Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

LUẬN VĂN: Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.63 KB, 48 trang )











LUẬN VĂN:

Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp tại Việt Nam













Phần 1

I. Một vài quan điểm về quản lý nguồn nhân lực


1. Trường phái quản lý “kiểu hành chính” (đại diện là Henry Fayol người Pháp). Các chức
danh nhân sự được hình thành như một hệ thống quản lý xuyên suốt và tập trung trong các cấp
quản lý, chính danh hoá bởi thể chế chính thức của tổ chức. Những nhà quản lý là người liên
kết các công việc mang tính chức năng giữa các bộ phận. Bởi vậy họ như một nhà quản lý hành
chính, chịu trách nhiệm về công việc trong chức năng và bổn phận của mình và ở bên trong nội
bộ của mình, đảm bảo tính trôi chảy của công việc mà mình phụ trách hơn là tính hiệu quả tổng
thể. Cho nên, đối tượng nghiên cứu của trường phái này là nhà quản lý mà chưa có sự chú ý
thích đáng đến người lao động.

2. Trường phái “quan hệ con người” (đại diện là Elton Mayor và Abraham Maslow). Trường
phái đề cập đến vai trò của nhà quản lý với tư cách là người có trách nhiệm chính trong việc
taọ ra môi trường làm việc thuận lợi cho mọi người cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ có bổn
phận tạo ra nhưng động lực chính xác tác động tích cực vào hành vi của mọi người trong sản
xuất, đối tượng quản lý của anh ta là con người lao động chứ không phải là máy móc thiết bị.
Điều khó khăn lớn nhất đặt ra cho các nhà quản lý là phải thường xuyên kết hợp hài hoà các lợi
ích trong nội bộ hơn là giải quyết những vẫn đề mang tính thách thức của thị trường. Trường
phái này đề cập sâu đến hệ thống các động lực kích thích và tâm lý người lao động.

3. Trường phái “quản lý hiện đại”: Trường phái này là một sự liên kết hợp rất nhiều lý thuyết
về quản lý như: thuyết quản lý về tổ chức (đại diện Max Weber), thuyết quản lý hệ thống (đại
diện L.P Bertalafly), thuyêt X&Y(đại diện Herbert Simon, Me. Gregor), thuyết quản lý ngẫu
nhiên (đại diện là Karl Waybe), Thuyết văn hoá tổ chức (đại diện là các giáo sư đại học
California).Chức danh và công việc quản lý được thừa nhận hiển nhiên như một yếu tố có tính
quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Những vấn đề như tổ chức, thông tin dân chủ
hoá trong quản lý, quá trình thực hiện các chức năng của quản lý đều đặt kỳ vọng vào nhà



quản lý với tư cách là người khơi dậy, tổ chức và thúc đẩy các nguồn lực làm hiệu quả các hoạt
động của doanh nghiệp.


4. Thị trường phát triển: Tính xã hội hoá với chi phí cơ hội ngày càng cao, tính chuyên nhiệp là
bắt buộc trong mọi hoạt động.
 Sự cần thiết về vai trò năng động, linh hoạt của bộ máy tổ chức, đồng thời là đòi hỏi
về tính tự chủ, sáng tạo, tính trách nhiệm toàn diện của các cá nhân trong tổ chức. Quản lý
nguồn nhân lực hướng các vấn đề của nó vào thị trường có tính cạnh tranh cao.
 Sự chuyên môn hóa cao không chỉ với tư cách là các thao tác trong nghiệp vụ công
việc cụ thể mà cao hơn là chuyên môn hoá về vai trò , chức năng của nghề nghiệp trong chuẩn
mực mang tính xã hội hoá và mang tính chuyên nghiệp cao
 Thời đại của khoa học-công nghiệp hiện đại và thông tin toàn cầu thì nguồn lực năng
động nhất, có tính quyết định đến sự thành công là nguồn nhân lực.
 Xu thế phi tập trung, dân chủ hoá, chuyên nghiệp hoá trong tính xã hội hoá của sản
xuất kinh doanh đã đặt quản lý nguồn nhân lực vào những thay đổi căn bản
Tuy nhiên, ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều về công tác quản lý nguồn nhân lực, khi
người ta nói đến một công ty, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải vì thiếu vốn, thiếu
trang thiết bị, thiếu mặt bằng mà người ta chỉ ngay đến người đó không đủ năng lực điều
hành công việc và thiếu được trang bị về kiến thức quản lý nguồn nhân lực hoặc thiếu kinh
nghiệm trong chiến lược con người. Mặt khác, trên thị trường ngày nay các doanh nghiệp đang
đứng trước thách thức, phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của
mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các
phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu qủa. Các doanh
nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo ra sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo.
Để đạt được mục tiêu này họ đưa vào một trong những tài sản lớn nhất của mình nói chung là
quản lý nguồn nhân lực. Công tác quản lý nguồn nhân lực giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì
đội ngũ nhân viên và quản lý có chất lượng, những người tham gia tích cực vào sự thành công
của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản lý nguồn nhân lực giúp
họ đạt hiệu quả và năng suất cao hơn với một số lượng hạn chế về lực lượng lao động. đồng




thời, việc tạo dựng những hành vi và thái độ tích cực trong đội ngũ nhân viên, sự tin tưởng của
họ đối với công ty, tinh thần làm việc đồng đội, cũng như sử dụng các hệ thống thông tin, đang
trở thành một trong các nhiệm vụ của quản lý nguồn nhân lực. Các nhà chuyên môn về quản lý
nguồn nhân lực đang ngày càng mở rộng vai trò của mình trong việc đưa ra những tư vấn chiến
lược cho ban lãnh đaọ và các trưởng phòng hoặc các bộ phận. Vì vậy, có thể nói quản lý nguồn
nhân lực là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, bởi vì nó động chạm đến những con
người cụ thể với những hoàn cảnh và nguyện vọng, sở thích, cảm xúc và văn hoá riêng biệt
trong mỗi doanh nghiệp . Cho nên, quản lý nguồn nhân lực trang bị cho các nhà quản lý những
phương pháp để đối xử một cách nhất quán với nhân viên. khi đó các nhân viên được đối xử
công bằng và hiểu được giá trị của họ đối với công ty. Một môi trường làm việc tốt sẽ giảm bớt
tình trạng bỏ việc và giảm bớt những phí tổn do bỏ việc gây ra.

II. Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp đều có nguồn lực bao gồm tiền bạc, vật chất thiết bị và con người cần
thiết để tạo ra hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Hầu hết các doanh
nghiệp đều xây dựng các thủ tục và quy trình về cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị nhằm đảm
bảo việc cung cấp đầy đủ chúng khi cần thiết. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cần phải
quan tâm đến quy trình quản lý con người một nguồn lực quan trọng của họ.
Mục tiêu chủ yếu của quản lý nguồn nhân lực nhằm bảo đảm đủ số lượng người lao động
với mức trình độ và kỹ năng phù hợp, bố trí họ vào đúng công việc, vào đúng thời điểm để đạt
được các mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, một câu hỏi đặt ra là ai phụ trách quản lý nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp? Rõ ràng câu trả lời sẽ là mọi nhà quản lý trong doanh nghiệp .
Đặc trưng của quản lý nguồn nhân lực là gắn chặt với việc xây dựng tổ chức quản lý và tổ
chức kinh doanh; xuất phát từ yêu cầu của tổ chức mà đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, đảm
bảo vừa đủ về số lượng, cơ cấu đội ngũ và chất lượng. Mặt khác, nó cũng phải tạo điều kiện để
những người lao động đạt các mục tiêu cá nhân, thoả mãn nhu cầu chính đáng, có trách nhiệm,
cần cù và sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gắn bó với doanh nghiệp . đương nhiên, quản




lý nguồn nhân lực cũng phải tuân thủ lập pháp, chính sách chế độ hiện hành và công tâm khách
quan, công bằng tránh tuỳ tiện cục bộ thiên vị.
Vậy, quản lý nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu của nó là bảo đảm có đúng người với kỹ năng và trìng độ phù hợp, vào đúng
công việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện các mục tiêu của công ty. Mọi nhà
quản lý đều là người phụ trách quản lý nguồn nhân lực .
Thực tế, từ các đặc trưng trên chủ doanh nghiệp - nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường thực hiện nhiều chức năng quản lý nguồn nhân lực Thông thường, họ chịu trách nhiệm
trong những công việc như:
 Quyết định thời điểm và đối tượng tuyển dụng
 Xác định ai nên đuợc đề bạt
 So sánh đối chiếu các hệ thống tiền lương và chế độ người lao động

2. Chức năng và nhiệm vụ của quản lý nguồn nhân lực
Để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay, các doanh nghiệp ngày
càng cần dựa vào kỹ năng của tất cả nhân viên. Họ nhân ra rằng con người là một nguồn lực
quan trọng và giống như các tài sản khác của doanh nghiệp như thiết bị và hàng hoá trong kho,
con người cần được phải quản lý và sử dụng một cách có hiệu qủa. Cho nên, quản lý nguồn
nhân lực bao gồm tất cả các quyết định và hoạt động quản lý có ảnh hưởng tới bản chất mối
quan hê giữa tổ chức và nhân viên của nó. Mục tiêu hàng đầu của quản lý nguồn nhân lực (như
đã nói ở trên) là giúp công ty lựa chọn số người phù hợp vào đúng vị trí và đúng thời điểm
nhằm hoàn thành đúng mục tiêu của công ty .
Khi một người với những kỹ năng thích hợp, đang làm đúng công viêc, thì cả người nhân
viên đó và công ty đều được lợi. Công ty sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện điều này với khoảng
thời gian một nhân viên làm tại công ty, chẳng hạn như:
 Khi các nhân viên mới được tuyển vào làm việc
 Khi họ học hỏi và tiến bộ lên trong doanh nghiệp
 Khi họ làm việc và góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp

 Khi họ chuẩn bị rời khỏi doanh nghiệp.



Quản lý nguồn nhân lực có nhiệm vụ trong tất cả các giai đoạn này. Các hoạt động chính
của quản lý nguồn nhân lực tập trung ỏ 4 lĩnh vực sau:
 Lập kế hoạch và tuyển dụng.
 Đào tạo và phát triển.
 Duy trì và quản lý.
 Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực.
Những lĩnh vực này có mối quan hệ với nhau. Chúng ta có thể thấy điều này qua hình
sau, (nó thể hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực như yếu tố thường xuyên tiên tục trong
những hoạt động tương tác hàng ngày gi
ữa công ty và các nhân viên của công ty).





















Hoà nhập

Làm việc

Học hỏi

Chuy
ển
đi


Lập kế hoạch
và tuyển
d
ụng

Dịch vụ
thông
tin

Đào tạo
và phát
tri
ển

Duy trì và

quản lý

Sơ đồ 1: Mô hình quản lý nguồn nhân
l
ực




Qua mô hình trên cho ta thấy, quản lý nguồn nhân lực biểu hiện vòng tròn bên ngoài biểu
thị thời gian một nhân viên làm việc với công ty. Vòng tròn phía trong biểu thị bốn mảng chính
của công tác quản lý nguồn nhân lực mà sẽ được trình bày sau đây:

