ĐỔI MỚI ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
TS. Vũ Nhữ Thăng
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
Bộ Tài chính
1. Thực trạng đầu tư công giai đoạn 2001-2010
Trong giai đoạn 2001-2010, mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước và
quốc tế có nhiều biến động bất lợi, song Việt Nam vẫn đạt được một số thành
tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân giai đoạn 2001-2010 là 7,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của
nhiều nước trong khu vực. Có thể nói một trong những nhân tố quan trọng
góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng này là Việt Nam đã khơi thông được
các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn
1991-2010 so với GDP (giá hiện hành).
Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng
GDP (%)
Tỷ lệ vốn đầu tư toàn
xã hội so với GDP (giá
hiện hành)
1991-1995 8,21 28,2
1996-2000 7,00 33,3
2001-2005 7,49 39,1
2006-2010* 6,90 42,7
Nguồn: TCTK. *Số năm 2010 là số ước thực hiện.
Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua liên tục tăng và duy trì
ở mức cao. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 35,4% năm
2001 lên dự kiến khoảng 41% năm 2010. Trong đó, bình quân giai đoạn
2001-2005 là 39,1%, giai đoạn 2006-2010 ước vào khoảng là 42,7%. Tính
chung cả giai đoạn 2001-2010, tổng đầu tư xã hội bình quân đạt xấp xỉ 41%
GDP, cao hơn so với mục tiêu đề ra và cao hơn so với mức 30,7% GDP giai
đoạn 1991-2000 (Bảng 1).
Hình 1: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010
2
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính.
Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có một vị trí
khá quan trọng. Bình quân giai đoạn 2001-2010, chiếm 45,7% tổng vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội. Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ
đạo là: đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư tín dụng Nhà nước, đầu
tư từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó đầu tư của NSNN và từ
các DNNN chiếm trên 75% đầu tư của khu vực công (Hình 1). Cụ thể như
sau:
Vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 51% tổng vốn
đầu tư của khu vực Nhà nước và bằng khoảng 23% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội. Tính theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai
đoạn 2001-2010 lên đến 9,45%
1
.
Từ năm 2003, để tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
việc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu được triển khai thực hiện. Đối
tượng được đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ là một số dự án
quan trọng, thiết yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo
dục và các dự án quan trọng đối với nền kinh tế, cần đầu tư song chưa
thể cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Bình quân giai đoạn 2006-
2010, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện ước bằng khoảng
5,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn tín dụng đầu tư giai đoạn 2001-2010 ước chiếm khoảng 22,6%
tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước, tương đương khoảng 4,2% GDP.
1
Bao gồm cả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
3
Nguồn vốn tín dụng nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ
trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất
khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành then chốt như đóng tàu,
điện, nước nhằm góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp, nâng
cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN trong tổng vốn đầu tư nhà nước
tuy có giảm trong những năm gần đây, song vẫn là nguồn vốn quan
trọng. Bình quân giai đoạn 2001-2010, tổng vốn đầu tư của các tập
đoàn, doanh nghiệp và tổng công ty Nhà nước chiếm khoảng 25,4%
tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước. Nhờ đó, khu vực DNNN đã phát
huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế quan
trọng.
Hình 2: Cơ cấu vốn đầu tư nhà nước giai đoạn 2001-2010 (%).
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính
Đánh giá về kết quả thực hiện đầu tư công giai đoạn 2011-2020, có thể
rút ra một số nhận định sau:
Thứ nhất, đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh
tế thời gian qua, tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng Đầu tư Nhà nước đã phát huy vai
trò đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, đầu tư từ các
khu vực khác suy giảm (ví dụ như giai đoạn 2008-2009).
