Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ăn gạo lứt để... chữa bệnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.01 KB, 5 trang )

Ăn gạo lứt để... chữa bệnh


Gạo lứt là gạo vẫn còn lớp màng mỏng bao bọc sau khi tách khỏi vỏ
trấu. Chính lớp màng mỏng này có chứa thiamin (sinh tố B1), có tác dụng
chuyển hóa tinh bột và hỗ trợ tích cực cho việc dẫn truyền của dây thần kinh.

Nếu thiếu sinh tố B1, chúng ta sẽ bị một căn bệnh gọi là "béribéri". Căn
bệnh này được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, "béribéri" trong tiếng Ấn có nghĩa là
"yếu", sau này người ta mới biết căn bệnh "yếu" đó là do thiếu sinh tố B1.

Triệu chứng của căn bệnh là phù (da bủng), tê tứ chi, rủn gối (mất phản xạ
gân xương), đi đứng khó khăn; nguy hiểm nhất là cơ tim bị phù nề, mất trương lực
và bệnh nhân chết trong tình trạng suy tim.

Trước đây, nhất là trước 1945, rất nhiều người ở nước ta mắc căn bệnh này,
đặc biệt là công nhân ở các đồn điền cao su, hầm mỏ và trong các nhà tù. Khi bị
bệnh, người ta tự chữa bằng cách ăn cám gạo (trong cám có chứa sinh tố B1), còn
các thầy thuốc thì dùng sinh tố B1, hiệu quả rất nhanh.



Ngày nay, tuy cuộc sống khá hơn, nhưng một số người vẫn mắc chứng
bệnh này và việc ăn "gạo lứt muối mè" trở thành trào lưu chữa bệnh. Ăn gạo lứt
thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, gân cốt cứng cáp, hoạt bát, đỡ đau nhức xương
khớp. Ở những người bị thừa cân (béo phì), nếu dùng gạo lứt lâu dài sẽ giảm cân
và cũng gián tiếp tránh được bệnh tiểu đường (týp II).



Cách nấu và ăn cơm gạo lứt như sau: Trước khi nấu nên ngâm gạo bằng


nước ấm, để hạt gạo ngấm đủ nước (trong vòng 20-30 phút), không nên vò xát
mạnh (vì sẽ làm mất đi lớp màng), mà chỉ nên "rửa" gạo bằng cách gạn đi gạn lại
cho sạch bụi. Khi nấu đổ nước vừa đủ, khi sôi cho lửa nhỏ, đậy vung thật kín, làm
như vậy hạt cơm sẽ mềm và sinh tố B1 ít bị phân hủy. Khi ăn phải nhai kỹ và
nhuyễn, nếu không sự tiêu hóa sẽ không trọn vẹn.

Nhai kỹ và nhuyễn có những lợi ích sau: Cơm được nghiền nát và được các
men tiêu hóa có trong nước bọt làm cho tinh bột chuyển hóa thành đường
(glucose) ngay từ trong miệng (nên khi nhai kỹ ta có cảm giác ngòn ngọt ở miệng,
đó chính là do tinh bột đã chuyển thành glucose); Khi thức ăn xuống dạ dày và
ruột sẽ được tiêu hóa tốt hơn, triệt để hơn và sẽ tránh cho dạ dày bị viêm loét. Đối
với người thừa cân, việc nhai kỹ, ăn chậm sẽ giúp tăng cảm giác no (tức sẽ ăn ít
hơn), và dần dần sẽ giảm được cân.


×