Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.93 KB, 5 trang )

Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (osteoarthritis, arthrose) là nguyên nhân chính gây
đau khớp ở người trưởng thành và lớn tuổi, là hậu quả của một sự mất cân
bằng giữa tổng hợp và thoái giáng của tổ chức sụn khớp và xương dưới sụn.
Bệnh biểu hiện bằng các thay đổi về hình thái, cấu trúc, chất lượng của sụn,
sụn khớp bị giảm tính đàn hồi, chịu lực, sụn bị nứt, loét, mỏng đi, xương dưới
sụn bị xơ hóa và vôi hóa, tạo ra các gai xương và hốc xương dưới sụn. Các
nguyên tắc cơ bản trong phòng và điều trị thoái hóa khớp là: Làm chậm quá
trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, giảm đau, duy trì
khả năng vận động, tối thiểu hóa sự tàn phế.
Các biện pháp không dùng thuốc
Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng: duy trì cân nặng
hợp lý, giảm trọng lượng cho người béo phì. Giữ tư thế cơ thể hợp lý, cân đối,
tránh các tư thế không tốt như đứng, ngồi vẹo, lệch, không cân đối. Tập luyện
thường xuyên và vừa sức mình giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, các mạch máu được
lưu thông dễ dàng, các tổ chức được dinh dưỡng tốt hơn trong đó có sụn khớp (sụn
khớp được nuôi dưỡng bằng cơ chế thẩm thấu). Cơ bắp khỏe sẽ giúp giảm áp lực
tải trọng lên khớp khi vận động. Lưu ý là trong thực tế nhiều bệnh nhân được chẩn
đoán là thoái hóa khớp gối, khớp háng... đã tập quá mạnh, quá nhiều như đi bộ
hàng giờ làm cho khớp bị tổn thương nhiều hơn, khớp đau, sưng hơn và khó vận
động hơn. Đạp xe, bơi lội là những môn thể thao tốt cho thoái hóa khớp gối, khớp
háng.
Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu, ngồi lâu một tư thế vì sẽ làm
ứ trệ tuần hoàn, dinh dưỡng khớp kém gây cứng khớp. Bảo đảm sinh hoạt điều độ,
thoải mái, tránh các stress, kết hợp hài hòa giữa lao động và nghỉ ngơi. Dinh
dưỡng hợp lý, không hút thuốc lá, tăng cường các thức ăn có chứa nhiều vitamin
E, C như rau quả tươi, giá đỗ...
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và
duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp. Người ta có
thể sử dụng siêu âm, tia hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, đắp bùn


... có kết quả tốt.
Các biện pháp nội khoa
Các nguyên tắc cơ bản trong phòng và điều trị thoái hóa khớp là: Làm
chậm quá trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, giảm đau, duy
trì khả năng vận động, tối thiểu hóa sự tàn phế.
Điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Thường sử dụng thuốc giảm đau như:
paracetamol - nhóm này ít độc với dạ dày. Thuốc chống viêm không steroid: Lưu
ý phòng tránh tác dụng phụ hay gặp trên đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày) và trên
thận (giảm mức lọc cầu thận) bằng cách uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều
nước. Những thuốc chống viêm không steroid ức chế chọn lọc men COX-2, ít
gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa và thận hơn nhóm cổ điển, dung nạp tốt cho
người có tuổi. Thuốc bôi ngoài da tại khớp đau 2-3 lần/ ngày: các loại gel
(voltaren emugel, profenid gel, geldene...) có tác dụng giảm đau đáng kể mà ít
gây ra các tác dụng phụ hơn đường toàn thân.Thuốc chống viêm steroid: không
được dùng đường toàn thân, chỉ được sử dụng cho tiêm nội khớp, thuốc có hiệu
quả giảm đau, giảm sưng khớp nhanh nhất là các trường hợp có viêm màng hoạt
dịch khớp kèm theo. Lưu ý phải tôn trọng chỉ định, kỹ thuật tiêm khớp phải bảo
đảm vô khuẩn tuyệt đối và do các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm thực hiện để
tránh các tai biến đáng tiếc như viêm khớp mủ, nhiễm khuẩn máu...
Điều trị triệu chứng tác dụng chậm, cải thiện cấu trúc sụn khớp:
Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, thường dùng kéo dài thuốc không đạt
hiệu quả tức thì mà phát huy tác dụng sau một thời gian dài (2 tháng) và hiệu quả
này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 3-6 tháng). Thuốc
dung nạp tốt, rất ít tác dụng phụ. Nhóm này gồm một số loại có tác dụng kích
thích tế bào sụn, tăng tổng hợp proteoglycan, ức chế các men... hoặc thay đổi chất
nhầy (dịch khớp nhân tạo).
Các phương pháp ngoại khoa
Điều trị bằng nội soi khớp: đây là biện pháp ngày càng được ứng dụng rộng
rãi nhất là khớp gối. Nội soi rửa khớp đơn thuần trong giai đoạn sớm hoặc phối
hợp nạo những phần sụn bị tổn thương, cắt màng hoạt dịch bị viêm từng phần, loại

bỏ các gai xương, sụn khớp bị bong ...
Điều trị ngoại khoa dự phòng: Có thể sửa chữa các dị dạng khớp, lệch trục
để phòng thoái khớp thứ phát như gọt giũa xương chày trong lệch trục khớp gối,
sửa chữa lại các thiểu sản khớp háng bẩm sinh...
Thay khớp giả: Chỉ định trong các trường hợp khớp bị đau nhiều, chức
năng vận động hạn chế nhiều, và tổn thương cấu trúc khớp nặng trên Xquang,
không đáp ứng với phương thức điều trị nội khoa. Thường chỉ định với khớp háng
và khớp gối cho kết quả tốt. Tuổi thọ trung bình của khớp giả khoảng 10-15 năm
tùy loại. Với các khớp khác như vai, khuỷu, cổ tay và khớp bàn ngón cái hiên còn
ít các nghiên cứu.

×