Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Việt Nam năm 2012 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 39 trang )

HANOI, 2012

Mục lục
Tóm tắt 1
Bối cảnh kinh tế thế giới 4
Kinh tế Việt Nam 2012 7
I. Khái quát 7
II. Các thành phần của tổng cung 9
III. Các thành phần của tổng cầu 12
IV. Các cân đối vĩ mô 17
V. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ 19
VI. Thị trường tài sản 24
Triển vọng kinh tế Việt Nam 2013 25
Dự báo kinh tế 24
Gợi ý chính sách năm 2013 27
Phụ lục 29


1

Tóm tắt
Nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng đình trệ trong nửa
đầu năm khi Chính phủ bắt đầu nới lỏng cả về chính sách tiền tệ lẫn chính
sách tài khoá từ đầu Quý 2/2012. Nhưng sự phục hồi là chưa chắc chắn.
Tăng trưởng kinh tế từ mức 4,73% trong 3 quý đầu tăng lên 5,03% cả
năm, thấp hơn so với mục tiêu là 5,5%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm
2000.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,81% so với cùng kỳ năm ngoái – thấp nhất
trong 3 năm trở lại đây, còn lạm phát trung bình cả năm là 9,21%. Lạm
phát lõi (không bao gồm lương thực và năng lượng) năm 2012 ước tính
khoảng 11%.


Khu vực sản xuất chứng kiến cải thiện nhẹ trong sản xuất và tiêu thụ,
nhiều khả năng do yếu tố thời vụ. Chỉ số tồn kho cuối năm giảm nhẹ so
với các tháng trước, nhưng vẫn ở mức cao là 120,1. Tốc độ tiêu thụ hàng
công nghiệp còn rất chậm, tăng nhẹ từ 3,3% của tháng trước lên 3,6%. Giá
trị hàng tồn kho so với thời điểm cuối năm ngoái tăng 6,9%.
Chỉ số PMI của HSBC về ngành sản xuất tại Việt Nam biến động rất mạnh
trong năm 2012 với chiều hướng xấu đi rõ rệt so với năm 2011, thể hiện
nhận định bi quan của nhà sản xuất trong nước trước triển vọng ngắn hạn.
PMI xuống dưới ngưỡng 50 điểm (thu hẹp đơn hàng) trong 10/12 tháng
của năm 2012, đồng thời giảm liên tục 7 tháng liên tiếp, phản ánh sự suy
giảm triển vọng kinh doanh nghiêm trọng và dai dẳng.
Chi tiêu ngân sách đạt 904 nghìn tỷ đồng, trong khi thu ngân sách chỉ đạt
741,5 nghìn tỷ. Thâm hụt ngân sách cả năm lên khoả
ng 163 nghìn tỷ đồng
– tương đương 4,8% GDP. Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính
phủ phải tăng cường vay mượn thông qua phát hành trái phiếu bất chấp lãi
suất cao và đẩy thêm gánh nặng về phí và thuế sang cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ giảm rõ rệt, chỉ còn 6,2% so với cùng
kỳ năm ngoái, dấy lên những quan ngại về khả năng cầu tiêu dùng sẽ thấp
trong dịp Tết sắp tới. Với mức c
ầu tiêu dùng như vậy, CPI các tháng giáp
Tết có thể sẽ tăng còn thấp hơn năm ngoái, kéo theo sự trì trệ của cả năm.
Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2012 ước đạt 989.3 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt
33,5% GDP so với 34,6% của năm 2011. Giá trị tổng đầu tư tính theo giá
hiện hành chỉ tăng 7% so với năm trước, nên khi tính theo giá cố định, có
thể thấy lượng đầu tư đang thu hẹp. Trong khi nền kinh tế còn phụ thuộc
nhiều vào vốn đầu tư thì với mức đầu tư ngày càng thấp, nền kinh tế khó
2

thoát khỏi sự trì trệ đang đeo bám và buộc phải lệ thuộc nhiều hơn vào đầu

tư trực tiếp nước ngoài.
FDI thực hiện cả năm đạt 10,5 tỷ USD, thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm
trước, với 2/3 lượng vốn đổ vào khu vực sản xuất và chế biến - có năng
suất cao và tạo ra sản phẩm thực cho nền kinh tế. Việt Nam rõ ràng tiếp
tụ
c dẫm chân tại chỗ trong việc thu hút vốn FDI, hiện đang đứng cuối
cùng trong khu vực. Số vốn đăng ký mới chỉ cao hơn mức thấp nhất trong
vòng 5 năm qua.
Cán cân thương mại lần đầu tiên sau 19 năm chuyển sang trạng thái thặng
dư, ước tính khoảng 284 triệu USD. Cán cân vãng lai và cán cân vốn đều
dương giúp cán cân thanh toán duy trì thặng dư trên 10 tỷ USD. Khối DN
có vốn FDI góp phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu khi tă
ng tới 33% và
xuất siêu tới 12 tỷ USD. Nhập khẩu tăng chỉ nhỉnh hơn tốc độ tăng trưởng,
cho thấy nhu cầu trong nước yếu đi thấy rõ rệt, không chỉ hàng hoá tiêu
dùng cuối cùng mà còn cả nguyên nhiên liệu thô.
Tăng trưởng tín dụng từ mức âm trong nửa đầu năm chuyển sang phía
dương trong nửa cuối năm, lên mức 8,91% vào cuối năm 2012 so với
2011. Mặc dù đã vượt qua dự báo 5% của nhiều chuyên gia, song con số
này vẫn thấp hơn mục tiêu điều hành từ 1-3 điểm phần trăm, cho thấy
những diễn biến thực không khả quan như mong đợi. Vào cuối tháng
12/2012, tổng huy động vốn tăng 20,32%, đưa M2 tăng 19,85% so với
cuối năm 2011.
NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong suốt cả năm 2012 thông
qua việc lần lượt hạ lãi suất cơ bản gần như mỗi quý 1 điểm phần trăm.
Trong cả năm 2012, mặt bằng lãi suất cơ bản đã thấp hơn 6 điểm phần
trăm so với hồi đầu năm. Lần cắt giảm gần đây nhất vào cuối tháng 12
được hậu thuẫn bởi lạm phát thấp một cách bất thường vào những tháng
cuối cùng của năm.
Thanh khoản dư thừa song tín dụng l

ại tăng thấp, tình trạng ứ đọng thanh
khoản trở nên tồi tệ hơn trong hệ thống ngân hàng dần về cuối năm. Các
NHTM nhỏ thiếu thanh khoản là nguyên nhân của cuộc đua lãi suất huy
động âm thầm nhưng dai dẳng. Thị trường liên ngân hàng trong nửa cuối
năm dần mất đi tính hiệu quả, thể hiện qua việc các ngân hàng lớn dư dật
thanh khoản nhưng không cho các ngân hàng nhỏ vay qua thị trường này,
buộc NHNN phải can thiệp mạnh tay vào thị trường mở nhằm điều tiết
vốn giữa các ngân hàng. Sự chậm trễ trong quá trình tái cơ cấu một số
3

ngân hàng thương mại sẽ kéo dài tình trạng ứ đọng này và đe doạ sự lành
mạnh của hệ thống tài chính.
Tỉ giá danh nghĩa không thay đổi đáng kể trong khi lạm phát tăng cao
trong 2 năm qua khiến VND tiếp tục âm thầm lên giá so với đồng USD.
Tuy nhiên, cầu nhập khẩu suy giảm và lượng kiều hối dồi dào đã làm lu
mờ áp lực lên giá của đồng Việt Nam. Đồng nội tệ hiện đang bị đ
ánh giá
cao khiến các ngành phụ thuộc xuất khẩu gặp khó khăn, ngay cả với
những ngành đã từng có lợi thế gần như độc quyền trên thế giới (ví dụ
ngành xuất khẩu cá da trơn…)
Động thái trung hoà chặt chẽ lượng tiền đồng được bơm ra trong quá trình
tăng dự trữ ngoại hối đã góp phần giữ lạm phát thấp và tỷ giá ổn định. Số
liệu mớ
i nhất vào tháng 10/2012 cho thấy dự trữ ngoại hối tăng lên 20 tỷ
USD (theo IMF), tương đương 12 tuần nhập khẩu.
Nhu cầu nội địa về vàng miếng cao một cách bền bỉ do thị trường vẫn ưa
chuộng loại kim loại quý này, song năm 2012 chứng kiến sự gia tăng đột
biến cầu vàng SJC vì Nghị quyết mới về quản lý vàng quy định nhãn hiệu
này trở thành độc quyền quốc gia. Trong khi nguồn cung SJC không đáp
ứng được lượng cầu, giá vàng SJC đã tách khỏi giá thế giới, có lúc chênh

lệch lên tới khoảng 5 triệu đồng/lượng (trên 10%). Giá vàng SJC quay đầu
giảm về cuối năm và sẽ còn tiếp tục giảm khi mà lạm phát đã suy yếu,
vàng thế giới đang trên đà giảm và những động thái kiểm soát chặt chẽ
hơn việc buôn bán vàng miếng.
Thị trường chứng khoán hầu như đi ngang trong cả năm, trong khi bất
động sản suy giảm rõ rệt. Chỉ số VN-index leo đến đỉnh 488 điểm vào
tháng 5 rồi quay đầu giảm hơn 100 điểm trong suốt quý 3, đi ngang trong
suốt thời gian tiếp theo trong quý 4 và tăng nhanh trong tháng cuối cùng
của năm để kết thúc tại 413,73. Bất động sản chịu suy giảm ở tất cả phân
khúc thị trường và tê liệt ở phân khúc cao cấp suốt một năm ròng. Không
có nhiều thông tin tích cực để hỗ trợ cho sự tăng lên của chỉ số chứng
khoán và giải băng thị trường bất động sản ngoài cam kết hỗ trợ từ 20-40
nghìn tỷ cho thị trường bất động sản phân khúc bình dân và những đề xuất
ban đầu về chương trình xử lý nợ xấu của NHNN được đệ trình vào cuối
năm.

