng Kông trở về với đất nước".
1.3.3. Vận dụng vào tỉnh Luang Pra Bang
Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp để
thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Chiến lược phát triển ngành du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất
nước, phát triển du lịch đồng bộ, kiện toàn mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành
khác có liên quan.
Chiến lược tiếp thị, quảng cáo năng động đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch.
Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đồng thời tích cực tuyên
truyền giáo dục mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Đã đem lại kết quả đáng
kể, mang lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm 2-3 tỷ USD.
Chiến lược sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm
du lịch đến với mọi tầng lớp nhân dân, có môi trường du lịch an toàn thuận tiện, có nền
kinh tế và chế độ chính trị ổn định.
Hai là, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch.
Để phát triển kinh tế, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là công
nghệ thông tin, ở nhiều nước công nghiệp phát triển công nghệ thông tin du lịch đang được
ứng dụng phổ biến như ở nước Mỹ là 37%, ở Pháp là 35,1%. Đây là tiền đề cho ngành du
lịch phát triển.
Ngoài cơ sở hạ tầng chung như mọi ngành kinh tế khác, ngành du lịch còn có cơ sở
vật chất kỹ thuật đặc thù như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí Du lịch phát triển

thì cơ sở vật chất kỹ thuật càng được nâng cao và tính đồng bộ của nó ngày càng tăng.

Ba là, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của
khách.
Tạo ra những sản phẩm có chất lượng co, hấp dẫn mạnh tới khách trong và ngoài
nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch của
mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Sự hấp dẫn của những sản phẩm du lịch phụ thuộc vào
chính những thứ mà quốc gia và địa phương mình đã và đang có, đồng thời không tách
khỏi sự cố gắng sáng tạo của mỗi nhân viên trong ngành du lịch phối hợp của các đơn vị có
liên quan. Sản phẩm du lịch chủ yếu là những dịch vụ, vì thế sản phẩm du lịch phải có chất
lượng, uy tín của toàn ngành là sự phấn đấu trong từng công đoạn, từng doanh nghiệp và
của sự phối hợp liên ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch sẽ trở thành một vấn đề chiến lược trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Kinh nghiệm ở một số nước sử dụng rất nhiều hình thức sản xuất ra sản phẩm, nhiều hình
thức độc đáo, nên đã thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế.
Bốn là, tăng cường tuyên truyền quảng bá về du lịch.
Mục đích của tuyên truyền quảng bá hay kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông
tin cho khách du lịch, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch,
đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm.
Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục
đích thị trường đó. Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động, cần
lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo,
khuyến khích, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời
gian tiến hành.
Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.
Đối tượng phục vụ du lịch là con người, bao gồm cả người trong nước và khách du
lịch nên đòi hỏi trình độ của cán bộ, nhân viên du lịch phải cao. Do vậy, việc đào tạo bồi
dưỡng, giáo dục cho đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng nên nhiều nước phát triển du
lịch đều rất chú ý vấn đề này. Cho nên người làm việc trong ngành du lịch phải được đào
tạo, huấn luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều phương

pháp như: vừa học vừa làm, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ nhân viên
trong ngành du lịch Việc nâng cao trình độ hiểu biết du lịch cho toàn dân là vô cùng quan
trọng.

×