2.1 Lập kế hoạch và tuyển dụng.
 Lập kế hoạch nguồn nhân lực
Một trong những chức năng chủ yếu của quản lý nguồn nhân lực đó là việc phân tích
thường xuyên nhu cầu về lực lượng lao động của doanh nghiệp, là một phần của kế hoạch kinh
doanh tổng thể của doanh nghiệp. Lập kế hoạch nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thường
hướng vào trả lời những câu hỏi sau:
+ Chúng ta cần những con người như thế nào?
+ Khi nào chúng ta cần họ?
+ Họ sẽ cần phải có những kỹ năng nào?
+ Chúng ta có sẵn những người thích hợp chưa? và liệu họ có tất cả những kiến thức, thái
độ và kỹ năng cần thiết hay không ?
+ Khi đã có những thông tin trên, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo: sẽ tuyển dụng người từ
bên ngoài, hay lựa chọn từ những nhân viên hiện có?
Bản mô tả nội dung công việc rõ ràng và công tác lập kế hoạch tiên tiến thường giúp cho
có được những công việc đúng quyết định đúng. Có phải công ty đang có nhân viên với những
kỹ năng gần như thích hợp? Liệu công ty có đủ thời gian để đào tạo hay chuẩn bị cho anh ta
trước khi đề bạt không? nếu không , có nên thu hút tuyển dụng từ bên ngoài công ty để có được

một người phù hợp cho vị trí đang xét không ?
 Tuyển dụng
Suy cho cùng một công ty thành công hay thất bại chung quy cũng là giai đoạn tuyển
chọn người đúng khả năng vào làm việc. Quá trình tuyển dụng bao gồm mô tả các yêu cầu về
công việc , tổ chức quảng cáo, tiến hành các hoạt động phỏng vấn, đưa ra và áp dụng các tiêu
chuẩn tuyển chọn nhất quán. Đôi khi, các công ty cần đến một tổ chức bên ngoài hỗ trợ để tìm
người cho các vị trí quản lý hay tìm ra những người có các kỹ năng đặc biệt.




2.2 Đào tạo và phát triển
Quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả là đánh giá một cách nhất quán các kỹ năng và kiến
thức của nhân viên để đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp cần những kỹ năng và kiến thức nào?
 Hiện tại, người nhân viên cần những kỹ năng nào để tiến hành công việc ?
 Các nhu cầu về kỹ năng trong tương lai của doanh nghiệp là gì?
 Sự thiếu hụt giữa kỹ năng hiện có với nhu cầu tương lai là gì?
 Tiến hành đào tạo như thế nào sẽ mang lại kết quả tốt nhất?
Trong tuyển dụng cần giới thiệu định hướng cho nhân viên mới về doanh nghiệp và công
việc mới của họ, trao đổi về các giá trị và hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp và cần xem xét
đánh giá nhu cầu đào tạo. Các hoạt động quản lý và kế hoạch hóa phát triển nghề nghiệp giúp
doanh nghiệp và nhân viên biết được tiềm năng của mình. Kế hoạch phát triển cho nhân viên
bao gồm đào tạo và tăng kinh nghiệm làm việc nhằm đạt được các mục tiêu nghề nghiệp đặt ra.
Các kế hoạch phát triển dài hạn khuyến khích người nhân viên ở lại làm việc và cùng tiến bộ
với doanh nghiệp .
Đào tạo và phát triển thường được thực hiện thông qua các khóa học và hội thảo, đào tạo
trong công việc, qua việc hướng dẫn và kèm cặp giữa người quản lý và nhân viên cũng như
giữa các nhân viên với nhau. Các doanh nghiệp có thể có các chương trình đặc biệt về phát
triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Nhiều tổ chức thực hiện các hội thảo, đào tạo nội bộ và tài

trợ cho nhân viên tham gia các khoá học ở các trường cao đẳng và đại học.

2.3 Duy trì và quản lý.
Điều gì làm cho các nhân viên của chúng ta gắn bó với doanh nghiệp và tận tâm hoàn
toàn cho sự thành công của doanh nghiệp?
Sau khi tuyển đúng người và đào tạo họ, trách nhiệm tiếp theo của quản lý nguồn nhân
lực là quản lý và sử dụng người lao động. Các công việc thuộc lĩnh vực này bao gồm:
+ Bố trí định hướng, thuyên chuyển và đề bạt.
+ Đánh giá và quản lý kết quả thực hiện công việc
+ Hướng dẫn, tư vấn.



+ Khen thưởng nhân viên.
+ Quản lý quá trình thôi làm việc, bao gồm thôi làm việc tự nguyện, thôi việc có nguyên
nhân, cắt giảm nhân lực có kế hoạch và nghỉ hưu.
Do đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lao động ở lại làm việc cho doanh nghiệp
không chỉ tiền bạc. Chất lượng công việc, bầu không khí làm việc, cơ hội tiến bộ, và yếu tố
tinh thần đóng vai trò rất đáng kể trong quyết định ở lại của họ. Cho nên, những người lao
động cảm thấy thoải mái về nơi họ đang làm thường có năng suất cao, thường ít phản đối sự
thay đổi hơn và thường đóng góp các ý tưởng và đề xuất với doanh nghiệp nhiều hơn. Vì thế,
khi doanh nghiệp được nhìn nhận là một nơi làm việc tốt, nó sẽ dễ thu hút được nhân viên giỏi
hơn.
Vậy, duy trì và quản lý là một bộ phận quan trọng của quản lý nguồn nhân lực. Với tư
tưởng ngắn hạn và thực dụng trong quản lý con người của các nhà quản lý và chủ doanh
nghiệp, cộng với môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, mức độ bỏ việc ở các doanh nghiệp
vừa và nhỏ là khá cao. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp quản lý
nguồn nhân lực dài hạn hơn để có được các nhân viên tích cực tận tụy với doanh nghiệp. Cho
nên ta có công thức sau:




Công thức trên cho ta biết, các nhân viên nhiệt huyết sẽ gắn bó, tận tụy với doanh nghiệp,
có khả năng ở lại doanh nghiệp lâu hơn, làm việc năng suất hơn,và tham gia nhiều hơn vào sự
thành công của doanh nghiệp.