4
Thứ hai, cơ cấu đầu tư công đã có một số chuyển biến theo chiều
hướng tích cực. Đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực
cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý
vùng miền; đã chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh
trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước cũng đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư
phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động. Cụ thể, trong tổng
mức đầu tư phát triển từ NSNN, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm
một tỷ trọng khá lớn. Bình quân giai đoạn 2001-2010, chi cho đầu tư xây
dựng cơ bản chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN. Nguồn lực
NSNN đã được tập trung cho việc phát triển các dự án hạ tầng thiết yếu trong
nền kinh tế, các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Thứ ba, đã hình thành được bộ khung pháp luật tương đối đồng bộ để
điều chỉnh các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng. Hệ
thống pháp luật liên quan đến đầu tư đến nay cơ bản đã bao quát được hầu hết
hoạt động đầu tư từ khu vực nhà nước.
2. Một số vấn tồn tại trong đầu tư công hiện nay
Tuy đạt được các kết quả tích cực nói trên, song thực tiễn đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng thời gian qua cũng đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại, vướng
mắc cần được tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới. Những tồn tại chủ yếu là:
Thứ nhất, đầu tư từ NSNN còn dàn trải
2
; hiệu quả đầu tư một số công
trình hạ tầng chưa cao. Hệ số ICOR có xu hướng tăng lên trong những năm
gần đây. Nếu như hệ số ICOR của giai đoạn 1996-2000 tính theo giá hiện
hành là 4,7 thì sang giai đoạn 2001-2005 hệ số này trung bình là 5,1 và giai
đoạn 2006-2010 tăng lên 6,1. Nguyên nhân làm cho ICOR của Việt Nam cao
một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ
sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xoá đói giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác đã trải
qua giai đoạn phát triển tương đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt
Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao (Bảng 2). Điều này một mặt cho thấy mô
hình tăng trưởng của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, mặt khác
2
Năm 2010, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ vốn NSNN cho
tổng số 16.658 dự án, nhiều hơn năm 2009 khoảng 850 dự án; số vốn bình quân phân bổ
cho một dự án là gần 7 tỷ đồng; vốn bình quân phân bổ cho dự án nhóm A ở Trung ương
năm 2010 xấp xỉ 115 tỷ đồng, chỉ bằng 46% mức bố trí năm 2007.
5
thể hiện hiệu quả đầu tư trên một số còn hạn chế. Trong giai đoạn 2001-2010,
tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP (giá hiện hành) đã tăng đáng kể so
với giai đoạn trước đó. Nếu như bình quân giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ này là
28,2% thì sang giai đoạn 1996-2010 tăng lên 33,2%, và sau đó giai đoạn
2001-2005 là 39,1% và giai đoạn 2006-2010 ước vào khoảng 41%. Việc tăng
trưởng quá dựa vào vốn sẽ đặt nền kinh tế nước ta trong thời gian tới trước
một số thách thức nhất định. Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện vẫn
còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường có khả năng ảnh hưởng đến việc huy
động nguồn vốn để duy trì tổng mức đầu tư toàn xã hội như giai đoạn 10 năm
qua. Khi đó, việc duy trì mức đầu tư cao cho tăng trưởng GDP cao chắc chắn
sẽ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, đầu tư phát triển con người, đầu tư cho một số lĩnh vực
như y tế, giáo dục - đào tạo trong 10 năm qua tuy đã được quan tâm hơn so
với trước song chưa tạo được sự chuyển biến tương xứng về chất lượng cung
cấp dịch vụ. Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học có tăng nhưng hiệu quả ứng
dụng các kết quả nghiên cứu chưa tương xứng.
Bảng 2: ICOR của một số nước trong khu vực
Quốc gia Giai đoạn Tăng trưởng
GDP (%)
Tỷ lệ đầu
tư/GDP (%)
ICOR
Hàn Quốc 1961-1980 7,9 23,3 3,0
Đài Loan 1961-1980 9,7 26,2 2,7
Indonesia 1981-1996 6,9 25,7 3,7
Thái Lan 1981-1995 8,1 33,3 4,1
Trung Quốc 2001-2006 9,7 38,8 4,0
Nguồn: Trích dẫn từ David Dapice và các cộng sự (2008).
