Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật trên gỗ trầm hương khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 54 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn
Duy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô trong Viện Công nghệ sinh học &
Môi trường, Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Con xin gửi lòng biết ơn đến bố mẹ cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện về
mặt tinh thần cũng như về vật chất trong suốt quá trình của khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Minh Nhật, cán bộ quản lý phòng
thí nghiệm Công nghệ sinh học, đã tạo mọi điều kiện về thời gian để tôi hoàn
thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Lớp 50 CNSH, những bạn đồng hành
cùng tôi trong bốn năm qua, cùng chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi tình
cảm quý báu này.
Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thanh Trà


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i


MỤC LỤC ii
BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về cây Dó bầu 4
1.1.1 Đặc điểm phân loại 4
1.1.2 Đặc điểm hình thái 4
1.1.3 Đặc điểm sinh thái 5
1.1.4 Lợi ích của cây Dó bầu 7
1.2 Tổng quan về Trầm hương 8
1.2.1 Sự hình thành Trầm hương trong tự nhiên 8
1.2.2 Đặc điểm chung của Trầm hương 8
1.2.3 Phân loại và tính chất của Trầm hương 9
1.2.4 Công dụng của Trầm hương 10
1.2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Trầm hương 12
1.3 Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật trên gỗ Trầm
hương 16
1.3.1 Trên thế giới 16
1.3.2. Ở Việt Nam 17
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Vật liệu 19
2.1.1 Mẫu Trầm hương 19
2.1.2 Môi trường và thuốc thử 19
iii

2.1.3 Thiết bị chuyên dụng 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phân lập các chủng vi sinh vật 21

2.2.2 Sơ bộ phân loại các chủng vi sinh vật 22
2.2.3 Xác định đặc điểm hình thái 25
2.2.4 Nhuộm Gram 25
2.2.5 Xác định khả năng sinh bào tử 25
2.2.6 Thí nghiệm cấy sinh khối vi sinh vật trên cây Dó bầu 26
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn từ mẫu gỗ Trầm hương 27
3.2 Đặc điểm hình thái và hóa sinh 27
3.2.1 Hình thái khuẩn lạc 27
3.2.2 Nhuộm gram 35
3.2.3 Khả năng sinh bào tử 40
3.2.4 Sơ bộ phân loại các chủng vi sinh vật phân lập được thành các
nhóm 41
3.3 Thử nghiệm cấy sinh khối vi sinh vật trên cây Dó bầu 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
 Kết luận 44
 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
iv

BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Viết đầy đủ
1 CFU
Colony Forming Unit
(Đơn vị hình thành khuẩn lạc)
2 OD
Optical Density
(Mật độ quang)
3 TSA

Trypton Soy Agar
(Môi trường rắn nuôi cấy vi khuẩn tổng số)
4 TSB
Trypton Soy Broth
(Môi trường lỏng nuôi cấy vi khuẩn tổng số)
5 IUCN
The International Union for the Conservation of Nature
and Natural Resources
(Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Quốc tế)








v

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Hệ thống phân loại vi khuẩn Gram (+) của Bergey 23
Bảng 2.2. Hệ thống phân loại vi khuẩn Gram (-) của Bergey 24
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái của các chủng vi sinh vật hiếu khí phân lập
được trên môi trường TSB 27
Bảng 3.2. Phân loại Gram các chủng vi khuẩn sau khi tiến hành nhuộm Gram 35
Bảng 3.3. Khả năng sinh bào tử của các chủng vi khuẩn sau khi được kiểm tra
bằng phương pháp sốc nhiệt 40














vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 0.1. Sơ đồ cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài 3
Hình 3.1. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T1 30
Hình 3.2. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T2 30
Hình 3.3. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T3 30
Hình 3.4. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T4 30
Hình 3.5. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T5 30
Hình 3.6. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T6 30
Hình 3.7. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T7 31
Hình 3.8. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T8 31
Hình 3.9. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T9 31
Hình 3.10. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T10 31
Hình 3.11. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T11 31
Hình 3.13. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T13 32
Hình 3.14. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T14 32
Hình 3.15. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T15 32