4

Bối cảnh kinh tế thế giới
Năm 2012 kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp, tốc độ tăng
trưởng thấp hơn năm trước và vẫn chứa nhiều rủi ro
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhận định kinh tế thế giới năm
2012 là rất khó khăn và đưa ra ước lượng tăng trưởng kinh tế thế
giới chỉ ở mức 3,2%, thấp hơn các dự báo trước đó và thấp hơn
năm 2011 (3,8%). Trong khi đó, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế
toàn cầu chỉ đạt 2,9%, giảm từ mức 3,4% của dự báo trước đó. Tuy
các con số đưa ra khác nhau nhưng đều cho thấy kinh tế thế giới
giảm tốc độ tăng trưởng nhiều hơn so với năm 2011 do hậu quả
nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới 2009 chưa khắc phục
được một cách căn cơ và những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp từ

khủng hoảng nợ Châu Âu.
Ngân hàng Trung ương Châu âu (ECB) công bố, trong quý 3, khu
vực đồng tiền chung euro (Eurozone) tăng trưởng kinh tế âm 0,1%
(quý 2 giảm 0,2%). Tình hình hẳn còn trầm trọng hơn trong quý 4,
và cả năm 2012, Eurozone có thể tăng trưởng âm 0,5%. Tuy nhiên,
Liên minh Châu Âu (EU), IMF và ECB – ba liên minh tài trợ cho
Hy Lạp đã đạt được thỏa thuận một khoản vay 49,1 tỷ euro nhằm
giúp nước này thoát khỏi vỡ nợ và tránh cho nước này khả năng rời
khỏi Eurozone.
Ngoài ra, khối EU còn đạt được đồng thuận về sự cần thiết xây
dựng một liên minh ngân hàng toàn Châu Âu, bao gồm thiết lập cơ
chế giám sát, bảo hiểm tiền gửi, và xử lý ngân hàng chung. Mặc dù
giữa các thành viên còn bị chia rẽ bởi quyền lợi và trách nhiệm,
nhưng điều này hứa hẹn một tương lai vững chắc hơn cho khu vực
này.
M
ỹ tiếp tục phục hồi với “tốc độ khiêm tốn” trong nửa cuối năm
2012. GDP quý 3 tăng 3,1%, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7,9% xuống
7,7% - thấp nhất trong 4 năm qua. Nút thắt của “vách đá tài khóa”
đang được gỡ dần từ sự nhượng bộ giữa các bên, cùng với kế
hoạch nới lỏng định lượng mới của Fed – 45 tỷ đôla mỗi tháng từ
tháng 1/2013 nhằm hỗ trợ nước này duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Nhật Bản 2 quý đầu năm 2012 tăng trưởng vượt trội so với
một số nước trong nhóm G7 nhờ nỗ lực của Chính phủ Nhật trong
việc khắc phục hậu quả thảm họa động đất cũng như tiêu dùng cá
nhân (chiếm 62% trong GDP) sau thảm họa. Song từ quý 3 do
căng thẳng chính trị với Trung Quốc tăng lên và ả
nh hưởng nợ
công của châu Âu, kinh tế Nhật tăng trưởng âm 0,1% và nếu quý 4
-4

-2
0
2
4
6
8
10
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Các nền kinh tế phát triển
Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi
Toàn cầu
Nguồn: IMF, Triển vọng kinh tế toàn cầu,
tháng 10/2012
5

tăng trưởng âm như dự báo thì Nhật đang rơi vào khủng hoảng kỹ
thuật và như vậy mức tăng trưởng 2012 của Nhật chỉ ở mức 1,6%
và 2013 là 0,7%, thấp hơn dự báo trước đó.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định tăng trưởng GDP
toàn khu vực châu Á sẽ đạt 6,9% trong năm 2012, giảm nhẹ so với
mức 7,2% của năm 2011. Trung Quốc ước tính sơ bộ tăng trưởng
7,5% trong năm 2012, giảm so với mức 9,2% năm 2011. Ấn Độ
uớc đạt tăng trưởng 5,4%. Con số này của Đông Nam Á ước đạt
khoảng 5,2% trong năm 2012, cao hơn so với mức 4,6% năm
trước, nhờ sự phục hồi của Thái Lan sau trận lụt lịch sử năm 2011.
Nhìn chung, đa số các tổ chức nghiên cứu độc lập dự báo triển
vọng kinh tế toàn cầu năm 2013 khả quan hơn các con số đưa ra
trước đó. IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013
từ mức 3,6% lên mức 4%. WB đưa dự báo cho năm 2013 lên 3%
so với mức 2.4% đưa ra vào đầu năm 2012. OECD đưa ra dự báo
3,4% cho năm 2013, tuy thấp hơn mức 4,2% đưa ra trước đó song
vẫn cao hơn so với ước tính 2,9% cho năm 2012.

Khả năng tác động của kinh tế thế giới tới Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2013, kinh tế Việt Nam có thể
chịu tác động trực tiếp ở ba lĩnh vực chính là xuất khẩu, thu hút
FDI và kiều hối.
Những khó khăn trong xuất khẩu vào năm 2013 bao gồm: (i) Cầu
tiêu dùng yếu ở khu vực châu Âu và sự trì trệ của nền kinh tế Nhật
Bản sẽ gây áp lực lên tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, (ii) nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu có thể bị phá
sản; (iii) đồng nội tệ được định giá cao và việc kiểm soát tỷ giá
chặt sẽ không khuyến khích được doanh nghiệp xuất khẩu.
Về đầu tư nước ngoài, định hướng của Chính phủ là ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thu hút mạnh vốn FDI.
Thực tế, Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định để thu hút FDI
như giá nhân công rẻ tương đối so với các quốc gia trong khu vực,
các nguồn lực tự nhiên tương đối dồi dào. Tuy nhiên, môi trường

kinh doanh của Việt Nam vẫn sụt giảm và chỉ số GFCF (Gross
Fixed Capital Formation) để đo lường mức đầu tư vào hạ tầng của
Việt Nam còn thấp, ở vị trí 15 trên 23 nước trong khu vực. Như
vậy, bên cạnh xử lý nợ xấu, ổn định kinh tế vĩ mô thì cải thiện môi
6

trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ
quan trọng để giúp Việt Nam lấy lại sự hấp dẫn về đầu tư.
Khủng hoảng kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn cung của kiều
hối vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo NHNN, kiều hối năm 2012 có
thể đạt 10 - 11 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2011 Năm
2013, nếu thị trường bất động sản vẫn đóng băng, chính sách
khống chế trần lãi suất USD sẽ khiến lượng kiều hối với mục đích
đầu tư có thể sẽ sụt giảm.

