Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao quản lý chất lưọng tại công ty công nghệ tin học nhà trường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.32 KB, 45 trang )















LUẬN VĂN:

Một số biện pháp nâng cao quản lý
chất lưọng tại công ty công nghệ tin
học nhà trường














Lời mở đầu:

Ngày nay, trên thế giới vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của khách hàng đang là vấn đề trở nên rất quan trọng. Chất lượng đã trở thành
vấn đề sống còn có liên quan trực tiếp đến hiệu quả, sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp thì việc nâng cao chất lượng luôn được chủ các doanh nghiệp, những người làm
công tác quản lý kinh doanh ở mọi lĩnh vực quan tâm.
Quản lý chất lượng sản phẩm vốn là điểm yếu kéo dài trong nhiều năm. Trong nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây vấn đề chất lượng đã được đề cao và được coi là
một mục tiêu quan trọng. Nhưng kết quả mang lại không được là bao do cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp đã phủ định nó trong các hoạt động cụ thể. Trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng
gay gắt quyết liệt, sức ép của hàng nhập của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc
các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề bảo đảm và
nâng cao chất lượng. Quản lý chất lượng chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành
một nhân tố cơ bản để quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại
hưng vong của doanh nghiệp hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung.
Với thực tiễn tại công ty công nghệ tin học nhà trường và xu hướng phát triển của
nền kinh tế xã hội tôi xin chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao quản lý chất lưọng
tại công ty công nghệ tin học nhà trường”. Với nội dung bài viết này bố cục bài được
chia làm ba chương:
Chương I: Chất lượng và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản lý chất lượng tại công ty công nghệ tin học nhà trường
Chương III: Một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng trong công ty công nghệ
tin học nhà trường.









Chương I: Chất lượng và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp

I. Những vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng:

1. Định nghĩa chất lượng :
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm . Mỗi khái
niệm điều có những cắn cứ khoa học thực tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất
định thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngứng phát triển và hoàn thiện tuỳ
thuộc từng góc độ xem xét ta có nhiều quan niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau :
Định nghĩa về chất lượng tổ chức quốc tế vê tiêu chuẩn hoá iso, trong tiêu chuẩn
thuật ngữ iso 8402 “chất lưọng là toàn bộ các đặc tính của một thực tế tạo cho thực thể
đó có khả năng thoả mản các yêu cầu đả nêu ra hoặctiềm ẩn “.

Từ định nghĩa trên rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:
+ Chất lượng được đo bằng sự thoả mản nhu cầu. Nếu một sản phẩm nào đó vì
một lí do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất luợng kém,
cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết
luận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra chính sách, chiến lược kinh doanh
của mình.
+ Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến động nên
chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
+ Khi đánh giá chất lương của một đối tượng ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc
tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể.
+ Nhu cầu cụ thể được công bố rõ ràng dưói dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng
cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể chỉ cảm nhận
được chúng hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng.

+ Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như ta vẫn hiểu
hàng ngày. Chất lượng còn được áp dụng cho mọi thực thể đó có thể là sản phẩm hăy một
hoạt động , một quá trình , một doanh nghiệp hăy một con người.




Khái niệm chất lượng trên đây được gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp. Rõ ràng,
khi nói đến chất lượng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán …Đó
là nhưng yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định
mua thoả mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn cũng là
yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là khi mà các phương pháp sản
xuất vừa đúng lúc “(Just – in - time )” không kho” (non stock – production) đang được
thịnh hành tại các công ty hàng đầu. Từ những phân tích trên đây người ta đã hình thành
khái niệm chất lượng tổng hợp:












Cùng với thời gian, khái niệm về chất lượng sẽ phát triển và nó sẽ mang nội dung
rộng hơn, sâu hơn những gì mà chúng ta nêu ra ở đây.


2. Những nội dung, yêu cầu và phương pháp quản lí chất lượng:

2. 1. Quản lí chất lượng:
Như nghiên cứu ở phần 1 ta thấy chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không
phải là kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên
quan chắt chẽ với nhau. Muốn đạt chất lượng mong muốn cần quản lí một cách đúng đắn
các yếu tố này. Hoạt động quản lí trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lí chất
Thoả mãn nhu
c
ầu

Giá c

Thời
hạn
giao
Dịch
v


Các yếu tố chất lượng
t
ổng hợp




lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quả lí chất lượng mới giải quyết tốt
bài toán chất lượng.


Quản lí chất lượng đã được áp dụng trong mọi nghành, mọi lĩnh vực, mọi loại hình
doanh nghiệp. Quản lí chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp làm đúng những việc phải
làm, xác định những việc quan trọng. Nếu một doanh nghiệp cạnh tranh phải tìm hiểu và
áp dụng các khái niệm về quản lí chất lượng có hiệu quả.

Định nghĩa về quản lí chất lượng của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, trong tiêu
chuẩn ISO 8402
“Quản lí chất lượng là tập hợp những hoạt động có chức năng quản lí chung, nhằm xác
định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện
pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn
khổ hệ thống chất lượng”.

Để hiểu được định nghĩa này ta phải biết được một số thuật ngữ có liên quan cũng
nằm trong ISO 8402
 Chính sách chất lượng chính là ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh đạo cao
nhất trong doanh nghiệp chính thức công bố.
 Hoạch định về chất lượng bao gồm các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu
cầu đối với chất lượng để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng .
 Kiểm soát chất lượng: Bao gồm các kĩ thuật và hoạt động tác nghiệp được sử dụng để
thực hiện các yêu cầu chất lượng.
 Đảm bảo chất lượng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống trong hệ thống chất
lượng và được khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thoả đáng rằng thực thể thoả
mãn các yêu cầu đối với chất lượng.
 Cải tiến chất lượng: Các hành động tiến hành trong toàn bộ tổ chức để nâng cao hiệu
lực và hiệu quả của các hoạt động và quá trình đó cung cấp lợi nhuận thêm cho tổ
chức và cả khách hàng.
 Hệ thống chất lượng bao qồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần
thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.