Hình 3.16. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T16 32
Hình 3.17. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T17 32
Hình 3.18. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T18 32
Hình 3.19. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T19 33
Hình 3.20. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T20 33
Hình 3.21 Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T21 33
Hình 3.22 Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T23 33
Hình 3.23. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T24 33
Hình 3.24. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T25 33
Hình 3.25. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T26 34
Hình 3.26. Khuẩn lạc chủng vi khuẩn T27 34
Hình 3.27. Màu môi trường chuyển sang màu xanh sau khi nuôi cấy chủng T24 so với
chủng T4 34
Hình 3.28. Màu môi trường TSB sau khi nuôi cấy chủng vi khuẩn T17 34
Hình 3.29. Tế bào của chủng vi khuẩn T20 sau khi nhuộm Gram 35
vii

Hình 3.30. Tế bào của chủng vi khuẩn T7 sau khi nhuộm Gram 35
Hình 3.31. Tế bào của chủng vi khuẩn T11 sau khi nhuộm Gram 36
Hình 3.32. Tế bào của chủng vi khuẩn T12 sau khi nhuộm Gram 36
Hình 3.33. Tế bào của chủng vi khuẩn T13 sau khi nhuộm Gram 36
Hình 3.34. Tế bào của chủng vi khuẩn T14 sau khi nhuộm Gram 36
Hình 3.35. Tế bào của chủng vi khuẩn T18 sau khi nhuộm Gram 36
Hình 3.36. Tế bào của chủng vi khuẩn T21 sau khi nhuộm Gram 36
Hình 3.37. Tế bào của chủng vi khuẩn T26 sau khi nhuộm Gram 37
Hình 3.38. Tế bào của chủng vi khuẩn T27 sau khi nhuộm Gram 37
Hình 3.39. Tế bào của chủng vi khuẩn T2 sau khi nhuộm Gram 37
Hình 3.40. Tế bào của chủng vi khuẩn T8 sau khi nhuộm Gram 37
Hình 3.41. Tế bào của chủng vi khuẩn T10 sau khi nhuộm Gram 37
Hình 3.42. Tế bào của chủng vi khuẩn T17 sau khi nhuộm Gram 37

Hình 3.43. Tế bào của chủng vi khuẩn T19 sau khi nhuộm Gram 38
Hình 3.44. Tế bào của chủng vi khuẩn T23 sau khi nhuộm Gram 38
Hình 3.45. Tế bào của chủng vi khuẩn T4 sau khi nhuộm Gram 38
Hình 3.46. Tế bào của chủng vi khuẩn T5

sau khi nhuộm Gram 38
Hình 3.47. Tế bào của chủng vi khuẩn T16 sau khi nhuộm Gram 38
Hình 3.48. Tế bào của chủng vi khuẩn T24 sau khi nhuộm Gram 38
Hình 3.49. Tế bào của chủng vi khuẩn T25 sau khi nhuộm Gram 39
Hình 3.50. Tế bào của chủng vi khuẩn T6 sau khi nhuộm Gram 39
Hình 3.51. Tế bào của chủng vi khuẩn T9 sau khi nhuộm Gram 39
Hình 3.52. Tế bào của chủng vi khuẩn T1 sau khi nhuộm Gram 39
Hình 3.53. Tế bào của chủng vi khuẩn T3 sau khi nhuộm Gram 39
Hình 3.54. Tế bào của chủng vi khuẩn T15 sau khi nhuộm Gram 39
Hình 3.55. Khoan lỗ trên cây Dó bầu 42
Hình 3. 56. Cấy chủng vi khuẩn lên cây Dó bầu 43


1


LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam có nhiều loài thực vật quý hiếm. Bên cạnh nhóm cây dược liệu,
nước ta còn có nhóm cây tinh dầu. Các tinh dầu thu được từ nhóm cây có thể dùng
để làm: dược phẩm, hương liệu, thực phẩm, mỹ phẩm… Trong đó, cây Dó bầu là
cây sinh ra Trầm hương hoặc Kỳ nam những loại tinh dầu quý rất có giá trị.
Cây Dó bầu hay còn được gọi là cây Trầm hương, cây Dó trầm, Cây Tóc…
Loài cây này trong điều kiện đặc biệt thì gỗ của chúng sẽ tích tụ chất nhựa và tỏa ra
mùi thơm đặc trưng, căn cứ vào mức độ nhiễm dầu, tính chất và chất lượng của

