Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.01 KB, 55 trang )














LUẬN VĂN:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm ở Công ty Chế tạo máy
điện Việt Nam - Hungary










LờI NóI Đầu

Từ trước đến nay vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là điểm yếu kéo dài nhiều năm


ở nước ta. Mặc dù trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vấn đề chất
lượng đã từng được đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng. Nhưng kết quả chưa
mang lại là bao do cơ chế tập trung sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch, sản
phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường nên không có sự so sánh, cạnh tranh
về sản phẩm dẫn đến chất lượng sản phẩm dần bị mất đi ý nghĩa và không còn là một yếu
tố quan trọng nữa mà vấn đề quan trọng lúc bấy giờ là chỉ tiêu số lượng.
Trong hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, vấn đề chất lượng
sản phẩm dần dần trở về đúng nghĩa của nó. Người tiêu dùng đã có ý thức về việc chọn
lựa cho mình những sản phẩm có chất lượng, hàng hoá dịch vụ tốt nhất. Các nhà doanh
nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và bắt đầu tìm tòi nghiên
cứu những cơ chế mới về chất lượng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chất
lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại
trong cạnh tranh quyết định sự tồn tại, hưng vong của từng doanh nghiệp nói riêng cũng
như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung. Đảm bảo không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra vị chí vững chắc trên thị trường góp phần vào việc
nâng cao chất lượng đời sống của toàn xã hội.

Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam -Hungary là một trong những Công ty dẫn đầu
trong ngành Máy điện Việt Nam. Công ty có đội ngũ cán bộ lành nghề, với trang thiết bị
máy móc hiện đại do Hungary trang bị thiết bị toàn bộ cùng với sự quản lý chặt chẽ và
hợp lý. Do vậy sản phẩm của công ty đã có một vị thế đáng kể và có mặt ở hầu hết các thị
trường trong nước. Không những thế hiện nay vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm của
Công ty đã được nhận thức đúng đắn và Ban lãnh đạo của Công ty luôn tìm mọi cách
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong Công ty. Đặc biệt hiện nay Công ty
đang áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001: 2000 để hoàn thiện và nâng cao
chất lượng sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, so với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nhất là trong xu thế
hội nhập toàn cầu như hiện nay, thì chất lượng sản phẩm của Công ty cần phải được ngày



càng nâng cao hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
nhằm đứng vững được trước mọi sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường.
Luận văn tốt nghiệp với đề tài:

" Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Chế tạo
máy điện Việt Nam - Hungary.



Đề tài này gồm:

Phần I : Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng
của doanh nghiệp.

Phần II : Phân tích tình hình tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm của Công
ty Chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary.

Phần III : Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty chế tạo
máy điện Việt nam – Hungary.











Phần I



Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
trong doanh nghiệp

I. Khái niệm chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường việc sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào
thành công hay thất bại đều phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
đó. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, vấn đề chất lượng sản phẩm hơn lúc
nào hết được các doanh nghiệp quan tâm một cách nghiêm túc. Việc đưa chất lượng sản
phẩm vào nghiên cứu như là một môn học chính đã đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong quá trình phát triển khoa học kinh tế ở nước ta.
1. Khái niệm chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, theo tài liệu các nước trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm khác nhau đều có những căn cứ khoa học và thực
tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng
không ngừng phát triển và hoàn thiện. Tuỳ thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi
nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định và nhằm mục tiêu khác nhau.
Người ta đưa ra nhiều khái niệm về chất lượng sản phẩm cũng khác nhau.
Chất lượng - theo quan điểm triết học - là một phần tồn tại cơ bản bên trong các sự
vật hiện tượng. Theo Mác thì chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị
sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó
và nó chính là chất lượng của sản phẩm.
Theo quan điểm của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây mà Liên Xô là đại diện thì
chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế - kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị
sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó những

điều kiện xác định về kinh tế - kỹ thuật. Đây là một định nghĩa xuất phát từ quan điểm của
các nhà sản xuất. Về mặt kinh tế, quan điểm này phản ánh đúng bản chất của sản phẩm.
Qua đó dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được nhờ đó xác định


