Luận văn
Phân tích thực trạng và
một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tiêu thụ
hàng hoá ở Công ty Thiết bị
Giáo dục I trong nền kinh
tế thị trường
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề muôn thủa với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là
kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kết quả và hiệu quả ở
đây không chỉ đơn thuần là lợi nhuận, là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
mà nó còn phải gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn
tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có lãi. Muốn vậy thì doanh nghiệp
phải như thế nào để bán được nhiều hàng, với số lượng ngày càng tăng. Vì
vậy có thể nói tiêu thụ là một khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản
xuất. Nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, là khâu cuối cùng
của hoạt động kinh doanh hàng hoá trong doanh nghiệp, đảm bảo cân đối
giữa cung và cầu đối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả thị
trường. Đồng thời tiêu thụ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh khác
nhau trong doanh nghiệp diễn ra bình thường, ăn khớp với nhau, nhất là hoạt
động sản xuất cung ứng và dự trữ. Ngày nay tiêu thụ hàng hoá quyết định
toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì lẽ đó, là một sinh viên khoa Quản lý Doanh nghiệp trường
Đại học Quản lý và Kinh doanh, dựa trên kiến thức, lý luận đã được học
trong nhà trường và trong quá trình tìm hiểu khảo sát thực tế tiêu thụ hàng
hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I, em xin mạnh dạn chọn đề tài "Một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị
Giáo dục I" làm đề tài tốt nghiệp của mình. Bài luận văn được trình bày làm
3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở
Công ty Thiết bị Giáo dục I.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ
hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Quang Huấn đã tận
tình hướng dẫn em thực hiện bài luận văn này. Và em cũng xin cám ơn các
bác, các chú cùng toàn thể công nhân viên trong Công ty Thiết bị Giáo dục I
2
đã nhiệt tình chỉ bảo, giải thích và cung cấp số liệu để em hoàn thành bài
luận văn này
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
I/ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ.
1/ Khái niệm về doanh nghiệp sản xuất và hoạt động tiêu thụ hàng hoá
trong doanh nghiệp sản xuất.
a/ Khái niệm về doanh nghiệp và doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập hợp pháp, thực hiện
các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và lấy hoạt động kinh
doanh làm nghề nghiệp chính kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc toàn
bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực
hiện dịch vụ nhằm thu lợi.
Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là tạo ra
sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Trước đây trong cơ chế tổ chức
bao cấp thì doanh nghiệp sản xuất chỉ thực hiện việc sản xuất, còn tiệu thụ đã
có Nhà nước đứng ra lo phân phối. Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường
doanh nghiệp sản xuất phải tự mình tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là doanh nghiệp
phải tìm thị trường và phát triển, mở rộng nó làm sao cho nhanh nhất.
b/ Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.
Tiêu thụ hàng hoá là quá trình gồm nhiều hoạt động: nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn xác lập các kênh phân phối,
các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo xúc tiến, cuối
cùng thực hiện các công việc bán hàng tại điểm bán.
Tiêu thụ hàng hoá tuỳ theo những góc độ tiếp cận khác nhau mà người
ta đưa ra các khái niệm khác nhau:
3
- Tiêu thụ hàng hoá là quá trình chuyển quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá -
tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế.
- Tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, hàng hoá
được chuyển từ trạng thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển
vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự mình
giải quyết 3 vấn đề trung tâm là: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? sản
xuất cho ai? hoạt động hàng hoá trong thời kỳ này là phụ thuộc vào khả năng
của doanh nghiệp và sự vận động của các qui luật thị trường (qui luật giá trị,
qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu).
2/ Vai trò của tiêu thụ hàng hoá
a/ Đối với doanh nghiệp.
- Thúc đẩy quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển thị trường, duy trì mối quan hệ
chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình
kinh doanh.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Là phương tiện để đạt được mục tiêu mà giới chủ doanh nghiệp đã đề ra.
- Giữ vai trò quan trọng đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Tóm lại, tiêu thụ hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các vấn
đề như: thu hồi vốn, có lợi nhuận, có tiền lương cho CBCNV, tiếp tục đầu tư
cho quá trình sản xuất ở kỳ sau. Như vậy khi doanh nghiệp có sản phẩm hàng
hoá trong tay thì điều quan trọng là phải bán được hàng, giải quyết những
vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đạt được những
mục tiêu kinh doanh giúp thu hồi vốn nhanh, bảo đảm tăng vòng quay của
vốn, chứng tỏ doanh nghiệp đã có uy tín đối với khách hàng, đã thắng trong
cạnh tranh và thu được lợi nhuận. Do đó mà tất các các doanh nghiệp trên thị
trường đều phải tìm mọi cách, mọi biện pháp nhằm tăng được hàng hoá tiêu
thụ.
4
b/ Đối với Nhà nước và xã hội.
+ Đối với Nhà nước: Giúp cho ngân sách nhà nước tăng lên, góp phần tăng
trưởng kinh tế.
+ Đối với xã hội: Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh, mới tạo thêm được việc làm, thu hút thêm lao
động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách nhà nước, Nhà
nước sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện phúc lợi
xã hội, đầu tư cho y tế giáo dục góp phần nâng cao đời sống thành viên
trong xã hội theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn.