nhựa chứa trong gỗ mà người ta chia thành các loại sản phẩm như: Tóc, Trầm
hương, Kỳ nam. Đây là nguồn nguyên liệu quý thường được dùng trong y học cổ
truyền. Chúng được dùng làm thuốc chữa trị các chứng bệnh như: đau ngực, hen
suyễn, khó thở, cảm hàn, đau bụng, lợi tiểu, trợ tim, thấp khớp, Trong công
nghiệp mỹ phẩm tinh dầu Trầm dùng làm chất định hương, chế biến các loại dầu
thơm, nước hoa cao cấp, Trong tín ngưỡng Trầm hương dùng làm hương nhang
và nến đốt trong các dịp lễ Tết, dùng khi hoả táng hoặc ướp xác người quá cố,
Từ xưa Trầm hương đã được xem như là một sản vật hết sức quý hiếm. Ngày
nay với tên giao dịch thương mại quốc tế là Agarwood hay Eaglewood, Trầm hương
vẫn được coi là sản vật có giá trị thương mại quốc tế cao. Với nền kinh tế đang ngày
càng phát triển, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân đang ngày càng được
nâng cao thì sản phẩm tinh dầu Trầm và các sản phẩm khác từ Trầm hương ở trong
nước cũng như trên thế giới đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Nhu cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay là rất
lớn, nhưng do hạn chế về nguồn nguyên liệu nên lượng cung cấp chỉ đạt khoảng
40% so với nhu cầu. Lượng Trầm tự nhiên gần như đã cạn kiệt do việc khai thác
bừa bãi mang tính chất hủy diệt vào những thập niên cuối của thế kỷ XX đã làm cho
diện tích trồng cây Trầm hương ngày càng bị thu hẹp cộng với việc chưa thực hiện
tốt các biện pháp phục hồi dẫn đến sản lượng ngày càng bị giảm sút. Hiện nay chi
Aquilaria cho Trầm-Kỳ đã được liệt kê trong sách đỏ của tổ chức IUCN (The
International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources) và được
2


xem có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo tồn và phục hồi (Oldfield, 1998). Nếu
không kịp thời được bảo vệ và phục hồi thì có lẽ một thời gian nữa con người sẽ
khó có cơ hội được sử dụng và tận hưởng những tác dụng kỳ diệu của các sản phẩm
từ Trầm hương mà thiên nhiên đã ban tặng.
Trầm hương được hình thành từ cây Dó bầu nhưng không phải cây Dó nào
cũng cho Trầm mà chỉ có những cây bị thương mới hình thành Trầm. Cây Dó

bầu trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những tổn
thương hoặc nhiễm bệnh và khi đó cây có phản ứng đề kháng bằng cách tiết ra
nhựa nhằm tiêu diệt côn trùng, các loại vi khuẩn, nấm mốc… để cô lập vết
thương. Lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa, rồi lan dần ra, làm biến đổi các
phân tử gỗ. Đó chính là Trầm-Kỳ.
Chính việc nắm được quá trình hình thành Trầm-Kỳ mà ở một số nước như:
Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản người ta tạo Trầm nhân tạo bằng cách
trồng cây Dó bầu rồi đục thân, tiêm vi khuẩn hoặc nấm vào để kích thích tạo Trầm
nhanh chóng. Do đó việc phân lập và nghiên cứu những đặc điểm sinh học của hệ vi
sinh vật trên gỗ Trầm hương nhằm tạo tiền đề cho việc nuôi cấy tạo trầm nhân tạo,
nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy, đề tài “Đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật trên gỗ Trầm hương
Khánh Hòa” được thực hiện nhằm mục đích:
 Phân lập các chủng vi sinh vật trên gỗ cây Trầm hương
 Xác định một số đặc điểm sinh học và sơ bộ phân loại các
chủng phân lập được
 Thí nghiệm cấy một số chủng vi khuẩn trên gỗ cây Dó bầu
nhằm tạo Trầm hương
3


Nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài được sơ đồ hóa trong Hình 0.1.




















