Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị thoái hóa cột sống cho người cao tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.06 KB, 5 trang )

Điều trị thoái hóa cột sống cho người cao tuổi




Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới.
Bệnh xuất hiện ở người có độ tuổi từ 35 trở lên, nhưng đặc biệt hay gặp ở
những người cao tuổi. Thoái hóa cột sống là tổn thương mạn tính dạng thoái
hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, cùng các dây
chằng cột sống. Cột sống có 4 đoạn là cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt
lưng và đoạn xương cùng cụt. Hai đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột
sống cổ và cột sống thắt lưng, là những vùng linh hoạt nhất của cột sống nhưng
hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất.


Đặc điểm tổn thương thoái hóa cột sống
Trong THCS gây tổn thương tất cả các cấu trúc cột sống. Tuy nhiên, đĩa đệm nằm
giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Đĩa đệm giống như một cái gối, tạo
thành từ vỏ xơ bọc nhân nhày bên trong. Đĩa đệm có tác dụng như một bộ giảm
sóc, giảm tải lên đốt sống và làm cho cột sống có thể thực hiện nhiều động tác như
cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Đĩa đệm cũng phải hứng chịu nhiều tác động cơ học có
hại như ngã, mang vác nặng, tập thể thao nặng như tạ, thể thao đối kháng, do vậy
từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, nhân
nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị,
đĩa đệm bị xẹp xuống dưới sức nặng của cơ thể cũng như khi mang vác vật nặng.
Đĩa đệm có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của
người bệnh. Thân đốt sống cũng bị ảnh hưởng, bao gồm mâm đốt sống bị xơ, rìa
mâm sống mọc ra các gai xương. Ngoài ra, cả cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng,
dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng,
thường bị vẹo về một phía.


Những yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống
Thoái hóa khớp cột sống là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, liên quan
đến quá trình lão hóa của
hệ thống vận động, cơ xương khớp. Tuy nhiên có nhiều
yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn. Đó là các yếu tố di
truyền, yếu tố
phát triển cơ thể và yếu tố môi trường. Các yếu tố này thường kết
hợp, đan xen với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một vòng xoáy bệnh lý, làm
cho thoái hóa khớp cột sống thường xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, có thể
để lại những hậu quả nặng nề. Nếu một người có bố mẹ bị thoái hóa khớp thì
người đó cũng dễ bị thoái hóa khớp hơn. Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không
đầy đủ khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương, khớp
của mình một cách đầy đủ. Lao động nặng từ bé hay làm việc quá sức, mang vác
vật nặng; tập các loại thể thao nặng, đối kháng, hay chế độ tập luyện không hợp lý
cũng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm. Ngược lại tình
trạng ít vận động kéo dài như các công việc đòi hỏi phải đứng quá lâu, ngồi quá
nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó, ít thay đổi cũng là yếu tố nguy
cơ gây thoái hóa cột sống vì cơ cạnh cột sống không được luyện tập sẽ yếu đi,
không hỗ trợ được cho cột sống, khiến cột sống phải hứng chịu toàn bộ tải trọng
của cơ thể.
Biểu hiện của thoái hóa cột sống
Triệu chứng của thoái hóa cột sống rất đa dạng. Thường bệnh nhân hay có dấu
hiệu đau cột sống cấp tính hay mạn tính, kèm theo hạn chế vận động cột sống.
Bệnh nhân cúi xuống hoặc quay nghiêng sang bên khó khăn. Cột sống bị biến
dạng như cong, vẹo. Cơ cạnh cột sống hay thậm chí cơ chân có thể bị teo đi. Ngoài
ra tùy theo vùng cột sống cổ hay thắt lưng bị thoái hóa mà có những triệu chứng
đặc trưng. Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có ba thể lâm sàng tùy thuộc vào
mức độ tổn thương của đĩa đệm.
Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 30 – 40.
Đau thắt lưng xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và trái tư thế.

Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Đau thắt lưng có thể
khỏi dần sau 1 – 2 tuần.
Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 40. Đau âm
ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát. Đau thắt lưng mạn tính do đĩa đệm thoái hóa
nhiều, sức căng phồng đàn hồi kém, chiều cao giảm, do đó giảm khả năng chịu
lực, đĩa đệm có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
Thể thứ ba là đau thắt lưng, kết hợp với đau thần kinh tọa một bên hay hai bên.
Biểu hiện bệnh là đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi,
khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Như vậy nếu
bạn thấy những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, dáng đi không bình thường,
vẹo lưng hoặc còng lưng, đi lom khom, kèm cảm giác khó chịu, bực bội thì có thể
bạn đã bị thoái hoá cột sống. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng
cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt. Bệnh nhân
có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng. Khi có
dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì bệnh nhân có thể thấy đau cột sống cổ
lan xuống vai, tay. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, gầy sút
và có tâm lý buồn chán, trầm cảm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.
Thoái hóa cột sống cổ thường tiến triển thành từng đợt, tuy nhiên nếu để lâu không
được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo
cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có
thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ.
Đau thần kinh toạ ở người trẻ thường do tổn thương đĩa đệm, ở người có tuổi có
thể do các căn nguyên khác cuả cột sống thắt lưng cùng (thoái hoá, ung thư
nguyên phát hay di căn cột sống…). Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và các
xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, điện cơ đồ…
Điêu trị đau thần kinh toạ, thoái hoá cột sống cho người có tuổi cần phải chú ý
những điểm sau:
- Điều trị nhằm mục đích giảm đau, hạn chế các cơn đau tái phát, và
hận chế sự phát triển của thoái hoá.
- Điều trị cần kết hợp điều trị toàn thân, tại chỗ đau, và điều trị nguyên

nhân gây bệnh.
- Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ
đau. Không nên xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể
dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ.
- Về thuốc men, dùng nên thận trọng vì đa số bệnh nhân thường mắc
phải những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường,
bệnh xuất huyết, tiêu hóa, béo phì…
- Các thuốc giảm đau thường là dòng họ của cocticoit, hay gây xuất
huyết, dùng quá nhiều, quá liều dẫn đến loãng xương, đái đường, huyết áp
cao…
- Dung thuốc phải chú ý đến liều lượng, không nên quá máy móc vì cơ
thể người già thường khả năng đào thải thuốc kém hơn so với người trẻ.
Liều nên cho từ từ tăng dần đến khi có đáp ứng với thuốc thì dừng, không
nên cho thuốc dài ngày. Cũng có thể dùng thuốc Đông y nhưng cần chú ý vì
thuốc đông y thường là thuốc bổ nên bệnh nhân dễ tăng cân, nhất là bệnh
nhân cân nặng đã cao.
- Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho
cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì
nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…
- HẠn chế đường và tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích
thích, gia vị, nước uống trung bình 1 lit/ ngày
- Các loại hoa quả tươi nên khuyến khích , nên uống nhiều nươcd
chanh, cam, táo, bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như: rau cải, dền, muống,
giá đỗ….
- Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như
dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi
lội, xoa bóp bấm huyệt…

×