Trong tiêu chuẩn này cũng nhấn mạnh rằng :
- Quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý nhưng phải được lãnh
đạo cao nhất chỉ đạo .Việc thực hiện công tác quản lý liên quan đến mọi thành viên trong
tổ chức.
- Trong quản lý chất lượng phải xem xét đến hiệu quả kinh tế.
Để đạt được mục tiêu trên ,doanh nghiệp cần tổ chức sao cho các nhân tố kĩ thuật
,quản trị và con người có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sản phẩm dịch vụ đều
đặt dưới sự kiểm tra giám sát chặt chẽ .
Quản trị chất lượng được nhìn nhận một cách toàn diện trên cơ sở quản trị chất lượng
công việc ở từng giai đoạn, từng người từ khâu marketing
- Thiết kế – sản xuất - phân phối đến dịch vụ sau bán hàng. Quá trình đó được mô tả
trong vòng tròn chất lượng sau.














Vòng tròn chất lượng mang tính định hướng phản ánh các hoạt động có ảnh hưởng
đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm và để đảm bảo chẩt lượng, hệ thống quản
lý chất lượng cần phải bao trùm lên toàn bộ các hoạt động đó. Nhưng khác với kiểm tra

chất chất lượng sản phẩm, các phương pháp quản lý ở đây phải được xây dựng trên cơ sở
phòng ngừa các nguyên nhân của những sai sót, trục trặc trong suốt quá trình.

Marketing
và nghiên
Thiết kế và
phát tri
ển

Hoạch định
quá trình
Cung
ứng

Sản xuất
hay chuy
ển
Kiểm tra
xác nh
ận

Đóng gói
lưu kho

Bán, phân
ph
ối

Lắp đặt đưa
vào s

ử dụng

Trợ giúp kỹ
thu
ật

Dịch vụ hậu
mãi

Xử lý cuối
chu k
ỳ sử
Khách
hàng
Nhà
sản
xu
ất





2.2 Những yêu cầu (nguyên lý ,nguyên tắc ) đối với quản lý chất lượng.

Xuất phát từ thực tiễn sẩn xuất kinh doanh để thành công trong quản lý chất
lượng hiện đại các nhà sản xuất cần có những quan điểm về chất lượng.Để thoả mãn các
yêu cầu trong hoạt đọng quản lý chất lượng ta phải tuân thủ một số quy tắc yêu câù sau.
Yêu cầu 1: Địng hướng bởi khách hàng.


Quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng. Coi khách hàng và người cung
cấp là thành viên, là những bộ phận của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phụ thưộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao
hơn sự mong đợi của họ.

Chất lưọng sản phẩm và dịch vụ do khách hàng xem xét quyết định. Các chỉ tiêu
chẩt lượng sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cho khách hàng và làm cho khách hàng
thoả mãn ưa chuộng phải là trọng tâm của hệ thống quản lý. Giá trị sự thoả mãn và ưa
chuộng của khách hàng có thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong suốt quá trình mua
hàng, sử dụng và dịch vụ sau khi bán. Những yếu tố này bao qồm cả mối quan hệ của
doanh nghiệp và khách hàng của họ tạo dựng nên niềm tin tưởng và sự gắn bó, ưa chuộng
của khách hàng đối với doanh nghiệp . Quan niệm này về chất lượng không chỉ giới hạn
ở việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của khách hàng mà còn phải
nâng cao chất lượng của sản phẩm nữa. Tạo nên thế so sánh với các sản phẩm và dịch vụ
của đối thủ cạnh tranh bằng các biện pháp như đáp ứng kịp thời. Cải tiến các dịch vụ
cung cấp, xâydựng các mối quan hệ đặc biệt …

Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng
chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng. Nó cũng đòi hỏi phải luôn nhạy
cảm với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn
tới sự thoả mãn khách hàng . Nó cũng đòi hỏi ý thức phát triển công nghệ, khả năng đáp



ứng mau lẹ và linh hoạt các yêu cầu của thị trường, giảm sai lỗi, khuyết tật và những
khiếu nại của khách hàng.

Yêu cầu 2: Sự lãnh đạo.


Quản lí chất lượng tốt phụ thuộc trước hết vào sự am hiểu và trách nhiệm của
những nhà lãnh đạo. Lãnh đạo là người định hướng, thẩm định, phê duyệt, điều kihiển
,kiểm tra ,kiểm soát … Mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy kết quả của các
hoạt động đó sẽ phụ thuộc vào những quyết định của lãnh đạo (Nhận thức, trách nhiệm,
khả năng) muốn thành công mỗi tổ chức cần phải có một ban lãnh đạo cấp cao có trình
độ, có trách nhiệm, gắn bó chặt chẽ với tổ chức, cam kết thực hiện những mục tiêu, chính
sách đã đề ra. Lãnh đạo phải có tầm nhìn cao, xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và
định hướng vào khách hàng. Người lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự
sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ doanh nghiệp.

Yêu cầu 3 : Sự tham gia của mọi người,mọi bộ phận.

Quản lý chất lượng đòi hỏi tinh thần hiệp tác trong cộng đồng. Đòi hỏi một “môi
trường văn hoá công ty lành mạnh”

Thành công trong cải tiến chất lượng công việc phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ
năng, nhiệt tình hăng say trong công việc của lực lượng lao động. Sự tham gia đầy đủ
với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ là rất quan trọng, đem lại lợi ích rất lớn cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức
và thực hành những kĩ năng mới.
Doanh nghiệp cần có hệ thống khuyến khích, sự tham gia của mọi thành viên vào
mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp. Những yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn , phúc
lợi xã hội của mọi nhân viên cần phải gắn với mục tiêu cải tiến liên tục và các hoạt động
của doanh nghiệp .

Khi được huy động đầy đủ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ :




- Đảm nhận công việc, nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề .
- Tích cực tìm kiếm các cơ hội để cải tiến nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm truyền
đạt chúng trong đội và nhóm công tác.
- Đổi mới để sáng tạo và nâng cao hơn nữa các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Giới thiệu về doanh nghiệp tốt hơn cho khách hàng và cộng đồng .
- Nhiệt tình trong công việc và cảm thấy tự hào là thành viên của doanh nghiệp.

Yêu cầu 4 : Phương pháp quá trình .

Nền tảng để xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tính hệ thống và phương pháp
quá trình, kết quả mong muốn và đạt đựoc một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các
hoạt động có liên quan được quản lí như một qúa trình . Quá trình là một dãy các sự kiện
nhờ đó biến đổi đầu vào thành đầu ra. Lẽ dĩ nhiên để quá trình có ý nghĩa, giá trị của đầu
ra phải hơn đầu vào, có nghĩa là quá trình làm gia tăng giá trị .