được rõ ràng những đặc tính và chỉ tiêu nào cần hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản
phẩm chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản
phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự vận động biến đổi của nhu cầu trên thị trường,
với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Khiếm khuyết này cũng
dễ hiểu bởi vì cũng giống như nước ta, các nước XHCN sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ
theo kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường nên không có sự so
sánh, cạnh tranh về sản phẩm.
Từ đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội đã dẫn đến cách hiểu chưa đầy đủ về chất
lượng sản phẩm và đây cũng là một yếu tố kìm hãm nền kinh tế của các nước XHCN nói
chung và nước ta nói riêng.
Bước sang cơ chế thị trường khi nhu cầu thị trường được coi là xuất phát điểm của
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì định nghĩa trên không còn phù hợp nữa. Quan điểm
về chất lượng sản phẩm phải được nhìn nhận năng động thực tiễn và hiệu quả hơn. Tức là
khi xem xét chất lượng sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị
trường, với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Những quan niệm mới đó được gọi là
quan niệm chất lượng sản phẩm theo hướng khách hàng. Có rất nhiều tác giả theo quan
niệm này, với nhiều cách diễn đạt khác nhau:
Crosby: Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định.
Feigenbaum: Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và
vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu
dùng khi sử dụng sản phẩm.
Juran: Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng. Phần lớn các chuyên
gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với
nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật phản
ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng.

Chất lượng được nhìn từ bên ngoài, theo quan điểm của khách hàng. Chỉ có những đặc
tính đáp ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm. Mức độ đáp ứng
nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được. Theo quan niệm này
chất lượng sản phẩm không phải là cao nhất và tốt nhất mà là sự phù hợp với nhu cầu.


Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên. tổ
chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng là tập hợp các
đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thoả mãn
nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn” (Theo ISO 8402:1994).
Dựa trên khái niệm này, cục đo lường chất lượng nhà nước Việt Nam đã đưa ra khái
niệm: “Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào đó là tổng hợp của tất cả các tính chất
biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội trong những điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn
thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước” (TCVN-5814-1994).
Về thực chất, đây là những khái niệm có sự kết hợp của những quan niệm trước đây
và những quan niệm trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Bởi vậy những quan niệm này được chấp nhận khá phổ biến và rộng rãi hiện nay.
Tuy nhiên quan niện chất lượng sản phẩm tiếp tục được phát triển, bổ xung hơn nữa.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm của mình nhưng không thể theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn
có giới hạn về kinh tế xã hội và công nghệ. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm
chắc các loại chất lượng sản phẩm:
Chất lượng thiết kế: Là giá trị thể hiện bằng các tiêu chuẩn chất lượng được phác
thảo bằng các văn bản, bản vẽ.
Chất lượng tiêu chuẩn: Là chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật
của quốc gia, quốc tế, địa phương hoặc ngành.
Chất lượng thị trường: Là chất lượng bảo đảm thoả mãn những nhu cầu nhất định,
mong đợi của người tiêu dùng.
Chất lượng thành phần: Là chất lượng đảm bảo thoả mãn những nhu cầu mong đợi

của một hoặc số tầng lớp người nhất định.
Chất lượng phù hợp: Là chất lượng phù hợp với ý thích, sở trường, tâm lý người tiêu
dùng.
Chất lượng tối ưu: Là giá trị các thuộc tính của sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu
của xã hội nhằm đạt được hiêụ quả kinh tế cao nhất.



