Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo khoa học : NĂNG SUẤT SINH SẢN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TƯƠNG QUAN KIỂU HÌNH GIỮA CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA HAI DÒNG LỢN NÁI VCN01 VÀ VCN02 QUA CÁC THẾ HỆ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.07 KB, 9 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010

20
NĂNG SUẤT SINH SẢN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TƯƠNG QUAN KIỂU
HÌNH GIỮA CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA HAI DÒNG LỢN NÁI
VCN01 VÀ VCN02 QUA CÁC THẾ HỆ
Trịnh Hồng Sơn*, Nguyễn Quế Côi và Nguyễn Ngọc Phục.
Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi
*Tác giả liên hệ: Trịnh Hồng Sơn - TTNC lợn Thuỵ Phương
Tel: 0912 792872; Email:

ABSTRACT
Reproductive traits, factors affecting reproduction and phenotype correlation beetwen reproductive traits of
VCN 01 and VCN 02 lines though generations
The data of reproductive performance of GGP herd of PIC lines including 1.822 litters from 438 sows VCN01
(synthetic Yorkshire) and 2.781 litters from 732 sows VCN02 (synthetic Landrace) through 5 generations recorded
from 1997 - 2009 were analysed to evaluate reproductive performance, factors affecting reproduction and phenotype
correlation beetwen reproductive traits. The VCN01 sows had the highest total number born alive (NBA) piglets per
litter at parity 2 (10.55) and decreased through parity 3 and 4 (9.92 and 9.30), then slightly increased at party 5 (9.70).
However, the number of weaned piglets (NW) per litter inreased through first 3 parities (8.23; 8.79 and 8.80) and then
decreased at parity 4 and 5 (8.70 and 8.50). The VCN02 sows had the highest total NBA and NW per litter at parity 2
than these at parity 1 (9,65 vs 9,88 and 8,59 vs 9,03). Both these figures tended to decrease through parity 3 - 4 (9.68;
9,31 and 8.83; 8.59) then highly increased at parity 5 (10,02 and 8,87). The decrease in reproductive performance
through generations could be due to housing conditions, feed quality and breeds. The improvement of reproductivity
of generation 5 was resulted mostly from the use of frozen semen imported from the PIC USA last two years.
Keywords: VCN 01 sows, VCN 02 sows reproductive traits, factors, phenotype correlations
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1997, tập đoàn PIC của Anh đưa vào Việt Nam hai chương trình lai 4 và 5 giống gồm 5
dòng lợn cụ kỵ: L11, L06, L19, L64, L95. Năm 2001, tập đoàn PIC đã chuyển giao cho Việt Nam
và theo hợp đồng mua bán để đảm bảo bản quyền của PIC, năm 2007 Trung tâm nghiên cứu lợn


Thuỵ Phương đã đề nghị đổi tên 5 dòng đó thành VCN01, VCN02, VCN03, VCN04, VCN05 và
đã được Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn phê duyệt. Những dòng lợn này có tiềm năng di
truyền về năng suất sinh sản và khả năng cho thịt cao, đã được nhiều nước chăn nuôi tiên tiến trên
thế giới và khu vực sử dụng trong sản suất. Hiện nay chúng đã trải qua 5 thế hệ và ổn định năng
suất. Điều đó chứng tỏ 5 dòng lợn tổng hợp thích nghi tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam. Sau 9
năm tiếp cận đã cung cấp cho 38 tỉnh thành trong cả nước 17.644 con lợn cái hậu bị và 1.377 con
lợn đực giống. Để tạo được những tổ hợp lai tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường, việc chọn
lọc những dòng cụ kỵ có những đặc điểm tốt cung cấp cho các công thức lai là rất cần thiết. Có rất
nhiều công trình nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nhưng đánh giá năng suất
sinh sản qua các thế hệ còn nhiều hạn chế. Đối với các dòng cụ kỵ VCN01 và VCN02 đến nay
chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Đề tài này được thực hiện để đánh giá
năng suất sinh sản của hai dòng lợn nái VCN01 và VCN02 qua các thế hệ, do vậy có tính cấp
thiết cao về mặt khoa học cũng như thực tiến và phục vụ công tác giống của cơ sở.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Hai dòng lợn nái cụ kỵ có nguồn gốc PIC gồm 1822 ổ đẻ của 438 nái VCN01 (dòng tổng hợp
L11 mang nguồn gen của giống Yorkshire) và 2.781 ổ đẻ của 732 nái VCN02 (dòng tổng hợp
L06 mang nguồn gen của giống Landrace) qua các thế hệ.