3/ Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp.
a/ Khái niệm hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.
Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực được thể hiện thông qua mối quan hệ so
sách giữa kết quả đạt được (đầu ra) với chi phí bỏ ra (đâù vào) trong quá
trình tiêu thụ hàng hoá.
Các khoản chi phí ở đây bao gồm các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất kinh doanh như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ
sở hữu, vốn vay
b/ Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu nhất
định. Những chi tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp thường là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được và
thường ấn định theo các lĩnh vực cụ thể sau:
- Mức lợi nhuận.
- Năng suất, chi phí.
- Vị thế cạnh tranh, tăng thị phần.
- Nâng cao chất lượng phục vụ.
- Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.
5
- Đạt sự ổn định nội bộ.
Tại một thời điểm doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau,
các mục tiêu này thay đổi theo thời gian và khi mục tiêu thay đổi thì quan
điểm đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Song, về mặt
kinh tế các mục tiêu đều qui tụ về một mục tiêu cơ bản là tăng mức lợi nhuận
để đảm bảo ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận được
xem là tiêu chuẩn để thiết lập các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh
tế.
4/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá.
Hiệu quả trong kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng hoạt động
kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng cao, thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu: Đầu tư
trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học và qui trình công nghệ mới tạo ra
sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và doanh nghiệp thu
được lợi nhuận sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội và
người lao động trong doanh nghiệp.
* Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ
hàng hoá sẽ đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân
viên trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cải thiện nâng cao đời sống việc làm
cho họ.
* Đối với xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tiết kiệm
chi phí và lao động cho xã hội. Qua đó góp phần làm cho xã hội phát triển
hơn về nhiều mặt như trình độ dân trí được nâng cao, thu nhập bình quân
theo đầu người tăng có nghĩa là khả năng bảo vệ sức khoẻ cho người dân
tốt hơn.
* Đối với Nhà nước:
Nâng cao hiệu quả tiệu hàng hoá giúp doanh nghiệp thực hiện tốt và
đầy đủ hơn nghĩa vụ đóng góp của mình đối với Nhà nước thông qua nộp
thuế, phí và lệ phí. Qua đó giúp Nhà nước có điều kiện tốt hơn để thực hiện
6
các chính sách kinh tế của mình, góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm lạm
phát, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Có thể nói rằng, tiêu thụ hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh
nghiệp. Do đó nghiên cứu hoạt động tiêu thụ và nắm bắt các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ là tiền đề tốt cho mỗi doanh nghiệp để
đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình một cách chính xác, qua đó xác định
hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai nhằm khai thác mọi
tiềm năng để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cần tăng
cường tích luỹ để tái sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
II/ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ
HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP.
1/ Các chỉ tiêu tổng hợp.
a/ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
M
HQ =
_______________________
G
V
+ F
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ.
Gv: Trị giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ.
F: Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu trên một đồng chi phí bỏ ra. Chỉ
tiêu này càng cao thì chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
b/ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
LN
HQ
en
=
________________________
* 100%
7
GV + F
QH
en
: Tỷ suất lợi nhuận.
LN: Lợi nhuận thuần đạt được trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu về được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số sinh lời của chi phí. Hệ
số này càng cao chứng tỏ hiệu quả tiêu thụ càng tốt và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
LN
HQ
en
=
____________________
* 100%
M
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời gian nhất định doanh nghiệp thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao
thì hiệu quả càng cao.
2/ Chỉ tiêu bộ phận
a/ Tốc độ chu chuyển hàng hoá được tính bằng 2 chi tiêu: số lần (số vòng)
chuyển và số ngày chu chuyển.
- Số lần chu chuyển hàng hoá: là số lần quay vòng của khối lượng hàng hoá
dự trữ trong một thời kỳ nhất định.
M
(GV)
L =
_______________________
D
(GV)
M
(GV)
: Mức tiêu thụ hàng hoá trong thời kỳ tính theo giá vốn.
L : Số lần chu chuyển hàng hoá trong kỳ.
D
(GV)
: Mức dự trữ hàng hoá bình quân trong kỳ, tính theo giá vốn.
Trong đó D
(GV)
được tính như sau:
8
D
1
/2 + D
2
+ D
3
+ D
n
/2
D
(GV)
=
______________________________________________________________
n - 1
D
i
(i=1,n) : Mức dự trữ hàng hoá ở các thời điểm.
n: Số thời điểm.
Số lần chu chuyển hàng hoá càng lớn chứng tỏ tốc độ chu chuyển hàng hoá
càng nhanh, điều này sẽ nâng cao được lợi nhuận thông qua việc tiết kiệm
vốn kinh doanh do tăng số lần chu chuyển hàng hoá và ngược lại.
- Số ngày chu chuyển hàng hoá: Phản ánh thời gian của một lần dự trữ được
đổi mới, còn gọi là thời gian của một vòng quay hàng hoá.
D
N =
__________________
m
(GV)
D: Mức dự trữ hàng hoá.
N: Số ngày chu chuyển hàng hoá.
m
(GV)
: Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày, tính theo giá vốn.
