Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

7 phương pháp phát triển tầm nhìn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.7 KB, 4 trang )

7 phương pháp phát triển tầm nhìn
Tầm nhìn có thể được xem là khả năng quan trọng nhất của
nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Có một tầm nhìn tốt, nhà lãnh đạo
mới có thể đề ra được những chiến lược khả thi, triển khai
được những kế hoạch đúng hướng và mang đến lợi nhuận lâu
dài cho doanh nghiệp.
Tầm nhìn có bản chất là trực giác chủ quan của một cá nhân. Nhà
lãnh đạo phải biết kết hợp giữa nhận thức chủ quan và những yếu
tố khách quan bên ngoài để đạt được khả năng bao quát mọi vấn đề
mà doanh nghiệp sắp phải đối mặt.
Sau đây là bảy phương pháp giúp các nhà lãnh đạo có thể phát
triển tầm nhìn.
Nắm bắt ý tưởng
Khi bắt gặp một vấn đề nào đó, chúng ta thường nảy ra nhiều ý
tưởng để giải quyết với những khả năng khác nhau. Có những ý
tưởng khả thi, có những ý tưởng táo bạo và cũng có ý tưởng vớ
vẩn, thậm chí viển vông. Đừng bỏ qua bất cứ ý tưởng nào mà hãy
nắm bắt chúng bằng cách ghi chép nhanh vào sổ tay, hoặc thể hiện
bằng những ký hiệu dễ nhớ.
Nhận biết thế mạnh
Tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một thách thức lớn
giống nhau là làm sao có được kết quả cao nhất mà sử dụng ít
nguồn lực nhất, ít tốn kém nhất. Để đạt được điều này, nhà lãnh
đạo phải tập trung vào sở trường của doanh nghiệp, tận dụng thế
mạnh riêng của doanh nghiệp làm đòn bẩy để cạnh tranh.
Vậy làm sao nhận biết được thế mạnh của doanh nghiệp? Hãy đặt
ra câu hỏi: Nếu muốn tạo một cuộc sống tiện ích cho mọi người
mà vẫn đem lại doanh thu cho việc kinh doanh của mình, ta sẽ làm
gì, sẽ thực hiện điều đó ra sao? Hãy ghi lại những suy nghĩ đầu tiên
ập đến khi trả lời câu hỏi này vì đó chính là thế mạnh của bạn.
Không bị chi phối


Đừng để bản thân bị chi phối quá nhiều bởi ý kiến của những
người khác về các vấn đề mà bạn và doanh nghiệp đang gặp phải.
Không ai bên ngoài có thể hiểu rõ những gì nên và không nên cho
doanh nghiệp bằng chính người lãnh đạo. Bên cạnh đó, bạn cũng
không nên ôm đồm quá nhiều việc làm lãng phí thời gian của mình
và nhân viên, lại còn tạo nhiều áp lực lên bản thân.
Nâng cao trực giác
Trước một quyết định nào đó, hãy để cho trực giác của bạn lên
tiếng, cho dù đó là một linh cảm đi ngược lại với hầu hết các ý
kiến của cố vấn và nhân viên. Đấy là nơi nảy mầm của những sáng
kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Một nhà lãnh đạo có tầm
nhìn sẽ biết cách hành động theo linh cảm đúng đắn của họ.
Lắng nghe
Nhà lãnh đạo giỏi phải biết lắng nghe mọi ý kiến trong tất cả các
mối quan hệ, biết được những gì người khác muốn và không muốn
ở mình. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nhận được những phản hồi
hai chiều từ nhân viên cũng như khách hàng một cách thường
xuyên, lắng nghe và tổng hợp mọi thông tin một cách có chiều sâu,
từ đó sẵn sàng điều chỉnh hướng đi phù hợp với thị trường hiện tại.
Chia sẻ
Một khi đã xác định được tương lai cho doanh nghiệp của mình,
bạn hãy chia sẻ, truyền đạt đến mọi thành viên trong tổ chức để tất
cả phải thấu hiểu mục tiêu đã đặt ra và cùng bạn biến điều đó thành
hiện thực.
Một tầm nhìn hiệu quả phải là một bức tranh đầy đủ về tương lai
được xây dựng bởi các thành viên trong doanh nghiệp. Ai cũng
muốn công việc của mình có ý nghĩa, vì vậy công việc của lãnh
đạo là tạo ra ý nghĩa trong công việc của đội ngũ nhân viên.
Kết nối tầm nhìn với hành động
Những công ty lớn thành công là những công ty biết làm cho sản

phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm điều
này. Vì vậy, hãy tự hỏi hôm nay bạn có thể làm gì để bắt đầu tạo ra
những cơ hội mới cho doanh nghiệp? Hãy cố gắng đề ra mục tiêu
công việc sẽ làm gì trong tuần này, tháng này hay quý tới và xác
định điều gì có thể biến tầm nhìn, những dự đoán hôm nay của bạn
thành hiện thực.


×