Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DA VÀ CÁC BỆNH VỀ DA Ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.23 KB, 12 trang )

2
0
1
0
13
Tìm hiểu các bệnh về da và cách phòng tránh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÁC BỆNH VỀ DA VÀ
CÁCH PHÒNG TRÁNH Ở TRẺ SƠ
SINH DƯỚI 1 TUỔI

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VINH HIỂN
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ TƯ – NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Lớp: SPMN 2A
THỦ DẦU MỘT, THÁNG 11/2010
SVTH: LÊ THỊ TƯ – NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
2
0
1
0
13
Tìm hiểu các bệnh về da và cách phòng tránh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển của trẻ em, cùng với việc mắc phải nhiều chứng bệnh, trẻ
em thường mắc các bệnh ngoài da do những tác động của môi trường, thay đổi thời tiết và


vấn đề vệ sinh dinh dưỡng. Ở trẻ em sơ sinh, nhất là độ đuổi 6 – 7 tháng thường mắc các
bệnh rôm sảy, chốc lở, mụn nhọt, viêm da do tã lót, ghẻ,.. ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Những bệnh ngoài da thường không ảnh hưởng đến vấn đề tính mạng của bé nhưng ảnh
hưởng đến sức khỏe như ăn uống, ngủ, cười nói,.. Trẻ mắc các bệnh này thường khó chịu,
gây ra nhiều chứng làm bé không ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trí nào của trẻ
em.
Các bệnh ngoài da hầu hết xuất phát từ thay đổi môi trường hoặc thay đổi thời tiết,
ngoài ra vấn đề vệ sinh cho bé cũng quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, là nguyên
nhân quan trọng làm xuất hiện các bệnh về da. Chẳng hạn, chúng ta không thường xuyên
tắm rửa, vệ sinh kỹ, bé sẽ mắc các bệnh mụn mọt, ghẻ. Vào mùa nóng, trẻ thường mắc các
bệnh rôm sảy, phát ban đỏ….
Trong quá trình nuôi trẻ, chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa hoặc chữa
trị hữu hiệu giúp bé kháng cự các bệnh về da. Chẳng hạn, tới mùa hè chúng ta phải cho bé
ăn những thức ăn mát, dinh dưỡng để cơ thể bé giải nhiệt. Ngoài ra, chúng ta phải cho bé
ăn những thức ăn dinh dưỡng cao để bé kháng sinh các bệnh về da.
Tìm hiểu các bệnh về da ở trẻ em và cách phóng tránh là vấn đề thiết thực đối với
những sinh viên ngành sư phạm Mầm non, giúp giáo sinh chăm sóc tốt sức khỏe của trẻ ở
trường. Chính vì nhiều lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu các bệnh về da và cách
phòng tránh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi”.
SVTH: LÊ THỊ TƯ – NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
2
0
1
0
13
Tìm hiểu các bệnh về da và cách phòng tránh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

II. NỘI DUNG
1. Da và cấu tạo da ở trẻ em
1.1. Vài nét về cấu tạo da

Da hay vỏ bọc, đơn giản hơn là lớp bao bọc bên ngoài cơ thể của chúng ta. da người
trưởng thành có diện tích khoảng 2m2, bề dày dao động từ 0,5 đến 3 mm, da là một cơ
quan chủ động và đa năng không thấm nước. Vì thế chúng ta không bị khô trong hơi nóng
hoặc tan chảy ra trong mưa và nó bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ có hại của ánh nắng mặt
trời. Nó khá dẻo dai để làm nhiệm vụ che chở chống lại những tổn hại, nhưng cũng khá
mềm để cho phép chuyển động. Nó duy trì nhiệt độ hoặc làm mát cơ thể khi cần, vì vậy
giữ cho nhiệt độ bên trong chúng ta không thay đổi. Da tổng hợp Vitamin D từ ánh nắng
mặt trời. Mỗi phút có 460 mililít máu đi qua da. Trong da phân bổ 250.000 bộ phận cảm
lạnh, 30 bộ phận cảm nóng, 1 triệu đầu mút cảm đau, 500.000 bộ phận cảm giác và 3 triệu
tuyến mồ hôi.
H1: Cấu trúc của da
(Nguồn
/>Da được cấu tạo bởi hai phần chính. Phần ở cuối ngoài cùng biểu bì gồm có một vài lớp tế
bào, lớp cuối cùng của da được gọi là lớp tế bào mẹ. Tại đây các tế bào liên tục phân chia
và chuyển lên bề mặt, nơi chúng trở nên bằng phẳng, chết và được biến đổi thành một chất
liệu gọi là keratin, sau cùng được long ra những lớp nhỏ bé có thể trông thấy rõ ràng.
SVTH: LÊ THỊ TƯ – NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
2
0
1
0
13
Tìm hiểu các bệnh về da và cách phòng tránh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Lớp bảo vệ phía ngoài này dính chặt vào một lớp nằm dưới gọi là bì. Những chỗ phình lên
giống như ngón tay bé tí từ lớp bì ăn khớp vào các lỗ trong của biểu bì và sự gợn sóng nối
liền hai lớp trong da này làm nổi lên những lằn gợn, mà rõ ràng nhất là những đầu ngón
tay. Bì được tạo nên từ các bó collagen và sợi elastin. Gắn vào trong bì là các tuyến mồ
hôi, bã nhờn và huy cực, nang lông/tóc, mạch máu và dây thần kinh xuyên vào biểu bì,
nhưng các mạch máu thì bị giữ lại trong bì. Các lông, tóc và ống dẫn từ các tuyến đi qua