7

Kinh tế Việt Nam 2012
I. Khái quát
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2012 đạt 5,03% - con số
tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000. Mức tăng trưởng này thậm
chí còn thấp hơn mức dự báo được điều chỉnh trong Báo cáo của
Chính phủ trước Quốc hội trong kỳ họp cuối cùng của năm vào
cuối tháng 10 (kỳ họp thứ tư QH Khóa XIII), là 5,2%, cho thấy sự
suy giảm ngoài mong đợi của những dự báo gần đây nhất.
Ngành dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng cao nhất, 6.42%, đóng góp
nhiều nhất, đạt 2,7 điểm phần trăm, vào mức tăng trưởng chung
của cả nền kinh tế. Tiếp theo là công nghiệp và xây dựng tăng
4,52%, đóng góp 1,89 điểm cho tăng trưởng chung. Nhóm ngành

nông-lâm-ngư nghiệp chỉ đóng góp 0,44 điểm khi chỉ tăng 2,72%.
So với 2011, các nhóm ngành đều có mức giảm từ 0,2-0,3 điểm
phần trăm.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Điều đáng lo ngại là trong 2 năm liên tiếp kể từ 2010, tăng trưởng
của quý sau liên tục suy giảm so với quý trước cùng kỳ, cho thấy
khuynh hướng tăng trưởng chậm lại rõ rệt của nền kinh tế.
Một điều đáng chú ý nữa là ngay từ cuối Quý 1/2012 đã có động
thái nới lỏng tiền tệ và tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế,
nhưng chính sách này đã hầu như không phát huy được tác dụng
trong suốt thời gian còn lại của năm.
Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng CPI cuối năm tăng 6,81% so với cùng kỳ năm
trước, thấp hơn so với mục tiêu 8% đã được điều chỉnh và là thấp
nhất trong 3 năm trở lại. Lần cuối cùng lạm phát thấp hơn 6% là
vào năm 2003.
Đóng góp vào GDP 2011 Sơ bộ 2012
Tăng trưởng chung 5,89 5,03
Nông nghiệp
0,66 0,44
Công nghiệp và xây dựng
2,32 1,89
Dịch vụ
2,91 2,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
5.32
6.78
5.89
5.03

0
1
2
3
4
5
6
7
8
I/2009
IV/2009
III/2010
II/2011
I/2012
IV/2012
Tốc độ tăng trưởng GDP cộng dồn
so với cùng kỳ năm trước
Ng
uồn: Tổn
g
c

c Thốn
g

8

Trong khi chỉ số giá lương thực liên tục giảm trong suốt cả năm và
là nhân tố chính kéo lạm phát xuống thấp (tỷ trọng của nhóm
lương thực và thực phẩm trong rổ hàng hoá tính CPI là 32,5%), thì

chỉ số lạm phát phi lương thực và lạm phát lõi đều trên đà tăng,
vượt quá mức lạm phát chung, phản ánh tác động của chính sách
nới lỏng tiền tệ và hệ quả của điều chỉnh tăng giá các mặt hàng
trong diện kiểm soát.
Việc kiểm soát giá các mặt hàng theo quyết định hành chính
thường khiến giá cả biến động rất thất thường, khi thay đổi thường
với biên độ lớn và gây ra cú sốc đối với nền kinh tế mạnh hơn các
mặt hàng được thị trường quyết định. Biến động của lạm phát vì
thế mà cũng bị bóp méo và thường xuyên phản ánh kém trung thực
diễn biến thực. Nếu không có thay đổi viện phí thì lạm phát năm
nay sẽ đặc biệt thấp, khoảng 4,5% thay vì gần 7% như báo cáo.
Theo tính toán của JP Morgan Chase trong tháng 11, lạm phát lõi
(không bao gồm giá lương thực và năng lượng) tăng lên mức
12,2% so với cùng kỳ năm trước. Hai nhóm phi lương thực có mức
tăng cao nhất trong năm 2012 là dịch vụ y tế và giáo dục, với mức
tăng trung bình tương ứng là 20,37% và 18,48%, phản ánh hệ quả
của việc điều chỉnh mức phí trong các ngành này vào tháng 9-10.
Bưu chính viễn thông có mức giảm hơn 11%, tiếp tục thể hiện lợi
ích từ sức ép cạnh tranh lên giá cả dịch vụ viễn thông.
Trong khi cung tiền cả năm 2012 tăng 19,8%, tín dụng lại tăng
trưởng tương đối thấp (8,91%). Điều này cho thấy vấn đề của thị
trường vốn đang nằm ở phía cầu chứ không phải từ phía cung. Rõ
ràng doanh nghiệp không muốn m
ở rộng tín dụng vì môi trường
kinh doanh sản xuất không có nhiều cơ hội và vẫn còn quá nhiều
bất trắc.
Việc lạm phát tăng rất chậm vào những tháng cuối cùng của năm
cho thấy sức mua thậm chí không được cải thiện dù đã gần tới Tết
Nguyên Đán.





-5
0
5
10
15
20
25
Diễn biến lạm phát (%)
CPI (y/y)
CPI lương thực, thực phẩm (y/y)
CPI phi lương thực, thực phẩm (y/y)
CPI (m/m)
Ng
uồn: Tổn
g
c

c Thốn
g

9

II. Các thành phần của tổng cung
Nông nghiệp
Mặc dù có sự hỗ trợ của Chính phủ về tín dụng, mua tạm trữ, tăng
trưởng GDP của khu vực này có dấu hiệu giảm dần, năm 2010:
2,8%; năm 2011: 4,0% và năm 2012: 2,7%. Thiên tai, dịch bệnh và

giá cả nông sản có xu hướng giảm là yếu tố cơ bản làm giảm tăng
trưởng của ngành này. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ yếu, lại phải liên
tục chống chọi với hàng nhập lậu rẻ tiền, chi phí sản xuất gia tăng,
cũng là các nguyên nhân làm giảm động lực sản xuất.
Ngành thuỷ sản đang gặp khó khăn khi dấu hiệu giảm tốc đã xuất
hiện ngay từ quý 3 chứ không chờ đến hết quý 4 như 2 năm vừa
qua. Tăng trưởng GDP cộng dồn năm 2012 đạt 4,16%, thấp hơn
mức 5,46% năm 2011. Với khoảng 50% doanh nghiệp phá sản,
20% đang hoạt động cầm cự và rất nhạy cảm với tác động về chi
phí, các thay đổi về thuế và phí theo hướng gia tăng sẽ khiến cho
ngành thuỷ sản đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có chính
sách hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là về tỷ giá và ân hạn thuế nhập khẩu
nguyên liệu.
Trong khi lúa gạo có một năm được mùa thì triển vọng về vụ cà
phê của năm 2012 không sáng sủa bằng năm trước do điều kiện
thời tiết bất lợi khiến sản lượng sụt giảm, mức nước tại các hồ
chứa kém dồi dào ảnh hưởng đến kế hoạch tưới tiêu.
Ngành lâm nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng tốt với tốc độ 5,83%,
tăng nhẹ so với con số 5,7% của năm 2011.
Công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp giả
m mạnh, nhất là công nghiệp chế
biến và khai khoáng. Tăng trưởng công nghiệp cả năm chỉ đạt
5,18%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,5% của năm 2011. Chỉ
số sản xuất công nghiệp cuối năm tăng 4,8% so với năm ngoái,
trong đó công nghiệp khai thác tăng 3,5, công nghiệp sản xuất và
chế tạo tăng 4,5%, và sản xuất và phối phối điện, khí đốt tăng
12,3%. Con s
ố tương ứng của năm ngoái là 6,8%, -0.1%, 9,5% và
10%. Sản xuất công nghiệp giảm mạnh là nguyên nhân chính dẫn

tới giảm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung (tăng trưởng
công nghiệp thấp hơn khiến tăng trưởng mất 0,43 điểm phần trăm,
trong khi 2 nhóm lớn còn lại đánh mất 0,21 và 0,22 điểm).
2.32
5.83
4.16
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
I/2009
II/2009
III/2009
IV/2009
I/2010
II/2010
III/2010
IV/2010
I/2011
II/2011
III/2011
IV/2011
I/2012
II/2012
III/2012

IV/2012
Tăng trưởng nông-lâm-nghiệp (%)
Nông nghiệp, cộng dồn từ đầu năm, y/y
Lâm nghiệp, cộng dồn từ đầu năm, y/y
Thuỷ sản, cộng dồn từ đầu năm, y/y
5.18
2.09
-4
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
Tăng trưởng công nghiệp-xây dựng
(%)
Công nghiệp. cộng dồn từ đầu năm. y/y
Xây dựng. cộng dồn từ đầu năm. y/y
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê
10

