Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chùa Mục Đồng Và Tượng Mục Đồng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.2 KB, 6 trang )

Chùa Mục Đồng Và Tượng Mục Đồng
Cặp câu đối khắc trên hai trụ cổng chùa Long
Phước (xã An Đức, Ba Tri, Bến Tre) đã chỉ ra
đây vốn là ngôi chùa do mục đồng khởi tạo và
sau đó, người trụ trì đầu tiên là nhà sư Minh Trí.
Chúng tôi đã nghe một số câu chuyện truyền
khẩu về loại chùa mục đồng này và cứ bán tín
bán nghi về cái lõi sự thật lịch sử của nó. Do đó,
khi đứng trước chùa Long Phước, cái “chứng cứ
văn tự” đó đã làm tôi xác tín về sự tồn tại của loại
chùa do trẻ chăn trâu / bò “khai sơn tạo tự”. Từ
ấy, mỗi lần có dịp đi đây đó, chúng tôi luôn lưu
tâm đến việc ở đây có ngôi chùa mục đồng nào
không và nếu như được mách bảo là có, thì liền
tìm đến để xem cho bằng được các di vật còn lại
– đặc biệt là loại tượng, thường được nặn bằng
đất sét, mà theo lời truyền khẩu là do đám mục
đồng tạo tác. Một cách không đầy đủ, đến nay
chúng tôi đã tận mắt thấy khoản hơn 40 ngôi chùa
mục đồng ở khắp các địa phương ở xứ lục tỉnh
Nam kỳ.
1. Chùa Mục đồng có thể hiểu là ngôi chùa làng,
thuộc cơ cấu của thiết chế văn hóa thôn / làng
thời trước, gồm “đình – chùa – miếu – võ”, hiểu
là ngôi chùa thờ Phật nho nhỏ mà dân làng tự ý
lập nên để tự giải quyết nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Ở đó, thờ thần,
Phật và Phật được thờ tự theo tâm thức của thứ Phật giáo dân gian hơn là để
tu học giáo nghĩa đích thực của Phật pháp. Cũng có chùa mục đồng về sau
này trở thành ngôi bửu sát danh tiếng như chùa Sắc tứ Linh Thứu ở miệt
Xoài Hột (Tiền Giang), song đa phần thì tồn tại như một ngôi chùa làng,
nằm trong cái không gian văn hóa làng xã: đất vua, chùa làng, phong cảnh


bụt và các truyền thuyết về chúng vẫn cứ tồn tại theo năm tháng, mặc dù
chùa đã có tên tự hẳn hoi, có chư tăng đến trụ trì và hoằng hóa đạo pháp Ở
An Phước tự (tục danh chùa Mục đồng Hóc Tra/An Bình Tây, Ba Tri, Bến
Tre) – cách chùa Long Phước nói trên vài cây số, người ta kể rằng: Thoạt
tiên đám mục đồng hay tụ tập chơi, nặn các tượng thần tượng Phật và lập
một cái am lá để thờ các cốt tượng dười chòm cây tra gần một hóc nước. Do
vậy, chùa có tên là “chùa Hóc Tra”. Di tích còn lại là pho tượng Bồ tát cỡi
Tượng Phật Mục
Đồng (Pho tư
ợng theo lời
tục truyền là tượng phật
nổi được bảo quản tới
ngày nay). Cao 31cm. Đ
ất
sét sơn màu, chùa Linh
Châu (Tân Tây, Gò Công,
Ti
ền Giang). Ảnh Nguyễn
Đại Phúc
cọp vàng và tượng một ông Địa có tình tướng y hệt ông Địa múa lân. Cả hai
đều đạt trình độ tạo hình mà khó có thể nói là do đám chăn trâu tạo tác!



Ở chùa Da Lươn (tên chữ Thiên Trường tự - Đồng Sơn, Gò Công) lại có
truyền thuyết tường tận hơn về lịch sử ngôi chùa: Thuở xưa, bọn mục đồng
bày trò nặn tượng thần, Phật bằng đất sét chơi. Chơi chán lại đem tượng thả
xuống ao ông Tú cho Phật tắm mát! Lạ thay các tượng ấy lại nổi lình bình.
Bọn trẻ hốt hoảng vớt các tượng lên để một nơi và che một am tranh để thờ.
Sau đó, có một nhà sư từ xa đến, thấy cảnh chùa đơn sơ hiu quạnh bèn phát