TRỊNH HỒNG SƠN – Năng suất sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng

21
Bảng 1. Số nái và số ổ đẻ của VCN01 và VCN02 qua các thế hệ
VCN01 VCN02
Thế hệ
Số nái Số ổ đẻ Số nái Số ổ đẻ
Thế hệ 1 169 589 193 632
Thế hệ 2 53 228 188 681
Thế hệ 3 95 482 120 539
Thế hệ 4 58 306 123 573

Thế hệ 5 63 217 108 356
Tổng 438 1822 732 2781
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng nái VCN01 và VCN02 qua các thế hệ
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố giống, thế hệ, lứa đẻ đến năng suất sinh sản
Xác định tương quan kiểu hình giữa các chỉ tiêu sinh sản.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu
Số liệu năng suất sinh sản của lợn nái qua các thế hệ được thu thập từ phần mềm PPM của công ty
PIC. Đây là phần mềm chuyên dụng quản lý toàn bộ số liệu của đàn lợn hạt nhân của công ty PIC
Vietnam (nay là Trạm nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp) từ năm 1997 đến 2009.
Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, khối
lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, tỉ lệ nuôi sống, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con,
thời gian phối giống có chửa sau cai sữa.
Xử lý số liệu
Số liệu được phân tích theo SAS.2000 tại ĐHNN Hà nội.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02
Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái VCN01 được trình bày tại Bảng 2.
Tuổi đẻ lứa đầu: được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu, tỉ lệ phối giống có chửa lứa
đầu. Tuổi đẻ lứa đầu có hệ số di truyền thấp (h
2
=0,27). Tuổi đẻ lứa đầu của VCN01 (360,84
ngày) cao hơn so với VCN02 (356,24 ngày) (P<0,05), tuy nhiên đều thấp hơn so với thông
báo của các tác giả khác. Trong các nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001); Đinh
Văn Chỉnh và cs. (2001), Nguyễn Khắc Tích (1995) và Doucos và Bidanel (1996) tuổi đẻ
lứa đầu của lợn Yorkshire đều cao hơn 360 ngày, tương ứng là 373,69 ngày; 368,11 ngày ;
365,6 ngày và 367,8 ngày. Kết quả trên là do trạm đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi
dưỡng chăm sóc thích hợp đối với lợn nái hậu bị, nhất là việc sử dụng thức ăn hợp lý, sử

dụng các biện pháp kích thích động dục đã làm giảm tuổi phối giống lần đầu mà vẫn đáp
ứng được điều kiện cần và đủ về tuổi và khối lượng lúc phối giống. Do đó, đã rút ngắn được
tuổi đẻ lứa đầu, giảm chi phí trong giai đoạn nuôi hậu bị và qua đó sẽ góp phần tăng hiệu
quả trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010

22
Bảng 2. Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02
VCN01 VCN02
Chỉ tiêu
n Mean SE n Mean SE
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 438

360,84
a

1,70

732

356,24
b

1,20

Khoảng cách giữa lứa đẻ (ngày)

1384


152,22
b

0,60

2049

154,74
a

0,60

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 1822

9,90
a

0,10

2781

9,69
b

0,10

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 915

1,42
b


0,00

1097

1,45
a

0,00

Số con cai sữa/ổ (con) 1822

8,56
b

0,10

2781

8,78
a

0,10

Khối lượng cai sữa/con (kg) 738

6,42
a

0,00


1088

6,44
a

0,00

Phối giống có chửa SCS (ngày)