Chỉ số hàng tồn kho tại thời điểm 01/12/2012 của ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1%, so với cùng thời điểm năm
trước. Tăng vọt từ đầu năm rồi xuống dốc khá ổn định trong nửa
đầu năm khi lượng tiêu thụ cải thiện, dấu hiệu đình trệ xuất hiện
trở lại khi mà chỉ số tồn kho dao động quanh ngưỡng 120,5 trong 6

tháng cuối năm khi tiêu thụ không giữ được đà tăng. Tỷ lệ giá trị
hàng tồn kho tại cùng thời điểm so với giá trị sản xuất ước tính cả
năm là 6,9%. Những chỉ tiêu này cho thấy sức tiêu thụ của nền
kinh tế vẫn còn rất yếu ớt.
Chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp phục hồi nhẹ vào Quý 2 và Quý 3
song không giữ được đà tăng trong Quý 4 để k
ết thúc năm với mức
103,6. Mức tăng này không thể làm vơi nỗi lo về sự yếu ớt của
ngành sản xuất công nghiệp trong khi mức trung bình của năm
2011 là khoảng 115; sức cầu hàng công nghiệp vẫn rất yếu.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI của HSBC-Markit về ngành
sản xuất của Việt Nam có chuỗi suy giảm 7 tháng liên tiếp cho
thấy điều kiện kinh doanh trong nước suy yếu trầm trọ
ng và dai
dẳng. Tâm lý bi quan của nhà sản xuất đi xuống rất nhanh bắt đầu
từ quý 2 và tiếp diễn đến tới quý 4. Đặc biệt, trong tháng 7, PMI
tụt rất mạnh xuống 43,7 điểm so với tháng trước đó – mức sụt
giảm mạnh nhất trong năm. PMI đã phục hồi nhẹ vào các tháng
cuối năm mà phần nhiều là yếu tố mùa vụ và do tác động từ các
biện pháp tài khoá chứ không phải do đơn hàng xuất khẩu đã quay
trở lại một cách bền vững. Có thể nói, điều kiện kinh doanh của
khu vực sản xuất trong nước đã suy yếu rất nhiều so với thời điểm
cuối năm ngoái.
Ngành xây dựng có xu hướng phục hồi chút ít sau khi tăng trưởng
âm 3% vào năm 2011 và đạt mức tăng khoảng 2,09% năm 2012,
chủ yếu bắt đầu từ Quý 2 sau khi Chính phủ đẩy nhanh giả
i ngân
các dự án đầu tư công, trong khi giá bất động sản vẫn tiếp tục
giảm.


Dịch vụ
Mức tăng trưởng cả năm của ngành dịch vụ là 6,42%, tăng trưởng
hàng quý của từng cấu phần đa số là thấp hơn cùng kỳ so với diễn
biến trong 2 năm trước. Hầu hết các nhóm trong ngành dịch vụ đều
có mức tăng xung quanh ngưỡng 7%, chỉ trừ các hoạt động kinh
doanh và tư vấn tài sản có mức giảm nhẹ 1,18%. Chiếm tỷ trọng
3.6
20.1
-10
0
10
20
30
40
th12 10
th2 11
th4 11
th6 11
th8 11
th10 11
th12 11
th2 12
th4 12
th6 12
th8 12
th10 12
Chỉ số tiêu thụ và tồn kho hàng
công nghiệp
Chỉ số tiêu thụ Chỉ số tồn kho
2011

Th.6 Th.8 Th.10 Th.12 Th.2 Th.4 Th.6 Th.8 Th.10 Th.12
40
45
50
55
Tốc độ giảm sút tăng lên
Tốc độ tăng trưởng tăng lên
50 = không thay đổi so v

i tháng tr
ư

c
Chỉ số Nhà
q
uản tr

mua hàn
g
PMI của Vi

t Nam
2012Th.4
Nguồn: HSBC-Markit (2012)
Ng
uồn: Tổn
g
c

c Thốn

g

11

105
106
107
108
109
Tăng trưởng dịch vụ
Thương mại, cộng dồn từ đầu năm, y/y
Khách sạn và nhà hàng, cộng dồn từ đầu năm,
y/y
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, cộng dồn
từ đầu năm, y/y
lớn nhất, thương mại có mức tăng trưởng 6,92%, chậm hơn không
đáng kể so với khách sạn, nhà hàng và vận tải kho bãi, thông tin
liên lạc (lần lượt là 6,99% và 6,88%). Trong khi thương mại có
mức tăng khá đều đặn với 2 cú bứt phá vào quý 2 và quý 4 thì 2
nhóm còn lại chỉ cần tăng tốc trong quý 3 đã vượt qua mức tăng
của thương mại. Diễn biến trong năm nay cũng không tương đồng
với 2 năm trước khi các nhóm trong ngành luôn biến động rất sát
nhau.
Nhóm tài chính, tín dụng mặc dù được cải thiện về thanh khoản
nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành không cao (chỉ 7,1%) chủ yếu
là do cầu tín dụng thu hẹp, nợ xấu gia tăng và lợi nhuận sụt giảm
mạnh bởi trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu.

Thị trường nhân tố
Năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1,52 triệu người và

gửi 80.000 lao động ra nước ngoài. Con số thực hiện thấp hơn so
với mục tiêu đề ra là 1,6 triệu việc làm, có nguyên nhân chủ yếu từ
sự suy yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xây
dựng và thuỷ sản gặp khó khăn nghiêm trọng, cho lao động nghỉ
việc không lương, hoặc khi kinh doanh trở lại thì không tuyển
dụng được như trước nữa. Một lượng lớn lao động không trở lại
làm việc và buộc phải chuyển sang khu vực không chính thức
không ghi nhận được đầy đủ. Mô hình tăng trưởng dựa vào dịch
chuyển lao động sang các khu vực có năng suất cao hơn có thể sẽ
không phát huy được tác dụng nếu nền kinh tế không hấp thụ nổi
lao động dư thừa và tạo ra việc làm mới (dự kiến mỗi năm tăng
thêm khoảng 1 triệu việc làm mới).
Trong khi có hơn 51.800 doanh nghiệ
p giải thể và ngừng hoạt
động trong năm 2012 - tăng từ con số 41.200 trong 10 tháng đầu
năm, có thêm 68.300 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký
458,8 nghìn tỷ đồng; một phần không nhỏ trong số này là các công
ty đã giải thể đăng ký và hoạt động trở lại.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 tái khẳng định quyền sử dụng
đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, và đất đai thuộc quyền
sở hữu toàn dân, đồng thời đốc thúc sửa đổi bổ sung Luật đất đai
2003 để hạn chế sai phạm và khiếu nại. Điều này cho thấy chưa có
Ng
uồn: Tổn
g
c

c Thốn
g


12

thay đổi lớn trong đường lối và chính sách liên quan đến lĩnh vực
đất đai. Luật Đất đai chắc chắn sẽ tiếp tục là chủ đề được bàn thảo
kỹ lưỡng trong thời gian tới khi những tranh chấp liên quan đến
quy hoạch và đền bù đất đai còn căng thẳng. Tình trạng đóng băng
của thị trường bất động sản cùng đòi hỏi những tháo gỡ mới về mặt
chính sách.

III. Các thành phần của tổng cầu
Chi tiêu chính phủ
Tổng mức chi tiêu Chính phủ cả năm ước đạt 904.100 tỷ đồng,
tăng 13,6% so với năm 2011. Chi tiêu Chính phủ tăng chủ yếu từ
cấp ngân sách trung ương - khoảng 18%, còn cấp ngân sách địa
phương tăng không đáng kể - khoảng 3%. Điều này cho thấy hai
vấn đề: (i) chi tiêu ở địa phương bị hạn chế vì sự sụt giảm các
nguồn thu từ cơ sở do hoạt
động kinh tế bị thu hẹp, thị trường bất
động sản đóng băng khiến nguồn thu từ phí sử dụng đất và thuế
đất, vốn là một nguồn thu quan trọng của địa phương trong nhiều
năm qua, giảm đáng kể. (ii) Bằng chứng cho thấy chính sách mở
rộng tài khoá từ ngân sách trung ương để đối phó với tình trạng
tổng cầu suy giảm. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nguồn chi tiêu tăng
lên đó chủ yếu đến từ vay mượn, do nguồn thu không có khả năng
cải thiện trong năm.
Đầu tư toàn xã hội
Tổng đầu tư toàn xã hội trong năm 2012 ước đạt 989,3 nghìn tỷ
đồng giá hiện hành, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5%
GDP. Tăng trưởng trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước đạt
9,6%, khu vực FDI tăng 1,4% và khu vực ngoài nhà nước tăng

8,1%. Theo giá cố định, giá trị tồng đầu tư hầu như không tăng, có
lĩnh vực giảm mạnh. Tổng đầu tư toàn xã hội chỉ nhỉnh hơn mức
tăng của lạm phát (gần 7%), khiến cho đây có thể là năm thứ 2 liên
tiếp đầu tư thực vào nền kinh tế suy giảm. Xu hướng suy giảm
tổng đầu tư xã hội (tỷ trọng trong GDP từ 41,9% năm 2010, xuống
34,6% năm 2011 và 33,5% trong 2012) giúp đóng góp vào bình ổn
kinh tế vĩ mô, nhưng chắc chắn sẽ không chỉ ngăn cản tăng trưởng
trong ngắn hạn mà còn cả ở dài hạn khi cấu trúc kỹ thuật của nền
kinh tế chưa có nhiều thay đổi. Do lệ thuộc vào mô hình tăng
trưởng theo chiều rộng, sự sụt giảm trong tổng đầu tư dự báo rằng
341.6
377
309.4
310
226.9
183
0
100
200
300
400
I/2011
II/2011
III/2011
IV/2011
I/2012
II/2012
III/2012
IV/2012
Nghìntỷ