Giá trị đầu vào < Giá trị đầu ra

Trong doanh nghiệp đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước đó và
toàn bộ các quá trình trong một doanh nghiệp lập thành một mạng lưới các quá trình.
Quản lý các hoạt động của một doanh nghiệp thực chất là quản lý các quá trình và các
mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt mạng lưới quá trình này, cùng với sự đảm bảo đầu
vào nhận được từ người cung cấp bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để cung cấp
cho khách hàng bên ngoài.

Yêu cầu5: Tính hệ thống .
Cách tiếp cận hệ thống là cách xem xét và giải quyết một vấn đề ,một sự vật, hoặc

một sự việc như một tập hợp các yếu tố có liên hệ với nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau và

Quá
trình
Đầu
vào

Đ
ầu ra




có sự tương tác thường xuyên giữa môi trường bên trong với bên ngoài. Thực chất hệ
thống là một tập hợp các phần tử cấu thành có liên hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau tạo nên
một tổng thể hoàn chỉnh.

Như vậy chúng ta thấy ngay là chất lượng sản phẩm cũng là hệ thống gồm một tập
hợp những đặc tính tạo cho sản phẩm khả năng có thể thoả mãn được nhu cầu của người
tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Chính vì vậy ta không thể giải quyết bài toán chất lượng
theo từng yếu tố tác động đến chất lượng mọt cách riêng lẻ mà phả xem xét toàn bộ các
yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hoà giữ các
yếu tố này.

Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động phối hợp toàn bộ nguồn lực
để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Việc xác định, hiểu biết và quản lý một
hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả
cho doanh nghiệp.

Yêu cầu 6: Cải tiến liên tục .


Quản lý chất lượng phải được coi là một việc làm thường xuyên, liên tục trong các
hoạt động của doanh nghiệp ở tất cả các bộ phận.
Trong cơ chế thị trường để duy trì vị trí tương đối của mình trong các cuộc cạnh tranh,
các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc cải tiến chất lượng ít nhất lả bằng các doanh
nghiệp cạnh tranh, muốn vượt lên trước, doanh nghiệp phải có tốc độ cải tiến nhanh hơn .
Chính vì vậy cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh
nghiệp. Sự cải tiến có thể từng bước nhỏ hoằc nhảy vọt. Điều này buộc các doanh nghiệp
phải hiểu, đánh giá được chính mình .

Yêu cầu 7 . Quyết định dựa trên sự kiện .
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có
hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Công việc quản
lý chất lượng phải đo được, các kết quả phải trình bày một cách trực quan, dễ hiểu .



Không được phép chỉ dựa trên những ý tưởng , những nhận xét về mặt định tính đối với
các nguyên nhân qây ra sự sai lệch .Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của
doanh nghiệp , các quá trình quan trọng , các yếu tố đầu vào và kết quả của các quá trình
đó .

Phát triển kĩ thuật đo lường và sử dụng phương pháp thống kê để thu thập , phân
tích và trực quan hoá các kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở tất cả các khâu là những
bước căn bản đầu tiên trong các cố gắng nhằm kiểm soát và hoàn thiện quản lý chất
lượng sản phẩm .

Yêu cầu 8 : Phát triển quan hệ hợp tác

Các doanh nghiệp cần tạo dựng cho mình mối quan hệ hợp tác nội bộ và với bên

ngoài doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung .

Các mối quan hệ nội bộ có thể bao gồm các quan hệ thúc đẩy sự hợp tác giữa lãnh
đạo và người lao động , tạo lập các mối quan hệ , mạng lưới giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp để tăng cường sự linh hoạt , khả năng đáp ứng nhanh .

Các mối quan hệ với bên ngoài là những mối quan hệ với bạn hàng , người cung
cấp , đối thủ cạnh tranh , các tổ chức đào tạo . . . Những mối quan hệ với bên ngoài ngày
càng quan trọng . Nó là những mối quan hệ chiến lược . Chúng có thể giúp một doanh
nghiệp thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mới .

Các bên quan hệ cần chú ý đến những yêu cầu quan trọng , đảm bảo sự thành
công của quan hệ hợp tác , các cách thức giao lưu thường xuyên , các phương pháp đánh
giá sự tiến bộ , thích ứng với điều kiện thay đổi .

Các nguyên tắc trên được áp dụng triệt để khi xây dựng các hình thức quản lý
chất lượng như ISO 9000 , TQM . Với bất kì một doanh nghiệp nào cũng không thể
thiếu trong tương lai .




2.3 Một số phương pháp quản lý chất luợng

2.3.1 Kiểm tra chất lượng
Phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui định
là kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại bỏ bất cứ bộ phận nào
không đảm bảo tiêu chuẩn hay qui cách kỹ thuật. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất mở đầu vào những năm cuối thế kỷ 18 các chức năng kiểm tra và sản xuất
được tách riêng , càc nhân viên kiểm tra được chỉ định và đào tạo, với mục tiêu là nhằm

bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất xưởng phù hợp với qui định. Như vậy kiểm tra chất
lượng sản phẩm là hình thức quản lý chất lượng sớm nhất.
Từ thế kỷ 19, cơ khí hoá đã được thực hiện từng bước, tiếp theo là các công trình
của Taylor, Gilbreth và các nhà khoa học quản lý đã nghiên cứu hàng loạt vấn đề khoa
học lao động .Tiếp đó hệ thống Ford được phát triển khoảng năm 1913 đã có những cải
tiến không chỉ ở thao tác mà cả ở trong quá trình sản xuất .Hệ thống sản xuất theo dây
truyền lấp ráp của hảng Ford đã di chuyển sàn dọc xe theo các vị trí đặt các bộ phận thay
cho việc di chuyển các kho chứa bộ phận đến sàn xe.
Sau khi hệ thống Taylor và hệ thống Ford được áp dụng và việc sản xuất hàng loạt
lớn đã trở lên phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng và sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất về chất lương ngày càng mãnh liệt. Các
nhà công nghiệp dàn dần nhận ra rằng kiểm tra 100% không phải là đảm bảo chất lượng
tốt nhất.Theo dịnh nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo ,xem xét , thử nghiệm
định cỡ một hay nhiều đặc tính của đói tượng và so sánh kết quả với yêu càu nhằm xác
định sự phù hợp của mỗi đặc tính .như vậy kiểm tra chỉ lả một sự phân loại sản phẩm đã
được chế tạo, một cách xử lý”chuyện đã rồi “. Ta thâý ngay chất lượng không được tạo
nên qua kiểm tra. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định một
cách hiệu quả bằng cách kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm , cần phải thoả mãn những
điều kiện sau:
- Công việc kiểm tra phải được tiến hành một cách đáng tin cậy và không có sai sót.
- Chi phí cho sự kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản xuất ra sản phẩm khuyết tật và
những thiệt hại do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.