1378

12,40
a

0,30

2049

10,98
b

0,30

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài hay ngắn phụ thuộc vào 3 yếu tố: thời gian mang thai, thời
gian nuôi con và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp
h
2
=0,08 ( Rydhmer và cs. 1995). Nó ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm, muốn tăng số lứa
đẻ/nái/năm cần phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của

lợn nái VCN01 (152,22 ngày) thấp hơn so với VCN02 (154,74 ngày), sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (P< 0,05). Kết quả này thấp hơn so với kết quả của tác giả Đặng Vũ Bình (1999) với
khoảng cách giữa hai lứa đẻ của lợn Yorkshire là 179,04 ngày và lợn Landrace là 178.39
ngày; trong nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs (2001); Doucos và Bidanel (1996), khoảng
cách giữa hai lứa đẻ của lợn Yorkshire lần lượt là 171,31; 164,8 ngày. Điều này cho thấy việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thức ăn, chuồng trại, quy trình quản lý chăm sóc
nuôi dưỡng của trạm đã làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
Số con sơ sinh sống/ổ

9.9
8.56
9.69
8.78
7.5
8
8.5
9
9.5
10
10.5
Sè con s¬ sinh sèng/æ S

con cai s

a/

VCN01
VCN02



Biểu đồ 1: Số con của VCN01 và VCN02
là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi
dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai. Số con sơ sinh sống/ổ tương quan di truyền thuận và
chặt với số con cai sữa/ổ, r=0,81 (Rothschild và Bidanel, 1998) . Mặt khác số con sơ sinh
sống/ổ còn có hệ số di truyền thấp h
2
= 0,13 và có tương quan di truyền cao với số con sinh
ra còn sống ở lứa thứ 2, r=0,67 (Rydhmer và cs. 1995). Do đó việc chọn lọc nâng cao số
con sơ sinh sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc nâng số con cai sữa/ổ và số con còn
sống ở lứa thứ 2.

TRỊNH HỒNG SƠN – Năng suất sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng

23
Biểu đồ 1 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của nái VCN01 (9,90 con) cao hơn so với nái
VCN02 (9,69 con), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu tương
tự với kết quả của Đinh Văn Chỉnh và cs (2001), Park and Kim (1982) với số con sơ sinh
sống/ổ của lợn nái Yorkshire lần lượt là 9,86 và 9,57 con/ổ và Từ Quang Hiển và cs (2004)
với số con đẻ ra còn sống ở lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là 9,08 con/ổ và 9,90 con/ổ.
Số con cai sữa/ổ: là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc
vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ, tính nuôi con khéo của lợn mẹ và điều kiện
quản lý chăm sóc nuôi dưỡng của các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Chỉ tiêu số
con cai sữa/ổ có tương quan kiểu hình thuận và chặt với số con sơ sinh sống/ổ, (r=0,81)
(Blasco và cs 1995). Do tỉ lệ nuôi sống của nái VCN01 thấp hơn so với nái VCN02 nên số
con cai sữa/ổ của nái VCN01 (8,56 con) thấp hơn so với nái VCN02 (8,78 con), sự sai khác
này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cao hơn công bố của Đặng Vũ Bình (2003) với 8,25
con/ổ ở Yorkshire và 8,29 con/ổ ở lợn Landrace; thấp hơn kết quả nghiên cứu của Tổng Công
ty Chăn nuôi Việt Nam (2000), số con cai sữa/ổ của lợn nái Yorkshire là 9,11 con; theo Trịnh
Xuân Lương (1998) là 10,3 con/ổ.
Khối lượng sơ sinh/con: có liên quan đến số con đẻ ra/ổ và có ảnh hưởng đến độ tăng khối