2.4 Hệ thống thông tin và dịch vụ về nguồn nhân lực.
Quản lý nguồn nhân lực còn bao gồm quá trình thu nhập thông tin và dịch vụ về nguồn
nhân lực. Thông tin về nhân viên, như tiền lương, tiền công, thông tin, tuyển dụng, đề bạt, đào
tạo và đánh giá kết quả công việc cần thu thập trong suôt thời gian người lao động làm việc ở
doanh nghiệp. Các thông tin này cũng được sử dụng để ghi chép thống kê và các kỹ năng của
Tuyển dụng đúng + quản lý đúng = Nhân

viên

nhi
ệt

huy
ết




đội ngũ người lao đông, phục vụ cho quá trình lập kế hoạch nguồn nhân lực. Các nhiệm vụ
quản lý nguồn nhân lực cũng bao gồm việc duy trì những thông tin của doanh nghiệp như:
+ Cuốn sách hướng dẫn về chính sách và thủ tục của công ty
+ Cuốn sách hướng dẫn về phúc lợi cho người lao động.
+ Thông tin về kiểm toán nhân sự và kế toán nguồn nhân lực
Vai trò của quản lý nguồn nhân lực là giúp bảo đảm các chính sách quản lý nguồn nhân

lực được thực hiện một cách nhất quán và công bằng trong toàn công ty. Người phụ trách quản
lý nguồn nhân lực có chức năng giúp các trưởng phòng hay bộ phận áp dụng các chính sách
này trong phạm vi trách nhiệm của họ. Quản lý nguồn nhân lực cũng bao gồm các quan hệ lao
động, các tiêu chuẩn công việc, và các dịch vụ cho người lao động chẳng hạn như quản lý các
kế hoạch hưu trí và sức khoẻ.
 Quan hệ lao động
Quản lý nguồn nhân lực chịu trách nhiệm về các dịch vụ nguồn nhân lực như
+ Quản lý tiền lương tiền công
+ Các hệ thống kỷ luật và giải quyết bất bình.
+ Các quan hệ lao động giữa nhân viên và nhà quản lý .
 Tiêu chuẩn công việc
Một trong những vai trò tối cần thiết của quản lý nguồn nhân lực là thiết lập các tiêu
chuẩn công việc. Các hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm:
+ Phân tích công việc, mô tả công việc và đánh giá giá trị công việc.
+ Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc và xếp loại đánh giá.
+ Phân tích tiền lương.
+ Khảo sát thị trường lao động.
 An toàn và sức khoẻ cho người lao động.
Thực hiện vai trò bảo vệ người lao động, quản lý nguồn nhân lực có nhiệm vụ bảo đảm
rằng nơi làm việc không có những rủi ro có thể lường trước. Mặc dù tất cả nhân viên, bao gồm
cả quản lý, đều phải chịu trách nhiệm chính về những việc sau:
+ Đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn, bao gồm các việc bảo vệ và xây dựng, hệ thống an
toàn.



+ Xử lý và lập hồ sơ về các tai nạn.
+ Duy trì thực hiện các quy tắc an toàn.
+ Duy trì các ghi chép về an toàn.
 Các dịch vụ cho người lao động.

Quản lý nguồn nhân lực bao gồm cả việc quản lý các dịch vụ và phúc lợi mà công ty
mang đến cho nhân viên. Việc cung cấp các dịch vụ và phúc lợi này cho nhân viên là các biện
pháp khuyến khích tạo động lực để họ gia nhập hoặc ở lại công ty. Thường thì các dịch vụ và
phúc lợi này được miêu tả như các kế hoạch hay chương trình bởi vì chúng được tổ chức thành
các “gói dịch vụ “ để cung cấp cho nhân viên. Một vài thí dụ về dịch vụ này:
+ Các chương trình hưu trí.
+ Các kế hoạch chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm.
+ Các kế hoạch chia lợi nhuận.
+ Các kế hoạch khuyến khích tác động, chẳng hạn như kế hoạch giải trí.

3. Xu hướng, thách thức mới trong quản lý nguồn nhân lực .
Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và văn hoá - xã hội, nhiệm vụ của quản
lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp đang đứng trước những vấn đề mới với yêu cầu cao,
hình thành xu hướng mới trên thế giới, trước hết ở các nước công nghiệp pháp triển. Có những
vấn đề chưa thật sự là thách thức hiện nay ở Việt Nam, song trong một tương lai không xa sẽ
trở thành vấn đề nan giải nếu ngay từ bây giời chúng ta chưa nhận thức được và bắt đầu chuẩn
bị . Bên cạnh đó, quản lý nguồn nhân lực đang trở lên ngày càng cần thiết và đòi hỏi cao hơn.
Ngoài các hoạt động đã nêu, quản lý nguồn nhân lực còn có vai trò quan trọng trong quá trình
quản lý và tăng trưởng của doanh nghiệp.

3.1 Kế hoạch hoá chiến lược.
Kế hoạch hoá chiến lược xem xét vị thế tương đối hiện tại của doanh nghiệp so với các
đối thủ cạnh tranh, mục tiêu mà các doanh nghiệp muốn đạt tới và những gì mà doanh nghiệp
sẽ phải làm để đạt được điều đó. Khi lập kế hoạch chiến lược, bao gồm cả các nguồn nhân lực.
Do vậy, người phụ trách quản lý nguồn nhân lực cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý khác,



đưa ra các ưu tiên chiến lược đối với các vấn đề về lực lượng lao động, thông báo và thảo luận
với họ về những phương thức quản lý nguồn nhân lực mới ở nơi làm việc. Quản lý nguồn nhân

lực chủ yếu chịu trách nhiệm về việc tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp từ các đầu tư về
nguồn nhân lực. Quản lý nguồn nhân lực phải bảo đảm cung cấp các nguồn lực và kỹ năng để
thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Hiện nay, các biện pháp thu hút tuyển dụng dài hạn,
tính đến nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đang dần thay thế các phương pháp
tuyển dụng truyền thống.