Thứ hai, cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân còn chưa có sự
đột phá mạnh, vì thế sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển
còn hạn chế, nhất là trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế. Tỷ trọng đầu
tư của khu vực Nhà nước trong tổng mức đầu tư toàn xã hội tuy có giảm so
với trước song vẫn còn ở mức cao. Điều này đã làm cho NSNN không có đầy
đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng khác như chi cho đầu
tư phát triển con người, chi cho giáo dục, y tế. Bên cạnh đó, chi NSNN cho
6
đầu tư chưa phát huy được vai trò “vốn mồi” để thu hút sự tham gia đầu tư
của các thành phần kinh tế khác.
Thứ ba, cơ cấu đầu tư từ khu vực Nhà nước vẫn còn một số bất hợp lý.
Về nguyên tắc, đầu tư của Nhà nước chỉ nên tập trung vào việc phân bổ các
nguồn lực trong xã hội cho các lĩnh vực mà cơ chế thị trường không thể hoạt
động hoặc hoạt động không hiệu quả. Song trên thực tế, đầu tư của nhà nước
của nước ta vẫn còn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả
năng và sẵn sàng đầu tư. Trong khi đó, đầu tư vào các ngành công nghệ cao,
các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đối cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chưa hình thành được các tiêu
chí cụ thể trong việc xác định “tính ưu tiên” trong các dự án đầu tư. Nhiều dự
án được thực hiện song lại chưa tuân thủ theo các mục tiêu cần thực hiện
trong phát triển kinh tế xã hội chung.
Việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN còn dàn trải, số vốn bình quân phân
bổ cho các dự án hàng năm thấp
3
. Việc phân bổ vốn dàn trải dẫn tới tình trạng
nhiều dự án bị kéo dài tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí
đầu tư. Hơn nữa, cơ cấu đầu tư theo vùng miền còn chưa hợp lý. Nhiều địa
phương có xu hương muốn hướng đến một cơ cấu đầu tư tương tự nhau, hơn
là hình thành một cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng địa
phương. Chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ở nhiều ngành
trong một số khâu còn yếu, dẫn tới hiệu quả đầu tư một số công trình, dự án
chưa cao.
Hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong các DNNN
cũng chậm được cải thiện. Khu vực DNNN đang được ưu tiên sử dụng rất
nhiều nguồn lực như vốn, tài nguyên và vị thế kinh doanh. Một số lĩnh vực
kinh doanh DNNN đang chiếm vị thế độc quyền. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt
động của DNNN lại không tương xứng với những nguồn lực được ưu tiên đó.
Tình trạng thất thoát và lãng phí đầu tư trong các doanh nghiệp, tổng công ty
và tập đoàn kinh tế nhà nước chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu. Nhiều doanh
3
Năm 2010, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ vốn NSNN cho tổng
số 16.658 dự án, nhiều hơn năm 2009 khoảng 850 dự án; số vốn bình quân phân bổ cho
một dự án là gần 7 tỷ đồng; vốn bình quân phân bổ cho dự án nhóm A ở Trung ương năm
2010 xấp xỉ 115 tỷ đồng, chỉ bằng 46% mức bố trí năm 2007.
7
nghiệp sử dụng vốn đầu tư vào các ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc lĩnh
vực hoạt động kinh doanh chính, dẫn đến hiệu quả thấp hoặc thua lỗ. Điều
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song có nguyên nhân là chậm bổ sung
chế tài để hướng các doanh nghiệp ưu tiên, tập trung nguồn lực cho phát triển
các hoạt động kinh doanh chính theo nhiệm vụ chính được giao.
Thứ tư, việc giám sát, kiểm tra thực hiện chưa được chú trọng đúng
mức. Tuy đã thực hiện phân cấp mạnh trong cơ chế quản lý vốn đầu tư song
chế độ thông tin báo cáo, kiểm tra, giám sát trong một số khâu chưa được điều
chỉnh tương xứng nên công tác thống kê, tổng hợp, đánh giá gặp nhiều khó
khăn.