lượng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa. Chỉ tiêu này có hệ số di
truyền h
2
= 0,20. Khối lượng sơ sinh/con của lợn nái VCN01 (1,42 kg) thấp hơn VCN02 (1,45
kg) (P<0,05). Hoàng Thị Thuý (2008) cho kết quả tương tự, khối lượng sơ sinh/con của lợn
nái Landrace và Yorkshire là 1,45 và 1,44 kg/con.
Khối lượng cai sữa/con: giúp đánh giá mức độ tăng khối lượng của lợn con trong giai đoạn
theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào độ đồng đều
của đàn lúc sơ sinh, tỉ lệ nuôi sống, độ đồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số
con cai sữa/ổ. Ở 3 tuần tuổi nái VCN01 và VCN02 có khối lượng cai sữa/con là 6,42 kg và
6,44 kg, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả trong nghiên cứu này thấp
hơn so với công bố của các tác giả về khối lượng cai sữa/con của nái Yorkshire: theo các tác
giả Lê Thanh Hải và cs (1994), Đinh Văn Chỉnh và cs (2001), khối lượng cai sữa/con lần lượt
là 10,44 kg; 11,94 kg. Khối lượng cai sữa/con thấp hơn vì tuổi cai sữa sớm hơn.
Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa: là một trong những yếu tố quyết định số lứa
đẻ/nái/năm. Nó nói lên thời gian động dục trở lại sau cai sữa dài hay ngắn và tỉ lệ phối giống
có chửa sau cai sữa cao hay thấp. Kết quả bảng 2 cho thấy thời gian phối giống có chửa sau
cai sữa tại trạm của lợn VCN01 và VCN02 là 12,40 ngày và 10,98 ngày, sự sai khác này có ý
nghĩa thống kê (P<0,05). Thời gian này ngắn, nói lên khả năng phục hồi cơ thể của lợn mẹ
sau khi cai sữa tốt, tỷ lệ phối giống có chửa sau cai sữa đạt kết quả cao.
Như vậy, kết quả nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn VCN01 và VCN02 nuôi tại Trạm
nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp đạt kết quả tương đối tốt. Điều đó chứng
tỏ rằng trạm chăn nuôi có thể nuôi dưỡng và phát triển tốt đàn nái ngoại cụ kỵ. Hai dòng lợn
VCN01, VCN02 đã thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, phát huy tốt tiềm năng di
truyền của giống. Tuy nhiên có một số chỉ tiêu thấp hơn so với các trại lợn lai khác vì đây là
các dòng lợn cụ kỵ. Để đạt được kết quả tốt hơn, cần phải thường xuyên quan tâm đến công
tác chọn giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vệ sinh phòng bệnh và đầu tư xây
dựng chuồng nuôi phù hợp đối với nái ngoại.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010


24
Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 qua các thế hệ
Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 qua các thế hệ được trình bày ở bảng 3. Kết quả
cho thấy, tất cả các chỉ tiêu sinh sản qua các thế hệ có sự sai khác (P<0,05).
Tuổi đẻ lứa đầu qua các thế hệ của VCN01 (361,73
ab
; 348,57
c
; 363,55
ab
; 355,40
bc
và 369,68
a

ngày) và VCN02 (370,52
a
; 351,35
b
; 351,96
b
; 347,44
b
và 354,05
b
) đều có sự sai khác, sai khác
lớn nhất là hơn một chu kỳ động dục. Tuổi đẻ lứa đầu của VCN01 và VCN02 tại thế hệ 1 đều
cao hơn so với thế hệ 2 vì thế hệ 1 mới nhập về nên chưa thích nghi tốt với điều kiện Việt
Nam làm ảnh hưởng tới tuổi phối lứa đầu, tỉ lệ phối giống có chửa lứa đầu dẫn tới tuổi đẻ lứa

