Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.03 KB, 3 trang )
Chứng lồng ruột ở trẻ em
Lồng ruột có các triệu chứng: trẻ đang khỏe mạnh đột ngột khóc
thét từng cơn, nôn vọt lúc đầu ra sữa, thức ăn, giai đoạn muộn có
thể ói ra dịch mật, tiêu phân nhầy máu.
Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong dân gian
có khá nhiều hiểu biết sai về lồng ruột.
Anh Thanh Vũ, ngụ Bình Thạnh, TP.HCM cho biết: “Tôi có một
cháu trai 2 tháng tuổi. Thỉnh thoảng, khi nựng cháu, tôi cũng hay
bế thẳng đứng cháu lên chứ không bế nghiêng nên bà nội cháu hay
nhắc nhở: “Ẵm cháu như vậy mà bị lồng ruột thì khổ lắm”. Anh
Vũ thắc mắc: “Lồng ruột là gì? Phòng ngừa bằng cách nào? Làm
sao để biết được cháu bị lồng ruột? Bà nội cháu nói như vậy có
đúng không?”.
Theo bác sĩ Phước Vân, lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa. Tai
biến lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của một
đoạn ruột kế cận, gây nên sự thắt nghẹt mạch máu nuôi ruột, làm
tổn thương đoạn ruột bên dưới. Nếu không điều trị kịp thời khối
lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, xì dịch và phân vào trong ổ
bụng, dễ đưa đến biến chứng nhiễm trùng nặng và có thể tử vong.
Nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột đến nay chưa được xác định
chính xác. Bệnh thường gặp ở trẻ em, có lẽ do kích thước ruột non
và ruột già của trẻ quá chênh lệch nhau. Mặt khác trên 80% bệnh
lồng ruột xảy ra ở trẻ dưới một tuổi, nhất là từ 4 – 9 tháng tuổi.
Đây cũng là thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang chế độ ăn dặm nên
ruột dễ co bóp bất thường. Một số ghi nhận cho thấy có mối liên
quan giữa bệnh lồng ruột ở trẻ em và các bệnh nhiễm khuẩn đường
hô hấp, viêm nhiễm đường ruột. Đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy do vi
rút hoặc vi trùng, thường có tình trạng tăng nhu động ruột dẫn đến
tăng nguy cơ bị lồng ruột.