Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.71 KB, 3 trang )

Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè
Mùa hè đang đến, ngoài các nguy cơ về bệnh dịch truyền nhiễm thì
các bậc phụ huynh không thể bỏ qua các bệnh ngoài da rất thường
gặp ở trẻ. Các bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu
cho trẻ và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày chưa kể đến
các nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.

Tắm cho bé thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh ngoài da
Bệnh ngoài da trẻ em thường gặp
- Cháy nắng: trẻ chơi nắng, tắm nắng… quá lâu, da sẽ bị tia tử
ngoại UV trong ánh sáng làm cháy nắng, “bỏng nắng”. Nhẹ thì chỉ
bị đỏ da, đau rát khó chịu; nặng hơn da bị bỏng, phồng rộp và bong
tróc…
- Rôm sảy: thông thường, những mụn hồng rôm sảy hay nổi trên
vùng lưng, đầu, trán, ngực của trẻ, là những nơi da có nhiều nang
tuyến mồ hôi. Vì bị ngứa trẻ phải gãi, cào nhiều khiến vùng da có
rôm sảy có thể bị sây sát, nhiễm trùng gây chốc lở, nhọt mủ…
- Chốc, nhọt, đồng đanh: là những bệnh nhiễm khuẩn ngoài da có
thể gặp ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất ở lứa tuổi mẫu giáo.
Biểu hiện ban đầu của chốc là những dát đỏ sung huyết nhanh
chóng tạo thành những bọng nước, sau đó vỡ ra đóng vảy. Nếu xảy
ra ở da đầu, mủ làm dính các sợi tóc lại với nhau, gọi là chốc đầu.
Còn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung
quanh gây nổi cục cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, có thể gây sốt, viêm
hạch kế cận…
- Hăm da, viêm da: có các triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến đáng kể,
làm ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước. Trường hợp nhẹ là hăm
da, hăm kẽ ở trẻ sơ sinh, nhưng trẻ em từ 2-10 tuổi có thể bị viêm
da dị ứng thường gặp ở mặt gập của tay chân như cổ, cổ tay, cổ
chân, nách, bẹn. Rối loạn này cải thiện dần theo tuổi.
Cách phòng ngừa


- Giữ cho trẻ mát bằng cách uống nhiều nước, mặc thoáng mát,
không để trẻ chơi ngoài nắng nóng, khi ra nắng cần đội mũ rộng
vành.
- Vệ sinh thân thể hằng ngày để da trẻ luôn sạch, thoáng mát,
không thấm ẩm mồ hôi khiến mầm bệnh khó phát triển.
- Tắm cho trẻ hằng ngày, việc tắm rửa mùa hè có hai tác dụng: giải
nhiệt, làm trẻ mát mẻ và quan trọng hơn là vệ sinh da, chống
những bệnh ngoài da mùa hè nêu trên. Nhiều bậc phụ huynh
thường dùng các thảo dược cổ truyền ngày xưa để lại, như nấu
nước pha lá khổ qua, lá trầu, lá muồng trâu… để tắm trẻ.
Hiện nay các bậc phụ huynh có thể dùng các chế phẩm có chứa
nhiều hoạt chất thiên nhiên chiết từ thảo dược như cao trầu không,
cao hạt ngô, cao kim ngân hoa và đặc biệt có chứa alpha-terpineol
chiết từ tinh dầu tràm hoang dại, tiện dụng và thích hợp với làn da
mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.

×