đầu cao.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ qua các thế hệ của VCN02 (154,82; 151,86; 156,40; 154,67 và
157,65 ngày) đều dài hơn so với VCN01 (153,30; 148,89; 151,92; 151,35 và 155,14 ngày) và
từng dòng qua các thế hệ có sự sai khác, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Cả 2 dòng
VCN01 và VCN02 đều có khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở thế hệ 2 ngắn hơn thế hệ 1, ngắn
nhất ở thế hệ 2 và dài nhất ở thế hệ 5.
Số con sơ sinh sống/ổ của VCN01 và VCN02 ở thế hệ 2 cao hơn so với thế hệ 1, bị giảm dần
xuống ở thế hệ 3 và thế hệ 4, đến thế hệ 5 có chiều hướng tăng lên. Số con sơ sinh sống/ổ của
2 dòng đạt cao nhất ở thế hệ 2 (10,55 con/ổ) của VCN01. Thế hệ 5 (10,02 con) của VCN02
tăng lên rõ rệt so với thế hệ 4 (9,31 con) vì thế hệ 5 được sử dụng tinh đông lạnh để làm tươi
máu. Điều này chứng tỏ bên cạnh dinh dưỡng và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, chúng ta
phải quan tâm đến cải thiện chất lượng giống để nâng cao năng suất sinh sản.
Số con cai sữa/ổ của VCN02 ở thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3 và thế hệ 5 (8,59; 9,03; 8,83 và
8,87 con) cao hơn so với VCN01 (8,23; 8,79; 8,80 và 8,59 con), thế hệ 4 số con cai sữa/ổ
của VCN02 (8,59 con) thấp hơn so với VCN01 (8,70 con). Ở thế hệ 2 cả 2 dòng đều có số
con cai sữa cao hơn so với thế hệ 1 nhưng so sánh giữa thế hệ 4 với thế hệ 5 thì VCN02 ở
thế hệ 5 (8,87 con) cao hơn thế hệ 4 (8,59 con) còn VCN01 ở thế hệ 5 (8,50 con) lại thấp
hơn so với thế hệ 4 (8,70 con). Tóm lại, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của
VCN01 và VCN02 qua các thế hệ có sự sai khác. Số con sơ sinh sống/ổ của VCN01 cao
hơn so với VCN02 nhưng số con cai sữa/ổ lại thấp hơn, chứng tỏ nái VCN02 có khả năng
nuôi con tốt hơn.
Khối lượng sơ sinh/con qua các thế hệ của VCN01 (1,45; 1,30; 1,42; 1,42 và 1,39 kg) thấp
hơn so với VCN02 (1,45; 1,45; 1,48; 1,45 và 1,44 kg) nhưng khối lượng cai sữa/con qua các
thế hệ của VCN01 (6,37; 6,31; 6,21; 6,58 và 6,63 kg) và VCN02 (6,29; 6,17; 6,26; 6,66 và
6,63 kg) tương đương nhau.
Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa từ thế hệ 1 đến thế hệ 4 của VCN01 (14,17; 11,98;
12,77 và 10,60 ngày) dài hơn so với VCN02 (12,05; 11,39; 10,44 và 9,98 ngày) nhưng thời
gian phối giống có chửa sau cai sữa ở thế hệ 5 của VCN01 (10,02 ngày) lại ngắn hơn so với
VCN02 (11,00 ngày).


TRỊNH HỒNG SƠN – Năng suất sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng

25

B

ng 3. Năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02 qua các thế hệ
Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
Chỉ tiêu
n. Mean ±

SE

n Mean ±

SE

n Mean ±

SE

n Mean ±

SE

n Mean ±

SE
VCN01


Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 169

361,73
ab

±

3,05

53 348,57
c
±

2,33

95 363,55
ab

±

2,81

58 355,40
bc

±

4,42

63 369,68

a

±

5,48

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 420

153,30
a
±

1,03

175

148,89
b

±

1,27

387

151,92
ab

±


1,12

248

151,35
ab

±

1,11

154

155,14
a

±

2,04

Số con sơ sinh sống/ổ (con)