- Quá trình kiểm tra không đuợc ảnh hưởng đến chất lượng .
Những điều kiện trên không dễ thực hiện ngay cả với công nghiệp hiện đại. Ngoài ra sản
phẩm phù hợp với quy định cũng chưa chắc đã thoả mẵn nhu cầu thị trường, nếu như các
quy định không phản ánh đúng nhu cầu. Vì những lý do đó, vào những năm 1920 người
ta đã bắt đầu chú trọng đến việc đảm bảo ổn định chất lượng trong những quá trình trước

đó, hơn là đến khâu cuối cùng mới tiến hành kiểm tra.Theo quan điểm này, việc khắc
phục những điểm sai sót ngay trong quá trình chế tạo đã được sử dụng một cách rộng rãi
dẫn đến sư hình thành khái niệm kiểm soát chất lượng xuất hiện.

2.3.2 Kiểm soát chất lượng
Walter A.Shewhart , một kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm Bell Telephone tại
Princeton New Jersay, là người đàu tiên đề xuất việc sử dụng các biểu đồ kiểm soát vào
việc quản lý các quá trình sản xuất công nghiệp và được coi là mốc ra đời của hệ thống
kiểm soát chất lượng .
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kĩ thuật mang tính tác nghiệp được sử
dụng để đáp ứng yiêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng ,công ty phải được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm
khuyết tật.Nói chung kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau:
-Con người
-Kiểm soát phương pháp và quá trình
-Kiểm soát đầu vào
-Kiểm soát thiết bị
-Môi trường
Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, ta có thể theo dõi phát hiện và phân tích
nhằm loại bỏ các nguyên nhân qây sai lỗi và cải tiến chất lượng.Quá trình kiểm soát ,điều
chỉnh đó được thực hiện theo mô hình quản lý của W.edwards Deming




P: lập kế
ho
ạch


D: Thực
hi
ện

A: Hành
động khắc
ph
ục












 P : Plan – Lập kế hoạch : Viết những gì cần phải làm (thiết lập mục tiêu , chuẩn hoá
thủ tục công việc và đào tạo nhân viên cần thay đổi khâu nào , cần quan sát gì không
? …)
 D : DO – Thực hiện : Làm những gì đã viết và viết tất cả những gì đã làm được ( các
công việc đã được kế hoạch hoá , các chiến lược cụ thể , quy trình , quy phạm … )
 C : CHECK – Kiểm tra :So sánh , đánh giá những công việc đã làm đang làm với
những gì đã viết ( kiểm soát , tự kiểm soát mức độ phù hợp của công việc so với các
mục tiêu , kế hoạch đã đề ra …Sau đó tiến hành phân tích để hiệu chỉnh …)
 A : ACTION – Hành động khắc phục : Khắc phục những sai lệch trên cơ sở các biện
pháp phòng ngừa ( qua phân tích , phát hiện và loai bỏ nguyên nhân gốc rễ của các

sai lệch và có kế hoạch cải tiến để phòng tái diễn).
Chu trình PDCA có thể và cần thiết phải áp dụng cho tất cả các hoạt động và các khu
vực liên quan đến quá trình hình thành chất lượng .
Kiểm soát chất lượng ra đời tại Mỹ , Nhật bản đã vận dụng một cách có hiệu quả
phương pháp này .

2. 3.3 Đảm bảo chất lượng
Hỗn hết khách hàng đến với người cung cấp để xây dựng các hợp đồng mua bán
dựa trên 2 yếu tố : Giá cả (gồm giá mua , chi phí sử dụng , giá bán lại sau khi sử dụng…)
và sự tin nhiệm đối với người cung cấp
Làm thế nào để có được sự tín nhiệm của khách hàng về mặt chất lương , thậm chí
khi khách hàng chưa nhận được sản phẩm ? Trong một thời kì dài trong nửa đầu thế kỉ ,
người mua hàng sau khi kí kết hợp đồng xong chỉ còn cách phó mặc cho nhà sản xuất tự



lo liệu cho đến khi nhận hàng . Họ không hề biết những qì xảy ra tại người cung cấp .
Điều đó diễn ra cho đến đại chiến thế giới thứ 2 , khi đòi hỏi độ tin cậy cao trong cung
cấp vũ khí và sau này đối với một số sản phẩm khác có độ nguy hỉêm cao , thì vấn đề này
mới thực sự được quan tâm . Khách hàng cũng có một số giải pháp như cử giám định
viên đến cơ sở sản xuất để kiểm tra một số khâu quan trọng trong quá trình sản xuất .
Nhưng điều đó vẫn không đủ vì còn rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm . Khái niệm đảm bảo chất lượng ra đời .
“ Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống và được khẳng
định nếu cần để đem lại long tin thoả đáng rằng sản phẩm thoả mãn các yêu càu đã định
đối với chất lượng.”
Để đảm bảo chất lượng theo định nghĩa trên , người cung cấp phải xây dựng một hệ
thống đảm bảo chát lượng có hiệu lực và hiệu quả, đồng thời làm thế nào để chứng tỏ
cho khách hàng biết điều đó.Đớ là nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng.
Quan điểm đảm bảo chất lượng được áp dụng đầu tiên trong nghành công nghiệp

đòi hỏi độ tin cậy cao , sau đó phát triển rộng sang các ngành sản xuất bình thường và
ngày nay bao qồm cả các lĩnh vực cung cấp dịch vụ như tài chính , ngân hàng …