II. Đặc điểm và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế xã hội công nghệ tổng hợp, luôn luôn
thay đổi theo không gian và thời gian, phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường và điều kiện
kinh doanh cụ thể của từng thời kỳ.
Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt nội tại của bản
thân sản phẩm. Những đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong
quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất
lớn vào trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm.
Nói tới chất lượng là phải xem xét sản phẩm đó thoả mãn tới mức độ nào nhu cầu
của khách hàng. Mức độ thoả mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thiết kế và những tiêu
chuẩn kỹ thuật đặt ra đối với mỗi sản phẩm, ở các nước tư bản qua phân tích thực tế chất
lượng sản phẩm trong nhiều năm người ta đã đi đến kết luận rằng chất lượng sản phẩm tốt
hay xấu thì 75% phụ thuộc vào giải pháp thiết kế, 20% phụ thuộc vào công tác kiểm tra,
kiểm soát và chỉ có 5% phụ thuộc vào kết quả nghiệm thu cuối cùng.
Chất lượng sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong những điều
kiện hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - kỹ thuật của mỗi nước, mỗi vùng. Trong kinh doanh,
không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể đề
ra các phương án chất lượng cho phù hợp. Chất lượng chính là sự phù hợp về mọi mặt với
yêu cầu của khách hàng. Nhiều khi chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc, tính
truyền thống, thị hiếu tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm biểu hiện ở hai cấp độ và phản ánh hai mặt khách quan và chủ

quan hay còn gọi là hai loại chất lượng:
Thứ nhất, chất lượng trong tuân thủ thiết kế, thể hiện ở mức độ chất lượng sản phẩm
đạt được so với tiêu chuẩn thiết kế đề ra. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kỹ
thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng sản phẩm càng cao được phản ánh
thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm hỏng loại bỏ, sản phẩm không đạt


yêu cầu thiết kế. Loại chất lượng này phản ánh những đặc tính, bản chất khách quan của
sản phẩm, do đó liên quan chặt chẽ đến khả năng cạnh tranh về chi phí.
Thứ hai, chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết kế. Nó phản ánh
mức độ phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng phụ thuộc vào
mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế so với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Mức độ phù hợp càng cao thì chất lượng càng cao. Loại chất lượng này phụ thuộc vào
mong muốn và sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng, vì vậy nó tác động mạnh mẽ
khả năng tiêu thụ sản phẩm.
2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
Khi nói tới chất lượng phải xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng mới khách quan
và chính xác được. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bởi các tính chất, đặc điểm là những đặc
tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó.
Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế quy định cho sản
phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ lý hoá nhất định có thể đo lường
đánh giá được. Vì vậy nói đến chất lượng sản phẩm phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ
tiêu, tiêu chuẩn cụ thể, Đặc điểm này khẳng định những quan điểm sai lầm cho rằng chất
lượng sản phẩm là cái không thể đo lường, đánh giá được. Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm:
- Chỉ tiêu nội dung: đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng chủ yếu mà sản
phẩm phải thực hiện và quy định những việc sử dụng sản phẩm đó, trong đó chia thành:
- Chỉ tiêu phân loại: Chỉ rõ sản phẩm được xếp vào một nhóm nhất định nào đó.
- Chỉ tiêu chức năng: Đặc trưng cho hiệu quả sử dụng sản phẩm và tính tiên tiến của các
giải pháp kỹ thuật đưa vào sản phẩm.
- Chỉ tiêu kích thước; kết cấu, thành phần cấu tạo: Đặc trưng cho các giải pháp thiết kế cơ

bản, sự thuận tiện, khả năng tổ hợp hoá.
- Chỉ tiêu độ tin cậy: Đặc trưng cho tính chất của sản phẩm luôn giữ được khả năng làm
việc trong một khoảng thời gian nhất định.
- Chỉ tiêu lao động học: Đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm bao gồm các chỉ
tiêu: vệ sinh, nhân chủng, sinh lý của con người liên quan đến quá trình sản xuất và sinh
hoạt.


- Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức và sự hài hoà về
kết cấu, sự hoàn thiện với sản xuất và độ ổn định của hàng hoá.
Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm lớn nhất các chi
phí.
- Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng cho mức độ sử dụng trong sản phẩm, các bộ phận
được tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá và mức độ thống nhất với các sản phẩm khác.
- Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Đặc trưng cho sự thích ứng đối với việc vận chuyển, đặc trưng
cho các công việc chuẩn bị và kết thúc liên quan đến vận chuyển, cụ thể là chi phí trung
bình để vận chuyển một đơn vị sản phẩm.
- Chỉ tiêu an toàn: Đặc trưng cho tính đảm bảo an toàn cho người sản xuất và sử dụng.
- Chỉ tiêu về phát minh, sáng chế: Đặc trưng cho khả năng giữ bản quyền.
- Chỉ tiêu tuổi thọ: Đặc trưng cho thời gian sử dụng của sản phẩm.
- Chỉ tiêu về chi phí, giá cả: Đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm.
Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập, tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vai trò, ý nghĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với mỗi sản phẩm khác nhau.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn
những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan
trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng, phân biệt với những sản phẩm
đồng loại trên thị trường. Hiện nay một sản phẩm được coi là có chất lượng cao ngoài các
chỉ tiêu an toàn đối với người sử dụng và xã hội, môi trường ngày càng quan trọng, trở
thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt những là sản phẩm có ảnh hưởng trực
tiếp đối với sức khoẻ và cuộc sống của con người.

Để sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý chất lượng sản
phẩm Nhà nước ký duyệt. Tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng điều kiện của doanh nghiệp
mà xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
phải đạt mức chất lượng đã đăng ký, đó là cơ sở kiểm tra, đánh giá, sản phẩm sản xuất.


III. Những nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Có thể chia
thành hai nhóm chủ yếu:
1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.
* Lực lượng lao động trong doanh nghiệp:
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng. Dù trình độ công nghệ hiện
đại tới đâu nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến chất
lượng, các hoạt động chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ. Trình độ chuyên
môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp,
khả năng thích ứng với sự thay đổi nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh
nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Quan tâm đầu tư phát triển và không
ngừng nâng cao nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chất lượng của các
doanh nghiệp. Đó cũng là con đường quan trọng nhất nâng các khả năng cạnh tranh về
chất lượng của mỗi quốc gia.
* Khả năng về công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác
động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗi
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình hình bảo
dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị, công nghệ, đặc biệt
là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt. Trình
độ công nghệ của các doanh nghiệp không thể tách rời trình độ công nghệ trên Thế giới.
Muốn sản phẩm có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị
trường quốc tế mỗi doanh nghiệp cần có chính sách công nghệ phù hợp cho phép sử dụng

những thành tựu khoa học công nghệ của Thế giới, đồng thời khai thác tối đa nguồn công
nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý.
* Vật tư nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu là một yếu tố tham gia trực tiếp vào việc cấu thành nên sản phẩm.
Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm, vì vậy chất lượng nguyên liệu
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không thể có chất lượng cao từ


nguyên liệu có chất lượng tồi. Chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ và chất lượng nguyên liệu
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên liệu thích
ứng tạo trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, tạo hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa
người sản xuất và người cung ứng đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng đầy đủ kịp thời,
chính xác đúng nơi cần thiết.
* Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Trình độ quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một trong
những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm
của các doanh nghiệp, các chuyên gia quản trị chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế
có tới 80 % những vấn đề về chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất
lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đó là chất lượng của quản trị. Các yếu tố sản
xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và người lao động dù ở
trình độ cao nhưng nếu không biết tổ chức quản lý hợp lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp
nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất thì không thể tạo ra được sản phẩm
có chất lượng cao được. Thậm chí trình độ quản lý tồi còn làm giảm sút chất lượng sản
phẩm, gây lãng phí nguồn lực sản xuất dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chất
lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức, hiểu biết về
chất lượng và trình độ chất lượng của cán bộ quản trị, Khả năng xác định chính xác mục
tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch
chất lượng.
Chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng do đó không thể phó mặc cho các nhân viên

kiểm tra chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp phải coi chất lượng là vấn đề thuộc trách
nhiệm của toàn bộ doanh nghiệp.
2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
* Nhu cầu thị trường.
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng tạo lực hút, định hướng
cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Cơ cấu, tính chất, đặc điểm và xu hướng
vận động của nhu cầu tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có