589

9,85
b
±

0,15


228

10,55
a
±

0,22

482

9,92
b
±

0,13

306

9,63
b
±

0,16

217

9,70
b
±


0,19

Khối lợng sơ sinh/con (kg) 262

1,45
a
±

0,01

131

1,30
c
±

0,01

197

1,42
ab
±

0,01

149

1,42
a

±

0,01

176

1,39
bc
±

0,01

Số con cai sữa/ổ (con) 589

8,23
b
±

0,13

228

8,79
a
±

0,18

482


8,80
a
±

0,13

306

8,70
a
±

0,16

217

8,50
ab
±

0,20

Khối lợng cai sữa/con (kg) 200

6,37
bc
±

0,06


101

6,31
c
±

0,07

150

6,21
c
±

0,08

120

6,58
ab
±

0,12

167

6,63
a
±


0,08

Phối giống có chửa SCS
(ngày) 420

14,17
a
±

0,62

175

11,98
abc

±

1,01

381

12,77
ab
±

0,66

248


10,60
bc
±

0,74

154

10,02
c
±

0,80

VCN02

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 193

370,52
a
±

3,30

188

351,35
b

±


1,50

120

351,96
b
±

2,50

123

347,44
b
±

2,70

108

354,05
b

±

2,70

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 439


154,82
ab

±

1,20

493

151,86
b

±

0,90

419

156,40
a
±

1,50

450

154,67
ab

±


1,20

248

157,65
a

±

1,80

Số con sơ sinh sống/ổ (con)

632

9,65
ab
±

0,10

681

9,88
a
±

0,10


539

9,68
ab
±

0,10

573

9,31
b
±

0,10

356

10,02
a
±

0,20

Khối lợng sơ sinh/con (kg) 186

1,45
b
±


0,00

207

1,45
b
±

0,00

155

1,48
a
±

0,00

251

1,45
b
±

0,00

298

1,44
b

±

0,00

Số con cai sữa/ổ (con) 632

8,59
b
±

0,10

681

9,03
a
±

0,10

539

8,83
ab
±

0,10

573


8,59
b
±

0,10

356

8,87
ab
±

0,20

Khối lợng cai sữa/con (kg) 185

6,29
b
±

0,10

208

6,17
b
±

0,10


150

6,26
b
±

0,10

248

6,66
a
±

0,10

297

6,63
a
±

0,10

Phối giống có chửa SCS
(ngày) 439

12,05
a
±


0,60

493

11,39
ab
±

0,50

419

10,44
ab
±

0,50

450

9,98
b
±

0,50

248

11,00

ab
±

0,70


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010

26

9.85
10.55
9.92
9.63
9.7
9.65
9.88
9.68
9.31
10.02
8.23
8.79
8.8
8.7
8.5
8.59
9.03
8.83
8.59
8.87

8
8.5
9
9.5
10
10.5
11
ThÕ hÖ 1 ThÕ hÖ 2 ThÕ hÖ 3 ThÕ hÖ 4 ThÕ hÖ 5
Sè con SSS
VCN01
Sè con SSS
VCN02
S

con CS
VCN01
Số con CS
VCN02

Đồ thị: Số con của VCN01 và VCN02 qua các thế hệ
Các yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản
Các yếu tố giống, thế hệ, lứa đẻ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02
được trình bày ở bảng 4. Yếu tố giống không ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng
cai sữa/con nhưng ảnh hưởng rất rõ rệt đến khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, tỉ lệ
nuôi sống và khoảng cách giữa hai lứa đẻ; ảnh hưởng không rõ rệt đến số con sơ sinh sống/ổ,
số con cai sữa/ổ và ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian phối giống có chửa sau cai sữa.
Bảng 4. Các yếu tố giống, thế hệ, lứa ảnh hư
ởng đến năng suất sinh sản
của VCN01 và VCN02
Chỉ tiêu n Giống Thế hệ Lứa

Khoảng cách lứa đẻ 3432

0,0006

***

0,0034

**

< 0,0001
***

Số con sơ sinh sống/ổ 4602

0,0237

*

< 0,0001

***

< 0,0001 ***

Khối lượng sơ sinh/ổ 2011

0,1081

ns


< 0,0001

***

< 0,0001
***

Khối lượng sơ sinh/con 2011

< 0,0001

***

< 0,0001

***

< 0,0001
***

Số con cai sữa/ổ 4602

0,0218

*

0,0008

***


< 0,0001
***

Tỉ lệ nuôi sống 4321

< 0,0001

***

< 0,0001

***

< 0,0001
***

Khối lượng cai sữa/ổ 1826

0,0002

***

0,0002

***

< 0,0001
***


Khối lượng cai sữa/con 1825

0,6929

ns

< 0,0001

***

< 0,0001
***

Phối giống có chửa SCS 3426

0,0017

**

0,001

**

< 0,0001 ***

Ghi chú: ns: P ≥ 0,05; *: P < 0,05; **: P < 0,01; ***: P < 0,001
Yếu tố thế hệ ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu khoảng cách giữa hai lứa đẻ, thời gian phối
giống có chửa sau cai sữa, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, khối
lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con, tỉ lệ nuôi sống.
Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu: khoảng cách giữa hai lứa đẻ, thời

