Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.81 KB, 4 trang )
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Trẻ em có hay bị viêm loét dạ dày tá tràng không? Tại sao trẻ lại bị loét dạ
dày? Chẩn đoán và điều trị ra sao? Bài viết này chúng tôi xin được giúp các bậc
huynh giải đáp những thắc mắc đó.
Trẻ em có hay bị viêm loét dạ dày tá tràng không?
Trước đây, người dân và ngay cả bác sĩ nhi khoa đều cho rằng, viêm loét dạ dày tá
tràng là bệnh của người lớn, trẻ con không bị. Trong hơn thập kỉ trở lại đây, nhờ có
sự tiến bộ của kĩ thuật nội soi tiêu hóa, nhiều trẻ được phát hiện loét dạ dày, bệnh
đã được công nhận là phổ biến ở trẻ em.
Theo y văn, năm 1826, bác sĩ người Đức Karl Theodor Ernst von Siebold lần đầu
tiên mô tả ổ loét dạ dày lớn ở một cháu bé 2 ngày tuổi, nghĩa là cháu đã bị bệnh dạ
dày ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh
viêm loét dạ dày xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh cũng bị.
Khoa Nhi tiêu hóa Bệnh viện Xanh Pôn cũng đã gặp bệnh nhân 3 tuổi có ổ loét dạ
dày lâu ngày. Con chị 6 tuổi, nếu nội soi dạ dày thấy có ổ loét, thì cháu cũng nằm
trong nhóm bệnh nhi lứa tuổi học đường có tỉ lệ bệnh dạ dày cao.
Nhiều trẻ được phát hiện loét dạ dày.
Tại sao trẻ lại bị loét dạ dày?
Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng ở người lớn hầu hết do vi khuẩn H pylori gây
nên. Trẻ em không giống thế, chỉ khoảng 30% có nguyên nhân do vi khuẩn.
Một giả thuyết đưa ra là, có thể do chế độ ăn của trẻ không hợp lí. Tuy nhiên, cho
đến nay cả ngành tiêu hóa nhi thế giới chưa đưa ra được tiêu chuẩn chế độ ăn như
thế nào để trẻ không bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ khuyên các bà mẹ đừng ép con ăn
quá nhiều, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều loại gia vị gây tình trạng kích thích tăng
tiết dịch vị.
Nguyên nhân viêm loét do các thuốc hạ sốt giảm đau cũng được đề cập đến. Nhiều
bà mẹ con sốt dưới 38 độ đã sốt ruột tự cho dùng thuốc hạ sốt, thậm chí con kêu
đau bụng thì tự cho uống thuốc giảm đau, uống vượt quá liều lượng cho phép…
đều là những tác nhân gây loét dạ dày ở trẻ.
Một giả thuyết đang được chú ý nhiều, đó là những căng thẳng trong cuộc sống