Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chế độ ăn cho bệnh viêm loét dạ dầy potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.93 KB, 4 trang )

Chế độ ăn cho bệnh viêm
loét dạ dầy
I. Đại cương về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ
niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan,
tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn
thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết
thương khó lành và ngày càng loét sâu
Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dầy
hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng
của acid dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, Bảo vệ
niêm mạc dạ dày, Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, phòng
thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho viêm loét dạ dày tá
tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.
II. Nguyên tắc chế biến thức ăn và lối sống cho người
viêm loét dạ dầy hành tá tràng
- Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho
dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng
24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tăng tiết
axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng
với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước và làm
loãng dịch vị. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau,
thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200
– 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần,
cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến
khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua
thì ăn uống gần như bình thường.
- Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường
bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu
được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và
sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung


cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung
thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic,
vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
- Ăn chậm nhai kỹ vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước
bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày.
- Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya
trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ,
- Không nhịn đói, Không ăn quá no một lúc mà nên chia
thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Vì ăn quá no sẽ làm dạ dày
căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp
cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa
axit.
- Các loại thực phẩm được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ,
nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết
dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh
chóng.
- Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: nếu thức
ăn đặc, khô quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức
ăn để tiêu hóa hết được, ngược lại ăn thức ăn quá lỏng thì
men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Do vậy
thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống
100-200ml nước (canh hoặc nước khác). Mặt khác ăn quá
nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha
lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi.
- Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì chan
canh ăn lẫn với cơm, sẽ không nhai được kỹ, làm tăng gánh
nặng cho dạ dày
- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay
- Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để
thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40-50 độ C. Ở nhiệt độ thích

hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây
kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày,
thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và
co bóp mạnh hơn.
- Ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần giữ tinh
thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt,
Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng.


×