Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo đề tài: Thực trạng cung ứng hàng hóa,dịch vụ của công ty máy tính công nghệ Hà Nội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.19 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay thị trường là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp
đều phải gắn liền với thị trường. Các doanh nghiệp cùng một lúc phải chịu sự chi phối của các
quy luật thị trường như quy luật cung, cầu, quy luật cạnh tranh … đứng trước những thử thách
của nền kinh tế thị trường “Đẩy mạnh cung ứng hàng hóa dịch vụ tức là tồn tại và phát triển”.
Trong đơn vị kd thương mại, tiêu thụ hàng hoá, mang hàng hóa đi cung ứng cho các đơn vị
khác thu lợi nhuận là khâu cuối cùng và là khâu quan trọng nhất trong quá trình luân chuyển
hàng hoá.Kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hoá phản ánh toàn bộ công sức và nỗ lực của tập
thể cán bộ công nhân viên trong công ty.Trong tình hình kinh tế năng động như ngày nay,kết quả
tiêu thụ hàng hoá không đơn thuần là việc thực hiện các giao dịch để bán được hàng mà đó còn
là kết quả của việc phân tích đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng tới cung, cầu.Điều này đã nói lên
được vai trò có ý nghĩa vô cùng quan trọng của công tác quản trị và kế toán trong việc tổ chức
quản lý hoạt động tiêu cung ứng hàng hoá, dịch vụ.
Đối với Việt Nam, việc phát triển Công nghiệp phần mềm cũng đang trở thành vấn đề vô cùng
cấp thiết. Chính phủ cũng có chủ trương xây dựng Công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh
tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành
kinh tế - xã hội. Phát triển Công nghiệp phần mềm là một trong những cách đi tắt, đón đầu để
thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an
ninh quốc gia
Thực hiện bài tập lớn này nhằm mục đích tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới
cung hàng hóa và dịch vụ của công ty máy tính công nghệ Hà Nội.
Bài tập gồm 3 phần:
Phần 1:Khái quát chung
Phần 2: Thực trạng cung ứng hàng hóa,dịch vụ của công ty máy tính công nghệ Hà Nội
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
1
2
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ, chẳng hạn hoạt động
sản của một doanh nghiệp hay hoạt động tiêu dùng của một cá nhân. Thí dụ, một công ty cần


tuyển bao nhiêu công nhân, sản xuất ra cái gì, và bán sản phẩm với giá bao nhiêu, v.v. thuộc
phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô. Nói cách khác, kinh tế vi mô là ngành kinh tế học nghiên
cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi cá nhân người tiêu dùng, từng xí nghiệp,
từng công ty.
Kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý
luận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong ngành kinh tế quốc dân.
Nó là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh
tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của sự điều tiết. Do đó kinh tế vi mô
là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp, một tế bào kinh tế:
sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Để giải quyết được những yêu cầu trên
kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như vấn đề kinh tế cơ
bản: cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền, cầu về hành hoá: cung và cầu về lao động, sản xuất
và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp; hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của
chính phủ; doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá.
Kinh tế vi mô bao gồm những phần dưới đây:
+ Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp; việc lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy
luật khan hiếm, lợi suất giảm dần; quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng; hiệu quả kinh tế.
+ Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung cầu, quan hệ cung
cầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi giá cả trên thị trường làm thay
đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận.
+ Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và tiêu dùng,
các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu, hàm cầu và hàm tiêu dùng, tối đa hoá lợi ích và tiêu dùng
tối ưu, lợi ích cận biên và sự co dãn của cầu.
+ Thị trường các yếu tố sản xuất: Nghiên cứu cung và cầu về lao động, vốn, đất đai.
+ Sản xuất chi phí và lợi nhuận: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung sản xuất và chi phí, các
yếu tố sản xuất, hàm sản xuất và năng suất, chi phí cận biên, chi phí bình quân và tổng chi phí:
lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật lãi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định sản xuất và
đầu tư, quyết định đóng cửa doanh nghiệp.

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền: Nghiên cứu về
thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền: quan hệ giữa cạnh
tranh và độc quyền, quan hệ giữa sản lượng, giá cả và lợi nhuận.
3
+ Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế thị trường, vai trò và sự can
thiệp của chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô và vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế học vi mô là phân tích cơ chế thị trường
thiết lập ra giá cả tương đối cho các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài
nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị
trường khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả cần có trong lý thuyết cho
việc cạnh tranh hoàn hảo. Ngoài ra còn trang bị các công cụ nâng cao trong phân tích cân
bằng tổng quát
Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
• Nghiên cứu những vấn đề kinh tế lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn
kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Vì vậy cần nắm vững khái niệm, định
nghĩa, nội dung, công thức tính toán, cơ sở hình thành các hoạt động hình thành kinh tế vi
mô, quan trọng nhất là phải rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của nó.
• Cần gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và thực hành trong quá trình học
tập.
• Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú,
phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp ở Việt Nam và ở các nước.
• Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt
động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và của các nước trên
thế giới. Nhờ đó chúng ta mới có thể làm phong phú thêm, sâu sắc thêm những nhận thức
lý luận về môn khoa học kinh tế vi mô.
• Ngoài ra còn có những phương riêng được áp dụng các phương pháp riêng như:
 Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô,
không xét sự tác động đến các vấn đề khác; xem xét một yếu tố thay đổi, tác động
trong các điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Trong kinh tế vi mô cần sử dụng mô hình hoá như công cụ toán học và phương trình vi