thể được đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại không cao ở thị trường khác. Điều đó đòi
hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng trong công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị
trường, phân tích môi trường kinh tế – xã hội, xác định chính xác nhận thức của khách
hàng, thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán, văn hoá, mục đích sử dụng và khả
năng thanh toán nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường.
Thông thường khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của
người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm cao. Nhưng
khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm sẽ tâng cao, ngoài tính
năng sử dụng còn cả giá trị thẩm mỹ Người ta chấp nhận mua với giá cao để có sản
phẩm ưng ý.
Chính vì vậy, các nhà sản xuất phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng đáp ứng
được nhu cầu thị trường. Lúc đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới đi đúng hướng.
* Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ.
Trong thời đại ngày nay không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với
tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ
lần thứ nhất, chủng loại, chất lượng sản phẩm không ngừng thay đổi với tốc độ hết sức
nhanh. Tiến bộ của khoa học công nghệ có tác dụng như lực đẩy tạo khả năng to lớn đưa
chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Nhờ khả năng to lớn của tiến bộ khoa học
công nghệ sáng chế những sản phẩm mới, tạo ra và đưa vào sản xuất những công nghệ
mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn, thay thế nguyên vật liệu mới, tốt, rẻ hơn, hình
thành phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản trị tiên tiến góp phần giảm chi phí nâng

cao chất lượng sản phẩm.
* Cơ chế quản lý chính sách của Nhà nước.
Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc
chặt chẽ vào cơ chế quản lý của Nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường vừa là điều
kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm của các doanh nghiệp. Thông qua cơ chế và các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi kích thích:
+ Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng của các doanh nghiệp.


+ Hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những
phương pháp quản trị chất lượng hiện đại.
+ Sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoàn thiện chất lượng.
* Điều kiện tự nhiên:
+ Khí hậu: Các doanh nghiệp cần quan tâm đến khí hậu, phân tích mức độ ảnh hưởng khí
hậu từng mùa đến từng loại sản phẩm của mình.
+ Bức xạ mặt trời: ảnh hưởng của các tia hồng ngoại trong ánh sáng của mặt trời, những
tia này có thể làm thay đổi về mùi vị màu sắc của sản phẩm.
+ Mưa, gió, bão: Làm cho sản phẩm bị ngấm nước, độ ẩm cao, quá trình ô xy hoá mạnh
hơn dẫn đến biến đổi chất lượng sản phẩm.
+ Vi sinh vật, côn trùng: Chủ yếu tác động vào một số loại sản phẩm tạo ra quá trình lên
men, phân huỷ làm cho sản phẩm nát rữa ố màu
* Nhân tố kinh tế xã hội.
+ Các yếu tố kinh tế: Sự tác động của các qui luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường như
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
+ Mức thu nhập của người tiêu dùng cao thì đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, nó đặc
trưng cho những tiêu dùng ở khu vực đô thị và ngược lại.
+ Trình độ văn minh của người tiêu dùng cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Ngày
nay người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao, thuận tiện và dễ sử dụng.





Phần II
phân tích tình hình tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty chế tạo chế
tạo máy điện
việt nam - hungary



I) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1. Lịch sử hình thành

Công ty động cơ điện Việt nam - Hungari, nay là Công ty chế tạo máy điện Việt nam -
Hungary, tên giao dịch là VIHEM được thành lập ngày 04/12/1978 do Hungari trang bị
thiết bị toàn bộ
- Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh Hà Nội (trên quốc lộ 3, cách Hà Nội 25 km về phía bắc).
- Số CBCNV là: 503
- Số tốt nghiệp đại học trở nên: 93
- Số công nhân bậc cao (bậc 5/7 trở nên ): 209
- Sản phẩm chính của Công ty là các loại máy điện quay và Balat đèn huỳnh quang.
- Sản lượng theo thiết kế: 15.000máy điện quay/năm
400.000 Balat/năm
- Hiện nay Công ty có trên 90 chủng loại sản phẩm, thế hệ động cơ 3K, 4K, công suất
đến 1000 KW, điện áp 220 V đến 6000V, tốc độ quay từ 450 - 3000 vg/ph.
- Tháng 10/1994 phòng thí nghiệm động cơ điện và quạt điện được Tổng cục TC - ĐL -
CL công nhận là Phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia, thuộc hệ thống VILAS của Việt
Nam.

