Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triệu chứng gai cột sống ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.43 KB, 5 trang )

Triệu chứng gai cột sống ở
người cao tuổi


Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn
hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị
nhiều hơn nữ.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt
sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở
nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc
này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng
kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói
gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp
này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi
dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến
mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở
một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây
chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn)
và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương:
Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ
thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong
trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã
dày lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành


phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột
sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào
tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau
vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai,
thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các
xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ
ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị
bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm
giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số
dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm
đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần
tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ,
nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm
sức nặng của cơ thể.

Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt
sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá
mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái
hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các
rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh

viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

×