biểu bì đến bề mặt.
o Tuyến mồ hôi
Mỗi tuyến mồ hôi được hình thành từ một ống xoắn tế bào biểu bì dẫn vào ống dẫn
mồ hôi để mở ra trên bề mặt da. Các tuyến mồ hôi được hệ thần kinh điều khiển và được
kích thích để tiết ra do cảm xúc hoặc do nhu cầu giảm nhiệt của cơ thể.
Da được cấu tạo bởi hai lớp mô khác nhau: bì và biểu bì. Cả hai lớp có chứa các mút
thần kinh truyền các cảm giác đau, áp suất nóng và lạnh. Các tuyến mồ hôi đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hoà thân nhiệt, trong khi đó các tuyến bã nhờn bôi trơn da và
lông tóc.
o Tuyến bã nhờn
Các tuyến bã nhờn mở rộng vào các nang lông, tóc và được tạo nên bởi các tế bào
biểu bì chuyên hoá sản sinh ra dầu nhờn. Chúng tập chung nhiều nhất ở đầu, mặt, ngực và
lưng. Chức năng của chúng là bôi trơn thân lông, tóc, bao quanh da và chúng được các
hoocmôn sinh dục kiểm soát.
o Tuyến huy cực
Các tuyến huy cực phát triển ở tuổi dậy thì và được thấy ở nách, ngực, gần cơ quan
sinh dục ngoài. Chúng là tuyến sản xuất mùi và là một đặc điểm sinh dục. khi chúng bắt
đầu hoạt động, chúng tiết ra một chất sền sền như sữa.
Có một mạng lưới dây thần kinh nhỏ, mảnh ở hai lớp da và đặc biệt là chúng có nhiều ở
các đầu ngón tay. Chúng truyền các cảm giác ấm và rất nhạy cảm với những cảm giác
lạnh, áp suất, ngứa ngáy và đau, từ đó khiến cơ thể có các phản xạ bảo vệ.
o Lông, tóc và móng
Lông, tóc và móng là hai hình thức chuyên hoá của keratin. mặc dù các móng được
sinh ra bởi các tế bào da sống, nhưng móng tự nó chết và sẽ không đau hoặc chảy máu nếu
nó bị tổn hại.
• Màu da
Màu da là do sắc tố đen melanin còn được thấy trong lông/tóc và trong mống mắt.
nó được hình thành trong các tế bào tạo melanin, gọi là tế bào hắc tố, nằm trong lớp nền
của da.
SVTH: LÊ THỊ TƯ – NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

2
0
1
0
13
Tìm hiểu các bệnh về da và cách phòng tránh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

H2: Hạt melamin tạo sắc tố da
(Nguồn />Quy trình hoá học phức tạp của cơ thể biến đổi aminoacid, tyrosine thành melanin,
xảy ra trên phần ngoài của mỗi tế bào hắc tố. ngay khi hình thành, sắc tố duy chuyển đến
trung tâm tế bào để làm sậm và bằng cách đó, bảo vệ các nhân rất nhạy cảm. sự phơi trần
ra ánh sáng tử ngoại, từ nguồn nhân tạo hay ánh sáng mặt trời đều kích thích sản xuất
melanin theo quá trình sạm da bình thường. melanin được hình thành, các tế bào mở rộng
và màu da sạm lại. sự phản ứng thay đổi từ cá nhân này đến cá nhân khác, nhưng tất cả
mọi người, ngoại trừ những người bạch tạng đều có thể có sắc tố thục sự khi được phơi ra
đầy đủ ánh sáng mặt trời.
1.2. Cấu tạo da của trẻ em
o Da của trẻ sơ sinh
Mỏng xốp chứa nhiều nước. Các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển ít. Sau khi trẻ sinh
ra, trên da phủ một lớp màu trắng ngà, đó là lớp thượng bì bong ra, được gọi là chất gây,
có nhiệm vụ bảo vệ che chở và dinh dưỡng cho da; làm cơ thể đỡ mất nhiệt, có tác dụng
miễn dịch, vì vậy không nên rửa sạch ngay, mà phải đợi sau 48 giờ mới lau sạch, nếu
không thì dễ bị hăm đỏ các nếp gấp.
Những biểu hiện thường gặp ở da của trẻ sơ sinh
- Đỏ da sinh lý.
- Vàng da sinh lý : 80 - 85% trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lý, vàng da xuất
hiện từ ngày thứ 2 - 5 sau khi sinh và kéo dài đến ngày thứ 7 - 8 thì hết; nhưng ở trẻ đẻ non
có khi kéo dài đến 3 - 4 tuần.
SVTH: LÊ THỊ TƯ – NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

×