Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chớ xem thường thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.49 KB, 5 trang )

Chớ xem thường thoái hóa khớp bàn tay,
ngón tay
Càng cao tuổi bệnh thoái hoá khớp (THK) bàn tay, ngón tay, cổ tay
càng dễ phát triển. Đây là một bệnh khớp gặp ở cả nam và nữ
nhưng nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Mặc dù bệnh không nguy hiểm
đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống
hằng ngày.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến THK bàn tay, cổ tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến THK bàn tay, ngón tay, trong đó
tuổi tác và giới tính cần quan tâm nhất. Bệnh thường xảy ra ở
người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, trong đó nữ giới
chiếm tỷ lệ 2/3 các trường hợp THK bàn tay, cổ tay. Nguyên nhân
dẫn đến THK này đa số là do:
Tuổi tác: Tuổi đời càng cao thì bệnh THK nói chung và khớp bàn
tay, ngón tay nói riêng càng gia tăng do hiện tượng lão hoá các
chức năng của cơ thể đặc biệt đối với nữ giới do suy giảm lượng
hormon sinh dục. Sự THK là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng
khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng giảm sút một
cách đáng kể và từ từ làm cho tổ chức sụn khớp thiếu chất dinh
dưỡng. Trong khi sự thiếu hụt càng ngày càng gia tăng thì sức chịu
đựng của sụn khớp càng ngày càng giảm bởi các tác động hằng
ngày, liên tục lên khớp.

Gãy xương ngón tay là một nguyên nhân dễ
dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay.
Làm việc nhiều với bàn tay:
Những người phải làm việc nhiều với bàn tay của mình như phụ nữ
làm công việc nội trợ (giặt giũ, lao động tay chân…), béo phì,…
càng dễ mắc bệnh THK nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói
riêng. Ngay cả sự THK cũng hay gặp ở bàn tay, ngón tay nào vận
động nhiều hơn, người thuận tay phải thì khớp bàn tay phải và


khớp các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa cũng sẽ dễ bị thoái hoá hơn
các khớp bàn tay trái không thuận và khi bị thoái hoá thì các khớp
bàn tay phải cũng có biểu hiện nặng hơn, thoái hoá, biến dạng
khớp nhiều hơn. Trong các trường hợp viêm đa khớp dạng thấp thì
hiện tượng THK cổ tay, bàn tay, ngón tay cũng chiếm tỷ lệ cao hơn
các khớp khác.
Thiếu hụt canxi: Tỷ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số là người
lớn, trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi
tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự thiếu hụt canxi này cũng là một
trong các nguyên nhân gây THK bàn tay, ngón tay.
Sau chấn thương: THK bàn tay, ngón tay cũng có thể gặp sau chấn
thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc một số
bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường. Đối với người
cao tuổi còn có một nguyên nhân nữa là ít vận động cơ thể hoặc
lười vận động.

Cấu trúc của canxi - nếu thiếu
thành phần này trong cơ thể dễ
dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay,
ngón tay.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh

Có một số triệu chứng cần quan tâm là đau, cứng khớp. Đau xảy ra
khi vận động, gọi là đau kiểu cơ học và giảm đau khi các khớp
được nghỉ ngơi (không cử động, không vận động). Tính chất đau
không dữ dội mà thông thường chỉ biểu hiện ở mức nhẹ hoặc trung
bình, thời gian đau kéo dài khoảng 15 - 30 phút, có khi lâu hơn.
Thời gian đau khớp còn tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của sự tổn
thương khớp. Ngoài các khớp bị đau thì đôi khi còn bị sưng nhẹ.
Biểu hiện của triệu chứng cứng khớp thường rõ ràng hơn nhiều.


Cứng khớp xuất hiện lúc mới ngủ dậy buổi sáng sớm hoặc sau giấc
ngủ buổi trưa. Cứng khớp biểu hiện như khó cử động hoặc cử động
không mềm mại, uyển chuyển và dần dần bàn tay sẽ xuất hiện hiện
tượng khó thực hiện các thao tác trong sinh hoạt hằng ngày như
cầm nắm đồ vật không chắc (có khi cầm không chắc bị rơi đồ vật)
hoặc thực hiện không chuẩn các thao tác khi tắm, rửa, giặt giũ
quần áo. Song song với rối loạn các động tác cầm nắm thì các cơ ở
bàn tay, ngón tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần và các khớp bàn tay, ngón
tay bị biến dạng.

×