đồng
Đầu tư toàn xã hội
Khu vực nhà nước
Khu vực ngoài nhà nước
Khu vực đầu tư nước ngoài
50
70
90
110
130
150
0
5000
10000
15000
20000
25000
th1 12
th2 12
th3 12
th4 12
th5 12
th6 12
th7 12
th8 12
th9 12
th10 12
th11 12
th12 12
Chi tiêu theo cấp hàng tháng

Địa phương
Trung ương
Trung ương, m/m
Địa phương, m/m
Ng
uồn: B

Kế ho

ch và Đầu tư
Ng
uồn: Tổn
g
c

c Thốn
g

13

tăng trưởng sẽ không thể duy trì ở mức trên 7% và đất nước sẽ
không thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng theo Kế hoạch Phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.
Khi tổng đầu tư có dấu hiệu suy giảm từ đầu năm thì Chính phủ đã
có biện pháp tăng đầu tư và chi tiêu gấp rút để vực lại hoạt động
kinh tế trong nửa cuối năm. Ước tính tới hết quý 4 nă
m nay, tổng
vốn đầu tư của khu vực công ước tính đạt 377 nghìn tỷ đồng, trong
đó đầu tư từ ngân sách lên gần 205 nghìn tỷ đồng, tương đương
với 115% con số của năm ngoái. Đã không cao hơn đáng kể so với

con số vào cuối năm ngoái, khi loại bỏ ảnh hưởng của tăng giá
thực tế, khu vực ngoài nhà nước lại giảm mạnh, cho thấy khu vực
này rất nhạ
y cảm trước tình hình kinh tế xấu đi trông thấy.
Xét về tỷ trọng, khu vực công đang tăng lên cao nhất trong khi khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước chứng
kiến giảm sút. Sự gia tăng trong tỷ trọng của đầu tư nhà nước trái
ngược với xu hướng giảm dần trong các năm gần đây cho thấy tình
hình kinh tế suy giảm nghiêm trọng đã buộc chính phủ phải can
thiệp mạnh tay hơn vào nền kinh tế.
Vốn đầu tư nước ngoài
Môi trường kinh tế còn khó khăn làm kìm hãm dòng vốn của nhà
đầu tư nước ngoài, khi mà bối cảnh tiêu thụ khó khăn và sản xuất
còn cầm chừng và chưa thể cải thiện trong ngắn hạn.Cả năm, giá
trị FDI giải ngân đạt 10,5 tỷ USD – thấp hơn hơn 500 triệu USD so
với cùng kỳ năm ngoái.
Một điểm sáng đáng chú ý là hai phần ba số vốn thực hiện được
giải ngân vào vào khu vực năng suất cao và tạo ra sản phẩm thực
của nền kinh tế như sản xuất, chế tác và bán lẻ thay vì bất động sản
và tài chính như mất năm trước. Lượng vốn này được kỳvọng sẽ
thúc đẩy sản lượng trong các năm tới. Với đặc thù là nền kinh tế
chế tác, các dự án thường thâm dụng lao động, cho nên có lý do để
hy vọng lượng vốn trong năm tới sẽ hấp thu một lượng lớn lao
động trở lại khi tình hình vĩ mô đã ổn định hơn.
Vốn đăng ký mới và tăng thêm của năm 2012 đạt 12,72 tỷ USD,
giảm 22,4% so với năm trước và thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại
đây. Sụt giảm về kỳ vọng tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư
thiếu hấp dẫn so với các nước trong khu vực (không cải thiện vị trí
trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB) trong khi
10,460

0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Vốn FDI giải ngân trong 10 năm
(triệu USD)
Ng
uồn: B

Kế ho

ch và Đầu tư
14

đồng nội tệ tiếp tục bị định giá cao, cộng với quy trình xét duyệt hồ
sơ nghiêm ngặt hơn là các nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm
trong vốn đăng ký mới và tăng thêm.
Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu là nước đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào
Việt Nam với 5,05 tỷ USD trong 11 tháng năm 2012. Các nước giữ
vị trí top 5 đều thuộc châu Á, cho thấy rằng các nhà đầu tư lớn t

phương Tây vẫn chưa mặn mà quay trở lại Việt Nam.
Tiêu dùng cuối cùng
Tăng trưởng bán lẻ (đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, bao gồm cả
tiêu dùng trung gian) xuống đáy thấp nhất trong 2 năm, chỉ đạt
mức 10,5% so với cùng kỳ 2011. Lí do chính cho sự sụt giảm này

là suy giảm trong tăng trưởng của nhóm thương nghiệp chỉ dừng ở
7,96% so với năm trước do cầu tiêu dùng yếu và tín dụng cho tiêu
dùng không cao.
Nếu không lo
ại trừ lạm phát thì doanh số bán lẻ cộng dồn 12 tháng
chỉ tăng 16%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2010 sau
khi đã lập đáy 16,4% tháng trước. Nếu loại trừ lạm phát thì tốc độ
tăng trưởng bán lẻ giảm từ mức đỉnh 6,8% trong tháng 10 xuống
6,4% trong tháng 11 và xuống khoảng 6.2% trong tháng 12. Sụt
giảm thu nhập, lạm phát cao, rủi ro mất việc cùng với những hồi
phục yếu ớt của nền kinh tế khiến cho tiêu dùng cuối cùng suy
giảm tới mức thấp nhất kể từ khi chương trình bình ổn kinh tế bắt
đầu thực hiện vào năm 2011.
Tính cả năm, ngành dịch vụ có mức tăng trưởng chỉ 19,6% sau khi
đạt đỉnh vào tháng 5. Khách sạn, nhà hàng đã vượt qua đỉnh của
chu kỳ vào tháng 5-7, chỉ tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành du lịch đạt danh thu bằng 128,1% so với năm trước, còn giá
trị do ngành thương nghiệp tạo ra chỉ dừng lại ở mức tăng trưởng
15,2%, đạt 1789 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% giá trị tổng mức bán lẻ.
Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong GDP năm 2012 đạt khoảng
68,7%, giảm so với năm 2011 (69,6%), dự kiến có thể tăng nhẹ
vào năm 2013.
Cán cân thương mại
Cán cân thương mại năm 2012 ước đạt thặng dư 284 triệu USD, là
năm có thặng dư đầu tiên kể từ 1993. Cán cân vãng lai dự kiến
109.2
101.49
115.72
106.2
95

100
105
110
115
120
125
130
th1 12
th2 12
th3 12
th4 12
th5 12
th6 12
th7 12
th8 12
th9 12
th10 12
th11 12
th12 12
Diễn biến tổng mức bán lẻ 2012
(y/y)
(m/m)
Cộng dồn từ đầu năm. (y/y)
Cộng dồn từ đầu năm loại trừ yếu
tố lạm phát. (y/y)
Nguồn: Bộ Công thương
15

0
2,000

4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
th1 12
th2 12
th3 12
th4 12
th5 12
th6 12
th7 12
th8 12
th9 12
th10 12
th11 12
Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm
hàng, triệu USD
Hàng hoá khác
Nhóm công nghiệp chế biến
Nhóm nhiên liệu và khoáng
sản
Nhóm nông lâm thuỷ sản
thặng dư khoảng 600 triệu USD, bắt nguồn từ thặng dư thương mại
và tăng lượng kiều hối. Đây là năm đầu tiên kể từ 2000, Việt Nam
thặng dự cán cân vãng lai.
Lí do chính cho việc thay đổi trạng thái cán cân thương mại từ mức
thâm hụt 9,5 tỷ USD chuyển sang thặng dư hơn 280 triệu USD là
do tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu hàng may mặc và điện
thoại nhờ vào giá gia công và lắp ráp rẻ hơn hầu hết các nước trong

khu vực. Ngoài ra, tình hình kinh tế trong nước không mấy sáng
sủa cũng làm nhập khẩu các yếu tố đầu vào và các hàng hoá xa xỉ
suy giảm.
Xuất khẩu cả năm 2012 tăng trưởng ước đạt 18,3% với kim ngạch
đạt trên 114,6 tỷ USD.
Dẫn đầu về xuất khẩu không kể dầu thô là hàng chế tác, trong đó
may mặc với 15 tỷ USD, đặc biệt là hàng chế tác giá trị cao như
điện thoại với 12,6 tỷ USD hay điện tử-máy tính-linh kiện với 7,8
tỷ USD. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Samsung
Việt Nam đạt mức xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD mỗi tháng là
nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng bất
thường lên 97% so với năm trước.
Xuất khẩu các sản phẩm nông sản cộng hợp lại lên tới 18,18 tỷ
USD, trong đó 3 mặt hàng hải sản, gạo và cà phê chiếm tới 70%
tổng kim ngạch, chủ yếu là do tăng về lượng chứ không phải về giá
hay có dịch chuyển tích cực trong chuỗi giá trị. Sắn và cà phê có
tốc độ tăng lượng xuất khẩu cao nhất, tương ứng đạt mức 55% và
38%.
Ngành chế tác công nghệ cao tăng dần về tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu những năm gần đây, vươn lên tới 17,8% trong năm 2012.
Nông sản đứng thứ hai và dệt may đứng thứ ba với tỷ trọng lần
lượt 15,9% và 13,1%. Trong khi đó, dầu thô giảm sâu từ mức trên
20% 10 năm trước xuống còn khoảng 7,3%. Những diễn biến trên
cho thấy Việt Nam ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu tài nguyên thô,
chuyển trọng tâm sang chế biến nông sản và lắp ráp sản phẩm có
giá trị cao nhưng lại bị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm ưu thế ở nhóm sau. Phần giá trị gia tăng thu được từ các yếu
tố nội địa là rất khiêm tốn (lương thấ
p, thuế sử dụng đất giảm để
khuyến khích đầu tư, thất thu thuế do chuyển giá).