3. Định hướng đổi mới đầu tư công giai đoạn 2011-2020
Nhu cầu nguồn lực cần có cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
giai đoạn 10 năm tới là rất lớn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được xác định
là một trong ba đột phá quan trọng trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 2011-2020. Trong điều kiện nguồn lực huy động là có giới hạn, việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, nhất là
nguồn vốn nhà nước phải được xem là chìa khoá quan trọng. Đối với tài chính
nhà nước, huy động và phân bổ nguồn lực phải tập trung những lĩnh vực và
khu vực mà việc phân bổ nguồn lực của tài chính phi nhà nước không thể hoạt
động hoặc hoạt động không hiệu quả (ví dụ, xử lý các “thất bại của thị
trường”). Bên cạnh đó, để tối đa hóa lợi ích thu được, việc phân bổ và sử
dụng nguồn lực tài chính phải hướng vào việc thực hiện các ưu tiên chiến
lược (các đột phá) của nền kinh tế trong từng giai đoạn . Việc xác định “thứ tự
ưu tiên” phải được xem là một trong những yêu cầu cốt lõi trong việc nâng
cao hiệu quả của đầu tư nhà nước trong thời gian tới. Đồng thời trong phân bổ
và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước cho đầu tư cần phải đảm bảo tuân
thủ tính kỷ luật tài khoá, hiệu quả và hiệu lực tài chính; coi trọng tính minh
bạch và công khai.
Theo đó, các giải pháp đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư nhà
nước cho giai đoạn 10 năm tới là:
(1) Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước
trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
8
- Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng
đầu tư nhà nước, chỉ tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế thiết yếu, không có khả năng thu hồi vốn hoặc mức độ thu hồi vốn
thấp, rủi ro cao, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất then chốt,
đóng vai trò chủ đạo và những lĩnh vực mà tư nhân không thể hoặc chưa thể
thực hiện được.
- Phân định rõ nội dung, phạm vi đầu tư giữa trung ương và địa phương
thông qua việc đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các địa
phương. Nguyên tắc chung là những việc mà địa phương không thực hiện
được hoặc thực hiện không hiệu quả thì mới để trung ương thực hiện nhằm
tạo ra sự chủ động cho địa phương. Nghiên cứu hình thành cơ chế mở cho tất
cả các địa phương trong thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy
hoạch, năng lực và tài lực của từng địa phương.
- Phát huy vai trò định hướng của đầu tư nhà nước để thu hút nguồn
vốn đầu tư của xã hội. Coi nguồn đầu tư nhà nước là “vốn mồi” đề thu hút các
nguồn lực xã hội, đầu tư của khu vực tư nhân đầu tư vào nâng cấp kết cấu hạ
tầng kinh tế, đặc biệt là hệ thống giao thông. Tạo điều kiện bình đẳng trong
đấu thầu xây dựng và thực hiện các công trình, dự án đầu tư bằng vốn ngân
sách trên cơ sở hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Ưu tiên tập trung sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước cho xây dựng,
nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung nâng cấp phát triển hạ tầng
giao thông tại vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị, các trục giao thông huyết
mạch liên kết các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển trục giao thông Bắc –
Nam
4
.
(3) Nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực đầu tư Nhà nước
- Nghiên cứu sửa đổi Luật ngân sách nhà nước cho phù hợp với yêu cầu
cải cách và quản lý theo hướng tăng nguồn lực cho ngân sách địa phương để
chủ động thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, cùng với tăng cường trách
nhiệm trong quản lý nguồn lực tài chính của chính quyền địa phương và các
cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn lực được giao.
4
Theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
NSNN cần tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông hàng năm đạt 3,5-4,5% GDP.
9
- Hoàn thiện khung pháp lý về phân công, phân cấp và hệ thống phân
bổ NSNN. Xây dựng nguyên tắc, căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển, bố
trí vốn, thanh toán và quyết toán vốn nhằm đảm bảo tập trung vốn đầu tư
hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính trung hạn và tiến độ công trình,
giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng phân chia bình quân và dàn mỏng
nguồn lực, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí xác định các ưu tiên ngân
sách cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả chi ngân sách.