tâm ở lại tôn tạo chùa. Ngày qua, tháng lại, vị thiền sư một thân một mình
khai phá dần rừng cây chà là ở đầm Bà Dơn để dọn một chỗ đất lập thành
chùa. Người dân không biết danh tính của ông, chỉ thấy ông suốt ngày phơi
tấm lưng trần sạm nắng như da lươn nên gọi ông là thầy Da Lươn và ngôi
chùa đó cũng có tên là chùa Da Lươn. Sau nhiều lần trùng tu, chùa đổi tên là
Thiên Trường tự.
Chùa Phật Nổi (Phước Lâm tự) ở ấp Ràng, xã Trung Lập Hạ (Củ Chi TP.
HCM) được thành lập cách đây 200 năm cũng là một ngôi chùa mục đồng.
Tục truyền lúc đó, ông Phan Sử (Thiện Sử – Như Thành) cùng bè bạn trong
xóm, nhân một hôm thả trâu vào rừng, bày trò lặn xuống bàu Đất Sét để lấy
đất nặn tượng Phật chơi. Hết ngày, bọn trẻ lùa trâu về nhà, bỏ các tượng
Phật giữa rừng. Đêm đó bọn trẻ phát sốt và nói nhảm liên hồi. Sau khi gạn
hỏi, cha mẹ bọn trẻ biết chuyện, bèn cùng nhau tính chuyện lập chùa thờ các
tượng ấy – để gọi là chuộc tội với Phật! Thế nhưng Trùm cả và Trùm chủ
trong làng không chấp thuận việc lập chùa vì lý do dị đoan đó. Để làm rõ
mọi việc, Hương chức, đem các tượng Phật đất sét đó gác trên chiếc cầu khỉ
bắc ngang qua bàu Đất Sét và rút cầu. Tục truyền, trong số các tượng rơi
xuống thì có 8 tượng Phật nổi trên mặt nước. Thế là dân làng xúm nhau, kẻ
có công, người có của, dựng ngôi chùa là để thờ các tượng Phật đó. Năm
1963, chùa bị Mỹ bỏ bom sập, nên sau đó dời vào chợ Trung Hòa. Di tích
còn lại là một thân tượng bằng đất sét và một số tượng gỗ được tạo tác hết
sức thô phác, nhưng có thần thái độc đáo
Nói chung truyền thuyết về các nguyên nhân khởi phát của các ngôi chùa
mục đồng mỗi nơi mỗi khác. Nhưng tất cả đều được hình thành trên mẫu đề
duy nhất: trẻ chăn trâu nặn tượng đất sét và các tượng ấy khi thả xuống nước
đều nổi. Trong lịch sử, tín lý thiêng liêng về các pho tượng nổi trôi dạt vào
nơi nào thì ở đó dân lập đền chùa để thờ là rất phổ biến và từ tâm thức văn
hóa sâu kín đó, giờ đây các cổ mẫu ấy lại tái sinh và tích hợp vào loại tượng
mục đồng như một phương thức ảo hóa.
2. Đằng

sau
những
tình tiết
truyền
kỳ, là
một thực
tế: có
một tập
hợp Phật
tượng
dân gian
hình
thành
một cách
tự phát
trong
thời khẩn
hoang
lập làng
ở Nam bộ mà tác giả của các pho tượng đó là các sư sãi, tín đồ phật tử và
được gán cho trẻ mục đồng (1). Rõ ràng là nghệ thuật tạo hình Phật tượng ở


Nam bộ từ buổi đầu đến những năm 1950 là một tiến trình song hành của cả
hai dòng phái dân gian và chuyên nghiệp. Dòng tượng dân gian biểu hiện rõ
nhất và nhiều nhất là ở tượng đất và tượng gỗ (có thể kể thêm loại tượng đất
nung và tượng làm bằng hợp chất); ở đó, loại tượng đất sét, được gọi là
tượng mục đồng, có thể coi là loại hình khởi phát của lịch sử tạo hình Phật
tượng.
Đặc trưng cơ bản của Phật tượng mục đồng là sự thô phác và hồn nhiên làm

sững sờ người xem như một thoáng thảng thốt khi bất chợt nghe câu hò
buông dài trên sông. Nói cách khác, chúng được tạo tác không theo qui
phạm tạo hình, không hề biết đến các nghi qui về đồ tượng học Phật giáo:
quí tướng, tọa thức, ấn quyết, pháp phục Chúng được tạo tác bằng thủ
pháp riêng, chủ quan theo căn cơ của người tạo tác. Chúng hình thành như
thể là vô tâm, vô chấp, vô sở trụ Tác phẩm được tạo nên là tình là ý của
người tạo tác mà không là dụng công, dụng trí của thợ điêu khắc chuyên
nghiệp. Tính vô chiêu thức đã dẫn đến sự độc đáo của từng Phật tượng, và
có thể gượng ép lấy thuật ngữ của hội họa mà nói thì thủ pháp “đại tả ý” là
dự phóng sáng tạo của tác giả tượng mục đồng: nó chủ vào hình khối, dừng
lại ở mực tạo dáng, không quá chăm chú vào chi tiết; cái chú trọng ấy là thần
khí, sắc thái tâm linh.