Hình 0.1. Sơ đồ cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài

M

u

Phân l

p các ch

ng vi sinh v

t

Đ

ng
nhất

mẫu
Pha
loãng
C

y
trang
C

y
ria
Nhu

m
Gram
Xác đ

nh
khả năng
sinh bào tử
Sơ b

phân lo

i

C

y sinh kh


i vi sinh v

t trên cây Dó b

u

Xác đ

nh
đặc điểm
hình thái
4


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về cây Dó bầu
1.1.1 Đặc điểm phân loại
Hệ thống phân loại của cây Dó bầu có tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre
ex Lecomte như sau:
Giới: thực vật
Ngành: hiến hoa
Lớp: song tử diệp
Bộ: Thymealas
Họ: Thymeleaceae
Chi: Aquilaria
Loài: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Thân cây: Cây Dó bầu là loại cây gỗ lớn, thân thẳng, thuôn, cao khoảng
15-40 m, đường kính thân khoảng 0,6 - 2,5 m (Chakrabarty và cs, 1994). Dó bầu

là cây mọc nhanh, ở tự nhiên mức tăng trưởng có thể 1,0-1,2 m/năm đối với
chiều cao và 1,5-2,5 cm/năm đối với đường kính thân. Vỏ ngoài nhẵn, màu xám,
thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ và dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng
nhạt, chất gỗ mềm. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám.
Lá: Lá đơn, mọc so le, có hình bầu dục, hay hình ngọn giáo, nhọn ở gốc và
thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 10-12 cm, rộng 4-6 cm. Mặt trên phiến lá nhẵn
bóng có màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn có màu hơi xám có lông mềm. Cuống lá
dài từ 1-2 cm và có lông.
Hoa: Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm ở nách lá, hoa màu trắng tro. Đài hoa
hình chuông, có lông ở miệng. Cây trên 3 tuổi có thể ra hoa
Quả: Quả nang, hình quả lê hơi dẹp, dài khoảng 3-4 cm, rộng khoảng 2- 3
cm. Vỏ quả gồm hai mảnh (khi chín tự tách ra), mỗi quả có từ 1-2 hạt.
Hạt: bao gồm có hai phần: phần chính ở phía trên hình nón và phần kéo dài ở
phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong
5


mềm có chứa nhiều dầu, hạt có đời sống rất ngắn, không lưu trữ lâu ngày được.
Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện ẩm độ thích hợp là
nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá một tuần lễ, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm 80%
hoặc không nảy mầm.
Thời gian ra hoa kết trái: Cây Dó bầu sau khi trồng khoảng 4-5 năm tuổi thì
bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa
có khác nhau. Ở miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái chín
vào tháng 7 dương lịch, nhưng ở miền Nam thời gian ra vào hoa tháng 2, trái chín
tháng 5 – tháng 6 dương lịch.
1.1.3 Đặc điểm sinh thái
a. Yếu tố khí hậu
Ánh sáng: Cây Dó bầu khi còn nhỏ rất thích hợp trong điều kiện râm mát. Ở
giai đoạn vườn ươm – từ lúc nảy mầm đến 6 tháng tuổi – cây con cần được che phủ

ánh sáng từ 60-70%. Ở giai đoạn từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được 2 – 3 năm
tuổi, nếu được che bóng cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Nhiệt độ: Cây Dó bầu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng nhiệt
độ từ 15-36
o
C vào ban ngày, 5-25
o
C vào ban đêm, thích hợp nhất từ 25 – 28
o
C.
Ẩm độ: Cây Dó bầu là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Ẩm độ
thích hợp để cho cây phát triển là vào khoảng 80% . Việc duy trì ẩm độ cho cây vào
mùa nắng là vô cùng quan trọng, nhất là cây ở giai đoạn 2-3 năm tuổi, nếu thiếu ẩm
cây sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết. Khi cây đã lớn thì việc tưới nước cho cây là
không cần thiết.
Lượng mưa: Cây Dó bầu là loại cây chịu hạn kém, do đó lượng mưa nhiều
hay ít đều có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong tự nhiên, cây Dó bầu chỉ phân bố tập trung ở những vùng có lượng mưa trung
bình trong năm từ 1500-1800 mm. Lượng mưa hàng năm có ảnh hưởng trên một
khu vực rộng lớn, đây là một trong những yếu tố có tính tiên quyết khi lựa chọn và
xác định vùng trồng.
6