M
m
(GV)
=
_______________
T
Số ngày chu chuyển hàng hoá, phản ánh thời gian lưu thông hàng hoá. Vì
vậy số ngày chu chuyển hàng hoá càng giảm chứng tỏ tốc độ chu chuyển
hàng hoá càng nhanh, thời gian lưu thông càng ngắn và ngược lại.
b/ Hệ số quay kho (số vòng quay của hàng hoá tồn kho).
9
Hệ số quay kho phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong kỳ,
hay thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra.
Giá vốn hàng hoá tiêu thụ
Hệ số quay kho: =
____________________________________________
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Hệ số quay kho cho biết số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong kỳ
nhiều hay ít. Nếu số vòng quay nhanh chứng tỏ tình hình tiêu thụ hàng hoá
của doanh nghiệp là tốt, hàng không bị ứ đọng trong kho, mà nhập đến đâu
bán đến đó và ngược lại.
c/ Vòng quay của vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng,
thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Việc đẩy nhanh
tốc độ chu chuyển của vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được
nhu cầu về vốn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thường thông qua 3 chỉ tiêu:
- Số vòng quay của vốn lưu động.
M
L = __________________
V
LĐ
L: Số vòng quay của vốn lưu động.
M: Doanh thu tiêu thụ thuần trong kỳ.
V
LĐ
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ. Chỉ tiêu
này càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
- Số ngày chu chuyển của vốn lưu động.
V
LĐ
10
N =
____________________
m
N: Số ngày chu chuyển vốn lưu động.
m: Doanh thu tiêu thụ thuần bình quân 1 ngày trong kỳ.
M
m = _____________
t
t: Số ngày trong kỳ.
- Sức sinh lợi của vốn lưu động:
Tổng doanh thu thuần
Sức sinh lợi của vốn lưu động =
______________________________________
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên
một đồng vốn lưu động bỏ ra. Sức sinh lợi tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng vốn có hiệu quả và ngược lại.
d/ Hiệu quả nộp ngân sách trên đồng vốn.
Nộp ngân sách
Hiệu quả nộp ngân sách trên vốn =
_____________________________________
Vốn bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nộp ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đã
thực hiện được nhiều hay ít. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ doanh nghiệp
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với ngân sách nhà nước và bản thân hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt, sử dụng vốn có hiệu quả.
III/ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ.
11
Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá cần phải tác động vào các yếu
tố cấu thành nên nó. Đó là kết quả và chi phí theo hướng tăng kết quả và
giảm chi phí. Nhưng trên thực tế điều này rất khó đạt được vì chẳng có ai đi
buôn mà lại không cần vốn. Vì vậy, phương hướng tốt nhất, hữu hiệu nhất
hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng là tăng kết quả, tăng chi phí với
điều kiện tốc độ tăng kết quả lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
Sự tăng lên của kết quả có thể tận dụng các nguồn lực chưa khai thác
được, các nguồn lực hiện nay có hay đã được khai thác nhưng chưa hợp lý.
Song thông thường khi các nguồn lực hiện có đã được khai thác triệt để và
hiệu quả thì đạt được sự gia tăng kết quả cần thiết phải gia tăng các yếu tố
đầu vào. Xuất phát từ cơ sở trên có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể sau
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp.
1/ Khảo sát nắm nhiệm vụ trong năm kế hoạch.
2/ Tổ chức lại quá trình thu mua nguyên vật liệu nhằm khai thác tốt nguồn
hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3/ Tổ chức tốt khâu dự trữ nhằm đảm bảo liên tục cho hàng hoá bán ra, tránh
tình trạng thiếu hoặc thừa hàng.
4/ Hoàn thiện các kênh tổ chức cung ứng nhanh, kịp thời vụ nhằm đẩy mạnh
nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
5/ Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, các biện pháp kích thích trên
thương trường.
6/ Các biện pháp quản lý tài chính: dựa vào năng lực tài chính của công ty,
kiện toàn hệ thống tổ chức kế toán, vòng quay vốn nhanh và tận dụng các
biện pháp hữu hiệu để tăng vốn lưu động.
7/ Công tác cán bộ.
8/ Các biện pháp chống lãng phí, tăng tiết kiệm để giảm chi phí lưu thông,
giảm giá thành, tăng lợi nhuận để công ty tồn tại và phát triển.
Chương II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I
I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I
12
1/ Quá trình hình thành và phát triển.
Thiết bị giáo dục (TBGD) hàng thường được gọi là đồ dùng dạy học
với nội dung hạn hẹp đã có từ lâu trong nhà trường chúng ta. Tuy vậy, chỉ
với yêu cầu cấp bách thực hiện các nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là nguyên lý "Lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành" sản phẩm
của cuộc cải cách giáo dục lần 2 (bắt đầu từ năm 1958 - 1959) thì thiết bị
giáo dục mới có điều kiện phát triển và có tổ chức chuyên quần chúng, ở qui
mô toàn ngành giáo dục "cơ quan thiết bị trường học" mới chính thức thành
lập ở Bộ Giáo dục ngày 7/3/1963 với số cán bộ là 5 người. Từ đó đến nay
"cơ quan thiết bị trường học" đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thay đổi
về tổ chức và cơ chế hoạt động.