3.2 Phát triển doanh nghiệp
Bên cạnh việc quan tâm đến các mong muốn thay đổi của nhân viên, các nhà quản lý với
trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực cũng phải thích ứng trước những thay đổi trong nền kinh
tế, trong môi trường pháp lý, và những thay đổi trong các phương pháp quản lý mới. Với điều
kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp không thể chỉ đơn
thuần duy trì nguyên trạng hay dậm chân tại chỗ. Doanh nghiệp cần phải tạo ra những ý tưởng,
các giải pháp và các phát minh mới từ chính bản thân. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm
đến việc:
+ Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ.
+ Xác định các vấn đề nẩy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực
+ Thiết kế các hệ thống nhân sự nhằm duy trì và giữ nhân viên.
+ Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho các nhóm và các cá nhân nhằm vừa cung cấp kỹ
năng cho các công việc hiện tại vừa tạo cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai.
+ Thực hiện các chương trình của doanh nghiệp để phát triển tinh thần chủ động sáng tạo
của nhân viên và sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân viên và quản lý.
+ Thiết kế các chương trình đánh giá kết quả công việc làm rõ các khía cạnh và hành vi
nào của nhân viên sẽ được xem xét đánh giá và cách thức để đo lường được chúng.

3.3 Nguồn lực cho doanh nghiệp
Trong hầu hết các doanh nghiệp, các trưởng phòng hoặc bộ phận thường có trách nhiệm
chủ yếu đối với đội ngũ nhân viên của mình. Khi doanh nghiệp phát triển lên, các trưởng




phàng, trưởng nhóm thường phải cần đến các kỹ năng của các chuyên gia về nhân sự để hỗ trợ
họ trong nhiều lĩnh vực. Các chuyên gia về nguồn nhân lực có thể:
 Hỗ trợ trưởng phòng hoặc bộ phận quản lý các nhân viên của họ một cách hữu hiệu,
bảo đảm rằng các nhân viên được đối xử nhất quán trong toàn bộ công ty.
 Giải thích các chính sách nhân sự.
 Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thảo luận và giải quyết vấn đề trong
các nhóm.
 Tư vấn cho nhân viên và các nhà quản lý, giúp mỗi cá nhân giải quyết các vấn đề liên
quan đến công việc, và định hướng phát triển nghề nghiệp cho mọi thành viên trong doanh
nghiệp.

3.4 Hệ thống truyền thông hỗ trợ.
Truyền đạt thông tin là sợi dây liên kết chính thức của tổ chức. Nó không chỉ đơn thuần là
việc gửi đi các bản tin hay thông điệp, mà quá trình truyền tin còn diễn ra khi người gửi tin bảo
đảm chắc chắn rằng người nhận đã hiểu được thông điệp, đồng thời chủ động tìm kiếm các ý
kiến phản hồi. Nhờ có mối quan hệ gần gũi với nhân viên, quản lý nguồn nhân lực có thể bảo
đảm rằng những thông điệp từ bộ phận quản lý được nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp
lĩnh hội trọn vẹn và các phản ứng được phản hồi trở lại cho các cấp quản lý. Vậy quản lý
nguồn nhân lực có thể xúc tiến thực hiện các nguyên tắc truyền tin có hiệu quả cũng như tạo
các cơ hội cho nhà quản lý và nhân viên trao đổi trực tiếp với nhau.






Vậy qua hình trên minh hoạ một số chức năng mà quản lý nguồn nhân lực có thể thực
hiện để bảo đảm sự truyền tin rõ ràng, đây là chu trình truyền đạt thông tin, cả người nhận và
Thông đi
ệp


Sơ đồ 2: Hệ thống truyền đạt thông tin
Ngư
ời gửi

Ngư
ời nhận

Ph
ản hồi




người gửi phải tiến hành kiểm tra để bảo đảm chắc chắn rằng thông tin đã được hiểu đúng, nó
thể hiện qua bốn yếu tố sau:
 Hỗ trợ người gửi tạo bức thông điệp đúng và hiểu được phản hồi.
 Đảm bảo cho người nhận hiểu được thông điệp. Đặt thông điệp vào bối cảnh để
người nhận tin có thể hiểu được.
 Thu thập và phân tích các phản hồi và trình bầy cho người gửi biết.
 Kiểm tra để chắc chắn rằng người nhận tin đã hiểu được thông điệp.

III. Đánh giá hiệu quả hoạt động của quản lý nguồn nhân lực
Chức năng quản lý nguồn nhân lực, như chúng ta đã xét bản chất của quản lý nguồn nhân
lực và những xu hướng thách thức của nó đến doanh nghiệp và người lao động. Để đánh giá
hiệu quả hoạt động của quản lý nguồn nhân lực chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những lợi ích của
việc sử dụng các biện pháp quản lý nhân sự qua bốn lĩnh vực chủ yếu của quá trình quản lý
nguồn nhân lực .