2. 3 . 4 . Kiểm soát chất lượng toàn diện
Trong thập kỉ áp dụng đầu tiên vào cuối những năm 1940 tại Nhật bản , các kĩ
thuật kiểm soát chất lượng thống kê ( SQC) chỉ được áp dụng rất hạn chế trong một số
khu vực sản xuất kiểm nghiệm . Để đạt được mục tỉêu chính của quản trị chất lượng là
thoả mãn người tiêu dùng , thì đó chưa phải là điều kiện đủ , nó đòi hỏi không chỉ áp
dụng các phương pháp này vào trước quá trình sản xuất và kiểm tra như khảo sát thị
trường , nghiên cứu , lập kế hoạch phát triển , thiết kế và mua hàng …mà còn phải áp
dụng vào các quá trình xảy ra sau đó như đóng gói , lưu kho , vận chuyển , phân phối ,
bán hàng và dịch vụ sau bán hàng . Khái niệm kiểm soát chất lượng toàn diện ra đời .
Thuật ngữ kiểm soát chất lưlợng toàn diện do AMAND.V. FEIGENBAWN đưa ra
trong làn xuất bản đầu tiên cuốn sách TOTAL QUALITY CONTROL(TQC) năm 1951
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ
lực phát triển duy trì và cải tiến chất lượng của cá nhóm khác nhau vào trong một tổ chức



sao cho các hoạt động Marketing ,kĩ thuật , sản xuất và dịch vụ có thẻ tiến hành một cách
kinh tế nhất cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động mọi nỗ lực của mọi đơn vị trong doanh
nghiệp vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp
tiết kiệm tối đa trong sản xuất dịch vụ đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Khái niệm TQC du nhập vào Nhật bản năm 1958 tuy nhiên TQC được triển khai ở
Nhật khác định nghĩa trên . Sự khác nhau chủ yéu ở Nhật bản là có sự tham gia của mọi
thành viên trong công ty . Bởi vậy ở Nhật có tên gọi khác là kiểm soát chất lượng toàn
công ty – CWQC .

2.3.5.Quản lý chấtlượng toàn diện

Trong những năm qần đây ,sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới ,góp phần nâng
cao hoạt động quản lý chất lượng , như hệ thống “ vừa đúng lúc “ đã là cơ sở cho lý
thuyết quản lí chất lượng toàn diện (TQM).Quản lí chất lượng toàn diện được ra đời từ
các nước phương tây với tên tuổi của DEMING, JURAN, CROBY. Cũng có thể nói quản
lý chất lương toàn diện là một sự cải biến đẩy mạnh hơn hoạt động CWQC của Nhật tại
các nước phương tây, chủ yếu là Mỹ .
TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức,định hướng vào chất lượng,dựa
trên sự tham gia của mọi thành viên và đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa
mãn của khách hàng và lợi ích cửa mọi thành viên trong công ty đó và của xã hội.
Mục tiêu của TQM là sự cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức
tổt nhất cho phép.
Đặc điểm của TQM so với các phương pháp quản lí chất lượng trước đây là nó cung
cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lí và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan
đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được
mục tiêu chất lượng đã đề ra .
TQM được áp dụng để cải tiến mọi hoạt động trong mọi cấp của doanh nghiệp theo
một cách nhất thể . doanh nghiệp áp dụng TQM có thể bao quát được mọi giai đoạn tư
duy chất lượng khác nhau và luôn luôn cải tiến khả năng để đấp ưng nhu cầu của khách
hàng .



Sự nhất thể hoá mọi hoạt động trong TQM đã giúp cho công ty tiến hành các hoạt
động phát triển , sản xuất , tác nghiệp và hỗ trợ để duy trì được chất lượng sản phẩm với
tién độ ngắn nhất , chi phí thấp nhất . Điều này không giống với cách triển khai tuần tự ,
nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể .
Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại các công
ty có thể tóm tắt như sau :
- Chất lưlợng định hướng bởi khách hàng
- Vai trò lãnh đạo trong công ty

- Cải tiến chất lượng liên tục
- Tính nhất thể, hệ thống
- Sự tham gia của mọi cấp mọi bộ phận ,nhân viên
- Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kĩ thuật thống kê, vừa đúng lúc…
Nhiều tác giả cho rằng về thực chất TQC,CWQC,TQM chỉ là những tên gọi khác
nhau của một hình thái quản lí chất lượng, chỉ mang những sắc thái khác nhau tuỳ
theo đặc điểm của từng quốc gia , cách thức triển khai. Tuy nhiên trong những năm
qần đây xu thế chung của các nhà quản lí chất lượng trên toàn thế giới sử dụng thuật
ngữ TQM.

3. ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường , nhiều thành phần việc đảm bảo và nâng cao chất lượn
sản phẩm hàng hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế đất nước. Trên phạm vi
toàn xã hội mà xét , việc đẩm baỏ chất lượng của sản phẩm (theo nhu cầu thi trường theo
tiêu chuẩn quy định) là đảm bảo sử dụng một cách tiết kiệm nhất , hợp lí nhất những tài
nguyên sức lao động , các công cụ lao động… để thoả mãn một cách tối đa những nhu
cầu của xã hội trong từng thời kì nhất định .
Trong nền kinh tế thị trương , nhiều thành phần , việc đảm bảo và nâng cao chất
lượng sản phẩm hàng hoá co ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế đất nươc trên
phạm vi toàn xã hội mà xét việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm (theo nhu cầu thị
trường, theo tiêu chuẩn qui định ) là đảm bảo sử dụng một cách tiết kiệm nhất,hợp lý nhất



những tài nguyên ,sức lao động , các công cụ lao động …để thoả mãn một cách tối đa
những nhu cầu của xã hội , trong từng thời kỳ nhất định .
Thực tiễn kinh doanh cho thấy ; Để đảm bảo năng xuất cao , giá thành hạ và tăng lợi
nhuận các nhà sản xuất không còn con đườmg nào khác là dành mọi ưu tiên cho mục tiêu