phân để lượng hoá các quan hệ kinh tế.
Sự tồn tại và phát triển của xã hội luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất và tiêu dùng của các
nhà sản xuất và người tiêu dùng. Những chủ thể này tác động và hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại
và phát triển. Những mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng được biểu hiện thông qua
sự vận hành của các loại thị trường: thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa, dịch
vụ. Hệ thống kinh tế bao gồm những bộ phận tác động lẫn nhau trong vòng chu chuyển kinh tế.
Cụ thể, hệ thống kinh tế bao gồm những bộ phận sau: · Hộ gia đình: hộ gia đình là người tiêu
dùng đồng thời là người cung ứng các yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp. · Doanh nghiệp: doanh
nghiệp là người sử dụng các yếu tố sản xuất (đầu vào) được cung ứng bởi các hộ gia đình và
4
cũng là người sản xuất ra hàng hóa - dịch vụ. · Thị trường các yếu tố sản xuất: thị trường các yếu
tố sản xuất là thị trường trong đó các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, v.v. được mua bán, trao
đổi. · Thị trường hàng hóa, dịch vụ: thị trường hàng hóa, dịch vụ là thị trường mà trong đó hàng
hoá, dịch vụ được mua bán, trao đổi. Hệ thống kinh tế được minh họa bởi hình 1.1
3
2
4
1
Vòng chu chuyển kinh tế của xã hội bắt đầu bằng việc cung ứng các yếu tố sản xuất của các hộ
gia đình cho các doanh nghiệp (1). Hộ gia đình cung ứng vốn, lao động và các tư liệu sản xuất
cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất đó phục vụ cho nhu cầu sản
xuất, kinh doanh (2) của mình và trả công cho hộ gia đình dưới hình thức tiền lương, tiền thuê,
tiền lãi và lợi nhuận. Chúng ta lưu ý rằng bản thân những người chủ doanh nghiệp cũng là bộ
phận của các hộ gia đình nên lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp cũng là phần thu nhập của các
hộ gia đình. Sự cung ứng và sử dụng các yếu tố sản xuất được diễn ra trên thị trường các yếu tố
sản xuất trong đó hộ gia đình là người cung ứng (người bán) và doanh nghiệp là người mua các
yếu tố sản xuất. Nhánh thứ (3) của vòng chu chuyển mô tả sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ của
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi nhận yếu tố sản xuất từ hộ gia đình sẽ tiến hành sản
xuất để tạo ra của cải vật chất, đáp ứng cho nhu cầu của xã hội (hộ gia đình). Hộ gia đình mua
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (4) và trả tiền dưới dạng chi tiêu của hộ gia đình. Hoạt động

mua bán hàng hóa, dịch vụ được diễn ra trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Cùng với thời gian,
nhu cầu của xã hội đối với các loại hàng hóa, dịch vụ gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đã
thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sản xuất và các yếu tố sản xuất. Công nghệ sản xuất tiến bộ
sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và làm phát sinh nh ng nhu c u m i cao h n. Nh ng s t ng tác ữ ầ ớ ơ ữ ự ư ơ
trên thúc y s phát tri n c a xã h i.đẩ ự ể ủ ộ
1.2. Cung và các yếu tố ảnh hưởng tới cung
1.2.1.Khái niệm cung và lượng cung
Cung của một loại hàng hóa nào đó chính là số lượng của loại hàng hóa đó mà người bán muốn
bán ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định ứng với mỗi mức giá tại một địa điểm
nhất định nào đó.
5
Các yếu tố sản xuất
Doanh nghiệp Hộ gia đình
Hàng hóa và
dịch vụ
Cung ứng hàng
hóa,dịch vụ
Doanh nghiệp
Hộ gia đình
Yếu tố sản xuất
Bảng 2.1. Cầu và cung đối với áo quần
Giá (1.000 đồng/ bộ) Cầu (1.000 bộ/ tuần) Cung (1.000 bộ/ tuần)
0 - 0
40 160 0
80 120 40
120 80 80
160 40 120
200 0 160
Cột thứ 3 trong bảng 2.1 mô tả lượng cung của quần áo trên thị trường tại mỗi mức giá. Từ bảng
này ta có thể thấy rằng, người bán càng muốn bán nhiều hơn ở những mức giá cao hơn. Tại mức

giá bằng không, sẽ không có ai sản xuất và bán loại hàng hóa này vì không ai sản xuất ra để
chẳng thu lợi được gì cả. Thậm chí, tại mức giá 40.000 đồng/bộ vẫn chưa có ai bán ra. Tại mức
giá này có thể chưa có nhà sản xuất nào có thể thu được lợi nhuận hay họ có thể bị lỗ nên lượng
cung vẫn bằng không. Khi giá là 80.000 đồng/bộ, có thể một số nhà sản xuất đã bắt đầu thu được
lợi nhuận nên sẵn sàng bán ra thị trường một lượng là 40.000 bộ/tuần. Tại những mức giá cao
hơn, khả năng thu được lợi nhuận từ việc cung ứng quần áo sẽ cao hơn nên các nhà sản xuất sẽ
muốn bán ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, giá cao cũng có thể là động lực để các nhà sản xuất khác
gia nhập vào ngành làm số lượng doanh nghiệp trong ngành tăng lên, dẫn đến lượng cung cũng
tăng lên. Vậy, giá càng cao lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại giá càng thấp lượng cung sẽ
càng giảm
1.2.2. Hàm cung và đường cung
Rõ ràng, số lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của hàng
hóa dịch vụ đó. Lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó cũng phụ thuộc vào một số các
nhân tố khác. Giả sử ta xem các nhân tố này là không đổi thì lượng cung cũng là một hàm số của
giá, nhưng khác với cầu, lượng cung đồng biến với giá. Ta có thể thiết lập được hàm cung như
sau:
)(PfQ
S
=
(2.3)
Q
S
được gọi là hàm cung. Giống như đối với trường hợp cầu, các nhà kinh tế học thường
dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm cung nên hàm cung thường có dạng:
6
P
(1000đ/ bộ) Đường cung (S)
QS (1000 bộ/ tuần)
B
A

160
120
12080

bPaQ
S
+=
hay
S
QP
βα
+=
(2.4)
Trong đó: Q
S
là lượng cung; P là giá; a, b, α và β là các hằng số dương.
Đường cung cũng có thể được vẽ là một đường thẳng nhưng có độ dốc đi lên. Như vậy,
độ dốc của đường biểu diễn cung và cầu ngược chiều nhau.
Các điểm nằm trên đường cung biểu diễn lượng cung của người bán ở các mức giá nhất
định. Thí dụ, điểm A nằm trên đường cung (S) cho biết lượng cung của quần áo ở mức giá
120.000 đồng/bộ là 80.000 bộ/tuần. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ lên 160.000 đồng/bộ, lượng
cung tăng lên thành 120.000 bộ/tuần. Điều này được biểu diễn bởi điểm B trên đường cung. Đó
là sự di chuyển dọc theo đường cung. Sự di chuyển này xảy ra khi giá của quần áo thay đổi.
Khi xem xét hình dạng của đường cung, ta cần lưu ý các điểm sau:
- Đường cung thường có hướng dốc lên từ trái sang phải; và
- Đường cung không nhất thiết là một đường thẳng.