+ Vụ thiết bị trường học (năm 1966 - 1971)
+ Công ty thiết bị trường học (năm 1971 - 1985)
+ Tổng công ty Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (1985 - 1988)
+ Tổng công ty Cơ sở vật chất và Thiết bị (1988 - 1996)
+ Công ty Thiết bị Giáo dục I (từ năm 1996 đến nay).
Công ty Thiết bị Giáo dục I được thành lập và hoạt động kinh tế độc
lập theo quyết định số 3411/GD-ĐT ngày 19/8/1996 và số 4117/GD-ĐT của
Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị cũ là: Tổng
công ty Cơ sở vật chất và Thiết bị với Liên hiệp hỗ trợ phát triển Khoa học
và Công nghệ. Công ty có trụ sở chính tại 49B - Đại Cồ Việt - Hà Nội, tên
giao dịch đối ngoại Educational Equipment Company No.1 (viết tắt là
EECo.1)
Công ty là doanh nghiệp nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất,
cung ứng đồ dùng dạy học (kể cả xuất nhập khẩu trực tiếp) các thiết bị
trường học phục vụ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Công ty có tư cách pháp
nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng theo qui định của
doanh nghiệp nhà nước, Công ty trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
13
Qua hầu hết các thời kỳ hoạt động, có hai nhiệm vụ cung ứng thiết bị
trường học và tham mưu chỉ đạo toàn ngành đều được giao và thực hiện gắn
bó mật thiết từ trung ương tới các công ty Sách và Thiết bị trường học ở các
tỉnh trong cả nước.
Giá trị tài sản của Công ty tính đến hết ngày 31/12/2001 là 16 tỷ đồng
trong đó:
- Mặt bằng nhà xưởng khoảng 15.000 m
2
.
- Vốn lưu động là 1,7 tỷ đồng.
- Vốn cố định là 5,6 tỷ đồng.
Doanh thu dự kiến cho năm 2002 là 70 tỷ đồng. Mặt hàng thiết bị giáo
dục bao gồm 600 loại khác nhau, có khả năng đáp ứng nhu cầu của các
trường, các cấp học, các ngành học trong phạm vi cả nước. Công ty Thiết bị
Giáo dục I có qui mô vào loại lớn của cả nước.
2/ Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thiết bị Giáo dục I.
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo, có những chức năng sau:
Sản xuất, cung ứng (kể cả nhập khẩu) thiết bị giáo dục phục vụ yêu cầu
giảng dạy và học tập trong các nhà trường, các ngành học, các cấp học nhằm
từng bước nâng cao dân trí trong toàn xã hội đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty đã tích cực
chủ động ứng dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất. Tổ chức thực hiện
các dự án của ngành giáo dục với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
nhằm phục vụ nhanh, đại trà và đồng bộ theo các ngành học, cấp học trong
cả nước, theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương II khoá VIII về giáo dục
và đào tạo.
Ngoài việc hoàn thành các mục tiêu chính trị, xã hội, là một doanh
nghiệp tự hạch toán độc lập. Công ty phải kinh doanh có hiệu quả, lấy thu
14
bù chi, bảo toàn vốn, đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước và dành
một phần lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viên là nhiệm vụ quan trọng thiết thực của Công ty.
3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị Giáo dục I.
Mô hình tổ chức quản lý ở Công ty Thiết bị Giáo dục I hiện nay là cơ
cấu trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Giám đốc Công
ty là người điều hành cao nhất. Bộ máy giúp việc cho giám đốc là phó giám
đốc, kế toán trưởng, trưởng, phó các phòng, ban, trung tâm và xưởng. Việc
phân công trách nhiệm và quyền hạn là mối quan hệ của các cá nhân với các
bộ phận trong bộ máy của Công ty do Giám đốc qui định.
Nhìn chung cán bộ công nhân viên làm việc ở các bộ phận khác nhau
nhưng trình độ chuyên môn tương đối đồng đều. Công nhân ở các phân
xưởng có tay nghề khá chiếm tỷ lệ cao. Tổ chức nhân sự tính đến hết năm
2001 là 14 đơn vị phòng ban, trung tâm, phân xưởng trực thuộc với tổng số
235 cán bộ công nhân viên, trong đó có 266 người thuộc biên chế nhà nước
và hợp đồng dài hạn, còn lại là hợp đồng ngắn hạn mang tính thời vụ.
- Số có trình độ tiến sỹ: 8 người.
- Số có trình độ đại học: 105 người.
- Số có trình độ trung cấp, cao đẳng: 49 người.
- Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ khác: 163 người.
Tỷ lệ lao động trực tiếp trong tổng số cán bộ công nhân viên là 76%
(247 người). Tỷ lệ cán bộ công nhân viên thuộc biên chế và hợp đồng dài
hạn trong tổng số cán bộ công nhân viên là 76,1% (188 người). Điều này cho
thấy việc bố trí số công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty là phù hợp với
điều kiện và tính chất của một Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh.