- Năm 1994 hoàn thành đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo động cơ điện 1
pha. Chủ trì đề tài KC40 - 93 cấp Nhà nước: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo động cơ
điện 3 pha rô to dây quấn, điện áp 6000 V với mục tiêu giảm chi phí nguyên vật liệu
đến 30%. Sau 2 năm thực hiện đề tài nhiều loại động cơ rô to dây quấn từ 55 KW đến
600 KW được thiết kế, chế tạo đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực cán thép, mía
đường, xi măng, thuỷ lợi, ( Công ty Biên Hoà, cán thép Nhà Bè, cán thép Tân Thuận
)
- Công ty đã nhận 47 Huy chương vàng, 11 bằng khen cho các sản phẩm mới tham gia
hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp. Công ty được nhà nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng 3, Huân chương lao động hạng
2, Huân chương lao động hạng nhất, Huân chương chiến công hạng 3 về công tác bảo
vệ an ninh Tổ quốc.


- Hiện nay Công ty đã mở hai chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà
Nẵng có hơn 50 địa điểm bán hàng ở các thành phố lớn và các tỉnh trong toàn quốc.
- Công ty nhận cung cấp động cơ điện cho các dự án, tham gia đấu thầu: Năm 1998 cung
cấp cho liên doanh máy bơm Việt Nhật EBARA Hải Dương 50 động cơ 33 KW - 1000
vg/ph trúng thầu tại Tân Chi.
- Sản phẩm của Công ty được công nhận thay thế hàng nhập ngoại.
- Sản phẩm của Công ty trong 2 năm 2000 - 2001 đạt danh hiệu sản phẩm ưa thích được
người tiêu dùng bình chọn, do hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt nam tổ
chức năm 2001.
- Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của VIHEM được đảm bảo bởi hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, hy vọng sẽ thoả mãn yêu cầu của
khách hàng.

2. Quá trình phát triển

Do Công ty được thành lập khá sớm (1978) trong nền kinh tế bao cấp với điều kiện

khó khăn mọi mặt như điện, vật tư, lao động gặp muôn vàn khó khăn. Song với sự quyết
tâm của lãnh đạo đơn vị và tập thể các bộ công nhân viên Công ty, Công ty đã bắt đầu đi
vào sản xuất ổn định cùng với sự gia tăng về sản lượng và đa dạng hoá sản phẩm đánh dấu
một bước trưởng thành của Công ty. Năm nào cũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế
hoạch của Nhà nước giao, với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, chế độ bao cấp dần được xoá bỏ. Kế hoạch sản
xuất kinh doanh được đơn vị chủ quản phê duyệt. Sản phẩm Công ty sản xuất ra không
còn được Nhà nước bao tiêu nữa. Đây là giai đoạn đầy khó khăn thử thách và cũng là cơ
hội phát triển của Công ty. Công ty đã chủ động đa dạng hoá sản phẩm nhằm thoả mãn
nhu cầu sử dụng của khách hàng và đã chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

Là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Bộ công nghiệp thực hiện kinh doanh,
sản xuất, theo những quy định về lĩnh vực kinh doanh đã được cấp giấy phép. Mặt khác


Công ty còn là một đơn vị tự hạch toán, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài
khoản và có con dấu riêng.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất bán buôn, bán lẻ
thiết bị máy móc kỹ thuật điện dùng trong công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân
- kinh doanh vật tư kỹ thuật điện chuyên dùng, dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ sản
xuất, chế tạo động cơ điện. Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước để có biện pháp đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại giữa doanh nghiệp và
các doanh nghiệp nước ngoài.