1. Lập kế hoạch nguồn nhân lực

Hiệu quả thường giúp đưa ra những quyết định đúng. Việc lưu trữ thông tin về kỹ năng
của lực lượng lao động cho phép doanh nghiệp phát triển và lựa chọn các nhân viên hiện có đủ
điều kiện để nhận nhiệm vụ và trách nhiệm mới hoặc xác định những người cần phải đào tạo
thêm trước khi giao cho họ một nhiệm vụ nào đó. Lập kế hoạch nguồn nhân lực có hiệu quả
giúp doanh nghiệp xác định rõ cần bao nhiêu người, cần những kỹ năng gì và khi nào cần. Do
đó, doanh nghiệp sẽ có thời gian để tìm kiếm, phỏng vấn, tiến hành kiểm tra và khảo sát thông
tin về người xin vào làm việc. Tuyển được đúng người không chỉ mang lại kết quả tích cực cho
doanh nghiệp mà còn tác động tốt đến người nhân viên mới. Tuyển một người không thích hợp
có thể gây ra nhiều rắc rối cho doanh nghiệp .

2. Đào tạo và phát triển
Đào tạo và phát triển nếu không được thực hiện vào thời điểm thích hợp, đào tạo sẽ trở
lên rất tốn kém. Khi kế hoạch đào tạo được gắn với kế hoạch về nguồn lực thì người lao động



sẽ có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo mà họ có thể thực hành vào ngay công việc
của mình. Như vậy, các nhân viên sẽ có khả năng vận dụng triệt để những kỹ năng đã học
được. Việc lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho mỗi cá nhân có thể giúp họ chuẩn bị cho
các công việc trong tương lai ở mỗi doanh nghiệp hay lựa chọn những cơ hội khác cho mình.
Các kế hoạch này thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên theo những cách phù hợp với văn hoá của
doanh nghiệp. Phát triển và đào tạo cũng có thể được sử dụng để khuyến khích người lao động
đóng góp các ý tưởng mới và sáng tạo cho doanh nghiệp .

3. Duy trì và quản lý
Đây là việc thay thế nhân viên, thường gây ra nhiều phí tổn cho doanh nghiệp. Việc tuyển
dụng và đào tạo đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian. Nếu các biện pháp quản lý được thực hiện
trên cơ sở công bằng, minh bạch và nhất quán thì nhân viên hoàn toàn có thể tin tưởng vào
người chủ sử dụng trong những vấn đề như đề bạt, lựa chọn, lương thưởng và phúc lợi. Khi
mọi người cảm thấy được công ty tôn trọng họ thường làm việc năng suất hơn. Điều này, có

tác dụng giảm chi phí thông qua giảm các thủ tục kỷ luật và giải quyết bất bình. Một doanh
nghiệp càng có uy tín về sự đãi ngộ thoả đáng thì càng sẽ thu hút được những nhân viên tốt.

4. Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực
Đó là những thông tin về kỹ năng, sự tiến bộ và định hướng nghề nghiệp của nhân viên là
không thể thiếu để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả trong ba lĩnh vực được miêu tả ở trên.
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các tiêu chuẩn công ciệc và tiền lương thường bảo đảm cho doanh
nghiệp có mức lương thoả đáng và có tính cạnh tranh. Việc chú trọng đến khâu an toàn lao
động thường có tác dụng nâng cao ý thức và giảm tai nạn lao động. Các chương trình hưu trí
chăm sóc sức khoẻ và chia lợi nhuận hợp lý vừa mang lại những lợi ích tốt cho người lao động
vừa làm giảm chi phí và tăng hiệu quả cho doanh nghiệp .




Phần 2
Phân tích đánh giá thực trạng công tác
quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Bộ quốc phòng

I. Đặc điểm chung của Xí nghiệp may X19
1. Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp may X19 là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc công ty 247- Bộ quốc phòng,
được thành lập theo quyết định số 384/QĐ-QP ngày 21/05/1991 của Bộ quốc phòng và theo
quyết định số 338/CP ngày 27/07/1993 của Văn phòng Chính phủ. Trụ sở Xí nghiệp đặt tại 311
đường Trường Chinh-Hà nội .
Tiền thân của Xí nghiệp May X19 là một trạm may đo quân phục, phục vụ nội bộ Quân
chủng phòng không thành lập, trạm mới chỉ có 45 cán bộ, công nhân viên, trụ sở, trang thiết bị
còn nghèo nàn, lạc hậu (45 máy khâu đạp chân của Sài gòn và Trung Quốc ), trình độ cán bộ,
công nhân còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ hẹp nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều
hạn chế. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định

hướng Xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp cũng được Nhà nước giao vốn, hoạt động theo phương
thức tự hạch toán, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Cho nên ngoài nhiệm vụ chính là may đo quân phục cho các cán bộ chiến sỹ quân đội theo kế
hoạch được giao hàng năm của Bộ quốc phòng, Xí nghiệp còn chủ động tìm kiếm khai thác
nguồn hàng bên ngoài để kí kết các hợp đồng kinh tế về may đo trang phục cho các đơn vị, tổ
chức, cá nhân có nhu cầu nhằm tăng doanh lợi cho bản thân Xí nghiệp cũng như các khoản
đóng góp cho Nhà nước, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên.
Đứng trước cơ chế thị trường, là một đơn vị sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp cũng chịu
ảnh hưởng trực tiếp của quy luật cung cầu trên thị trường. Vì thế, Xí nghiệp đã gặp không ít
khó khăn, nhưng cùng với sự sáng tạo và năng động của ban lãnh đạo, sự cần cù và yêu nghề
của công nhân viên, Xí nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, bóc dỡ dần những khó khăn
và đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Đến nay, quy mô của Xí nghiệp có 280 máy may
công nghiệp và máy chuyên dùng được nhập từ Đức và Nhật và với 310 cán bộ công nhân



viên, với diện tích mặt bằng 25000 mét vuông. Tất cả đều được đào tào và tuyển dụng ở trình
độ cao hay thấp , phù hợp với yêu cầu công việc được đảm nhiệm. Xí nghiệp đã đứng vững
trong nền kinh tế thị trường, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình.
Do Xí nghiệp làm ăn có uy tín trên thị trường mà ngày càng có nhiều bạn đến với Xí
nghiệp trong đó có những bạn hàng lớn và thường xuyên như: Bộ công an, Viện kiểm sát, Hải
quan, Kiểm lâm sản phẩm của Xí nghiệp rất đa dạng với mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá
cả hợp lý và phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp có một số lượng vốn nhất định, bao gồm
vốn cố định và vốn lưu động, các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của Xí nghiệp là tổ chức
huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính và
chấp hành pháp luật. Các nguồn vốn này được hình thành tư nguồn vốn chủ sở hữu và các
nguồn khác. Một số số liệu về tình hình tài chính của Xí nghiệp May X19 hiện nay:
Stt Chỉ tiêu Giá trị (đ)
I


