Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.18 KB, 35 trang )

1
TỪ BẤT ỔN VĨ MÔ
ĐẾN CON ĐƯỜNG TÁI CƠ CẤU
2
BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ 2012:
TỪ BẤT ỔN VĨ MÔ ĐẾN CON ĐƯỜNG TÁI CƠ CẤU
Bản quyền © 2012 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.
Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP là vi phạm bản quyền.
3
Chủ biên:
TÔ TRUNG THÀNH - NGUYỄN TRÍ DŨNG
BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ 2012:
TỪ BẤT ỔN VĨ MÔ
ĐẾN CON ĐƯỜNG TÁI CƠ CẤU
4
5
Trưởng Ban chỉ đạo:
Nguyễn Văn Giàu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Giám đốc:
Nguyễn Văn Phúc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Phó Giám đốc:
Nguyễn Minh Sơn
Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội
Quản đốc:
Nguyễn Trí Dũng
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 được thực hiện trong khuôn khổ Dự án
“Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách


kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
6
7
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 17
TỔNG QUAN 19
CHƯƠNG 1. TỪ BẤT ỔN VĨ MÔ ĐẾN CON ĐƯỜNG TÁI CƠ CẤU
Tô Trung Thành và Nguyễn Ngọc Anh 35
CHƯƠNG 2. RỦI RO THÂM HỤT TÀI KHÓA
Phạm Thế Anh 117
CHƯƠNG 3. BẤT ỔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đinh Tuấn Minh 145
CHƯƠNG 4. THÁCH THỨC THÂM HỤT THƯƠNG MẠI
Tô Trung Thành 183
CHƯƠNG 5. BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Nguyễn Thắng 213
CHƯƠNG 6. NHỮNG NỀN TẢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
Võ Trí Thành và Nguyễn Trí Dũng 233
CHƯƠNG 7. ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ
Lê Đăng Doanh 267
8
9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EU Liên minh châu Âu

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
FTA Hiệp định thương mại tự do
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
HDI Chỉ số phát triển con người
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
ICOR Hệ số sử dụng vốn
IFS Thống kê Tài chính Quốc tế
ILO Tổ chức Lao động Thế giới
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KTTN Kinh tế tư nhân
LDR Tỉ lệ cho vay/huy động
MOF Bộ Tài chính
MVA Giá trị gia tăng công nghiệp
NHLD Ngân hàng liên doanh
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
10
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW Ngân hàng trung ương
NICs Các nước công nghiệp mới
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
R&D Nghiên cứu và phát triển
ROA Tỉ suất sinh lợi trên tài sản

ROE Tỉ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TCTK/GSO Tổng cục Thống kê
TCTNN Tổng Công ty nhà nước
TFP Năng suất nhân tố tổng hợp
TLTS Tích lũy tài sản
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TTCK Thị trường chứng khoán
UBGSTCQG Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
UBKT Ủy ban Kinh tế
UN Liên hợp quốc
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
USD Đô la Mỹ
VASS Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
11
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số liên kết kinh tế chính của Việt Nam 50
Bảng 1.2. Kế hoạch và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 54
Bảng 1.3. Tăng trưởng GDP theo ngành (2006-2011) 58
Bảng 1.4. Cơ cấu GDP theo tổng cầu 59
Bảng 1.5. Tiêu dùng cuối cùng trong GDP (2007-2011) 60
Bảng 1.6. Tích lũy tài sản và GDP 61
Bảng 1.7. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội (2006-2011) 62
Bảng 1.8. Bảng cán cân thanh toán của Việt Nam (2005-2010) 72