hàng đầu là chất lượng. Nâng cao chất lượng sản phẳm là con đường kinh tế nhắt . Đồng
thời cũng chính là một trong những chiến lược quan trọng, đảm bảo sự phát triển chắc
chắn nhất của doanh nghiệp.
Chất lượng đã và đang trở thành quốc sách của chúng ta trên con đường phát triển
và hội nhập vào kinh tế thế giới. Chất lượng là yếu tố quan trọng song để có thể làm chủ
được nólại là một vấn đề không đơn giản ,đòi hỏi một cách nhìn nhận , một sự quan tâm
mới, không phải chỉ của những người “làm chất lượng “,của các cơ quan quản lý,các
công ty mà còn là vấn đề liên quan đến tất cả mọi ngưởitong xã hội.
Việt nam đã trở thành viên chính thức của Asean rồi Việt nam phải chấp nhận luật
chơi của kinh tế thị trường AFTA và CEPT, tương lai sẽ trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Từng bước đến năm 2003 chỉ được đánh thúê 0% đến 5%
đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN . Mở cửa thị trường ASEAN chúng
ta có thêm sức mua của 400 triệu dân. Chúng ta có nhiều điều kiện để trao đổi, hợp tác
kinh tế, văn hoá, công nghệ …Chúng ta phải cạnh tranh rất gay gắt với những đối thủ
mạnh hơn về tài chính, có trình độ sản xuất hàng hoá cao hơn và nhiều kinh nghiệm trên
thương trường hơn . Điều này càng cho thấy ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Mặt khác việc nâng cao chất lượng sản phẩm chính là việc nâng cao nội lực của ta .
Một tư liệu sản xuất có chất lượng tốt sễ tạo điều kiện cho người sử dụng tăng năng suất
lao động , giảm tiêu hao nguyên vật liệu , động lực ,giảm chi phí sản xuất , tăng tích luỹ
vốn để tái sản xuất mở rộng.
Hàng tiêu dùng có chất lượng cao tạo điều kiện tiết kiệm được khối lượng hàng háo
cần thiết cho xã hội , nhờ vậy mà tiết kiệm được nguyên vật liệu sức lao động , tiền
vốn… để mở rộng sản xuất , đồng thời tiết kiệm được quỹ tiêu dùng cho xã hội , góp
phần cải thiện đời sống nhân dân.
Hàng hoá có chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện mở rộng khả năng xuất khẩu không
ngừng cải tiến mặt hàng , nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá là tiền đề quan trọng




để hàng hoá một nước có khả năng xâm nhập , tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế
nước nhà, giảm tiêu hao nguyên vật liệu , động lực ,giảm chi phí sản xuất , tăng tích luỹ
vốn để tái sản xuất mở rộng.
Hàng tiêu dùng có chất lượng cao tạo điều kiện tiết kiệm được khối lượng hàng háo
cần thiết cho xã hội , nhờ vậy mà tiết kiệm được nguyên vật liệu sức lao động , tiềnvốn…
để mở rộng sản xuất , đồng thời tiết kiệm được quỹ tiêu dùng cho xã hội , góp phần cải
thiện đời sống nhân dân.
Hàng hoá có chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện mở rộng khả năng xuất khẩu , không
ngừng cải tiến mặt hàng , nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá là tiền đề quan trọng
để hàng hoá một nước có khả năng xâm nhập , tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế
nước nhà.
Về phương diện sản xuất kinh doanh của sản phẩm hàng hoá không đạt tiêu chuẩn
chất lượng phải xuống cấp phải bán với giá thứ phẩm ,hoặc phải sửa chữa bồi thương
khách hàng , phải huỷ bỏ hợp đồng thì kế hoạch số lượng cũng không hoàn thành đúng
thời hạn chi phí sản xuất và giá thành tăng , gây nhiều tổn thất cho xí nghiệp , gây mất
lòng tin với khách hàng , ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá là con đường
quan trọng nhất để phát triển nâng cao năng lực sản xuất của xã hội đẩy mạnh công cuộc
xây dựng phát triển kinh tế nâng cao thu nhập quốc dân , bảo vệ tổ quốc là biện pháp để
đảm bảo sự sống còn phát triển của các doanh nghiệp . quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy
để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới
nhưng đồng thời cũng là sức ép có thể đè bẹp các doanh nghiệp . Trong quản trị kinh
doanh , nếu không lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu , nếu chạy theo lợi nhuận trước
mắt , rõ ràng doanh nghiệp sễ bị đẩy ra ngoài vòng quay của thị trường thế giới , đi đến
thua lỗ , phá sản.
Do nhu cầu xã hội ngày càng tăng cả về mặt lượng và mặt chất dẫn đến sự thay
đổi lớn về phân công lao động xã hội . với chính sách mở cửa , tự do thương mại , các
nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm và dịch vụ của họ đòi
hỏi phải có tính cạnh tranh cao , doanh nghiệp phải cố cạnh tranh về nhiều mặt.




Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp , thường đánh giá khả năng
đáp ứng 3 tiêu chí hàng đầu : Chất lượng – Giá cả - Giao hàng mà thực chất nó đã nằm
trong chất lượng tổng hợp.
Một ý nghĩa nữa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm là đòi hỏi của toàn xã hội .
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao những đòi hỏi của họ về các sản phẩm
tiêu dùng ngày càng đa dạng phong phú và khắt khe hơn. Để tạo lòng tin với người tiêu
dùng , đảm bảo vị trí cạnh tranh , các nhà sản xuất kinh doanh phải có những biện pháp
quản lí chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình một cách hữu hiệu nhất phù hợp
với sự phát triển của loài người
Tiết kiệm cũng là ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm . Tăng phí và tiết
kiệm là hai cực đối nghịch nhau . Bởi vậy trước tiên muốn chống lãng phí phải giáo dục
tinh thần tiết kiệm . Tiết kiệm trong kinh tế là tìm giải pháp kinh doanh tối ưu , cho phép
tiết kiệm tối đa trên giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng , đủ sức cạnh tranh chất lượng
– giá cả với sản phẩm của các hãng khác trong và ngoài nước .
Nguyên nhân của những tổn thất là do sự không phù hợp của sản phẩm trong mọi
khâu . Vấn đề quản lí chất lượng từ khâu thiết kế – sản xuất – tiêu dùng phải có những
biện pháp sao cho có hiệu quả cao trong các hoạt động sản xuất kinh doanh . Chính vì
vậy mà phải lầm đúng làm tốt ngay từ đầu là con đường ngắn nhất , tiết kiệm nhất và
cũng chính là mục tiêu của quản lí chất lượng sản phẩm – quản lí chất lượng hoạt đọng
của mọi tổ chức .
Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp góp phần bảo vệ môi trường . Trong
bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng có những mối liên quan giữa qui mô , qui
trình sản xuất và vấn đề an toàn môi trường . Cầu nối giữa chất lượng sản phẩm và bảo vệ
môi trường là một yêu cầu đặt ra đối với toàn bộ hệ thống , từ khâu lập kế hoạch, tổ chức
kiểm tra chất lượng cho tới qui trình khai thác và thải bỏ sản phẩm . Quản lí chất lượng
sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở sự cân bằng giưã kinh tế và đảm bảo cho môi
trường an toàn của con ngưòi một cách bền vững.