-40
-20
0
20
40
60
80
100
120
140
2006 2007 2008 2009 2010 2011
ước
2012
Cán cân thương mại (tỷ USD)
Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Bộ Công thương
16

Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu
thô) tăng 33% trong khi xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp nội
địa hầu như không tăng, chỉ đạt 1,3% (nếu tính theo giá cố định,
giá trị xuất khẩu chắc chắn tăng trưởng âm). Sự tăng trưởng mạnh
mẽ trong xuất khẩu của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài khiến
tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này vươn lên tới gần 55,8% tổng
kim ngạch xuất khẩu, nếu tính cả dầu thô là 63%. Sự trì trệ của
khối DN trong nước phần nào phản ánh tác động của chính sách
bình ổn vĩ mô lên khối này nặng nề hơn khối ngoại khiến khối này
dần bị mất đi năng lực cạnh tranh.

Nhập khẩu tăng chậm lại theo xu hướng giả
m tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Với tổng kim ngạch trên 114,3 tỷ USD, tăng trưởng năm
2012 ước đạt 7,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 25,8% của
năm 2011.
Máy móc và thiết bị, điện tử và máy tính, xăng dầu, sắt thép và vải
vẫn dẫn đầu về giá trị nhập khẩu như những năm gần đây. Chỉ 5
nhóm hàng này đã chiếm tới 50% giá tr
ị nhập khẩu của nền kinh
tế. Bước nhảy vọt trong nhập khẩu máy móc và thiết bị, điện tử và
link kiện máy tính trong năm 2012 cho thấy sức sản xuất tăng rất
mạnh tại các ngành lắp ráp. Nhập khẩu điện tử và linh kiện tăng tới
66,8%, linh kiện điện thoại tăng tới 82,9%. Nguyên phụ liệu
ngành dệt may và da giầy có giá trị nhập khẩu lên tới 12,5 tỷ USD,
tương đương 5/6 kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành này. Xăng
dầu và sắt thép là 2 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm
mạnh so với 2011, còn lại phần lớn các nhóm hàng khác không
tăng hoặc tăng không đáng kể.
Xét về cơ cấu, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm
6,7% so với 2011, xuống còn 54 tỷ USD. Còn khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài tăng tới 23,5% giá trị nh
ập khẩu, lên 60,34
tỷ USD, chiếm 52,7%. Như vậy khu vực kinh tế trong nước nhập
siêu gần 11,7 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
xuất siêu 12 tỷ USD.
Nếu xét toàn bộ các thành phần của tổng cầu, có thể thấy rằng khi
loại bỏ ảnh hưởng của sự tăng giá, tiêu dùng cuối (đại diện là bán
lẻ) tăng 6%, tổng đầu tư không thay đổi đáng kể (thậm chí có thể

giảm nhẹ), chi tiêu chính phủ tăng khoảng 6%, mức tăng trưởng

của xuất khẩu ròng gần 7% GDP (từ mức âm 9,5 tỷ USD sang
dương 284 triệu USD là tăng gần 10 tỷ USD, tương ứng với 7%
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
th1 12
th2 12
th3 12
th4 12
th5 12
th6 12
th7 12
th8 12
th9 12
th10 12
th11 12
th12 12
Kim ngạch nhập khẩu một số
mặt hàng, triệu USD

Khác
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
Máy tính, điện tử và linh kiện
Sắt thép
Nguyên, phụ liệu dệt, may, da giầy
Vải
Xăng dầu các loại
Tổng giá trị nhập khẩu
Nguồn: Bộ Công thương
17

GDP). Như vậy, tiêu dùng, chi tiêu chính phủ và đặc biệt là xuất
khẩu ròng đã kéo tăng trưởng lên mức 5% như đã ghi nhận. Có thể
kết luận sơ bộ rằng chính tiêu dùng và xuất khẩu hàng lắp ráp và
chế tác từ phía khu vực có vốn FDI, đặc biệt là điện thoại, đã cứu
Việt Nam thoát khỏi nguy cơ tăng trưởng thấp trong năm 2012.
Trong năm tới, nếu đầu tư vẫn không thực tăng, chi tiêu chính phủ
thì bị kiềm chế vì điều kiện ràng buộc thâm hụt ngân sách 4,8%
GDP trong điều kiện nguồn thu giảm, cán cân xuất nhập khẩu
không tiếp tục cải thiện và tiêu dùng tiếp tục suy giảm thì mục tiêu
tăng 5,5% sẽ khó mà đạt được, thậm chí có thể không bằng 2012.

IV. Các cân đối vĩ mô
Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán tổng thể năm 2012 có thể đạt mức thặng dư
khá lớn, khoảng 10 tỷ USD. Đây là mức thặng dư lớn nhất kể từ
năm 2007 - chủ yếu là do thặng dư cán cân vãng lai và cán cân
vốn. Đồng thời lỗi và sai sót cũng có dấu hiệu giảm mạnh, còn
khoảng 4,5 tỷ USD so với 7 – 10 tỷ USD những năm trước đây.
Điều này có tác dụng duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và tăng đáng

kể dự trữ ngoại tệ lên mức tương đương 12 tuần nhập khẩu.
Thặng dư cán cân thương mại cả năm giúp cải thiện cán cân thanh
toán sang trạng thái dương khi mà cán cân vốn và tài chính vẫn
tiếp tục dương. Sau 2 năm lâm vào trạng thái thâm hụt thì cán cân
thanh toán đã thặng dư trở lại kể từ năm 2011. Nguyên ngân chủ
yếu là cầu USD cho nhập khẩu giảm, kiều hối tiếp tục dồi dào, và
sai số giảm (tương ứng với việc người dân bán USD ra hoặc giảm
tâm lý găm giữ USD).
Cán cân thanh toán trong trạng thái thặng dư khoảng 6,5 tỷ USD
tới hết quý 2 và nhiều dự báo cho thấy nó sẽ tiếp tục thặng dư
nhiều hơn trong 2 quý cuối năm. Các con số ước tính đặt cán cân
thanh toán vào trạng thái dương khoảng 8,1 tỷ USD tới hết tháng 9
và hơn 10 tỷ USD cho cả năm.
Cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ, thị trường dư thừa
VNĐ và cầu USD yếu hơn mọi năm tạo điều kiện để cải thiện dự
trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối quốc gia hiện đang đứng ở mức xấp
xỉ 20 tỷ USD, theo số liệu cập nhật gần đây nhấ
t của IMF. Tính
3,373
1,339
4,282
1,400
1,442
2,169
Cán cân vãng
lai
Cán cân vốn
và tài chính
Cán cân tổng
thể