Bảng 1.9. Độ sâu tài chính của một số nước năm 2010 73
Bảng 1.10. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố tạo ra tăng trưởng
GDP (1990-2008)
91
Bảng 1.11. ICOR theo thành phần của nền kinh tế 92
Bảng 1.12. Cung tiền và tín dụng (2005-2011) 96
Bảng 2.1. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm 120
Bảng 2.2. Nợ công Việt Nam qua các năm 120
Bảng 2.3. Tỷ trọng các loại thuế trong tổng thu thuế và phí 125
Bảng 2.4. Thâm hụt ngân sách loại trừ các khoản thu không
bền vững
126
Bảng 2.5. Quy mô chi tiêu chính phủ ở một số nước châu Á 128
Bảng 2.6. Chi tiêu ngân sách nhà nước các năm 129
Bảng 2.7. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội các năm 130
Bảng 2.8. Đầu tư của khu vực nhà nước 132
Bảng 2.9. Đầu tư công phân theo ngành kinh tế 132
Bảng 3.1. Tăng trưởng cung tiền mở rộng (M2), tổng tín dụng
nội địa và tổng huy động của nền kinh tế, 2008-2011
148
12
Bảng 3.2. Cơ cấu huy động vốn thị trường I và II so với Tổng
tài sản
151
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng đang
niêm yết, 2010-2011
154
Bảng 3.4. Nợ quá hạn và nợ xấu toàn hệ thống, 2010-2011 156
Bảng 4.1. Các biến số thương mại Việt Nam và các nước (trung
bình 2006-2010)

186
Bảng 4.4. GDP và giá trị gia tăng công nghiệp của Việt Nam
và các quốc gia
198
Bảng 4.5. Ma trận vị thế thị trường 201
Bảng 4.6. So sánh chỉ tiêu tiết kiệm, đầu tư và thương mại
giữa các quốc gia trong khu vực (2006-2010)
204
Bảng 7.1. Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 282
Bảng 7.2. Chỉ số môi trường kinh doanh 283
Bảng 7.3. Chỉ số tự do kinh tế 283
Bảng 7.4. Chỉ số cảm nhận tham nhũng 284
Bảng 7.5. Chỉ số môi trường điện tử 284


13
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thâm hụt ngân sách ở một số nước khu vực EU 38
Hình 1.2. Nợ ròng ở một số nước khu vực EU 39
Hình 1.3. Thâm hụt tài chính công và nợ công ở Mỹ 42
Hình 1.4. Lãi suất của FED và trái phiếu 10 năm 42
Hình 1.5. Triển vọng vĩ mô của Nhật Bản 43
Hình 1.6. Thâm hụt tài chính công Nhật Bản và nợ công 44
Hình 1.7. Giá dầu thế giới 46
Hình 1.8. Chỉ số giá lương thực 46
Hình 1.9. Chỉ số giá vàng, kim loại 47
Hình 1.10. Chỉ số chứng khoán tại các nền kinh tế 48
Hình 1.11. Tăng trưởng việc làm của Việt Nam (2006-2011) 63
Hình 1.12. Tỷ giá USD/VND (2005-2011) 65
Hình 1.13. Tỷ giá USD/VND tự do và liên ngân hàng trong

năm 2011
67
Hình 1.14. Cán cân vãng lai và cán cân tài khoản vốn của Việt
Nam giai đoạn (1996-2010)
68
Hình 1.15. Thương mại quốc tế của Việt Nam (2000-2011) 69
Hình 1.16. Tốc độ tăng cung tiền, tín dụng và lạm phát của
Việt Nam (2006-2011)
74
Hình 1.17. Lạm phát theo tháng (2009-2012) 75
Hình 1.18. Khảo sát tiền tệ của Việt Nam (2001-2011) 77
Hình 1.19. Tài sản nước ngoài ròng trong hệ thống ngân hàng
(2001-2011)
78
Hình 1.20. Tỷ lệ tín dụng trên tổng huy động giai đoạn (2001-
2011)
79
14
Hình 1.21. Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của hệ thống ngân
hàng các nước (2009-2010)
80
Hình 1.22. Biến động các loại lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng
81
Hình 1.23. Nợ nước ngoài của các ngân hàng thương mại
(2001- 2011)
83
Hình 1.24.
Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 83
Hình 1.25. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng vốn đầu tư/