Chương II. Quản lý chất lượng tại công ty công nghệ tin học nhà trường




1.Vài nét về công ty công nghệ tin học nhà trường.

Công ty công nghệ tin học nhà trường: Sự hình thành công ty công nghệ tin học
nhà trường được thành lập tháng 12.1998,thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn.Số đăng ký kinh doanh số 070350 do uỷ ban nhân dân quận Hoàn kiếm thành phố Hà
nội cấp có tên tiếng Anh là:School@net Technology Company
Trụ sở chính công ty
Tầng 5,B12,đuờng Nguyên Hồng-Nam thành công-Quận đóng đa Hà nội.
Điện thoại:047760833.Fax:047760834
Internet email:School
Internet website:http//WW.vn School.net.
Mục đích kinh doanh và pháp triển duy nhất của công ty là xây dựng các giải
pháp mang và các phần mềm ứng dụng tin học cho nhà trường và học sinh phổ thông.
Toàn bộ các sản phẩm của công ty đều dựa trên giải pháp mạng tin học nhà trường
có tên Schoolanet Lan.
Giải pháp mạng School Lan là hướng phát triển chính và xuyên suốt cả công ty ,
với sự tin tưởng về khả năng áp dụng to lớn cuả tin học trong các lĩnh vực khác nhau
của giáo dục và đào tạo đặc biệt là trong nhà trường phổ thông . Giải pháp mạng Shool@
net Lan,Sẽ là mảnh đất tốt cho những phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng tin học nhà
trường , là môi trường thông tin lớn nhất liên kết giữa thầy và trò , liên kết giữa nhà
trường và gia đình . Trong bối cảnh đổi mới của đất nước và xã hội , cùng với chủ
trương xã hội hoá giáo dục và phát huy tiềm năng , nội lực của đảng và nhà nước . Công
ty công nghệ tin học nhà trường ra đời với mong muốn đóng góp một phần công sức bé
nhỏ của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước .


2. Cơ cấu tổ chức trong công ty





giám đ
ốc

PHó giám
đốc











Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định sự thành bại của doanh
nghiệp .
Ông ta bỏ tiền ra thành lập công ty để thu lại lợi nhuận và quảng bá danh tiếng
của mình
Giám đốc có quyền quyết định , chỉ đạo mọi việc điều hành sản xuất kinh doanh
theo đúng pháp luật như thu nhận sa thải ,bố trí lao động trong doanh nghiệp chủ tài
chính của doanh nghiệp ,tham gia đối ngoại … Ngoài ra trong công ty giám đốc còn là

người trực tiếp tham gia thiết kế sản xuất phần mềm tin học , cũng là người đào tạo ,
giảng dạy những chương trình khó ,nâng cao như điều hành mạng ,thiết kế trong
Webpage…
-Trung tâm đào tạo tin học ở đây các khoá học liên tục được mở rộng trong và ngoài
giờ hành chính , mục đích của trung tâm naỳ là thu lợi nhuận về cho công ty
-Phòng kinh doanh đảm nhận các khâu nghiên cứu thị trường ,mua vật tư , thiết kế,
quảng cáo tờ rơi , catolo chào hàng , tiếp thị , điều hành mạng lưới phân phối sản
phẩm,các đại lý …
-Phòng tài chính kế toán gồm các khâu tài chính , hoạch toán kế toán , thống kê, kiểm
kê tài sản , quản lý những tài liệu kế toán , quản lý thu chi theo lệnh của giám đốc ….
-Phòng kỹ thuật hiện tại đây là bộ phận quan trọng nhất của công ty .ở đây vừa thiết kế
sản xuất sản phẩm phần mềm , vừa lưu trữ , sao chép chúng sang đĩa giao cho khách
hàng .
-Phó giám đốc kĩ thuật là người giúp giám đốc về sắp xếp , quản lý nhân sự trong
phòng sản xuất , cũng là người tham gia sản xuất .



Thực gia cách xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức như trên chỉ mang tính chất tương
đối. Toàn bộ số nhân lực thường trực trong công ty là 15 người, 1 người làm kế toán, 2
người ở bộ phận đào tạo còn lại ở bộ phận thiết kế sản phẩm. Tất cả lao động trong
công ty đều có trình độ đại học . Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ cộng tác viên
gần 20 người bao gồm sinh viên khoa tin của đại học Bách khoa ,Đại học Tổng họp ,
và các thầy cô giáo dạy tin , các thầy giáo ở các trường phổ thông cùng tham gia thiết
kế,xây dựng các phần mềm phục vụ cho hoc tập .


3. Sản phẩm của công ty
a>Dịch vụ đào tạo.
Công ty mở các lớp đào tạo tin học ứng dụng tại công ty.Các lớp học này tuỳ theo

yêu cầu cụ thể của người học. Công ty có hình thức tương ứng . Người học có thể tham
gia các khoá học do công ty thiết kế, sắp xếp trương trình học sẵn hoặc có thể yêu cầu
côngty dạy theo trương trình tự người học đưa ra. Các khoá học mà công ty sắp xếp
trương trình bao gồm :
_ Làm việc thành thạo với môi trường Dos, Microsoft Win dows, NC.
_ Soạn thảo, trình bày nhanh một tài liệu lớn như luận văn tốt nghiệp , đồ án môn học ,
báo cáo tổng kết, viết sách hay một đề tài khoa học bằng Microsoft Word 97 .
_ Xây dựng trang minh hoạ hoàn hảo mà người học phải trình bày trước hội nghị ,
khách hàng , hội thảo , cuộc họp … Thông qua chương trình Microsoft ponerpoint 97 .
_ Khai thác các thông tin trực tiếp từ mạng internet với account của công ty Shoolsnet
thông qua chương trình học “ Bắt đầu với Internet “ .
_ Làm việc với khối lượng cơ sở dữ liệu mà người học phải quản lý cho dự án , cho
công trình thông qua chương trình Microsoft Acces 97 , Visual Foxpro .
_ Lập trình bằng ngôn ngữ Pascal.
_ Các hệ điều hành mạng và thiết bị trang Webpage .
b> Các sản phẩm đĩa CD đã phát hành .
CD1 tủ sách tin học nhà trường . Phổ thông tiểu hoạ là bộ sach điện tử tin học nhà
trường cho khối tiểu học . Chương trình mô phỏng cho học sinh tiểu học từng bước làm
quen với máy tính từ hướng dẫn tập vẽ , tập tô màu tập soạn thảo …