Công ty có 4 phòng, 5 trung tâm và 5 phân xưởng. Dưới đây là sơ đồ tổ
chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị Giáo dục I.
15
3.1/ Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị.
Có nhiệm vụ tham mưu tổ chức bộ máy quản lý, bố trí sắp xếp và sử dụng
lao động hợp lý, thực hiện và giải quyết các thủ tục, chế độ BHXH, BHYT,
an toàn lao động. Là nơi tập hợp in ấn các tài liệu, tiếp khách, lo các điều
kiện cơ sở vật chất.
3.2/ Phòng Kinh doanh:
Có nhiệm vụ nghiên cứu nắm bắt thị trường, xác định nhu cầu cơ cấu mặt
hàng lập ra kế hoạch sản xuất cho từng quí, cả năm. Tổ chức bán hàng cho
16
các kênh tiêu thụ sản phẩm, xây dựng phương hướng đường lối chiến lược
kinh doanh lâu dài.
3.3/ Phòng kế hoạch tổng hợp.
Có nhiệm vụ, trên cơ sở kế hoạch của phòng Kinh doanh đã được giám đốc
phê duyệt để lập ra các phương án sản xuất cho từng phân xưởng, nhằm đảm
bảo đúng chất lượng, giá cả hợp lý, đúng tiến độ, thời gian.
3.4/ Phòng Kế toán tài vụ
Nhiệm vụ chính là tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính, kinh tế diễn ra
tại Công ty theo đúng chế độ kế toán tài chính của Nhà nước qui định. Xây
dựng kế hoạch thu chi tiền mặt theo kế hoạch sản xuất của Công ty, thông tin
kịp thời cho ban lãnh đạo và các phòng ban liên quan.
3.5/ Trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.
Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực giáo dục; Làm đại lý tiêu thụ và phân phối sản phẩm cho
các cơ sở sản xuất của ngành giáo dục, các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước; Nhập khẩu hàng hoá thiết bị vật tư được Nhà nước cho phép phục vụ
cơ sở giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước.
3.6/ Trung tâm kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Với đội ngũ giảng viên, chuyên viên kỹ thuật có trên 20 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực giáo dục sư phạm, thiết bị nhà trường cũng như kinh nghiệm
tiếp cận các trang thiết bị dạy học hiện đại của các nước phát triển. Trung
tâm có khả năng hỗ trợ nhà trường từng bước hiện đại hoá cơ sở dạy học với
hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ không vượt quá khả năng tài chính hiện
nay.
Ví dụ: Các phòng lý, hoá, sinh đại cương (cho các trường đại học, cao đẳng,
sư phạm dạy nghề) bàn thí nghiệm tiêu chuẩn chuyên ngành, bàn ghế, phòng
học, thư viện, hội trường, phòng học ngoại ngữ, tin học với tiêu chuẩn tiên
tiến chất lượng cao. Các thiết bị do trung tâm cung cấp sẽ được các chuyên
viên khoa học kỹ thuật, cán bộ sư phạm của trung tâm lắp đặt tại chỗ và
hướng dẫn sử dụng.
3.7/ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và hướng dẫn nghiệp vụ.
Với đội ngũ giảng viên lâu năm ở các trường phổ thông, sư phạm cùng với
sự tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp đại học sư phạm theo các chuyên
17
ngành: toán, lý, hoá, sinh, sử Trung tâm nghiên cứu ứng sụng và hướng
dẫn nghiệp vụ có nhiệm vụ xây dựng nội dung trang thiết bị cho các trường
phù hợp với sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.8/ Trung tâm sản xuất và cung ứng đồ chơi, thiết bị mầm non. Nhiệm vụ
chính là nghiên cứu, duyệt mẫu, sản xuất và cung ứng các thiết bị mầm non,
tổ chức tư vấn lắp đặt thiết kế, bảo hành các cụm thiết bị đồ chơi cho các
trường mầm non trọng điểm, tư thục dân lập theo chương trình mục tiêu
được bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
3.9/ Trung tâm chế bản In và sản xuất bao bì: Với đội ngũ cán bộ của Trung
tâm là những hoạ sỹ mỹ thuật công nghiệp, cùng các thiết bị hiện đại, trung
tâm chuyên thiết kế tạo mã những sản phẩm hình dáng công nghiệp hiện đại,
trình bày bao bì trang nhã, phù hợp với lứa tuổi học sinh, vừa tạo mẫu mã,
vừa tách mẫu điện tử là một thế mạnh của Trung tâm để cho ra đời những
mẫu phim chế bản như ý.
3.10/ Các xưởng sản xuất.
* Xưởng cơ khí: Được giao nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế thử các thiết bị
dùng trong nhà trường tiểu học và phổ thông. Các mặt hàng tiểu học mà
xưởng sản xuất như: Bộ lắp ráp kỹ thuật, cần học đường, bảng sắt, con quay
gió Các mặt hàng trung học phổ thông như: Bộ cơ nhiệt chứng minh, bộ
điện từ chứng minh, con quay Mắc-xoen, bộ ròng rọc
* Xưởng mô hình sinh học: Các sản phẩm mà xưởng sản xuất chủ yếu là cấu
tạo cơ thể người, mô hình cấu tạo hệ cơ, mô hình cấu tạo con châu chấu, quả
địa cầu hành chính và tự nhiên các sản phẩm trên được làm bằng chất liệu
poliester.