GDP
89
Hình 1.26. So sánh tỷ lệ đầu tư/GDP giữa Việt Nam và một
số quốc gia
89
Hình 1.27. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần
kinh tế (1986-2010)
90
Hình 1.28. Tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2010 97
Hình 1.29. Tình trạng cân đối ngân sách của Việt Nam và một
số nước
98
Hình 1.30. Tăng trưởng và lạm phát ở các nước trên thế giới,
giai đoạn (2001-2010)
99
Hình 1.31. Nhập siêu, chênh lệch đầu tư - tiết kiệm và thâm
hụt ngân sách
101
Hình 2.1. Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á (2009-
2010)
121
Hình 2.2. Các nguồn thu của Việt Nam 122
Hình 2.3. Thu từ thuế và phí ở một số nước châu Á 122
Hình 2.4. Chênh lệch giữa Tiết kiệm và Đầu tư 130
Hình 2.5. Trái phiếu chính phủ phát hành qua các năm 137
Hình 2.6. Tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt thương mại 139
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa M2 và CPI của Việt Nam 149
Hình 3.2. Biến động doanh số tiền gửi rút trước kỳ hạn (tỉ
đồng)
150

Hình 3.3. Lãi suất VND liên ngân hàng năm 2011
152
15
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa cung tiền (M2) và Tăng trưởng
GDP
160
Hình 3.5. Tỉ giá USD/VND liên ngân hàng năm 2011 162
Hình 4.1.
Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng
hóa (1997-2011)
185
Hình 4.2. Tỉ lệ các biến số thương mại quốc tế trên GDP
(1997-2011)
185
Hình 4.3. Tăng trưởng XNK hàng hóa và dịch vụ (theo giá
hiện hành và giá 2005)
186
Hình 4.4. Phản ứng cộng đồn của cán cân thương mại đối
với các cú sốc
189
Hình 4.5. Tỉ giá danh nghĩa, tỉ giá thực và nhập siêu (2000-
2011)
192
Hình 4.6. Tác động gộp của điều chỉnh 1% tỉ giá đến xuất
nhập khẩu
193
Hình 4.7. Tỉ trọng giá trị các mặt hàng nhập khẩu 194
Hình 4.8. Tác động gộp của cú sốc tỉ giá đến cán cân thương
mại
195

Hình 4.9. Cơ cấu nhóm ngành hàng xuất khẩu Việt Nam 200
Hình 4.10. Cơ cấu ngành hàng công nghiệp chế biến xuất
khẩu
200
Hình 4.11. Hàm lượng công nghệ hàng công nghiệp xuất
khẩu Việt Nam và các nước
201
Hình 4.12. Vị thế cạnh tranh của một số ngành xuất khẩu
chính (2005-2010)
202
Hình 4.13. Nhập siêu, chênh lệch đầu tư - tiết kiệm và thâm
hụt ngân sách
203
Hình 5.1. Cơ cấu việc làm của Việt Nam, 2006 và 2011 214
Hình 5.2. Tỉ lệ thất nghiệp (2006-2011) 215
Hình 5.3. Tỉ lệ thiếu việc làm (2006-2011) 215
Hình 6.1. Sự tiến triển về tư duy phát triển 237
16
Hình 6.2. Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian của
tăng trưởng kinh tế
239
Hình 6.3. Đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế
(1991-2009)
241
Hình 6.4. Nhập siêu so với GDP và xuất khẩu (2001-2010) 250
Hình 7.1. Các cảng biển nước sâu đang được triển khai 276
Hình 7.2. So sánh chất lượng thể chế chính sách tại một số
nước
281
Hình 7.3. Hiệu quả của Chính phủ và chất lượng pháp quy 284