Hình 2.3. Đường cung
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Như chúng ta đã biết, cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả

của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự thay
đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét
chi tiết hơn về các yếu tố này.
 Trình độ công nghệ được sử dụng
7
P
(S)
Q
P0
Q2
Q1
(S’)
Đường cung được vẽ trong hình 2.3 ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Khi công
nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng
ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung
ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía
phải. Sự dịch chuyển của đường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng
cung cao hơn so với ban đầu.
Thí dụ, sự cải tiến trong công nghệ dệt vải, giúp các nhà sản xuất chuyển từ công nghệ
khung cửi sang dệt kim, đã sản xuất ra một khối lượng vải khổng lồ trong xã hội hiện nay. Mỗi
một sự cải tiến công nghệ mở rộng khả năng cung ứng của các nhà sản xuất. Công nghệ càng tiến
bộ giúp các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào ít hơn nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm
hơn.
Hình 2.4. Sự cải tiến trong cng nghệ dệt vải
Đường cung dịch chuyển sang phải cho thấy các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa ra
nhiều hơn ở mỗi mức giá nhất định.
 Giá cả các yếu tố đầu vào
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị trường các yếu
tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của các yếu tố đầu vào quyết định chi
phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các yếu tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền

lương công nhân, giá nguyên liệu, v.v. trở nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất
có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển
8
P
(S’)
Q
P0
Q1
Q2
(S)
sang phải. Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà
sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ
cắt giảm sản lượng. Chẳng hạn, khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh
mì hơn ở mỗi mức giá. Sự tác động của việc tăng lên của giá cả các yếu tố đầu vào đối với sự
dịch chuyển của đường cầu được minh họa trong hình 2.5.
Hình 2.5. Sự dịch chuyển của đường cung
Giá xăng dầu tăng làm cho chi phí sản xuất tăng. Đường cung dịch chuyển sang trái: các
doanh nghiệp cung ít đi ở mỗi mức giá.
 Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)
Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá trong tương
lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ cung ứng
nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu
giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi. Khi giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có
lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao
trong tương lai khi giá tăng.
 Chính sách thuế và các quy định của chính phủ
Sông Cửu Long Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
cung của các nhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các
doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trở nên
kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanh nghiệp có thể rời

khỏi ngành.
Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chính phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến
cung. Chính sách chống ô nhiễm để bảo vệ môi trường sẽ làm giá tăng chi phí của một số ngành
công nghiệp như sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. và làm giảm lợi nhuận của các ngành này.
Những chính sách như vậy có thể làm giảm sản lượng của ngành sản xuất xe gắn máy, xe ô tô,
v.v. Ngược lại, chính sách hỗ trợ ngành mía đường trong thời gian qua ở nước ta, chẳng hạn, đã
làm tăng cung của ngành này.
 Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác
9
Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất,
nước, thời tiết, khí hậu, v.v. Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác động đến lượng cung
của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Thí dụ, điều kiện tự nhiên có thể là một yếu tố
kìm hãm hay thúc đẩy việc sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp. Đối tượng
của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Đó là những cơ thể sống nên rất dễ bị tác
động bởi điều kiện tự nhiên. Các nghiên cứu về sản xuất lúa của nông dân nước ta cho thấy năng
suất lúa đạt được một phần do điều kiện tự nhiên quyết định. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo
ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu
thì càng dễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.
Các yếu tố khách quan cũng có thể làm thay đổi mức cung của các doanh nghiệp. Một
thống kê vào năm 2000 cho thấy sau khi khánh thành cầu Mỹ Thuận, lượng rau quả cung ứng ở
chợ Cầu Muối (thành phố Hồ Chí Minh) tăng lên. Ngược lại, thiên tai (như lũ lụt chẳng hạn) có
thể làm đình trệ một số ngành sản xuất ở Đồng Bằng và làm giảm cung các mặt hàng như lúa
gạo, cây ăn trái, thịt, v.v…của
Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đường cung. Người bán sẽ
thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi
 Các yếu tố xác định cung và hàm cung:
o Công nghệ (T
e
):
Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sản xuất, giảm chi phí lao

động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm cho đường cung
dịch chuyển về phía phải, nghĩa là làm tăng khả năng cung lên.
o Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào (P
i
):
Giá của các yếu tố sản xuất có ảnh hưởng đến khả năng cung sản phẩm. Nếu giá
của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi
nhuận sẽ cao lên, do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều lên.
o Chính sách thuế (t):
• Khi thuế tăng thì cung giảm.
• Khi thuế giảm thì cung tăng.
o Số lượng người sản xuất (N):
Số lượng người càng nhiều thì lượng cung càng lớn.
o Các kỳ vọng (E):
10
P
Q
Cung tăng
Cung giảm
S1
So
S2
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hóa, giá của các yếu tố sản xuất, chính
sách thuế… đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa và dịch vụ. Nếu sự mong đợi dự
đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.
è Tóm lại:
Từ các yếu tố trên ta xác định được hàm cung theo phương trình sau:
Q
S
x,t