Cán cân thanh toán (triệu USD)
Quý 1 Quý 2
Ng
uồn: Tổn
g
c

c Thốn
g

18

toán sơ bộ xác nhận con số đưa ra bởi ADB rằng dự trữ ngoại hối
đủ cho 10-13 tuần nhập khẩu, khá sát với ngưỡng an toàn tối thiểu
14-15 tuần do IMF đề nghị. Việc bù đắp dự trữ ngoại hối trong
năm 2012 phần nào khoả lấp lượng ngoại tệ bốc hơi trong 2 năm
nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm, lạm phát tăng cao và nhập
siêu trầm trọng.
Ngân hàng Nhà nước cũng nhận thức được trách nhiệm trung hoà
chặt chẽ lượng tiền VNĐ đã đưa ra thị trường để mua vào USD
nên đã rất chú trọng và nhất quán phát hành tín phiếu, hút lại lượng
nội tệ dư thừa.
Tuy vậy, nhiều dự báo cho năm tới không mấy lạc quan khi dự tính
rằng cán cân tổng thể sẽ không cao bằng năm 2012. Lý do thứ nhất
là nền kinh tế sẽ cần nhập khẩu nhiều hơn khi có dấu hiệu phục
hồi, khiến nhập siêu tăng trở lại. Lý do thứ hai là dòng vốn vào
Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại.
Cán cân ngân sách
Tổng thu ngân sách năm 2012 ước đạt 741.500 tỷ đồng, tăng 5,3%
so với 2011. Do thị trường nhà đất gần như tê liệt, năm 2012

chứng kiến thất thu từ thuế sử dụng đất và nhà ở. Theo HSBC, thu
từ thuế sử dụng đất và nhà ở giảm 24,7% trong năm 2012. Nhập
khẩu ít cũng kéo thuế nhập khẩu giảm 3,2%. Thu ngân sách nội địa
không tăng đáng kể so với dự toán, nhưng thu từ dầu mỏ tăng
mạnh (28,7%) do giá cả tăng.
Còn tổng chi ngân sách ước đạt 904.100 tỷ đồng, tăng 14,6% và
gần bằng mức dự toán cả năm. Bội chi ngân sách là hơn 160 nghìn
tỷ, bằng với mức dự toán cả
năm là 4,8%.
Nếu không điều chỉnh cơ cấu nguồn thu thì trong năm tới Chính
phủ sẽ tiếp tục phải nhờ cậy nguồn vay nợ từ phát hành trái phiếu
để tài trợ cho bội chi ngân sách. Tổng giá trị trái phiếu Chính phủ
tính tới tháng 9 vào khoảng 22 tỷ USD (ADB), tương đương 80%
tổng thu ngân sách. Riêng trong năm 2012, tổng khối lượng trái
phiếu chính phủ và có bảo lãnh phát hành tại các tổ chức là 163,3
nghìn tỷ đồng (7,8 tỷ USD), ngoài ra kho
ảng hơn 50 nghìn tỷ trái
phiếu cũng được phát hành tại Ngân hàng Phát triển (bảo lãnh) và
Ngân hàng Chính sách Xã hội.
-800
-600
-400
-200
0
200
400
600
800
-800
-600

-400
-200
0
200
400
600
800
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
Cán cân ngân sách
(nghìn tỷ đồng)
Tổng thu Tổng chi
Cán cân
Nguồn: Tổng cục Thống kê
19

Trong khi chi đầu tư đã giảm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong chi
ngân sách thì mục tiêu sắp tới sẽ là giảm chi thường xuyên thông
qua tinh gọn bộ máy hành chính, với trọng tâm là cấp địa phương
do tỷ trọng chi thường xuyên của cấp này chiếm tới 3/4 tổng chi
ngân sách.


V. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ
Thị trường vốn
Lãi suất chính sách của Ngân hàng nhà nước (NHNN) và lãi suất
tín dụng liên tục được điều chỉnh giảm dần để hỗ trợ sự hồi phục
của nền kinh tế. Trong năm 2012, NHNN đã 4 lần liên tục điều
chỉnh lãi suất chỉ đạo và 4 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động
theo hướng giảm mạnh cùng với đà giảm của lạm phát. Cho tới
cuối năm 2012, lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động ở mức 8%.
Lãi suất tái chiết khấu là 7% và lãi suất tái cấp vốn là 9% - đều
giảm hơn 6% so với thời điểm đầu năm. Lãi suất huy động luôn
chạm hoặc vượt trần biên độ cho thấy kỳ vọng của người dân về
lạm phát còn cao.
Việc giảm các lãi suất điều hành thêm 1 điểm phần trăm sau khi
lạm phát tháng 12/2012 suy yếu đáng kể đã thu hẹp không gian
chính sách tiền tệ cho năm 2013. Hiện lãi suất huy động chỉ cao
hơn lạm phát khoảng 1 điểm phần trăm.Tuy nhiên, nếu lạm phát
tiếp tục có xu hướng giảm và thị trường tài sản đình đốn ngày càng
nghiêm trọng thì áp lực giảm lãi suất càng tăng dần. Cho tới khi
nắm được tín hiệu của giá cả vào cuối quý I/2013, NHNN nhiều
khả năng sẽ giữ vững mặt bằng lãi suất như hiện nay và duy trì
định hướng thận trọng.
Lãi suất cho vay tín dụng phi sản xuất phổ biến từ 15-18%/năm, tín
dụng nông thôn hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 10-13%/năm, ngoài
diện ưu đãi từ 12-15%/năm. Mức lãi suất này đã tồn tại trong nửa
cuối năm 2012 và khá phù hợp với kỳ vọng lạm phát. Tuy đã thấp
hơn đáng kể so với đầu năm song các mức lãi suất này vẫn cao
nhất trong các thị trường mới nổi ở châu Á (phổ biến từ 0-4%).
6
8
10

12
14
16
03/2012
04/2012
05/2012
06/2012
07/2012
08/2012
09/2012
10/2012
11/2012
12/2012
Lãi suất cơ bản
Lãi suất tham chiếu
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất tái cấp vốn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
20

Lạm phát cao (18% năm 2011 và 7% năm 2012) và lợi nhuận lãi
suất ròng (NIM) của các ngân hàng khá cao (3-5%) là 2 nguyên
nhân chính khiến mặt bằng lãi suất còn ở mức cao.
Trái phiếu chính phủ (TPCP) bằng đồng nội tệ chưa đáo hạn tăng
27% so với năm ngoái lên mức 410,2 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng
9 (ADB). Trong số này, trái phiếu kho bạc tăng tới 48% lên 218,7
nghìn tỷ đồng, trong khi trái phiếu của doanh nghiệp giảm 50% so
với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2012, tổng lượng trái phiếu nội tệ phát hành tại Kho
bạc Nhà nước và trái phiếu bảo lãnh là 163 nghìn tỷ, tương đương

7,8 tỷ USD. Cộng thêm 52 nghìn tỷ được bảo lãnh tại Ngân hàng
Phát triển và phát hành tại Ngân hàng chính sách Xã hội, tổng trái
phiếu phát hành trong 2012 vào khoảng 215 nghìn tỷ đồng (10,3 tỷ
USD).
Lượng trái phiếu ngoại tệ theo ADB vào cuối tháng 6 đang vào
khoảng 3,3 tỷ USD. Tính toán dựa theo số liệu của ADB thì tỷ lệ
trái phiếu Chính phủ (cả nội tệ và ngoại tệ) trên tổng thu ngân sách
là gần 80%.
Lãi suất trái phiếu chính phủ chịu tác động của tình trạng dư thừa
vốn từ khu vực ngân hàng thương mại đổ vào thị trường này nên
đã giảm liên tục từ đầu năm tới nay. Lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm
giảm từ 12% vào tháng 2 xuống còn 9% vào tháng 12. Lãi suất tín
phiếu NHNN kỳ hạn 6 tháng cũng giảm từ 8% xuống còn 6,8%
trong cùng thời gian.
Tổng lượng tín phiếu NHNN
phát hành trong năm 2012 vào
khoảng 160.000 tỷ đồng. Tổng lượng tín phiếu đáo hạn khoảng
115.000 tỷ đồng, dư nợ tín phiếu NHNN khoảng 45.000 tỷ đồng.
Nợ công vào cuối 2011 đã tăng tới 66,8 tỷ USD, bằng 55% GDP.
Còn theo chuẩn thế giới (bao gồm cả nợ của DNNN) thì nợ công
của Việt Nam hiện vượt quá ngưỡng an toàn 90% và leo lên tới
106% GDP. Trong tháng 9/2012, trái phiếu bằng đồng nội tệ và
ngoại tệ củ
a Việt Nam bị hãng đánh giá Moody’s hạ xuống mức
B2 với triển vọng ổn định. Fitch giữ nguyên xếp hạng cho các
khoản vay của Việt Nam ở mức B+ với triển vọng ổn định, trong
0
10
20
30

40
50
th8 07
th1 08
th6 08
th11 08
th4 09
th9 09
th2 10
th7 10
th12 10
th5 11
th10 11
th3 12
th8 12
Trái phiếu bằng đồng nội tệ (tỷ USD)
Chính phủ Kho bạc
Khác
Doanh nghiệp
Nguồn: Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB
21

khi Standard & Poor’s giữ mức tín nhiệm cho các khoản vay dài
hạn ở BB- và ngắn hạn ở B nhưng giảm triển vọng xuống tiêu cực.