* Xưởng nhựa: Xưởng sản xuất chủ yếu là hàng tiểu học như: bàn tính 2
hàng, bàn tính 3 gióng, qui tính, khối hộp chữ nhật, lập phương
* Xưởng nội thất học đường: Từ năm 1999 các sản phẩm của xưởng đã được
Công ty chính thức đưa vào danh mục phát hành hàng năm như: bàn ghế học
sinh, bàn ghế giáo viên, bảng học đường, giường tủ dành cho trường nội trú,
các bàn thí nghiệm dùng cho các môn lý, hoá, sinh, kỹ thuật công nghiệp
4/ Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
18
- Mặt hàng chính của Công ty Thiết bị Giáo dục I là thiết bị đồ dùng phục vụ
công tác giảng dạy ở tất cả các ngành học, cấp học với chủng loại rất đa
dạng. Thiết bị giáo dục nói chung không phải là những mặt hàng dân dụng,
do vậy sản xuất kinh doanh những mặt hàng này là khó khăn (vì phải bảo
đảm tính sư phạm) và khó có lãi, nhất là những mặt hàng phục vụ cho số
trường lớp và học sinh không lớn như PTTH có trên 1000 trường, do đó số
bản in, số lượng thiết bị cần sản xuất chỉ trong khuôn khổ ít nghìn chiếc, bộ.
Vì vậy giá thành sản xuất cao, mà giá bán lại thấp. Việc cung ứng thiết bị
dạy học cho các trường mang tính thời vụ chủ yếu từ tháng 8 năm nay cho
đến tháng 2 năm sau. Từ đặc thù trên hàng năm Công ty tổ chức các cuộc hội
nghị khách hàng, gặp gỡ các giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, từ
đó xác định nhu cầu xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng quý và cả năm.
Công ty đã và đang cung cấp hầu hết các loại thiết bị (tranh ảnh, bản
đồ, mô hình dụng cụ thí nghiệm Lý - Hoá - Sinh, máy vi tính, thiết bị dùng
chung ) cho các trường thuộc ngành học Mầm non, các trường tiểu học, các
trường THCS và THPT, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước.
II/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I.
1/ Phân tích kết quả chung của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty Thiết bị Giáo dục I trong những năm gần đây.
Qua một thời gian thích nghi chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh
đạo và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, dựa vào đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước "Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu" dưới sự
lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian qua ban lãnh đạo và
toàn thể CBCNV Công ty đang từng bước tháo gỡ khó khăn, ách tắc từ
những đơn vị cũ để lại, những nảy sinh trong quá trình chuyển tiếp, bước đầu
Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện qua bảng sau:
BIỂU 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3 NĂM (1999 - 2001)
Đơn vị tính : 1000đ
19
TT
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
1 Tổng doanh thu 37.156.374
51.885.388
62.821.972
2 Các khoản giảm trừ 1.316.476
1.851.505
837.562
+ Chiết khấu 920.939
1.297.147
208.300
+ Giảm giá
+ Hàng bị trả lại 23.947
35.500
14.201
+ Thuế doanh thu 371.563
518.858
615.061
3 Doanh thu thuần 35.839.898
50.033.883
61.984.408
4 Giá vốn hàng bán 28.121.649
39.252.094
48.893.926
5 Lợi tức gộp 7.718.249
10.781.789
13.090.482
6 Chi phí bán hàng 1.657.514
2.470.315
3.662.907
7 Chi phí quản lý DOANH
NGHIệP
5.414.754
7.336.562
8.404.120
8 Lợi tức thuần từ hoạt
động SXKD
645.981
974.912
1.023.455
9 Thu nhập từ hoạt động
TC
419.155
446.833
560.821
10 Chi phí hoạt động TC 314.526
402.561
445.628
11 Lợi tức từ hoạt động TC 104.629
44.272
115.193
12 Các khoản thu bất thường 37.386
101.641
71.000
13 Chi phí bất thường 10.252
11.420
16.609
14 Lợi tức bất thường 27.134
90.221
54.391
15 Lợi nhuận trước thuế 777.744
1.109.405
1.193.039
16 Thuế lợi nhuận phải nộp
272.208
384.615
417.562
17 Lợi nhuận sau thuế
505.536
724.790
775.477
Qua bảng trên ta thấy:
+ Tổng doanh thu (bao gồm cả thuế) năm 2000 tăng lên 14.792.014.000đ so
với năm 1999, tốc độ tăng là 39,64%, năm 2001 tăng lên 10.936.584.000đ so
với năm 2000, tốc độ tăng 21,08%. Tuy tốc độ tăng năm 2001, có giảm so
với năm 2000 nhưng tốc độ tăng doanh thu 21,08%/năm vẫn là một tốc độ
(mỗi năm đều tăng trên 10 tỷ đồng). Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối
với mọi doanh nghiệp nói chung và Công ty Thiết bị Giáo dục I nói riêng.
