Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.74 KB, 3 trang )

Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết
Bệnh thuỷ đậu, bà con ta quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc),
bệnh trái rạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virut Varicella
zoster. Nguồn lây duy nhất là người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh thường
cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc
nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy
đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong
nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ
không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được
một vài nốt ở đầu nhân gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi,
biếng ăn, không chịu chơi, ngứa Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các
khớp rồi 2-3 ngày sau đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban
sởi. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc
nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng.
Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương; nếu
lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại.
Đậu thường thưa. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt
cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại
nốt đậu độ tuổi khác nhau: nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt
đã đóng vẩy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng
to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh
thường triến triển lành tính: đậu thường thưa, sức khỏe của trẻ ít
thay đổi; đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có
màu nâu sẫm. Một tuần sau vẩy bong và không để lại sẹo. Bệnh
khỏi.
Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn
nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Năm
nay, người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường
sốt cao 39-40oC, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày


hơn có khi có máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh tiến
triển nặng hơn và có thể tử vong.
Phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu thì não
bộ bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước sinh một tuần lễ người
mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.
Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng
có thể bị bội nhiễm gây viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận
cấp tính hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.
Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện
sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời
và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều
trị (trạm y tế xã, phường) trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu
cho đến khi bong hết vẩy; trẻ ốm phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước
khi cho trở lại vườn trẻ, lớp học nhớ tắm gội sạch vẩy. Những
người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực
tiếp với dịch nốt phỏng. Xong, phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
Áo quần, khăn mặt người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng,
phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay
chăm sóc người bệnh.
- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn
móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc
phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm
nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.

×