gian phối giống có chửa sau cai sữa, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ
sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con, tỉ lệ nuôi sống.
Như vậy, yếu tố giống ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở các mức độ khác nhau, yếu tố
thế hệ và lứa đẻ ảnh hưởng rõ rệt và rất rõ rệt đến năng suất sinh sản của hai giống lợn
VCN01 và VCN02.

HỒ XUÂN TÙNG – Năng suất và chất lượng thịt của gà Ri


27
Tương quan kiểu hình giữa các chỉ tiêu sinh sản
Tương quan kiểu hình giữa các chỉ tiêu sinh sản của VCN01 và VCN02 được trình bày ở
bảng 5. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản ở hai dòng lợn nái VCN01 và VCN02 là
tương đương nhau. Tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng sơ sinh/ổ (r =0,95;
0,93) và của 2 dòng đều có tương quan kiểu hình thuận và chặt chẽ với khối lượng sơ sinh/ổ
(r =0,95; r =0,93). Ngược lại, số con sơ sinh sống/ổ có tương quan nghịch với khối lượng sơ
sinh/con (r = -0,72; r = -0,64).
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật, số con sơ sinh sống/ổ càng nhiều thì khối lượng sơ
sinh/con bị giảm xuống. Số con sơ sinh sống/ổ có tương quan thuận với số con để nuôi/ổ, số
con cai sữa/ổ ở mức trung bình. Hệ số tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với số con cai
sữa thấp hơn kết quả nghiên cứu của Rothschild và Bidanel (1998) (r=0,81); Roeche (1996)
(r=0,815).
Bảng 5. Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của VCN01 và VCN02
Mối tương quan VCN01 VCN02
Tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng sơ sinh/ổ

0,95 0,93
Tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với KL sơ sinh/con -0,72 -0,64
Tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với số con để nuôi/ổ 0,57 0,59
Tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với số con cai sữa/ổ 0,49 0,54