17
LỜI GIỚI THIỆU
Nằm trong kế hoạch các hoạt động phục vụ Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội trong việc chuẩn bị Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết
quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước
và tham gia ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu,
thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, do UNDP tài trợ và Ủy
ban Kinh tế chủ trì thực hiện, với sự hỗ trợ của Nhóm Tư vấn chính sách
kinh tế vĩ mô (MAG), đã xây dựng Báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên
năm 2012.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên là ấn phẩm do Nhóm Tư vấn
chính sách kinh tế vĩ mô xây dựng hàng năm với cách viết “thân thiện”
với các Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách nhằm tổng
kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới,
phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật
trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài
hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết
thực. Báo cáo này hi vọng sẽ cung cấp tới các vị Đại biểu Quốc hội và
các nhà hoạch định chính sách một bức tranh toàn cảnh về tình hình
kinh tế của mỗi năm, đồng thời thông qua những phân tích chuyên sâu
về những vấn đề kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn sẽ góp phần
nâng cao được khả năng nhận biết các vấn đề và thay đổi một cách tích
cực tư duy chính sách của giới làm chính sách.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2012 lựa chọn chủ đề “Từ bất ổn vĩ mô
đến con đường tái cơ cấu” với mục đích phân tích những bất ổn kinh tế
vĩ mô năm 2011, gắn kết với cơ cấu và đặc điểm mô hình tăng trưởng,
từ đó đặt ra nhu cầu bức thiết hay cũng chính là cơ hội không thể bỏ lỡ
để tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời đề

18
cập đến những nền tảng tăng trưởng và thảo luận những điều kiện tiền
đề quan trọng cho quá trình tái cơ cấu. Nhận định, phân tích và đánh giá
trong báo cáo này thể hiện quan điểm của các tác giả, mà không phản
ánh quan điểm của Ủy ban Kinh tế cũng như của Ban Quản lý Dự án.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị độc giả.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
19
TỔNG QUAN
Với vai trò tham mưu, thẩm tra, và giám sát chính sách kinh tế vĩ
mô, trong năm 2011, Ủy ban Kinh tế đã chủ trì thẩm tra Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2011-2015, và đã báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 3
khóa XIII với những nội dung chính sau:
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,89%, thấp hơn so với kế
hoạch, tuy nhiên đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với các quốc
gia khác trong khu vực. Khu vực nông nghiệp duy trì được mức tăng
trưởng tốt, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Chỉ số giá
tiêu dùng tăng mạnh ở các tháng đầu năm, nhưng cũng đã giảm dần
(tính theo tháng) kể từ tháng 5/2011, sau những nỗ lực chính sách ổn
định vĩ mô và kiềm chế lạm phát kể từ Nghị quyết 11. Với sự hỗ trợ của
yếu tố giá thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm qua đã tăng 34,2%, góp
phần quan trọng vào việc giảm dần tỉ lệ nhập siêu (chỉ còn chiếm 10,1%
kim ngạch xuất khẩu). Cán cân vốn và tài chính cũng có sự cải thiện với
nguồn vốn FDI giải ngân và đăng ký mới ổn định trong bối cảnh kinh tế
thế giới gặp nhiều khó khăn. Sự cải thiện của cán cân thanh toán khiến
thị trường ngoại hối tương đối bình ổn từ nửa cuối năm 2011 và làm gia
tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, các kết quả đạt trên mới chỉ
là bước đầu, chưa đảm bảo tính ổn định và bền vững, nhất là trong tình
hình kinh tế thế giới tiếp tục còn diễn biến phức tạp, khó lường và nền