CD2 tủ sách điện tử tin học nhà trường cho trung học cơ sở : bao gồm đầy đủ chương
trình tin học văn bản , tin học văn phòng . Đặc biệt là có hơn 650 bài lập trình Pascal từ
rễ đến khó với toàn bộ lời giải chi tiết .
CD3 CD tin học nhà trường : là CDtổng hợp , lưu trữ toàn bộ tủ sách tin học nhà trường
cho học sinh từ lớp 19 với chương trình học từ cơ bản đến nâng cao . Bộ sưu tập hàng
nghìn bài tập lập trình Pascal , ôn luyện học sinh giỏi và bài giải chi tiết . Tư liệu khổng
lồ các chò chơi , tiện ích , ảnh , phim , sư dụng cho việc và giảng dạy .
CD4 : Kỉ lục thế giới với một bố cục hợp lý , hình ảnh đẹp , âm thanh rõ nét , CD

nàySẽ đưa người sử dụng đến thế giới của những miền đất lạ bao gồm 500 kỉ lục thế giới
100 đoạn phim và 400 bức ảnh minh hoạ .
CD5 School PC : là bộ sưu tập bách khoa toàn thư về giải pháp mạng tin học nhà
trường trên một PC , đầy ắp thông tin về học tập , ôn luyện , giải trì và tiện ích dùng cho
nhà trường .
CD6 Em vẽ và tô màu : là bộ chương trình mô phỏng vẽ và tô màu trên máy tính
dành cho học sinh khối mẫu giáo và tiểu học . Chương trình giúp các học sinh khối tiểu
phát huy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú qua nhuững gam màu dễ
thương và những nét vẽ ngộ nghĩnh trên máy tính bao gồm hơn 600 bức tranh mẫu và
hàng trăm bức tranh động vật , thiên nhiên phong phú , đa dạng .
CD7 Tuyển tập bài hát Việt Nam với tuyển tập hơn 800 bài hát Việt Nam theo suốt
chiều dài lịch sử của đất nước , người sử dụng có thể chọn bài hát theo tên ca sĩ , tác giả ,
bài hát người sử dụng mà mình mến mộ .
CD8 Truyện cổ Grim với hơn 70 câu truyện hấp dẫn đưa người sử
vào thế giới thần thoại . Người sử dụng có thể nghe đọc , xem tranh theo từng truyện trên
nền nhạc du dương , sẽ cho người sử dụng những giây phút thoải mái sau giờ học căng
thẳng .
CD9 bộ đề kiểm tra trí tuệ IQ Test : Tuyển tập gần 1000 bộ đề kiểm tra trí tuệ trí , trí
thông minh , khả năng phát triển tư duy và những kiến thức tự nhiên , xã hội được dùng
như một công cụ kiểm tra hữu hiệu của chính bản thân và thích hợp cho việc thi tuyển và
lựa chọn cán bộ .
CD10 Vòng quanh thế giới . Trương trình cho phép xem tất cả các nước , các châu lục ,
tham quan và ngắm cảnh đẹp của mỗi nước , mỗi quốc gia , có cơ hội hiểu biết hơn.



CD11 Di sản văn hoá thế giới :Cho phép việc thực hiện tìm kiếm thông tin và khám phá
bỏ qua bộ sưu tập 630 di sản văn hoá và tự nhiên của tất cả các quốc gia trên thế giới đã
được UNESCO công nhận và kêu gọi bảo vệ quy mô toàn cầu .
CD12 Thiên nhiên xung quanh em : Bộ tuyển chọn kho kiến thức dữ liệu khổng lồ về

thiên nhiên bao gồm sự sống trên trái đất , phong cảnh - địa danh và các hệ sinh thái .
c>Phần mềm hỗ trợ thời khoá biểu :
Với mục đích hỗ trợ các phòng giá dục , sở giáo dục , các trường học và PTTH sắp xếp
thời khoá biểu - TKB3.0 phù hợp với yêu cầu chuyên môn đề ra của ngành giáo dục và
điều kiện cụ thể của từng trường . Đây là phiên bản nâng cấp của phần mềm TKB2.0 viết
cách đây hơn 10 năm trên nền DOS . Phiên bản mới TKB3.0 được viết lại trên nền
WinDows 95/98 /NT với các chức năng cơ bản sau :
- Cho phép xếp TKB cho nhà trường phổ thông từ cơ sở đến trung học với dữ liệu lên
đến 300lớp học, 500 giáo viên với 2 ca học sáng, chiều.
-Đáp ứng đươc hầu hết các nhu cầu ,điều kiện rằng buộc của các giáo viên và môn học
,các điều kiện tăng đáng kể so với phiên bản TKB 2.1 .
-Chương trình cho phép hiệu chỉnh dữ liệu TKB với hơn 20 công cụ mạnh trên nền của 3
cách xen trực tiếp từng cặp lớp giáo viên,toàn bộ giáo viên , toàn bộ các lớp .
-Có thể in TKB theo bốn dạng :TKB từng lớp,TKB từng giáo viên ,TKB toàn trường theo
lớp ,TKB toàn trường theo giáo viên .
-Có khả năng chuyển đổi dữ liệu dưới dạng HTML để đưa lên mạng máy tính phục vụ
việc quản lý TKB thông qua giải pháp mạng tin học nhà trường School@net,
do đó có thể truy cập trực tiếp hay quản lý từ xa phần mền TKB 3.0 được phát hình trên
CD rom hoặc ba đĩa mềm .Việc đăng ký bản quyền thông qua hệ thông đăng ký chặt chẽ .
Mỗi licence chỉ cho phép chạy trên một máy pc . Đây là một sản phẩm đặc thù , người sử
dụng có thể áp dụng cho công viêc hàng ngày .Công ty School@net sẽ hỗ trợ tối đa cho
các công ty phân phốivà đại lý sản phẩm bằng cách tổ chức các đợt huấn luyện và sử
dụng thành thạo nghiệp vụ lập TKB và sử dụng thành thạo việc này .
Hiện tại phần mền sắp xếp thời khoá biểu được coi là có “chất lượng “ nhất trong
các sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu đã nêu và cả những nhu cầu chưa nêu
bởi vì:

×