Công ty cung ứng dịch vụ lắp đặt, sửa chữa trên 90 chủng loại sản phẩm bao gồm:

- Động cơ điện 1 pha: Công suất từ 0,125KW – 2,2KW
Tốc độ quay 1500v/p – 3000v/p

- Động cơ điện 3 pha: Thế hệ 3 kỳ và 4 kỳ
Công suất từ 125KW – 1000KW
Điện áp từ 0,4KV – 6KV
Tốc độ quay 450v/p –3450v/p
- Ba lát đèn ống loại: 20W – 40W

Với phương châm thoả mãn khách hàng là mục tiêu cao nhất, chất lượng là chìa khoá của
mọi sự thành công, vì vậy Công ty chế tạo máy điện Việt nam - Hungari đã không ngừng
phấn đấu để xứng đáng là nhà cung cấp máy điện hàng đầu của Việt nam

) Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Với đặc điểm sản phẩm của Công ty có nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp dẫn tới dây
chuyền công nghệ sản xuất của Công ty cũng rất phức tạp, nhưng nhờ biết cách xắp sếp bố
chí bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý đã giúp cho Công ty hoàn thành các đơn
đặt hàng phức tạp theo yêu cầu của khách hàng đồng thời luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch đặt ra

























Mô tả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty

Lưu đồ trách nhiệm

Phòng kinh doanh

- Phòng kinh doanh
- Phòng kỹ thuật

Yêu cầu của khách hàng

Xem xét

H
ợp
đ
ồng /
đ
ặt hàng


SP truyền
thống

Thiết hế SP
đặc biệt

Thiết kế SP
mới / cải tiến



Phòng kinh
doanh
- Phòng kinh doanh
- Phòng kỹ thuật


Phòng kỹ thuật
- Phòng kinh doanh
- Các đơn vị sản xuất
Phòng quản lý chất lượng


Phòng kinh doanh


Phòng kinh doanh



- Phòng quản lý chất
lượng
- Phòng kinh doanh












lưu đồ (tiếp) trách nhiệm
- Phòng quản lý chất lượng
- Phòng kinh doanh, Phòng thiết
bị, Phòng kỹ thuật
- Xưởng điện
- Xưởng cơ khí



- Phòng kinh doanh
- Phòng kỹ thuật
- Phòng quản lý chất lượng

Xưởng điện


- Phòng kinh doanh
- Phòng quản lý chất lượng
- Xưởng điện
- Xưởng điện
- Phòng kinh doanh



Phòng kinh doanh


- Phòng kinh doanh
- Phòng quản lý chất lượng



Lắp ráp
Gia công
(điện)

Gia công
(cơ khí)

Giao hàng
Sản xuất
Nhập kho
Dịch vụ giao
hàng sau bán














Mô tả quá trình sản xuất động cơ điện:




















Vật tư
Trục
Rô to
đúc
nhôm
nhôm
Lõi
thép
Stato
Bối
dây
Stato
Nắp
sau

Stato
lồng dây

Rôto
trên
trục
Tẩm sấy
Thân
Nắp
trước

Chi
tiết
phụ


























Mô tả quá trình sản xuất Ballast








Lắp ráp
Nhập
kho
Vật tư


























II) Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của
Công ty theo chế độ thủ trưởng và Giám dốc đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
và thay mặt Công ty trong các mối quan hệ bạn hàng. Giúp việc cho Giám đốc còn có một
số phó Giám đốc được phân công phụ trách ở một số lĩnh vực. kế đó là các phòng ban với
các chức năng khác nhau.

Cuộn dây

Lắp ráp

S
ấy, tẩm

Hộp carton

Vỏ

Chi tiết CT

Đế

Lõi thép

Bao gói

Nhập

kho





1- quyền hạn và nghĩa vụ của GIáM ĐốC CÔNG TY:

Giám đốc Công ty do người quyết định thành lập bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp
nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm về điều hành hoạt động của
Công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.

Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc:

 Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao để quản lý, sử
dụng theo mục tiêu nhiệm vụ nhà nước cho Công ty; sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn.
 Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án
đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan
cấp trên về những đề án trên.
 Tổ chức diều hành hoạt động của Công ty.
 Phê duyệt các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù
hợp với quy định của Nhà nước.
 Phê duyệt danh sách các nhà cung ứng của Công ty.
 Ký hợp đồng kinh tế.
 Quyết định bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng.
 Chủ trì các buổi họp xem xét của lãnh đạo thường kỳ và đột xuất.
 Xem xét phê duyệt chính xách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, các
quy trình, hướng dẫn của hệ thống chất lượng.
 Trình người quyết định thành lập Công ty bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
phó giám đốc, kế toán trưởng.

 Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty.
 Quyết định giá mua - giá bán của sản phẩm và dịch vụ phù hợp với quy định của nhà
nước.


 Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát nhà nước quy định đối với việc thực
hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước và các văn bản
pháp luật của nhà nước, cấp trên.

1. quyền hạn và nghĩa vụ của các PHó giám đốc:

Phó giám đốc Công ty do người quyết định thành lập Công ty bổ nhiệm. Có trách
nhiệm giúp giám đốc Công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm
trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công, uỷ quyền.
 Được quyền thay mặt giám đốc quyết định mọi biện pháp nhằm thực hiện công việc
được giám đốc phân quyền.
 Được quyền đề nghị giám đốc khen thưởng, nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
quản lý dưới quyền.
 Những vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự, đối ngoại, kinh tế tài chính thuộc phạm
vi phân công phải được giám đốc Công ty phê duyệt mới được thực hiện (trừ trường
hợp được uỷ quyền bằng văn bản

2.1. Phó giám đốc kinh doanh.

 Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn.
 Tổ chức cung ứng vật tư, nguyên liệu.
 Phối hợp cùng kế toán trưởng chỉ đạo quản lý taì chính, kinh tế để đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh lành mạnh có hiệu quả, chỉ đạo khâu dự trữ thành phẩm, bán thành phẩm
phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

 Chỉ đạo công tác thị trường – kinh doanh – tiếp thị. Đề xuất lựa chọn các nhà cung ứng
đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh. Xây dựng chiến lược thị
trường trong dài hạn.
 Chỉ đạo hạch toán kinh tế, tính toán hiệu quả trong từng thời kỳ kế hoạch.
 Chỉ đạo thực hiện các báo cáo thống kê và báo cáo sản xuất kinh doanh theo quy định
của cấp trên và nhà nước. Giúp giám đốc hoạch định các chính sách hoặc quy định để thực
hiện trong Công ty phù hợp với văn bản pháp luật của nhà nước.



2.2. Phó giám đốc kỹ thuật:

 Chỉ đạo công tác thiết kế - chế tạo sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đang sản xuất
nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng
 Chỉ đạo quản lý công nghệ, cải tiến công nghệ ở tất cả các khâu trong quá trình sản
xuất .
 Chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật như định mức vật tư, định mức tiêu hao
nguyên liệu, năng lượng, định mức lao động trong Công ty .
 Chỉ đạo công tác quản lý thiết bị, phương tiện. Chỉ đạo công tác bảo dưỡng, sửa chữa
thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng – là chủ tịch hội đồng thanh lý tài sản cố định
kém chất lượng .
 Chỉ đạo công tác đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, công tác xây dựng cơ bản trong
Công ty theo kế hoạch đã được giám đốc phê chuẩn.
 Chỉ đạo công tác bồi dưỡngnâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ
quản lý, cũng như công tác nâng bậc cho công nhân hàng năm – là chủ tịch hội đồng sáng
kiến của công ty và chủ tịch hội đồng nâng bậc.
 Chỉ đạo công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động , vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ. Tổ chức các biện pháp phòng ngừa và giải quyết các vụ việc nếu sảy ra trong các
mặt trên.
 Chỉ đạo các đề tài ngiên cứu khoa học kỹ thưật trong phạm vi Công ty.


1.1 Đại diện lãnh đạo về chất lượng:

Thay mặt và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc thực hiện các công việc sau:
 Thiết kế, xây dựng, điều hành hệ thống chất lượng để đáp ứng chính sách chất lượng
và mục tiêu chất lượng của Công ty .
 Theo dõi hiệu lực của hệ thống chất lượng báo cáo kết quả thực hiện về chất lượng đến
ban giám đốc.
 Liên hệ với các tổ chức bên ngoài như các tổ chức tư vấn, đào tạo, chứng nhận về các
vấn đề có liên quan đến hệ thống chất lượng của Công ty .

×