Đặc biệt nó lại rơi vào sau khi Công ty sáp nhập, lãnh đạo công ty vừa phải
20
tiến hành ổn định lại cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nhân lực, vừa phải giải
quyết những khó khăn tồn đọng rất lớn nảy sinh trong quá trình sáp nhập,
vừa chủ động tiến hành kinh doanh giải quyết những vấn đề mới phát sinh.
+ Các khoản giảm trừ năm 2001 so với năm 2000 đã giảm đáng kể, chỉ còn
837.563.000đ so với 1.851.505.000đ, như vậy đã giảm được 1.013.941.000đ
tỷ lệ giảm là 54,76%. Trong khi đó so với năm 1999 các khoản giảm trừ năm
2000 lại tăng lên 535.029.000đ tỷ lệ tăng 40,64% trong đó chiết khấu tăng
40,58% tương ứng với số tiền là 11.553.000đ, các chỉ tiêu này năm 2001 đều
giảm. Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất
lượng và bảo quản hàng hoá, qua đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Doanh thu thuần tương ứng với tổng doanh thu, doanh thu thuần hàng năm
của công ty cũng tăng đều đặn 10 tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, năm 2000 doanh
thu thuần tăng 14.193.985.000đ, tốc độ tăng 39,6% so với năm 1999; năm
2001 so với năm 2000 doanh thu thuần tăng 23,88% ứng với số tiền
11.950.525.000đ.
+ Tổng chi phí:
Tổng chi phí
=
Giá vốn
hàng bán
+
Chi phí quản
lý DN
+
Chi phí bán
hàng
- Năm 1999 là: 28.121.649.000đ + 5.414.754.000đ + 1.657.514.000đ
= 35.193.917.000đ.
- Năm 2000 là: 39.252.094.000đ + 7.336.562.000đ + 2.470.315.000đ
= 49.058.971.000đ.
- Năm 2001 là: 48.893.926.000đ + 8.404.120.000đ + 3.662.907.000đ
= 60.960.953.000đ.
Để phục vụ tốt nhu cầu thiết bị dạy học trong trường học, cấp học góp
phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Công ty chấp nhận tăng chi phí. Công ty
21
duy trì chi phí sản xuất (thể hiện ở giá vốn bán hàng) ở mức cao, đồng thời
hạn chí những chi phí không cần thiết nhằm giảm chi phí quản lý doanh
nghiệp. Cụ thể tỷ trọng chi phí giảm mạnh trong các năm gần đây:
- Năm 1999:
Tỷ trọng chi
phí quản lý
DN
=
CP quản lý DN
_____________________
*
100%
Tổng chi phí
=
5.414.754.000
__________________
* 100%
35.193.917.000
= 15,4%
- Tương tự với cách tính trên, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp các năm
2000 là 14,95%; năm 2001 là 13,7%.
+ Lợi tức gộp năm 2000 so với năm 1999 tăng 3.063.540.000đ, tỷ lệ tăng
39,7%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 2.308.693.000đ, tỷ lệ tăng 21,41%.
Lợi tức gộp năm 2001 tỷ lệ tăng thấp hơn năm 2000, chủ yếu là do giá vốn
hàng bán năm 2001 tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu thuần.
+ Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2000 so với năm 1999 tăng 328.937.000đ, tỷ lệ tăng 51%. Năm 2001 so
với năm 2000 tăng 18.543.000đ tỷ lệ tăng 5%. Như vậy, lợi nhuận thuần của
Công ty năm 2001 giảm xuống, do chi phí bán hàng tăng lên, điều này phù
hợp với bước phát triển và mục tiêu theo đuổi của công ty, chứ không phải
tình hình kinh doanh của Công ty giảm sút.
Ngoài ra nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có
các nguồn thu khác từ hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường.
+ Lợi tức từ hoạt động tài chính.
Năm 2000 so với năm 1999 giảm 60.357.000đ, tỷ lệ giảm 57,69%; Năm
2001 so với năm 2000 tăng 70.921.000đ tỷ lệ tăng 160,97%.
+ Lợi tức bất thường.
Năm 2000 so với năm 1999 tăng 63.087.000đ tỷ lệ tăng 191,97%. Năm 2001
so với năm 2000 giảm 35.830.000đ, tỷ lệ giảm 31,34%. Điều này cho thấy
22
trong năm 2001 Công ty đã quản lý tốt hơn tình hình tài chính của mình.
Chính vì vậy mà giảm bớt được các khoản thu chi bất thường, góp phần đánh
giá chính xác nguồn lực tài chính của mình.
CHI TIÊU
Năm 2000/1999 Năm 2001/2000
Tăng (giảm) % Tăng (giảm) %
Lợi nhuận trước thuế 331.661.000
41,19 83.634.000
75,3
Các khoản phải nộp 112.407.000
39,64 32.847.000
18,54
Lợi nhuận sau thuế 219.254.000
41,19 50.687.000
6,10
Bên cạnh đó, để tăng doanh thu, mở rộng thị phần, đảm bảo quyền lợi
cho khách hàng, củng cố mối quan hệ bền chặt với khách hàng, Công ty đã
không ngừng tăng thêm chi phí bán hàng (chiết khấu, khuyến mại) mức chi
các năm có sự gia tăng đáng kể.