= f(P
x
, P
i
, T
e
, t , N , E)
Trong đó :
Q
S
x.t
: Lượng cung đối với hàng hoá x trong thời gian t.
P
x
: Giá hàng hoá x trong thời gian t.
P
i
: Giá của các yếu tố đầu vào.
T
e
: Công nghệ.
N : Số người sản xuất.
E : Các kỳ vọng.
• Sự dịch chuyển đường cung:
Sự thay đổi của cung là sự dịch chuyển toàn bộ đường cung. Sự thay đổi lượng cung
là sự vận động dọc theo đường cung.
Hình sau đây mô tả sự khác biệt đó:
11
Sự thay đổI của cung và lượng cung
P1

P*
P2
E
D
S
Thiếu hụt
Dư thừa
Q
Q2
Q1 Q1
Q2
QS = QD
 Cân bằng cung cầu
 Dựa trên việc phân tích cả cung và cầu ta thấy rằng cùng một thời điểm nhất định ta
xác định được giao điểm của đường cung và đường cầu. Tại đó lượng cung bằng
lượng cầu (Q
D
= Q
S
) nghĩa là người bán muốn bán một lượng sản phẩm là Q
S

người mua muốn mua một lượng sản phẩm là Q
D
thì ta gọi đó là điểm cân bằng của
thị trường.
• Khi P
*
< P
1

⇒ Q
S
> Q
D
⇒ Dư thừa sản lượng.
• Khi P
*
> P
1
⇒ Q
S
< Q
D
⇒ Thiếu hụt sản lượng.
 Kiểm soát giá:
 Giá trần:
 Là một mức giá tối đa mang tính pháp lý bắt
buộc người bán ra không được đòi hỏi giá cao hơn.
 Giá trần thường được áp dụng khi có sự thiếu
hụt thất thường về các hàng hóa quan trọng nhằm tránh sự tăng giá quá mức.
Mức giá này thường thấp hơn mức giá cân bằng.
è Bảo vệ lợi ích nười tiêu dùng.
 Giá sàn:
 Chính phủ thường đặt ra mức giá tối thiểu đối với hàng hóa. Mức giá này
thường áp dụng cho hiện tượng dư thừa sản lượng.
 Mục tiêu đặt giá sàn nhằm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và cung ứng
phục vụ.
è Bảo vệ lợi ích người sản xuất.
12
Sự thừa và thiếu trên thị trường

P
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG HÀNG HÓA,DỊCH VỤ CỦA
CÔNG TY MÁY TÍNH CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Máy Tính Công nghệ Hà Nội
Tên giao dịch Việt Nam là: Công ty Máy Tính Công nghệ Hà Nội
Tên giao dịch Quốc tế là: Hanoi Tech Co.,Ltd
Địa chỉ: 14 LýNamĐế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân là Công ty TNHH Máy tính một lớn mạnh và chứng tỏđược sự phát triển bền
vững trong những giai đoạn đầy khó Sinh Liêm được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu
là 255 triệu VNĐ. Vào thời điểm đó Công ty là một trong những nhà cung cấp hàng đầu các
thiết bị máy tính và các giải pháp hệ thống mạng trên thị trường Việt Nam. Trải qua một quá
trình hoạt động và phát triển Công ty đã ngày khăn trên thị trường quốc tế vàở Việt Nam. Kể
từ khi thành lập đến nay Công ty đã có những thành tích rất đáng khích lệ trong thị trường
máy tính ở Việt Nam vàđã xây dựng được những mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng,
các nhà sản xuất và các bạn hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Kế thừa tất cả những
thành quả trên và với nhu cầu cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đã là những điều kiện để
ra đời Công ty TNHH Máy tính HaNoi Tech. Chính thức đổi tên thành Công ty HaNoi Tech
Co.,Ltd từ tháng 10 năm 1999 với số vốn pháp định tăng lên 1,5 tỷ VNĐ. Với một quá trình
ra đời và phát triển lâu đời, kế thừa những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và với một
đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực Công ty đã tự khẳng định mình và dần trở thành một
đơn vị kinh doanh có hiệu quả trong việc cung cấp các giải pháp mạng, các hệ thống đào tạo
đa phương tiện các thiết bị mạng và các thiết bị máy tính trên thị trường Việt Nam.
2.1.2Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
13
a. Chức năng:
Công ty HaNoi Tech là doanh nghiệp của tư nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà
nước, thực hiện theo các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của nhà nước Việt Nam.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty làcung cấp các giải pháp mạng, các hệ thống

đa phương tiện và các sản phẩm mạng cũng như thiết bị máy tính, thiết bị phục vụ văn phòng.
Ngoài ra Công ty còn thực hiện lắp đặt và bảo trì, duy tu máy, thiết bị văn phòng theo yêu cầu
của khách hàng tại Hà Nội và một số Tỉnh, Thành phố như: Hải Phòng, NamĐịnh
b. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty:
Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty làcung cấp các giải pháp mạng, các hệ thống đa phương tiện
và các sản phẩm mạng cũng như thiết bị máy tính, thiết bị phục vụ văn phòng; thực hiện lắp đặt
và bảo trì, duy tu máy, thiết bị văn phòng theo yêu cầu của khách hàng theo kế hoạch và quy
định của Công ty và tuân thủ theo các qui chế theo luật định , đáp ứng nhu cầu của khách hàng
tại Hà Nội và theo nhu cầu thị trường tại các tỉnh lân cận. Vì vậy, Công ty luôn cố gắng vận dụng
hết khả năng của mình để mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Từđầu tư sản xuất,
cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước,
nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có
năng lực, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao Với những sản phẩm chủ lực mũi nhọn, cùng với
cơ sở sản xuất, kinh doanh, đại lý khang trang, Công ty HaNoi Techđã chiếm một vị thế khá
vững trên thị trường Hà Nội, đảm bảo cuộc sống cho hơn 50 cán bộ công nhân viên làm việc
trong Công ty.
2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHHHaNoi Tech.
Bộ máy quản lý của Công ty được chỉđạo thống nhất, hình thành theo cơ cấu trực tuyến.
Sơđồcơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty TNHHHaNoi
Tech được thể hiện như sau:
Sơđồ1:
14
_ Giám đốc: là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm toàn diện vàđiều hành toàn bộ hoạt
động của Công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn Công ty trước nhà nước
và pháp luật.
_ Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách hoạt động kỹ thuật, kinh doanh của
công ty vàđược giám đốc uỷ quyền điều hành công ty khi vắng mặt.
_ Phòng tổ chức, nhân sự : Có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, bố trí
cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố tríđúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh

quyết toán chếđộ cho người lao động theo chính sách, chếđộ nhà nước và quy chế của công ty.
_ Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền
15
Giám đốc
P GĐốc
P. kỹ thuật
P. KdoanhP.TCKT
P.Nhân sự
Chi nhánh tai NĐChi nhánh tai HP
vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chếđộ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo
quy định của pháp luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu
quả kinh doanh của công ty.
_ Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối, tìm kiếm khách hàng, thực hiện các chếđộ ghi
chép ban đầu, thực hiện chếđộ thông tin báo cáo, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi
đối tượng, quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao.
_ Phòng kỹ thuật và bảo hành sản phẩm : chịu trách nhiệm lắp đặt thiết bị, sữa chữa các
sự cố về thiết bị cho khách. Các Chi nhánh tại TP.Hải phòng và TP. Nam Định : Làđơn vị trực
thuộc, kinh doanh theo ngành hàng được phân công. Thực hiện các chếđộ ghi chép ban đầu, thực
hiện chếđộ thông tin báo cáo, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, quản lý
tiền, hàng cơ sở vật chất do công ty giao.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH máy tính HaNoi
Tech
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng tài chính kế toán của Công ty TNHHHaNoi Tech có 6 cán bộ kế toán và có cơ cấu như
sau :
* Kế toán trưởng : Là người tổ chức toàn diện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hệ
thống kinh tế của toàn công ty, kiểm tra việc hạch toán, việc chấp hành, thực hiện nhiệm vụ của
các bộ phận kế toán, là trợ thủ cho giám đốc trong kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc
về hoạt động kế toán tài chính trong công ty.

* Phó phòng kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các số liệu, bảng biểu báo
cáo của các kế toán viên ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc và của các kế toán viên ở tại văn
phòng công ty, nắm bắt các thông tin hàng hoá, lập kế hoạch tình hình tiêu thụ từng mặt hàng,
từng ngàng hàng, cung cấp các báo cáo nhanh. Sau đóđến cuối kỳ quyết toán, lập bảng cân đối
phát sinh các tài khoản, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
* Các kế toán viên : Có nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin kế toán phát sinh hàng ngày
một cách chính xác đảm bảo đúng chếđộ kế toán hiện hành :
16
+ Kế toán quỹ, ngân hàng kiêm kế toán thu chi tiền lương - bảo hiểm xã hội : Hạch toán
toàn bộ chứng từ thu, chi phát sinh do thủ quỹ nộp lên, hàng ngày đối chiếu
với thủ quỹ và kiểm kê quỹ. Hệ thống các chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền vay ngân hàng làm thủ
tục vay vốn, giúp lãnh đạo trong việc theo dõi trả nợđúng hạn, đúng cam kết khếước vay ngân
hàng. Theo dõi các khoản mục chi phí tiền lương theo đúng chếđộ hiện hành của nhà nước.
+ Thủ quỹ, kiêm thủ kho : Thu, chi tiền bán hàng vào sổ quỹ hàng ngày, sau đó chuyển
cho kế toán quỹ, nhập, xuất kho vật tư hàng hoá hàng ngày.
+ Kế toán vật tư, hàng hoá kiêm kế toán tài sản cốđịnh : Theo dõi tình hình tăng giảm các
loại vật tư, hàng hoá, đối chiếu số lượng vật tư, hàng hoá nhập, xuất, tồn với thủ kho, theo dõi
tình hình tăng giảm tài sản cốđịnh và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cốđịnh.
+ Kế toán thanh toán kiêm kế toán công nợ : Viết hoáđơn thanh toán, hàng ngày báo cáo
tổng số thanh toán tiền hàng toàn công ty, lập chứng từ ban đầu, hạch toán các khoản công nợ
hàng bán phát sinh thường xuyên, báo cáo cho trưởng phòng kế toán về tiến độ thu hồi công nợ.
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH máy tính HaNoi Tech được tổ chức theo mô hình
nửa tập trung nửa phân tán. Các đơn vị phụ thuộc có bộ phận kế toán riêng có trách nhiệm tập
hợp, thu thập chứng từ, ghi chép sổ sách, lập báo cáo để cuối kỳ nộp về phòng kế toán công ty
theo sự hướng dẫn của trưởng phòng kế toán.
b. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty TNHH máy tính HaNoiTech
Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Đặc điểm của hình
thức kế toán này là mọi ngiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra để
phân loại, ghi chép theo trình tự thời gian kết hợp trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các
nghiệp vụ kinh tế tài chính cùng loại phát sinh trong suốt tháng vào sổ kế toán nhật ký chứng từ,