Tương quan giữa số con để nuôi/ổ với số con cai sữa/ổ 0,90 0,93
Tương quan giữa số con cai sữa/ổ với khối lượng cai sữa/ổ 0,76 0,73
Khối lượng sơ sinh/ổ có tương quan thuận số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai
sữa/ổ và tương quan nghịch khối lượng sơ sinh/con ở mức trung bình. Số con cai sữa/ổ có
tương quan thuận và rất chặt chẽ với số con để nuôi/ổ (r=0,90; r=0,93). Tương quan giữa khối
lượng cai sữa/ổ với số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ với khối lượng cai sữa/con là
tương quan thuận và chặt chẽ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Tuổi đẻ lứa đầu của nái VCN01 (360,84 ngày) cao hơn so với VCN02 (356,24 ngày) nhưng
khoảng cách giữa hai lứa đẻ của lợn nái VCN01 (152,22 ngày) thấp hơn so với VCN02
(154,74 ngày). Số con sơ sinh sống/ổ của nái VCN01 (9,90 con) cao hơn so với nái VCN02
(9,69 con) nhưng số con cai sữa/ổ của nái VCN01 (8,56 con) thấp hơn so với nái VCN02
(8,78 con), chứng tỏ nái VCN02 nuôi con tốt hơn. Năng suất sinh sản của cả VCN01 và
VCN02 qua các thế hệ có sự sai khác, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nhập
tinh làm tươi máu ở thế hệ 5 của VCN02 đạt kết quả tốt. Các yếu tố giống, thế hệ, lứa đẻ ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của VCN01 và VCN02
Hệ số tương quan của VCN01 và VCN02 giữa các chỉ tiêu sinh sản là tương đương nhau. Hệ
số tương quan giữa số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng sơ sinh/ổ và giữa số con để nuôi/ổ
với số con cai sữa/ổ là tương quan thuận ở mức rất chặt chẽ. Hệ số tương quan giữa số con sơ
sinh sống/ổ với khối lượng cai sữa/con là tương quan nghịch ở mức chặt chẽ. Các hệ số tương
quan giữa các chỉ tiêu sinh sản khác ở mức thấp hơn.
Đề nghị
Trung tâm thường xuyên có chương trình nhập tinh đông lạnh làm tươi máu, đẩy nhanh tiến
độ di truyền giúp tăng năng suất toàn đàn.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Blasco A., Bidanel J. P and Haley C.S (1995). Genetic and neonatal survial. In: The Neonatal Pig Development
and Survial. Valey M.A (Ed). CAB. Intenational. Walling ford. oxen. UK. pp.17-18.
Đặng Vũ Bình (1999). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ
của lợn nái ngoại. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật- Khoa chăn nuôi –thú y – Trường Đại học
Nông nghiệp I. Hà Nội.
Đặng Vũ Bình (2003). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc.
Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học nông nghiệp I. Số 2/2003.
Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo và Đỗ Văn Trung (2001). Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Landrace và
Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Phú Lãm- Hà Tây. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật -
Khoa chăn nuôi thú y (1999-2001). NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
Doucos A., Bidanel.J.P (1996). Genetic correlations between production and reproductive traits measured on the
farm. in the Large White and French Landrace pig breeds. Journal of animal Breeding genetic. 113. pp.
493-504.
Lê Thanh Hải, Đoàn Giải, Lê Phạm Đại và Vũ Thị Lan Phương (1994). Kết quả nghiên cứu các công thức lai
giữa đực Duroc. đực lai (Pietrain xY) với nái Yorkshire. Hội nghị khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y
toàn quốc 6/7- 8/7/1994. Hà Nội.
Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng và Lương Nguyệt Bích (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai
F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Chăn nuôi. Hội chăn nuôi Việt Nam. Số 10/2004.
Trịnh Xuân Lương (1998). Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái ngoại nhân giống thuần nuôi tại xí
nghiệp lợn giống Thiệu Yên- Thanh Hoá. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam. III. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
Park Y.I and KimJ.B. (1982). Evoluation of litter size of purebed and specific to breed crosses producced from
five breeds of swine. In: 2 nd World congress on genetics Aplied to Livestock production. Vol. VIII.
Editorial Grsi; Madrid. pp. 519-522
Hoàng Thị Thuý (2008). Đánh giá tính năng sản suất của tổ hợp lai giữa nái Yorkshire. Landrace. F1(L*Y) phối
với đực PiDu (Pietran * Duroc) ở Tráng Việt. Mê Linh. Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ khoa học nông
nghiệp.
Nguyễn Khắc Tích (1995). Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý. sinh dục. khả năng sản xuất của lợn nái
ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn- Hải Hưng. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn

nuôi thú y (1991-1995). NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
Đoàn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thị Hường (2001). Nghiên cứu chọn lọc xây
dựng đàn lợn hạt nhân giống Yorkshire và Lanđrace dòng mẹ có năng suất cao tại xí nghiệp giống vật
nuôi Mỹ Văn. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000. Phần chăn nuôi gia súc thành phố Hồ Chí
Minh. tr.152-158.
Roeche. R. (1996). Problematik der zuechterischen Verbesserung der Fruchbakeit. GGFZ. Schriftenreihe. H4.
pp.60 - 69.
Rothschild M.F and Bidanel J.P (1998). Biology and genetics of reproduction. The Genetics of the pigs.
Rothschild. M.F and Ruvinsky. A (eds). CAB international. pp.313-345.
Rydhmer L,. Lundchein N. and Johansson K. (1995). Genetic parameters for reproduction traits in sows and
relations to performence test measurements. J. Anim. Breed. Genet 112. pp. 33-42.

*Người phản biện : PGS.TS Nguyễn Văn Đức; TS. Vũ Đình Tôn (ĐHNN HN)

×