Do đó, về mặt tạo hình chúng ta thấy tính giản lược một cách biểu cảm và
những mảng khối thô phác là đặc điểm của tượng mục đồng. Lấy tập hợp
Phật tượng mục đồng ở chùa Thanh Sơn (Hóc Môn, TP. HCM) làm ví dụ,
chúng ta thấy chúng giản lược đến mức là nếu căn cứ vào các đặc điểm của
hình tướng, tọa thức, ấn quyết thì khó mà định dạng được chính xác cho
từng tượng: tất thảy đều ngồi theo thức tọa thiền và tay kết định ấn.
3. Nói là vô chiêu thức, nhưng không phải là sự phóng túng hoàn toàn mà cơ
hồ việc biểu đạt cũng bắt nguồn từ một hoài niệm nào đó về hình tướng chư
Phật, Bồ tát trong tâm thức của người tạo tác để ít ra cũng có sự khu biệt
nhất định giữa Phật hình, Tỳ khoe hình với hình tướng của các thần linh
không thuộc đối tượng thờ tự của Phật giáo. Ngoài hình tướng chung, các
chi tiết tạo hình khác cũng được lưu tâm như tư thế tọa thiền (đúng ra là
“ngồi xếp bằng”) và trong phần lớn các trường hợp là hai bàn tay đều biểu
hiện một thức ấn quyết (mudra) nào đó – tất nhiên là không hoàn toàn đúng
như qui thức mà đồ tượng Phật giáo đã xác định. Chẳng hạn tượng Phật tọa
thiền ở chùa Linh Châu (Tân Tây, Gò Công), tuy đã bị hư hỏng nhiều nhưng
vẫn toát lên vẻ an định và từ bi của đức Phật. Điều này khác biệt rõ nếu so

sánh với tượng Tà Mun (thần bảo hộ cộng đồng, gốc của người Tà Mun) ở
chùa mục đồng Phước Đồng (Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương). Ở đây, tượng
Tà Mun có đường nét mạnh, màu sắc phi thực tế, hình thù biến dạng: tất
thảy đều mang tính chất của nghệ thuật thuộc trường phái biểu hiện. Qua so
sánh, chúng ta thấy Phật tượng tuy không bị câu chấp vào các nguyên tắc đồ
tượng học, nhưng trong lòng người tạo tác đã tiềm ẩn một cổ mẫu Phật
tượng – một tâm ảnh về Phật, để từ đó mà phát tâm tạo tựợng. Nói cách
khác, Phật giáo nói chung, Phật tượng nói riêng, trải qua lịch sử đã trở thành
văn hóa của dân tộc, văn hóa ở đây hiểu như di sản còn lại qua thời gian, văn
hóa hiểu theo nghĩa tất cả những gì đã có đều bị mất đi thì cái còn lại là văn
hóa; và rồi khi bao nỗi gian truân của công cuộc khẩn hoang lập nghiệp đã
có phần ổn định thì giờ đây tâm cảnh của những lưu dân lại bừng lên một
khát khao tâm linh, một nhu cầu về văn hóa - tinh thần: họ moi đất-sét-dưới-
chân mình để nặn thành Phật tượng và lập một ngôi chùa lá để thờ Phật. Ở
đây cũng lưu ý rằng đa số chùa mục đồng đều thờ cả Phật tượng lẫn tượng
thần linh đa tạp. Với cái nhìn văn hóa như vậy, Phật tượng mục đồng là hình
tướng mang đậm cá tính chủ quan, được nhân cách hóa, là sự hóa thân tình
cảm và tâm hồn của người tạo tác vậy. Do đó, mỗi Phật tượng là một thủ đắc
riêng và tự nó cũng biểu hiện căn cơ sở đắc của cộng đồng cư dân thời đó ở
vùng đất mới phương Nam. Trong chừng mực nhất định, có thể nói Phật
tượng mục đồng ra đời trong tâm thức đa thần luận với đặc điểm thô phác,
chúng có nhiều điểm tương đồng với nghệ thuật hồng hoang mà chúng ta bắt
gặp ở những khám phá khảo cổ học thời sơ sử.

×