kinh tế trong nước bộc lộ khó khăn ngày càng sâu sắc hơn.
Có thể nói trong năm 2011 Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối diện
với những bất ổn vĩ mô kéo dài, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007, như lạm phát cao
cả năm ở mức 18,15%; tỉ giá biến động khó lường; thâm hụt ngân sách
cao ở mức 4,9% GDP với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang
20
dần đến ngưỡng nguy hiểm, theo đó, dư nợ công bằng 52,9% GDP, dư
nợ Chính phủ bằng 41,9% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng
41,1% GDP; thị trường tài chính tiền tệ dễ tổn thương với những biến
động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ
mô suy giảm. Do đó, Ủy ban Kinh tế là một trong những cơ quan đầu
tiên có tiếng nói khá quyết liệt trong việc chuyển mục tiêu ưu tiên trong
điều hành nền kinh tế từ chú trọng tăng trưởng sang ưu tiên ổn định kinh
tế vĩ mô. Theo đó, mục tiêu tổng quát được đề ra trong Nghị quyết về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 là “Tăng cường ổn định kinh
tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn
năm 2010, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân;
giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”
1
.
Những bất ổn vĩ mô của năm 2011 và dự báo khó khăn kinh tế năm
2012 một phần là do những yếu tố khách quan bên ngoài khi Việt Nam
ngày càng hội nhập sâu hơn vào môi trường cạnh tranh toàn cầu với
nhiều biến số bất định, đồng thời các điều kiện về tự nhiên, môi trường
và biến đổi khí hậu cũng trở nên bất thường và bất lợi hơn. Mặc dù vậy,
nguyên nhân mang tính nền tảng là do mô hình tăng trưởng cũ được duy

trì quá lâu, tạo ra những điểm yếu về cơ cấu và mâu thuẫn nội tại gay
gắt trong nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng hướng tới xuất khẩu chủ yếu
dựa vào các yếu tố theo chiều rộng sử dụng nhiều vốn và lao động đã
đến giới hạn; áp dụng kinh tế thị trường chưa đầy đủ; chưa hình thành
cơ chế cạnh tranh tích cực phát huy nguồn lực của các thành phần kinh
tế; các động lực tăng trưởng theo chiều sâu chưa được cải thiện để trở
thành động lực phát triển; cơ cấu kinh tế chậm đổi mới để đáp ứng yêu
cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc
tế. Những biện pháp mang tính ứng phó thời gian qua chỉ có thể giúp
1
Trước đó, tại Kiến nghị của Hội thảo khoa học “Vượt qua thách thức khủng hoảng: Kinh tế
Việt Nam 2009 và triển vọng 2010” được gửi tới các vị Đại biểu Quốc hội tháng 5/2010, Ủy
ban Kinh tế cũng đã khẳng định phải “Ưu tiên ổn định vĩ mô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để
đạt được mục tiêu tăng trưởng”.
21
nền kinh tế tạm thời vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng những bất ổn
mang tính cơ cấu khi chưa được giải quyết triệt để sẽ luôn có nguy cơ
tái diễn và bùng phát, đặc biệt là khi có những cú sốc cộng hưởng từ bên
ngoài, với mức độ gay gắt, nghiêm trọng hơn, vượt quá khả năng xử lý
của các chính sách can thiệp tình thế.
Trong bối cảnh đó, Ủy ban Kinh tế đã tổ chức Hội thảo khoa học
“Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” vào
tháng 2/2011 và đề xuất một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho
Việt Nam trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu và xuyên
suốt. Để đạt được ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững, bên cạnh việc
tập trung xử lý những vấn đề cấp bách trước mắt, Việt Nam cần có chiến
lược, giải pháp thích hợp đối với những vấn đề căn bản trong trung và
dài hạn như đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Cụ
thể, trong Báo cáo thẩm tra Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2011-2015, mục tiêu của nền kinh tế được xác định là phát triển kinh

tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại
nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh;
đồng thời bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; tạo nền tảng đến
năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Để đạt được mục tiêu trên, cần có thời gian, lộ trình và bước đi
thích hợp. Trước mắt, cần đổi mới tư duy có tính hệ thống đã tồn tại từ
lâu và nay đã chứng tỏ không còn phù hợp, là nguyên nhân cơ bản tạo
ra những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Cần nhận thức rõ rằng cơ chế
thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ
và có hiệu quả mọi nguồn lực, chấm dứt hẳn những tư duy kế hoạch tập
trung, thiên về mệnh lệnh hành chính khi hoạch định chính sách kinh tế
vĩ mô. Vai trò của Nhà nước cũng cần phải xác định lại, trong đó phải
kiên định với nguyên tắc “Nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư
nhân không muốn làm hoặc không thể làm khi đã được tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ từ phía Nhà nước”. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước không nên hiểu và diễn giải là phải giữ vị trí chi phối trong các
ngành kinh tế và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và độc quyền trên
22
nhiều lĩnh vực; không nên sử dụng DNNN là công cụ để Nhà nước định
hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ngoài ra, xây dựng các thể chế phù hợp, trong đó đặc biệt quan
trọng là quyền sở hữu và cạnh tranh bình đẳng, cũng là điều kiện quan
trọng để các nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ một cách hiệu
quả, qua đó giúp cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiệu quả, bền vững
và có tính cạnh tranh. Cần sửa đổi Hiến pháp 1992, bắt đầu từ các định
hướng chính sách đối với các thành phần kinh tế, chế độ sở hữu, các
quyền tự do kinh doanh của người dân và cơ cấu trúc tổ chức bộ máy
nhà nước thực thi quyền lực công cộng. Sửa đổi các đạo luật về tổ chức
các cơ quan quyền lực nhà nước, trên thiết kế đại cương của bản Hiến

pháp sau khi được sửa đổi, và nhất là nâng tầm cơ quan dân cử có một
vai trò đáng kể hơn. Sửa đổi Luật Đất đai 2003 để thiết kế lại những quy
định tạo ra một chế độ sở hữu minh bạch, rõ ràng, được bảo hộ chặt chẽ.
Bổ sung đạo luật về quyền sở hữu nhà nước đối với DNNN và phần vốn
nhà nước tại các doanh nghiệp hay đạo luật về thực hiện quyền sở hữu
nhà nước đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp để
thực hiện một cách có hiệu quả vai trò của DNNN.
Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng cũng cần thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực
trên phạm vi cả nước và từng địa phương, từng đơn vị cơ sở với tầm
nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể. Tập trung cơ cấu lại nền kinh tế trong
ba lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái
cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương
mại, các tổ chức tài chính.
Đối với tái cơ cấu đầu tư công, cần tái cơ cấu nguồn vốn cho đầu
tư công theo hướng huy động vốn đầu tư của xã hội, giảm dần đầu tư
từ NSNN và xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư công hiệu quả. Theo
đó, những giải pháp cụ thể như: (i) giảm tỉ lệ động viên GDP vào ngân
sách nhà nước tới mức hợp lý hơn để tăng khả năng tích lũy, đầu tư của
người dân; (ii) thực hiện công khai hóa các danh mục công trình, dự án,
23
quy trình và cơ chế khuyến khích đầu tư của Nhà nước để định hướng
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn, làm cơ sở cho việc
huy động các nguồn vốn; (iii) nhanh chóng hoàn thiện cơ chế về hợp tác
công tư trong đầu tư (PPP); (iv) ưu tiên đầu tư NSNN cho lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thủy sản; an ninh quốc phòng;
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa xã hội, bảo vệ môi
trường; các mục tiêu về an sinh xã hội; đột phá về xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng, tập trung cho các dự án chuyển tiếp cần đẩy nhanh tiến

