Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dễ nhầm lẫn biểu hiện viêm đường tiểu ở bé gái ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.24 KB, 3 trang )

Dễ nhầm lẫn biểu hiện viêm đường
tiểu ở bé gái
Ở thành phố, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu tuy ít hơn ở nông thôn nhưng
cũng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi
bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm bé bị nhiễm khuẩn đường tiểu.

Gặp nhiều ở bé gái
TS Nguyễn Văn Bàng (Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh viêm
đường tiểu rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là ở các bé gái
(theo 1 nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu cao hơn bé trai 5-10 lần).
“Ở nữ giới, bộ phận sinh dục và đường tiểu rất gần nhau, nếu không biết
cách vệ sinh sạch sẽ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nhất là với trẻ em nông thôn,
việc các bé gái hay ngồi bệt trên nền đất, lau rửa sau đi vệ sinh không sạch
sẽ, đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu theo đường ngược
dòng (từ niệu đạo lên bang quang, niệu quản, thận) gây nhiễm khuẩn đường
tiểu”, BS Bàng nói.
Ở thành phố, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu tuy ít hơn ở nông thôn nhưng
cũng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi
bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm bé bị nhiễm khuẩn đường tiểu như
trường hợp của chị Phương Vân (Thanh Xuân, HN). Vì hàng ngày, chị đều
vệ sinh cho con 2 lần/ngày, mặt quần cotton thoáng mát Hỏi kỹ ra, chị lại
“quên” không dạy cô con gái 7 tuổi cách tự lau chùi đúng sau khi đi vệ sinh.
Mỗi lần đi vệ sinh, cô bé đều lau từ sau ra trước và đây là nguyên nhân dẫn
tới vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
Đáng nói, ngoài 1 số trường hợp có biểu hiện rõ rệt như sốt cao, bỗng dưng
sợ đi tè, nếu phải đi thì khó chịu, khóc thét, đái ngắt quãng biểu hiện của
nhiễm khuẩn tiết niệu thường rất kín đáo, không có triệu chứng điển hình
(nhất là ở bé gái). Do triệu chứng âm ỉ, sự nhiễm khuẩn ngược dòng từ
đường tiểu lên bàng quang, từ bàng quang lên niệu quản rồi lên đến thận, lặp
đi lặp lại gây hỏng thận (gây viêm thận ngược dòng hoặc viêm bể thận mãn
tính), rồi thành sẹo thận, thận mất chức năng chuyển thành suy thận mãn.


Theo các bác sĩ, đây có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
suy thận không rõ nguyên nhân. Vì cứ 10 bệnh nhân suy thận đến viện thì có
khoảng 5 bệnh nhân không rõ nguyên nhân, nhưng trên thực tế, nhiều trường
hợp suy thận đó đã từng bị viêm nhiễm đường tiết niệu âm ỉ từ lúc bé.
Nhận biết sớm bé nhiễm khuẩn đường tiểu
TS Bàng cho hay, dù biểu hiện đa dạng, thay đổi tùy theo lứa tuổi, theo vị trí
tổn thương và mức độ nặng của bệnh nhưng chịu khó quan sát bé thì cha mẹ
vẫn có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa con đi khám.
Bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như đái buốt,
đái rắt, hoặc rất rầm rộ như bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn và sốt cao. Đặc biệt
ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, triệu chứng toàn thân như kém ăn, không lên cân, quấy
khóc hoặc có thể biểu hiện ở thể rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường và
kéo dài không rõ nguyên nhân. “Tuy đây là những biểu hiện dễ nhận thấy
nhưng lại chính là điểm mà cha mẹ và cả bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm sang
các bệnh lý khác. Vì thế, việc xét nghiệm nước tiểu được chỉ định để chẩn
đoán chính xác bệnh lý này”, BS Bàng nói.
Ở trẻ trai, việc hẹp bao quay đầu khiến khi đái, đầu “chim” thành một bọng
nước, đái xiên, đái lệch, trẻ hay sờ vào đầu chim… cũng là nguyên nhân dễ
gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Lúc này nên cho bé đi khám, nếu hẹp thì nên
tách bao quy đầu để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Để phòng nhiễm khuẩn đường tiểu, ngoài vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đúng cách
(bé gái), bao quy đầu được mở (ở bé trai hẹp bao quy đầu) thì không nên
đóng bỉm cho trẻ nhỏ suốt ngày đêm. Vì dùng bỉm liên tục, nước tiểu hay
phân đọng lại lâu trong bỉm sẽ rất dễ gây nhiễm khuẩn lên đường tiết niệu,
nhất là ở bé gái. Cũng cần lưu ý, khi thay bỉm cho trẻ nên quan sát kỹ, nếu
trên bỉm có vết khô đục thì phải cho bé đi khám vì đó có thể là mủ niệu

×