Trên cơ sở đó thực hiện phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để bảo
đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
- Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn
và kế hoạch chi tiêu trung hạn, xem kế hoạch chi đầu tư là một cấu phần của
kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, đảm bảo chi đầu tư công được giới
hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của
Chính phủ. Qua đó, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực hàng năm được định
hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn, tăng cường
tính tiên đoán, chủ động, tính hệ thống trong phân bổ nguồn lực.
(4) Đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư nhà nước
Đầu tư bằng tín dụng nhà nước phải gắn liền với nâng cao hiệu quả sử
dụng và đảm bảo khả năng trả nợ. Đổi mới phương thức phát triển tín dụng
nhà nước theo nguyên tắc thương mại (tín dụng nhà nước chỉ khắc phục
những bất cập do thiếu hoặc không đảm bảo các điều kiện về tài sản cầm cố,
thế chấp, hoặc do qui mô vay vốn quá lớn, thời hạn dài…) nhằm nâng cao kỷ
cương, kỷ luật tài chính và đảm bảo tính bền vững.
(5) Thu hút có hiệu quả, đa dạng hoá các nguồn lực trong xã hội để
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Đổi mới và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành
phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu mở rộng việc áp
dụng hình thức bán hoặc chuyển nhượng quyền quản lý, khai thác có thời hạn
một số công trình cơ sở hạ tầng để huy động nguồn vốn của xã hội cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng.
- Triển khai có hiệu quả Quyết định soó 71/2010/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công ty.
10
- Tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh mô hình quỹ đầu tư phát triển địa
phương để góp phần huy động và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội địa phương.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong một số
lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để một mặt tăng thêm nguồn
vốn đầu tư, mặt khác cũng tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch
vụ, xóa bỏ dần thế độc quyền qua đó người dân có cơ hội được tiếp cận với
một chất lượng của dịch vụ ngày càng cao.
(6) Đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, tăng cường công khai
minh bạch trong hoạt động đầu tư công; nâng cao hiệu quả công tác giám
sát, kiểm toán hoạt động đầu tư công
- Thực hiện đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, trong đó cần đặc
biệt coi trọng nguyên tắc công khai minh bạch và giám sát độc lập.
- Nâng cao hiệu quả của công tác công khai ngân sách nói chung cũng
như chi ngân sách nhà nước cho đầu tư công nói riêng.
- Tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn
NSNN. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ trương, lập và
duyệt dự án đến thực hiện dự án. Đề cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội
đối với các công trình trọng điểm quốc gia, của HĐND đối với các dự án đầu
tư trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người
dân kiểm tra công việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà
nước.
Tóm lại, hoạt động đầu công trong giai đoạn 2001-2010 đã có sự tăng
trưởng nhanh, cơ cấu đầu tư cũng đã có bước chuyển tích cực qua đó góp
phần quan trọng vào việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế tế vĩ mô và
tăng cường xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được như trên, hoạt động đầu tư công những năm qua vẫn còn tồn tại một số
bất cập, đặc biệt cơ cấu đầu tư còn dàn trải, hiệu quả phân bổ và sử dụng
nguồn lực chậm được cải thiện. Trong thời gian tới cần tập trung vào các giải
pháp nhằm cơ cấu lại đầu tư công; đổi mới phương thức quản lý đầu tư công,
đồng thời thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư cho phát triển hạ tầng
kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra
hoạt động đầu tư công.
11
Tài liệu tham khảo:
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010.
Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê (các năm).
Viện quản lý kinh tế Trung uơng và Trường Chính sách công lý Quang
Diệu (2010). Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa
học ‘Định hướng phát triển tài chính giai đoạn 2011-2020”.
David Dapice và các cộng sự, 2008, “Choosing Success: The Lessons
of East and Southeast Asia and Vietnam’s Future - A Policy Framework for
Vietnam’s Socioeconomic Development, 2011-2020”. Harvard Vietnam
Program.