T
ổng số vốn

3.978.593.000

01 Vốn cố định

3.378.593.000

02 Vốn lưu động 600.000.000

II

T
ổng nguồn vốn

3.978.593.000

01 Vốn ngân sách cấp

2.862.549.000

02

V
ốn tự bổ sung

362.239.000


03 Vốn huy động 753.805.000

Bảng biểu 1 : Tình hình tài chính của Xí nghiệp
Sản lượng hàng năm của xí nghiệp là từ 300000 đến 600000 sản phẩm với nhiều chủng
loại và mẫu mã. Tổng doanh thu hàng năm đạt từ 18 đến 25 tỉ đồng.
Có thể khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong ba năm gần
đây được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: 1000 đồng
Stt

Các ch
ỉ tiêu

1999

2000

2001

1 Doanh thu 21.407.682

23.746.125

24.978.440




2 Nộp ngân sách nhà nước 629.391


698.136

734.366

3 Lợi nhuận 608.463

679.139

714.384

4 Thu nhập bình quân của CBCNV 745

830

869


Bảng biểu 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Để đạt được những thành tựu đó, Xí nghiệp đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất
cũng như quy mô sản xuất. Điều đó chứng tỏ Xí nghiệp đã và đang phát triển lớn mạnh. Mặc
dù thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp hiện nay mới chỉ trong nước, chưa có hưóng sản
xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngày 3 tháng 10 năm 1996 thực hiện nghị quyết của Đảng uỷ quân sự trung ương, Xí
nghiệp May X19 đã được sát nhập với 3 Xí nghiệp thành viên khác thành công ty 247 theo
quyết định số 161 - QĐQD của Bộ quốc phòng. Công ty có tư cách pháp nhân theo luật pháp
Việt Nam, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản, con dấu riêng ( kể cả tài khoản
ngoại tệ).
Công ty có các đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc là: Xí nghiệp may đo X19, Xí nghiệp
điện máy 92, Xí nghiệp lắp đặt thiết bị điều khiển 93, chi nhánh tại Tp HCM.

Lấy trụ sở của Xí nghiệp May X19 làm trụ sở chính của công ty: số 40A đường Trường
Chinh, Hà nội.

1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp.
Xí nghiệp May X19 là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, giám đốc Xí nghiệp trực tiếp
lãnh đạo, chỉ đạo từng phòng ban, phân xưởng nhằm quản lý chặt chẽ kinh tế, kế hoạch sản
xuất kinh doanh. Người giúp Giám Đốc là Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng, được tổ
chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh:
 Ban giám đốc:
 Giám đốc Xí nghiệp
 Phó giám đốc Xí nghiệp
 Các phòng ban chức năng có:



 Phòng kế hoạch
 Phòng kinh doanh
 Phòng kỹ thuật
 Phòng kế toán
 Phòng hành chính tổng hợp
 Cửa hàng
 Các phân xưởng sản xuất
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban giám đôc:
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Xí nghiệp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Phó Giám Đốc là người giúp Giám Đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Xí
nghiệp theo sự phân công, uỷ quyền của Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và kết
quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Khối hành chính:

Có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc quản lý và điều hành công việc của Xí nghiệp.
Phòng kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tiếp
nhận quản lý và cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất, nắm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch
báo cáo cho Giám Đốc, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện mọi chế
độ chính sách đối với người lao động, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và quỹ tiền lương
hàng năm, quy chế hoá các phương pháp trả lương tiền thưởng,
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám Đốc về phương hướng sản xuất, mục tiêu kinh
doanh trên các lĩnh vực; thị trường, sản phẩm, khách hàng, tăng cường công tác tiếp thị, mở
rộng thị trường,
Phòng kỹ thuật: Tổ chức thiết kế, chế mẫu theo ý tưởng của khách hàng, chịu trách
nhiệm trước Giám Đốc về công tác kỹ thuật, quản lý tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao
động chất lượng sản phẩm, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ để đảm bảo sản xuất và
năng suất cao.



Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính kế toán, đảm bảo phản
ánh đầy đủ kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.
Phòng hành chính tổng hợp: là phòng theo dõi về tình hình lao động, tiền lương và
quản trị hành chính và có nhiệm vụ sắp xếp bố trí lao động trong Xí nghiệp về số lượng, phù
hợp với trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho từng phòng ban từng phân xưởng, và thực hiện công
tác tuyển huấn, công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ và công tác quần chúng
Cửa hàng: có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, xuất trả hàng và tiếp nhận đơn đặt
hàng cho Xí nghiệp .
Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật và
chất lượng.