- Năm 1999 chi 1.657.514.000đ chiếm tỷ trọng 15,4%
5.414.754.000 đ
__________________________
x 100% = 15,4%
35.193.917.000 đ
- Năm 2000 chi 2.470.315.000đ chiếm tỷ trọng 14,95% trong tổng chi phí,
tăng lên 8.128.000đ so với năm 1999 tốc độ tăng 49,04%.
- Năm 2001 chi 3.662.970.000đ chiếm tỷ trọng 13,7% trong tổng chi phí,
tăng lên 1.192.655.000đ tốc độ tăng 48,28% so với năm 2000.
Do hoạt động chính của Công ty là hoạt động sản xuất, nên công ty đã dành
một khoản lớn trong tổng chi phí để phục vụ cho hoạt động này. Cụ thể là:
- Năm 1999:
28.121.649.000đ
__________________________
x 100% = 79,9%
35.193.917.000
- Năm 2000 chi 39.252.094.000đ chiếm tỷ trọng 80,02% trong tổng chi phí,
tăng lên 11.130.445 so với năm 1999, tốc độ tăng 39,58%.
23
- Năm 2001 chi 48.893.926.000đ chiếm tỷ trọng 80,2% trong tổng chi phí,
tăng lên 9.641.832.000đ so với năm 2000 tốc độ tăng 24.56%.
Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng chi phí sản xuất năm 2001 so với
năm 2000 là do Công ty đã chú trọng hơn tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá,
điều chỉnh lại tỷ trọng chi phí giữa hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ
hàng hoá. Công ty đã áp dụng các biện pháp khuyến mại cho khách hàng,
qua đó tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nâng cao kết quả và
hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ hàng hoá nói
riêng. Điều này thể hiện rõ này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu lợi nhuận mà
công ty đạt được thông qua bảng phân tích.
Nhìn chung lợi nhuận của Công ty đều tăng lên qua các năm, chứng tỏ
Công ty hoạt động tốt. Cần phải tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình và tăng cường khai thác hết khả năng các nguồn lực mà
Công ty đã đầu tư.
2/ Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty TBGD I.
a/ Phân tích tình hình tài chính.
Có thể nói vốn là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nếu như nguồn vốn càng lớn thì doanh
nghiệp càng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là
mối quan hệ hữu cơ trong các doanh nghiệp thương mại, và đối với Công ty
Thiết bị Giáo dục cũng vậy.
BIỂU 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I
ĐVT: 1.000đ.
T
CHỈ TIÊU
Năm 2000 Năm 2001 So sánh
T
Giá trị %
I Tổng nguồn vốn 31.472.230
38.741.027
7.268.797
23,09
1 Vốn tự có 14.499.567
14.783.759
284.192
1,96
2 Vốn vay 16.972.663
23.957.268
6.984.605
41,15
- Vay ngắn hạn 9.990.412
15.788.364
5.797.952
58,03
- Vay dài hạn 6.982.251
8.168.904
1.186.653
16,99
II Tổng tài sản 31.472.230
38.741.028
7.268.798
23,09
24
1 Tài sản lưu động 12.240.320
16.231.044
3.990.724
32,60
2 Dự trữ (tồn kho) 7.233.321
8.103.000
869.679
12,02
3 Tài sản cố định 11.998.589
14.424.984
2.426.395
20,22
III
Thuế 518.858
615.061
96.263
18,54
IV
Khả năng thanh toán 1,225
1,028
- 0,197
- 16,08
V Khả năng th/toán nhanh 0,501
0,516
- 0,015
- 3,00
Trước hết ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu luôn được bảo toàn và có phần
gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty
trong hai năm là tương đối ổn định, thể hiện:
- Năm 2000 vốn tự có của doanh nghiệp là 14.499.567.000đ.
- Năm 2001 vốn tự có của doanh nghiệp là 14.783.759.000đ tăng
284.192.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương ứng là 1,69%.
Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn kinh doanh cũng được gia tăng nhanh
chóng, bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể:
- Năm 2000 tổng nguồn vốn là 31.472.230.000đ; Năm 2001 tổng nguồn vốn
là 38.741.027.000đ tăng 7.269.798.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương
ứng là 23,09%.
Khả năng thanh toán của Công ty vẫn được duy trì ở mức độ khá cao,
năm 2000 là 1,225; năm 2001 là 1,028 đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mức thuế mà công ty đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng có sự
tăng đáng kể: năm 2000 là 518.855.000đ, năm 2001 là 615.061.000 tăng
18,54% ứng với số tiền tăng lên là 96.203.000 đ.
Tổng nguồn vốn của Công ty được bổ sung thường xuyên, sự gia tăng
này kéo theo sự gia tăng của tài sản lưu động theo mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Nếu năm 2001 tài sản lưu động tăng 3.990.724.000đ, tỷ lệ tăng 32,6%, thì
vốn vay cũng tăng lên 6.984.605.000đ, tỷ lệ tăng là 41,15%.