độ; (v) các chương trình mục tiêu cần được thu gọn và sắp xếp theo thứ
tự ưu tiên trên cơ sở lựa chọn đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách,
mang lại hiệu quả đầu tư cao; và (vi) triển khai phương thức xây dựng
ngân sách trung hạn (từ 3-5 năm) để giúp xác định quy mô các nguồn
lực tài chính cần để thực hiện chính sách hiện hành trong trung hạn, cân
đối các nhu cầu của các lĩnh vực với tổng nguồn lực hiện có, trên cơ sở
các ưu tiên tổng thể của quốc gia và của từng Bộ.
Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý kinh tế, đặc biệt là phân cấp quản
lý và giám sát đầu tư, là một yêu cầu cấp bách nhằm giải quyết triệt để
những tồn tại, bất cập trong đầu tư công. Theo đó, những giải pháp cơ
bản bao gồm: (i) hình thành thiết chế quản lý vùng có các quyền quyết
định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng; (ii) phân định rạch ròi
quyền và trách nhiệm quản lý của từng cấp, nâng cao năng lực của các
địa phương trong việc lựa chọn và ra quyết định và vai trò giám sát
trung ương, các ban, ngành trong việc giám sát quyết định đầu tư của
các địa phương; (iii) chú trọng đổi mới cơ chế giám sát đầu tư theo
hướng tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành
kinh tế với quản lý theo vùng lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ
quản lý nhà nước của các Bộ, ngành với nhiệm vụ quản lý nhà nước
của chính quyền cấp tỉnh/thành; và (iv) các dự án sử dụng ngân sách từ
trung ương cần có sự phê duyệt và giám sát từ cấp trung ương để tránh
tình trạng các địa phương lập dự án tràn lan để giữ chỗ và xin ngân sách
trung ương. Việc phê duyệt cần đảm bảo một số tiêu chí cần thiết, trong
đó có tính thiết thực với sự phát triển của địa phương và không phá vỡ
các quy hoạch tổng thể khác.
24
Đối với tái cơ cấu DNNN, cần xác định rõ các căn cứ, tiêu chí và
định hướng ổn định, dài hạn về thành lập, duy trì và hoạt động của các
DNNN, không cho phép các DNNN đầu tư ra ngoài những lĩnh vực sản
xuất kinh doanh đã được Chính phủ cho phép, thực hiện quản trị doanh

nghiệp hiện đại, công khai minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình.
Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nước và chức năng quản lý nhà nước tại các DNNN theo nguyên tắc thị
trường, với một số giải pháp cụ thể như: (i) cần đổi mới tư duy, theo đó
quản lý nhà nước đối với các DNNN là thuộc chức năng công quyền, còn
quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN thuộc chức năng kinh
doanh, là thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
(ii) cần tách toàn diện, triệt để và hình thành một cơ quan chuyên trách
đại diện chủ sở hữu nhà nước, có thể gọi là Cơ quan quản lý và giám sát
quyền chủ sở hữu nhà nước dưới hình thức Ủy ban (hoặc Bộ). Cơ quan
này thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty, DNNN quy mô lớn. Tỉnh, thành phố lớn có nhiều DNNN có
thể lập Cơ quan quản lý và giám sát quyền chủ sở hữu nhà nước tỉnh,
thành phố. Đây là cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu; có bộ máy
và cán bộ chuyên trách và chuyên nghiệp; độc lập với cơ quan quản lý
hành chính nhà nước; (iii) tăng cường trách nhiệm người đại diện theo
uỷ quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN bằng hợp đồng
ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý giữa người đại diện theo
uỷ quyền và đại diện chủ sở hữu nhà nước, minh bạch về các đối tượng
có liên quan (tổ chức, cá nhân) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước. Người đại diện theo uỷ quyền tại doanh nghiệp không thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thực hiện thoái vốn nhà nước tại các
công ty cổ phần, nhất là các công ty chuyển đổi từ DNNN; hoàn thành
việc chuyển các doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, địa phương, và sở
hữu cổ phần, phần vốn góp hiện do các Bộ, địa phương nắm giữ, tập
trung về Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước nắm giữ và quản
lý; tăng tính cạnh tranh và giảm độc quyền của các doanh nghiệp nhà

×