1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp
Xí nghiệp May X19 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc theo quy trình công
nghệ khép kín, từ khâu cắt, may và hoàn thiện sản phẩm bằng các máy móc chuyên dùng. Đây

là quy trình công nghệ hợp lý tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa, chất lượng cao. Cơ cấu của Xí
nghiệp có những bộ phận sau và mỗi một bộ phận đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ riêng:
Bộ phận sản xuất chính: Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất: vải được cắt và may thành
quần áo. Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất chính:
Phân xưởng cắt: Thực hiện công nghệ pha cắt và thành bán thành phẩm để chuyển giao
cho hai phân xưởng may và bộ phận hoàn thiện sản phẩm.
Phân xưởng may chính: Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm như
trang phục cảnh sát, trang phục kiểm lâm
Phân xưởng may cao cấp: Cũng thực hiện công nghệ may và hoàn thiện sản phẩm,
nhưng ngoài các loại sản phẩm như phân xưởng may chính, phân xưởng còn may các loại sản
phẩm may cao cấp như: quần áo comple, áo măng tô, áo đông len hai lớp
Bộ phận sản xuất phụ trợ (trực thuộc hai phân xưởng may 1 và may 2): Các hoạt động
của nó cũng tiếp tục ở công việc của bộ phận sản xuất chính nhằm hoàn thiện sản phẩm như
thêu khuy, đơm cúc, là, kiểm tra chất lượng và đóng gói.



Bộ phận phục vụ sản xuất (trực thuộc phòng kế hoạch và phòng kinh doanh): là bộ phận
được tổ chức ra nhằm bảo đảm việc cung ứng , bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật
liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động. Đó là hệ thống kho tàng, lực lượng vận chuyển nội bộ
và vận tải bên ngoài. Chúng ta quan sát sơ đồ 3 sau:(trang bên)





Sơ đồ 3:Bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
Phân xưởng cắt
Phân xư
ởng

may I
Phân

ởng
may II
Phân xư
ởng
may cao cấp
Phân xư
ởng
may hoàn
thiện
Ban Giám đốc

Kh
ối sản
xuất
Kh
ối hành
chính
Phòng k
ế
hoạch
Phòng kinh
doanh XNK
Phòng k
ế
toán tài
chính


Phòng kỹ thuật
Phòng chính trị
Cửa hàng



1.3 Quy trình gia công sản xuất sản phẩm
Đối tượng chế biến của Xí nghiệp May X19 là vải: vải được cắt và may thành các chủng
loại quần áo khác nhau. Xí nghiệp tổ chức quy trình công nghệ theo ba gai đoạn: Cắt - May -
Hoàn thiện sản phẩm.
Công đoạn pha cắt vải
Sau khi qua giai đoạn chuẩn bị: tìm khách hàng hay thị trường, lấy số đo và tiếp quản
nguyên vật liệu đến giai đoạn sản xuất. Theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu theo hợp đồng
được chuyển sang phân xưởng cắt. ở công đoạn này thực hiện công nghệ cắt vải thành bán
thành phẩm để chuyển giao cho phân xưởng may và bộ phận hoàn thiện sản phẩm.
Vì với đặc điểm của Xí nghiệp may rất nhiều chủng loại quần áo, do đó với mỗi loại có
một công nghệ cắt khác nhau. Sau khi cắt, bán thành phẩm sẽ được chuyển đến ba phân xưởng
may ( Phân xưởng may I, II và phân xưởng may cao cấp)
Công đoạn may
Sau khi bán thành phẩm được chuyển đến ba phân xưởng ( phân xưởng may I, II và phân
xưởng may cao cấp ) thì các phân xưởng may này bán thành phẩm được may thành quần áo. ở
các phân xưởng may tất cả các công nhân hoạt động độc lập với nhau, sử dụng máy may riêng,
mối công nhân sẽ may hoàn chỉnh một sản phẩm.
Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi may song sản phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận hoàn thiện sản phẩm để làm tiếp
các việc như: thùa khuy, đơm cúc, là; sau đó bộ phận kiểm tra chất lượng, sẽ kiểm tra chất
lượng của từng sản phẩm theo đơn đặt hàng và Xí nghiệp đặc biệt quan tâm đến khâu này. Việc
này có làm tốt thì vấn đề đảm bảo uy tín, chất lượng với khách hàng mới được tốt. Khâu cuối
cùng là đóng gói sản phẩm, nhập kho thành phẩm và khâu trả cho khách hàng.
Việc lựa chọn đúng đắn và hợp lý các bộ phận tổ chức sản xuất của Xí nghiệp May X19

có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật và quá trình sản
xuất đã diễn ra một cách trôi chảy, nhịp nhàng, liên tục, mặc dù sản phẩm của Xí nghiệp có đặc
điểm là kết cấu đương đối phức tạp gồm nhiều chi tiết hợp thành, có yêu cầu kỹ thuật cao.



































Phân xư
ởng
may I
Nguyên v
ật
liệu
Phân xưởng cắt
Phân xư
ởng
may II
Phân xư
ởng
may cao cấp
Phân xư
ởng
hoàn thiện
Nhân viên KCS
Kho thành
phẩm
Xu
ất trả
khách hàng
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất

của Xí nghiệp











2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
2.1 Tình hình tài chính
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do cơ chế quản lý tài chính bao cấp
dẫn đến tình trạng tài chính của Xí nghiệp giữ một vai trò hết sức thụ động và yếu ớt. Trong
điều kiện hiện nay, chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
hoạt động tài chính của Xí nghiệp ngày càng trở lên quan trọng và nó ảnh hưởng rất lớn tới tồn
tại, phát triển và hiệu quả của Xí nghiệp.


Chỉ tiêu


1998

1999

2000


2001
Tốc độ tăng (%)
1999/1
998
2000/1
999
2001/2
000
A. Tổng số
vốn sản xuất
kinh doanh
1.550.000 1.950.000

2.510.000

3.978.592

126

128

158

1. Vốn cố
định
1.35.000

1.650.000

2.110.000


3.378.592

122

127

160

2. Vốn lưu
động
200.000

300.000

400.000

600.000

150

133

150

B. Phân theo
nguồn vốn








1. Vốn ngân 1.250.000

1.924.000

2.152.139

2.862.549

154

112

133

×