mở cho bên Có của tài khoản. Trong hình thức kế toán này, có thể kết hợp được một phần kế
toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các nhật ký chứng từ song tại công ty TNHH máy
tính HaNoi Tech vẫn tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết riêng đểđơn giản kết cấu mẫu sổ nhật
ký chứng từ.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ . Giá trị hàng hoá xuất kho được tính theo giá thực tếđích danh. Trong quá trình hạch
17
toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, công ty đã bắt đầu ứng dụng một phần kế
toán làm trên máy tính. Tuy nhiên, mức độứng dụng còn đơn giản .
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập việc sử dụng và thay thế các máy móc, thiết bị
phục vụ cho công việc văn phòng là rất cần thiết và là một nhu cầu thiết yếu. Việc ghi chép sổ
sách, lưu trữ tài liệu, vẽ thiết kế xây dung, tính toán số liệu, lập chương trình cho các phương tiện
tựđộng đã có thể thực hiện hoàn toàng trên máy, tiết kiệm đựoc khá nhiều công sức lao động
và tiền của cho các doanh nghiệp. Điều này trước hết đòi hỏi công ty phải cóđược trị giá nguyên
liệu phụ nhập khẩu chiếm trong giá thành sản phẩm thấp, tối đa nên chỉ khoảng 3-5% vìđây sẽ
làđiều kiện thuận lợi để tiết kiệm chi phí. Việc tổ chức khai thác, cung ứng máy móc và linh kiện
cần được tổ chức tốt. Một thuận lợi có thể thấy rõ từ phía công ty đó là nguồn lao động dồi dào,
có tri thức và trình độ cũng như niềm đam mê, hăng say trong công việc.
đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập việc sử dụng và thay thế các máy móc, thiết bị
phục vụ cho công việc văn phòng là rất cần thiết và là một nhu cầu thiết yếu, do đó khách hàng
của công ty không chỉ gói gọn trong nội bộ một số doanh nghiệp hay công ty mà là tất cả những
khách hàng có nhu cầu sử dụng và thay thế phục vụ cho nhu cầu công việc.
Về thị trương mục tiêu, cũng giống như bất kỳ một công ty nào thìđẻ hoạt động có hiệu
quả và xuyên suốt cần có một mục tiêu cụ thể, và mục tiêu đó phải phù hợp với điều kiện của
từng công ty. Với Hà Nội Tech cũng vậy, mục tiêu chiến lược của công ty là an toàn và bảo
đảm có lãi trong kinh doanh. Do là công ty TNHH, vốn duy trì cho hoạt động không nhiều
nên Hà Nội Tech đã chú trọng hướng tới thị trường khách hàng là sinh viên, học sinh bởi đây
chính là những khách hàng tiềm năng với nhu cầu học hỏi cao, có kiến thức về tin học, kỹ
thuật. Thêm vào đó việc khai thác khách hàng là các công ty, doanh nghiệp (tư nhân và quốc
doanh ) cũng là mối quan tâm chính của Hà Nội Tech.

Khoảng vài năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Đểđáp ứng nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này, Công ty đã cung cấp và tung ra thị
trường những sản phẩm tối tân, hiện đại nhất. Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công
ty là nhập khẩu máy tính và thiết bị ngoại vi từ nước ngoài, lắp ráp máy tính PC với nhãn
hiệu SOLARIS đồng thời Công ty thiết lập các hệ thống đại lý bán hàng và phân phối sản
phẩm, phát triển các ứng dụng trên mạng dạy học Multimedia.
Với sự nỗ lực và uy tín của mình trên thị trường, Công ty đã chính thức trở thành đại lý phân
phối của DELL vàđại lý về tích hợp hệ thống. Từ năm 2000 đến nay, Công ty tổ chức lại bộ
máy điều hành và tham gia hoạt động kinh doanh trong ba lĩnh vực thiết bị mạng máy tính của
18
hãng PLANET. Xây dựng hệ thống bán lẻ và cung cấp cho khách hàng. Tham gia thiết kế và xây
dựng các dựán ứng dụng công nghệ mạng truyền thông.
e. Tình hình cạnh tranh:
Thị trường nội tại (Việt Nam) của công ty hiện nay là một thị trường rộng lớn, đầy sức hấp dẫn
nhưng cũng đòi hỏi rất cao về mẫu mã, chất lượng cũng như các dịch vụ sau bán hàng của công
ty. Do tính hấp dẫn của thị trường mà các công ty, doanh nghiệp cùng khai thác thị trường khác
đang ganh đua tích cực nhằm khẳng định tên hiệu và chiếm lĩnh thị trường (với các chính sách
giá cả, bán hàng, khuyến mãi, cải tiến mẫu mã )khiến cho tình hình cạnh tranh càng trở nên gay
gắt và phức tạp. Thêm vào đó việc một số các công ty từ Trung Quốc (các sản phẩm của họ cực
kỳ phong phú về mẫu mã, chất lượng phù hợp, đầy tính sáng tạo, mang nhiều chức năng, công
dụng, lại thêm việc họ tận dụng hiệu quả qui luật “ lợi thế theo qui mô” nên các sản phẩm của họ
có giá cả rất cạnh tranh.) đưa hàng vào thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh thị phần tương đối lớn
cũng gây không ít khó khăn.
Như vậy có thể thể rằng, các nhà cung cấp nguồn hàng cho công ty là các hãng có tên hiệu lớn và
kinh doanh hiệu quả trên thị trường quốc tế (các nhà cung cấp chính: DELL, PLANET,
SOLARIST ), phương pháp mua hàng của công ty là nhập trực tiếp linh kiện đồng bộ từ các
nhà cung cấp chính, trả ngay 80% tổng giá trị mặt hàng, số còn lại thanh toán theo thoả thuận
giữa hai bên. Việc thực hiện mua hàng như vậy cóưu điểm là công ty có thuận lợi về tài chính và
an toàn về nguồn gốc, chất lượng của hàng hoá, tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là
công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào phía nhà cung cấp.

Hệ thống phân phối hiện tại của công ty, có thể xem là khai thác khá hiệu quả, tăng cường được
khả năng cạnh tranh, việc mở rộng quan hệ với các bạn hàng mới, các trung gian sẽ làđiều kiện
thuận lợi để công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trường. Tuy vậy công ty cũng chưa chú trọng tới
việc tăng cường quan hệ với các nhà cung cấp thông tin, các phương tiện truyền thông, đây
làđiểm cần được xem xét
2.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cung ứng hàng hóa,dịch vụ
 Môi trường công nghệ:
Do đặc trưng của nhóm hàng và loại hình kinh doanh máy văn phòng là loại hàng điện tử, linh
kiện máy và các bộ phận phụ trợđãđược sản xuất tại các quốc gia cóđầu tư các dây truyền sản
19
xuất tân tiến, công nghệ hiện đại. Công việc chình của công ty là lắp ráp, bảo hành bảo trì theo
đúng qui cách kỹ thuật, vàđặc biệt là tìm và khẳng định được thị trường vốn đầy tiềm năng
nhưng cũng không ít trở ngại.
 Giá cả: có giao động nhưng luôn là mưcs giá chọn lựa tốt nhất trên thị trường.
Trong những năm gần đây, công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn phát sinh như sự
cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước. Nhưng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty vẫn
thu được những kết quả cao và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động
kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh . Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong những năm gần đây như sau
Bảng: kết quả, doanh số, lợi nhuận, chi phí năm 2010 – 2011 của công ty Hà Nội Tech
Đánh giá tình hình thực
hiện kinh doanh xuất
nhập khẩu trong 3 năm
vừa qua cho thấy rằng
tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng dần qua các
năm. Công ty hoàn thành
và hoàn thành vượt kế
hoạch các chỉ tiêu đãđề ra:

Nhìn vào bảng chỉ tiêu thấy những rằng quy mô kinh doanh của công ty đang dần được mở
rộng. Năm 2010 tổng doanh thu của công ty thực hiện được 3.092.866 tỷđạt 106,48% . Mặc dù
doanh số so với kế hoạch là 130,77% nhưng lợi nhuân công ty đạt được chỉ có 66,83% so với kế
hoạch . Đó là do giá cả của mặt hàng máy tính và thiết bị giảm, trong đó hàng máy tính và thiết bị
luôn là mặt hàng chủ lực của công ty.
Bước sang năm 2011, mặc dù có nhiều khó khăn như giá các mặt hàng máy tính và thiết bị, linh
kiện trong nước giảm trong khi giá thu mua, nhập thiết bị không giảm. Tuy nhiên Công ty đã cố
gắng đẩy mạnh kinh doanh và phục vụ khách hàng phù hợp tình hình thực tại vàđạt được kết quả
như sau: Tổng doanh thu đạt 4.337.500 tỷđạt 109,09% so với kế hoạch vàđạt 82,9% so với cùng
kỳ năm 2010. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp trong cơ chế mới, cơ chế thị trường đều gặp
nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh thì Công ty đãđứng vững và
20
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu Tỷđồng 3.092.866 4.337.500
Nhập khẩu Tỷđồng 1.273.941 4.225.000
Doanh số Tỷđồng 180,65 263,33
Chi phí bán hàng Triệu đồng 486 756
Chi phí quản lý Triệu đồng
Lợi nhuận Triệu đồng 190 990
Nộp thuế Triệu đồng 533 87,36
không ngừng phát triển. Đây là sự chuyển biến tương đối kịp thời về nhận thức và bắt nhịp với
hoạt động của cơ chế thị trường đối với lãnh đạo và công nhân viên trong Công ty.
Đặc biệt trong 3 năm gần đây năng lực sản xuất được tăng lên đáng kể. Điều này chứng
tỏ Công ty quan tâm đến công tác quản lý vàđầu tư trang thiết bịđể nâng cao năng lực sản xuất
đáp ứng với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay. Các chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ, doanh thu và
lợi nhuận thực hiện qua các năm tăng lên. Trong đó doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước
từ 15% đến 30%, lợi nhuận năm 2011so với năm 2009 tăng 14,4%. Do đó Công ty đã tạo điều
kiện cải thiện cho người lao động, thu hút người lao đông có tay nghề cao.
 Các nhân tố khác
Thu nhập bình quân người lao động được nâng cao, cải thiện mức sinh hoạt cho cán bộ, công

nhân viên trong Công ty. Thu nhập bình quân người lao động năm 2010 là 950.000đ/người/tháng
và năm 2011 là 1.200.000đ/người/tháng. Từđó Công ty cũng thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân
sách Nhà nước.Quy mô của Công ty được mở rộng, tận dụng và khai thác được lao động tại các
địa phương như: Nam Định, Hải Phòng.
Sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của khách hàng.
Kiểu dáng đẹp vàđa dạng được khách hàng ưu chuộng. Đây là một lợi thế rất lớn mà Công ty cần
giữ vững và phát huy
Công ty đã sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả , đề ra những quy định nghiêm ngặt
trong khi làm việc tại Công ty do đó tránh được tình trạng đi làm không đúng giờ, không làm hết
khả năng của mình trong công việc. Ngoài ra, công ty còn có những chính sách động viên người
lao động cả về vật chất và tinh thần. Chính vì thếđã tạo ra khí thế làm việc cho mọi người.
 Điều kiện tự nhiên:
Với vị trí thuận lợi, địa điểm kinh doanh đặt tại thi trường có xu hướng phát triển mạnh,
công ty có thế mạnh về mọi mặt để phát triển thị phần hàng hóa của mình.
 Thuế và các qui định của nhà nước:
21
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết
số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá
nhân.
Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với một số doanh nghiệp
Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Và một
trong những chính sách đó là chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển Công nghiệp
phần mềm. Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 07/NQ-CP về xây dựng và phát triển Công nghiệp
phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 và Quyết định 128/2000/QĐ-TTg về một số chính sách và biện
pháp khuyến khích đầu tư và phát triển Công nghiệp phần mềm.
Theo quy định tại Điều 12, 13 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17-11-2010, có hiệu lực ngày 1-7-2011, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Nội dung như sau: ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh; cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa; cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện, thời
hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành; thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ
trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp; yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về
hàng hóa, dịch vụ; tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo. Đồng thời chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông còn có trách nhiệm xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng; từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng; ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu

dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, đảm bảo đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự
kiến. Hoạt động kinh doanh luôn đạt kết quả tốt trong 3 năm liên tục với tỷ lệ tăng doanh thu
bình quân hàng năm là 7,37%. Thêm vào đó công ty luôn đảm bảo việc quản lý và sử dụng lao
động cũng như chi phí trong hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Hàng năm với doanh thu và
lợi nhuận đạt được, công ty luôn đảm bảo nộp ngân sách và hoàn thành nghĩa vụ thuếđối với Nhà
nước.
 Đánh giá công tác quản trị hoạt động kinh doanh
3.1.1- Theo các chức năng quản trị
* Công tác hoạch định:Công ty đã có phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh như sau:
- Tạo lập các căn cứđể xây dựng mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của công ty bao gồm:
+ Căn cứ vào tốc độ phát triển và chỉ số tăng trưởng của công ty trong năm trước
để xây dựng kế hoạch cho năm thực hiện.
+ Căn cứ vào sốđơn đặt hàng của khách hàng.
- Kết quả nghiên cứu thị trường phải là cơ sở xác định ngành hàng triển khai kinh doanh,
trong đó cần tạo ra ngành hàng chủ lực về qui mô và cơ cấu mặt hàng, hệ thống tổ chức nguồn
hàng và tổ chức kinh doanh bán hàng. Khi nghiên cứu thị trường, công tyluôn bám sát theo các
yêu cầu về xác định qui mô, cơ cấu, sự chuyển hoá của các thị trường và mục tiêu của công ty
trong thời kỳ kế hoạch.
* Công tác tổ chức:
23
Là một doanh nghiệp với qui mô nhỏ, Công ty tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến.
Vì là cấu trúc đơn giản nên ưu điểm của nó là gọn nhẹ, nhanh và linh hoạt, chi phí quản lý thấp
và có thể mang lại hiệu quả cao, việc kiểm tra kiểm soát vàđiều chỉnh các bộ phận, các hoạt động
trong công ty được dễ dàng. Từđó, công ty có thể thích ứng với sự biến động của môi trường

vàđòi hỏi của công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời các nhân viên có cơ hội hoàn thành tốt
công việc của mình. Với mô hình tổ chức như vậy, giám đốc công ty có thể dễ dàng kiểm soát
mọi hoạt động của công ty, nắm bắt được một cách nhanh nhất các thông tin về tình hình bên
trong và bên ngoài, từđó sẽ có những quyết định kịp thời và hợp lý cho hoạt động của công ty.
Một vấn đề nữa trong công tác tổ chức là việc mô hình quản lý có hiệu quả còn là do
trình độ nhân viên và trang thiết bị phải phù hợp. Với đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh
nghiệm, doanh nghiệp chỉ sử dụng một sốít nhân lực song vẫn đảm bảo hoạt động của doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, các trang thiết bị trong doanh nghiệp cũng giúp cho các thành
viên có thể nâng cao năng suất lao động của mình và có thể thu thập các thông tin kinh tế, thông
tin về môi trường kinh doanh nhanh chóng. Có thể nói, Công ty đã có một cơ cấu tổ chức hoàn
toàn phù hợp, đảm bảo các nguyên tắc cấu trúc tổ chức.
* Công tác lãnh đạo:
Ban giám đốc Công ty luôn cố gắng đảm bảo, củng cố và hoàn thiện bầu không khí làm
việc trong sạch, lành mạnh, tin tưởng và cởi mở lẫn nhau giữa các thành viên trong doanh
nghiệp. Điều đóđã tạo ra ''sức mạnh tinh thần'' của doanh nghiệp. Các nguyên tắc lãnh đạo luôn
được ban giám đốc quán triệt một cách sát sao. Các nhân viên của công ty luôn luôn được tạo
điều kiện để hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Mỗi phòng ban của công ty có quyền tự
quyết định những vấn đề mà ban giám đốc giao cho nhưng cũng phải có trách nhiệm giải quyết
những vấn đềđó một cách có hiệu quả. Trong công ty chính sách thưởng phạt đựợc đặt ra đúng
mức đã góp phần không nhỏ trong việc phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, tinh thần tự giác
của mỗi nhân viên, giúp cho công việc trong công ty luôn được thực hiện bằng sự nỗ lực của mỗi
thành viên. Công ty đã tạo cho mình một cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ và có tính kỷ luật cao.
* Công tác kiểm soát:
24
Với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng đơn giản gọn nhẹ ban giám đốc có thể nắm rất
rõ tình hình hoạt động của công ty ở từng phòng ban cũng như có thể kiểm tra sát sao từng thành
viên của công ty. Công tác kiểm tra, kiểm soát luôn được đảm bảo một cách hợp lýđể có thể kịp
thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế vàđạt được mục tiêu đề ra. Công tác kiểm soát của ban
giám đốc nhằm xác định rõ những kết quảđãđạt được theo kế hoạch đãđề ra và những kết quảđó
phải phản ánh được những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới. Ngoài ra công tác kiểm soát

còn nhằm xác định và dựđoán những biến động trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp (đặc biệt là việc đảm bảo nguồn hàng cung ứng từ phía đầu vào, chi phí hoạt động
kinh doanh và thị trường đầu ra của doanh nghiệp) đồng thời phát hiện ra những sai lệch xảy ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Từđó, ban giám đốc có thểđưa ra những quyết định kịp
thời để hoạt động kinh doanh của công ty đảm bảo theo đúng yêu cầu của kế hoạch kinh doanh.
Nhận xét: Công tác quản trị theo các chức năng quản trị của Công ty đãđược thực hiện
tốt. Điều này giúp cho môi trường làm việc của các thành viên trong công ty được đảm bảo, tạo
điều kiện cho các thành viên phát huy đầy đủ năng lực của mình đồng thời giúp cho hoạt động
kinh doanh của công ty được diễn ra một cách có hiệu quả.
3.1.2- Theo các hoạt động quản trị tác nghiệp:
* Công tác quản trị chiến lược:
Với mục tiêu tạo cho mình một chỗđứng vững chắc và nắm được thị phần lớn tại khu vực
phía Bắc, Công ty sử dụng chiến lược ổn định. Với chiến lược này công ty muốn từng bước tạo
cho mình một chỗđứng có sức mạnh trên thị trường. Đồng thời, chiến lược này đảm bảo cho
công ty ít gặp phải những rủi ro trong qúa trình hoạt động. Sở dĩ ban giám đốc lựa chọn chiến
lược này là vì nhu cầu của thị trường về các mặt hàng của công ty là kháổn định. Chính vì vậy
đây là một chiến lược phù hợp mà ban giám đốc Công ty đã lựa chọn.
* Công tác quản trị bán hàng:
25

×