Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tương lai của bán lẻ: Những nhân viên quầy hàng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.45 KB, 4 trang )


Tương lai của bán lẻ: Những nhân
viên quầy hàng

“Vòng luẩn quẩn bán lẻ” sẽ khiến doanh
nghiệp bán lẻ không thoát khỏi sai lầm khi
cắt giảm chi phí lao động. Toàn cầu hóa đã
thay đổi toàn bộ thị trường lao động thế giới.


Làn sóng công nhân giá rẻ và hàng hóa giá rẻ từ
Trung Quốc và Ấn Độ khiến các công ty toàn
cầu buộc phải tìm cách cắt giảm chi phí một
cách tàn nhẫn.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao phải cắt giảm
lương của lao động mà không coi đây là một “tài
sản” cần phải được đầu tư? Đây là vấn đề mà
GS. Zeynep Ton, Trường Quản lý MIT (Mỹ),
đưa ra trong nghiên cứu các công ty bán lẻ toàn
cầu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cắt giảm lương và
phúc lợi của lao động lại càng khiến doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó lợi
nhuận ngày càng thấp hơn.
Các mô hình bán lẻ rất thành công như
QuickTrip, Mercadona và Trader Joe hay siêu
thị Costco đều có những đầu tư rất lớn cho nhân
viên.

Lý do các nhà bán lẻ này có chi phí lương và


phúc lợi cao mà vẫn có thể duy trì cạnh tranh về
giá là do họ đạt được hiệu suất lao động tối ưu
khi sở hữu một lực lượng lao động được đào tạo
tốt và có động lực cao.

Quản lý một cửa hàng bán lẻ hiện đại là một
nhiệm vụ vô cùng phức tạp. Theo nghiên cứu,
một siêu thị điển hình có gần 39.000 sản phẩm,
chạy 100 chương trình khuyến mãi một tuần, và
phục vụ 2.500 khách hàng mỗi ngày. Với rất
nhiều sản phẩm, chương trình khuyến mãi như
vậy, một nhiệm vụ tưởng đơn giản như đưa hàng
lên kệ lại vô cùng phức tạp.

Nếu được trả lương thấp, không được đào tạo,
nhân viên bán hàng hoàn toàn không có động cơ
để kiểm tra các sản phẩm đã bán, quyết định giữ
những gì trên kệ bán hàng, hoặc cũng không
buồn tư vấn cho khách hàng loại hàng gì nên
mua Nếu tình hình này kéo dài, rõ ràng cửa
hàng bán lẻ này sẽ gặp những vấn đề nghiêm
trọng về kinh doanh.

Người ta gọi đây là “vòng luẩn quẩn bán lẻ”: cắt
chi phí lao động có thể hỗ trợ doanh nghiệp
trong ngắn hạn, nhưng khi được trả lương thấp,
nhân viên không hài lòng sẽ dẫn đến sự trễ nải
trong kinh doanh, rồi lợi nhuận sụt giảm

Trong quý đầu tiên kết thúc vào ngày 26/11của

tài khóa mới, Costco lãi ròng 236,9 triệu USD,
tăng 10% so với mức 215,8 triệu USD của cùng
kỳ năm 2005. Một trong những bí quyết tạo nên
thành quả này là Costco tạo ra cơ hội thăng tiến
cho 98% của các nhà quản lý cửa hàng, luôn tạo
động lực cho họ phấn đấu.

Tại siêu thị Tây Ban Nha Mercadona, nhân viên
được đào tạo chéo để mọi người có thể thực hiện
hầu hết các nhiệm vụ. Điều này cho phép doanh
nghiệp bán lẻ linh hoạt hơn và đặc biệt có thể
nâng cao khả năng dự đoán kinh doanh.

Alison Paul, một chuyên gia tư vấn bán lẻ cho
Deloitte, cho rằng, bán lẻ truyền thống không
chết hàng loạt nhưng nó cần phải được cơ cấu lại
và một trong hoạt động cơ cấu quan trọng là đầu
tư vào nhân viên.

“Bán lẻ đã có một nền văn hóa giữ chi phí lao
động dưới sự kiểm soát nhưng đang có một cuộc
cách mạng xảy ra. Các nhà bán lẻ đang nhận ra
rằng nhân viên bán hàng mới là nhân tố tạo ra sự
khác biệt”. Vì vậy, các nhà bán lẻ sẽ hướng đến
một kỷ nguyên mới của bán lẻ, nơi các cửa hàng
cạnh tranh bằng dịch vụ hơn là bằng giá cả.

×