Thị trường tiền tệ
Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) năm 2012 ước
đạt 19,85%. Đây là mức tăng cung tiền khá cao so với năm 2011
(14,6%). Tăng trưởng M2 chủ yếu nhờ tăng tiền gửi 20.3%, trong
đó tăng tiền gửi dân cư có vai trò quyết định. Tác nhân lớn nhất là

chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trong suốt cả năm 2012
khiến cho tiền gửi bằng VND tăng mạnh trong khi bằng USD thì
giảm rõ rệt. Rủi ro lớn trên thị trường tài sản và hiện tượng vượt
trần huy động cũng thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi cao.
Tiền gửi vẫn còn tăng mạnh trong các tháng cuối năm (tháng 10
khoảng 14%, tháng 11 là 16%) mặc cho lãi suất huy động đã giảm
đáng kể (thấp hơn 6 điểm phần trăm) so với hồi đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đến nay đạt xấp xỉ 8,91%,
kể cả trái phiếu doanh nghiệp. Đây là mức tăng tín dụng thấp nhất
trong vòng vài chục năm qua. Tình trạng ứ đọng tín dụng trong hệ
thống ngân hàng là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ từ 2011
và động thái phòng thủ của các ngân hàng trước khối nợ xấu đang
phình to. Tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách
12 – 14% (điều chỉnh xuống còn 8 – 10%) cho thấy, kinh tế bị đình
đốn, tổng cầu suy giảm, động lực kinh doanh bị xói mòn nghiêm
trọng.
Một nguy cơ khác là tín dụng đang giảm nhanh trong khu vực sản
xuất công nghiệp. Dư nợ tín dụng đi vào nhóm ngành công nghiêp
và xây dựng tới tháng 9 chỉ tă
ng 4,05% so với đầu năm, so với các
tháng liền kề trước đó thì thấp hơn hẳn (tháng 6: 6,03%, tháng 8:
5,49%). Khi phân tách ra thì thấy tín dụng cho công nghiệp giảm
mạnh, từ 7,7% vào quý II xuống còn 2,3% vào quý 3, còn tín dụng
cho xây dựng vẫn tăng, tương ứng là 0,4% và 9,7%.
Mặt khác, nợ xấu và tình trạng đóng băng tín dụng không chỉ khiến
cho khả năng phục hồi mong manh mà còn đẩy hệ thống ngân
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
19.85%
8.91%
-5%

0%
5%
10%
15%
20%
25%
tháng 1
tháng 2
tháng 3
tháng 4
tháng 5
tháng 6
tháng 7
tháng 8
tháng 9
tháng 10
tháng 11
tháng 12
Tăng trưởng tín dụng và cung tiền so
với cùng kỳ năm trước (%)
cung tiền M2 tín dụng
22

hàng đến trước nguy cơ khủng hoảng. Theo các nguồn chính thức,
quy mô nợ xấu vào khoảng 8,6-10% tổng dư nợ tín dụng của hệ
thống ngân hàng, ước vào khoảng 260-295 nghìn tỷ (tương đương
12,5-14,2 tỷ USD). Các ngân hàng thương mại đã phải trích
khoảng 3,6 tỷ USD để dự phòng cho các khoản vay khó đòi. Các
khoản tín dụng đa phần được thế chấp bảo đảm bằng bất động sản,
nên khi giá bất động sản chứng kiến mức giảm 30-50% tại toàn bộ

các phân khúc thì rủi ro mất khả năng thu hồi một phần hoặc toàn
bộ số dư nợ có thế chấp khoảng 1,2-1,5 triệu tỷ đồng là rất lớn.
Thị trường liên ngân hàng: Lãi suất liên ngân hàng, đặc biệt là lãi
suất qua đêm và tuần có xu hướng giảm liên tục từ đầu năm đến
nay. Lãi suất kỳ hạn qua đêm giảm mạnh nhất từ 14,22%/năm từ
đầu năm xuống còn trên dưới 2%/năm vào các tháng cuối năm; kỳ
hạn 1 tuần giảm tương ứng từ 13%/năm xuống còn 3%/năm.
Doanh số giao dịch bình quân ngày của Quý 4 chỉ bằng 44% của
Quý 1; 55% của Quý 2 và 75% của Quý 3. Nguyên nhân chủ yếu
là do các ngân hàng thương mại không mở rộng được tín dụng, cả
trên thị trường tín dụng và thị trường liên ngân hàng. Thị trường
liên ngân hàng chỉ còn các ngân hàng lớn thừa vốn giao dịch, trong
khi các ngân hàng nhỏ (thiếu vốn) bị đẩy ra khỏi thị trường do khả
năng chi trả thấp. Do vậy, các ngân hàng nhỏ phải xoay sang thị
trường mở, dẫn tới một năm sôi động trên thị trường này.
Sự sụt giảm của thị trường liên ngân hàng đã làm gia tăng áp lực
phá trần lãi suất tiền gửi và chạy đua lãi suất. Đồng thời buộc các
ngân hàng thừa vốn phải mua trái phiếu, tín phiếu với lãi suất thấp
hơn mặt bằng lạm phát. Điều này có thể làm xói mòn sức mạnh tài
chính của cả hệ thống ngân hàng thương mại.
Hoạt động thị trường mở: Từ suốt tháng 3 đến trung tuần tháng 8,
hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở (OMO) rất
ổn định, đột nhiên từ cuối tháng 8 lại cường độ và lưu lượng giao
dịch tăng đột biến. Thị trường tài chính trở nên đầy rẫy bất ổn và
nghi ngờ kể từ sau khi cơ quan quản lý mạnh tay trấn áp nhóm tài
phiệt thao túng các ngân hàng thương mại và vi phạm các quy định
về an toàn và lành mạnh tài chính. Như trên vừa phân tích, các
ngân hàng lớn thừa thanh khoản song lại không sẵn sàng cho các
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

23

ngân hàng thương mại nhỏ hơn vay trên thị trường liên ngân hàng
(nhiều ngân hàng lớn yêu cầu phải có thế chấp – điều chưa từng
xảy ra), buộc NHNN phải can thiệp thông qua hoạt động trên thị
trường mở: hút ròng từ các ngân hàng lớn thông qua OMO và bơm
trở lại cho các ngân hàng nhỏ thông qua tái cấp vốn. Nhu cầu đối
ứng thanh khoản trở nên căng thẳng hơn vào cuối năm khiến cho
khối lượng bơm ròng qua OMO đạt kỷ lục gần 28 nghìn tỷ.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu với kỳ hạn dài
hơn, 28, 56 và 91 ngày, để hút lượng tiền dư thừa ra khỏi hệ thống
ngân hàng thương mại nhằm trung hòa một phần lượng tiền đồng
bơm ra để mua ngoại tệ, tăng gấp đôi dự trữ ngoại hối. Tổng lượng
tín phiếu chưa đáo hạn cuối năm 2012 vào khoảng 53,5 nghìn tỷ
đồng.
Tỷ giá hối đoái: Năm 2012 được coi là năm ổn định khá vững chắc
của tỷ giá hối đoái nhờ giảm nhập khẩu, thặng dư cán cân vãng lai,
cán cân vốn và cán cân thanh toán quốc tế. Nhiều phân tích chỉ ra
thặng dư cán cân thanh toán do nhập khẩu yếu đi cùng với dòng
kiều hối và FDI vẫn dồi dào đã khiến cho đồng Việt Nam không
phải chịu áp lực mất giá, ngược lại, làm tăng giá trị VND khi cán
cân tổng thể thặng dư lớn. Ngoài ra,việc NHNN cố tình định giá
cao VND bằng việc giảm lãi suất huy động USD xuống rất thấp so
với VND tạo ra làn sóng chuyển đổi sang tiền gửi bằng nội tệ,
cộng với lượng cung USD dồi dào do hoạt động đầu cơ do chênh
lãi suất (carry trade) khiến cho trong 2 năm gần đây VND không
hề suy chuyển mặc cho lạm phát sau 2 năm
đã lên tới 25%.
Điều đó cũng che giấu thực tế rằng đồng Việt Nam hiện đang bị
định giá cao. Tỷ giá hối đoái thực song phương (USD-VND) đã

giảm 23,6%, nghĩa là VND đang bị đánh giá quá cao so với USD.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương (19 đồng tiền) chỉ giảm 3%, nói
cách khác về cơ bản tỷ giá hối đoái chưa có nhiều sức ép tăng lên
trong tươ
ng lai gần.
Nền kinh tế còn ở giai đoạn chế tác và gia công, năng lực cạnh
tranh chỉ dựa vào giá nhân công rẻ và tỷ giá. Chính phủ cần xem
xét lại chính sách tỷ giá để định giá lại đồng Việt Nam nhằm tạo ra
20800
20850
20900
20950
21000
21050
21100
Tỷ giá danh nghĩa VND/USD
Bình quân liên ngân hàng
Bán ra, VCB
Trần biên độ
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

×