Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ăn uống theo nhóm máu để chữa bệnh và sống khỏe docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.41 KB, 4 trang )

Ăn uống theo nhóm máu để chữa bệnh và
sống khỏe
Nhóm máu có một vai trò hết sức to lớn quyết định đến sức khỏe và bệnh tật
của con người. Đáng tiếc là rất ít người quan tâm đến nhóm máu của mình,
trừ khi phải chuẩn bị cho một cuộc cho, nhận máu nào đó. Điều này dưới
con mắt của các nhà khoa học thực sự là một sai lầm. Nếu ta biết cách lựa
chọn thực phẩm phù hợp với nhóm máu của mình để ăn uống hằng ngày thì
không những có thể cải thiện sức khỏe mà trong nhiều trường hợp còn chữa
được những căn bệnh nguy hiểm.
Chìa khóa làm nên sự khác biệt giữa mỗi cá nhân
Mọi người sinh ra đều có cơ địa khác nhau, người này thì béo còn người kia
lại gầy, người này uống được rượu, người kia lại không, rồi mỗi người lại có
cách phản ứng khác nhau về stress hay các bệnh lây nhiễm… Vậy điều gì
quyết định cơ địa của mỗi con người. Câu trả lời của các nhà khoa học, đó là
gen. Đúng thế! Song có một điều ít ai biết rằng hệ gen có liên quan chặt chẽ
với nhóm máu của chúng ta.
“Nhóm máu là chiếc chìa khóa giúp chúng ta đi vào kho những bí ẩn liên
quan đến sức khỏe, bệnh tật, trạng thái thể lực, cảm xúc và tuổi thọ của
chính bản thân chúng ta” – TS. James D’Adamo thuộc College of Medicine
Naturopathic Bridgeport, Mỹ đã khẳng định như vậy sau nhiều thập kỷ
nghiên cứu liên tục và thử nghiệm trên lâm sàng mối liên hệ giữa cơ thể,
nhóm máu và chế độ dinh dưỡng.
Một điều mà bất cứ người am hiểu y học nào cũng biết rằng sự hiện diện của
kháng nguyên (antigen) là yếu tố quyết định nhóm máu của mỗi người. Như
thế, người có nhóm máu A là người “sở hữu” antigen A, người thuộc nhóm
máu B sở hữu antigen B, còn người thuộc nhóm máu AB sở hữu antigen của
cả A và B. Ngược lại, người thuộc nhóm máu O – không sở hữu bất cứ loại
antigen nào.
Cũng biết rằng, mỗi loại antigen đều có khả năng sản sinh ra những kháng
thể khác nhau nhằm mục đích chống lại antigen của nhóm máu khác chúng.
Những kháng thể này chỉ xuất đầu lộ diện sau khi tiến hành truyền không


đúng nhóm máu hoặc khi cơ thể bị những loại vi khuẩn, virut hay nấm thâm
nhập. Lúc đó hệ miễn dịch của con người bắt đầu khởi động việc sản xuất
hàng loạt kháng thể, để chống lại “kẻ thù”.
Đây là hiện tượng có ý nghĩa to lớn về tác dụng của máu trong cuộc chiến
với các loại vi khuẩn, virut gây bệnh. Những kháng thể được sinh ra trở
thành những chiếc “còng số 8” khóa “tay” vi khuẩn và virut, hạn chế tới
mức thấp nhất khả năng tự do tác oai tác quái của chúng. Đây là một trong
những cơ chế độc nhất vô nhị của cơ thể con người.
Qua nhiều năm nghiên cứu, GS. James D’Adamo đã phát hiện ra rằng, cơ
chế này cũng xuất hiện giữa hoạt động của hồng cầu khi cơ thể tiếp nhận
những thực phẩm, chỉ có khác là “kẻ thù” ở đây không phải là những loại vi
khuẩn hay virut, mà là những loại protein có trong thực phẩm, được gọi là
lectin hay agglutinin thực phẩm. Chúng có những đặc tính giống như các
antigen của các nhóm máu.
Ví dụ: trong sữa chứa loại lectin có những đặc tính giống như các đặc tính
của antigen nhóm máu B, nếu người thuộc nhóm máu A dùng loại sữa này,
tức khắc hệ miễn dịch sẽ phản ứng gây “kết dính” để loại trừ “kẻ thù”. Mỗi
loại lectin đều có khả năng “kết dính” khác nhau trong nội tạng con người
thuộc các nhóm máu khác nhau. Điều này lý giải một cách dễ hiểu, tại sao
những người thuộc nhóm máu khác nhau có những phản ứng khác nhau khi
cùng ăn một loại thực phẩm nào đó: người này cảm thấy dễ chịu, còn người
kia có thể đau bụng…
Chưa hết, GS. Adamo còn phát hiện ra rằng, mỗi nhóm máu đều có “thiên
hướng đen” về một số bệnh tật, có “phản ứng” khác nhau về thuốc, có khả
năng miễn dịch và thể hiện những cá tính khác nhau, có thời gian khôi phục
sức khỏe khác nhau và có những nhu cầu khác nhau về vận động. Việc vén
dần bức màn bí mật về nhóm máu đang là một hướng mới trong y học
đương đại. Công trình nghiên cứu của GS. James D’Adamo đã trở thành
bước đột phá và khởi đầu cho những khám phá về huyết học hiện đại.


Thực đơn cho mỗi nhóm máu

Người có nhóm máu O nên thực hiện một chế độ ăn giàu chất đạm, ít cacbon
hydrat, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm từ sữa, các loại lúa mì hoặc
ngũ cốc.
Tiếp đến, người có nhóm máu A nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau nhưng vẫn
không được sử dụng các thực phẩm làm từ sữa.
Còn người có nhóm máu B có thể ăn hầu hết bất cứ thứ gì: thịt, các sản
phẩm từ sữa, ngũ cốc, rau,…
Cuối cùng nhóm máu AB người mang nhóm máu AB vì thế mà có thể ăn
các loại thực phẩm pha trộn của cả nhóm máu A và nhóm máu B.
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe Mỹ và Anh, đây là
một chế độ dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm
như ung thư, các bệnh tim mạch và làm chậm việc hủy hoại các tế bào trong
quá trình lão hóa. Trong trường hợp bị ngã bệnh, áp dụng chế độ này cho
phép huy động một cách hiệu quả những cơ chế nội tâm và ngoại biên để
chống lại bệnh tật.

×