b. Yếu tố đất đai
Yếu tố đất đai không những có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây Dó bầu mà còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành Trầm
hương. Sự hình thành Trầm hương trong tự nhiên có liên quan đến loại đất, một số
nhân tố lập địa như đá mẹ, tỷ lệ đá lẫn trong đất, độ dốc…
Loại đất: cây Dó bầu có thể sinh trưởng được trên các loại đất như : đất đỏ

xám, đỏ vàng, đất feralit, đất cát pha thịt còn tính chất rừng có tầng canh tác sâu và
nhiều mùn. Trong tự nhiên loại đất feralit nâu vàng hình thành trên phiến sa thạch
thì số cây có Trầm và mức độ hình thành Trầm đạt tiêu chuẩn thương mại cao hơn
số cây mọc trên đất Feralit nâu đỏ được hình thành từ đá mẹ Granit. Có thể nói cây
Dó trồng được trên nhiều loại đất khác nhau ngoại trừ đất cát nghèo kiệt, đất đá vôi,
đất bị ngập úng hoặc đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Về tính chất vật lý thì đất trồng cần phải có tầng đất mặt tơi xốp, khả năng
giữ ẩm và thoát nước tốt, pH đất từ 5 – 6.
Về thành phần dinh dưỡng thì đất phải giàu chất hữu cơ và các chất vô cơ.
Nhân tố lập địa: thường những cây sống ở điều kiện địa lý có độ dốc lớn, tỷ
lệ đá lẫn trong đất nhiều thì sản lượng khai thác Trầm lớn hơn và chất lượng Trầm
cao hơn. Trong thực tế ở nước ta, sản lượng cũng như chất lượng Trầm hương thu
được từ cây Dó bầu có sự khác nhau giữa các địa phương. Ở các tỉnh Miền Trung
sản lượng và chất lượng Trầm hương luôn cao hơn những nơi khác, đặc biệt ở là
vùng Vạn Giã - Vạn Ninh - Khánh Hòa là địa danh nổi tiếng nhất từ trước đến nay
có loại Trầm-Kỳ tốt nhất thế giới.
Đó là sự khác biệt về địa lý của Trầm hương trong tự nhiên còn về Trầm
hương nhân tạo thì cho đến nay các nhà khoa học chưa có kết luận gì về mối liên
quan giữa chất lượng Trầm và các yếu tố địa lý.
c. Phân bố
Trong tự nhiên giống cây Dó bầu phân bố khắp các nước vùng Châu Á từ
Trung - Cận Đông, Nam Á, cho đến các nước Đông Nam Á… Ở vùng Trung - Cận
Đông cây Dó bầu mọc nhiều trên những rặng núi hiểm trở phía nam Ả Rập. Ở vùng
Nam Á cây Dó bầu có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài Aquilaria khasiana H.
7


Hallier. Vùng Đông Nam Á bao gồm các quốc gia: Malaysia có 4 loài: Aquilaria
beccariana van Tiegh, A. microcarpa Baill, A. hirta Ridl và A. rostrata Ridl; Thái
Lan chủ yếu là loài A. subintegra Ding Hou. Indonesia có 4 loài: A. beccariana van

Tiegh, A. hirta Ridl, A. microcarpa Baill, A. moszkowskii Gilg, tập trung chủ yếu ở
đảo Sumatra); Philippin bao gồm các loài: A. cumingiana Ridl, A. filaria Merr, A.
apiculata Merr, A. acuminate Quis; Singarpore chủ yếu là loài A. hirta Ridl; Ở
Campuchia Dó bầu thường mọc phân tán trong các khu rừng nằm ven biển, có 2
loài chính là: A. crassna Pierre ex Lecomte, A. baillonii Pierre ex Lecomte. Tại
nước ta, Dó bầu có tất cả 4 loài, đó là: A. crassna Pierre ex Lecomte, A. baillonii
Pierre ex Lecomte, A. banaense Pham-hoang-Ho và loài A. rugosa L.C.Kiệt & PJ.A
Kessler.
Ở Việt Nam cây Dó bầu phân bố tại các địa bàn như sau:
Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc
Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam, Đà Nẳng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.
Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An
Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
Trong số các địa bàn trên, cây Dó bầu tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Trung
Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, vùng Bảy
núi tỉnh An Giang. Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, ở
Đông Trường Sơn có nhiều hơn là Tây Trường Sơn. Nhưng do sự khai thác bừa bãi
của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.
1.1.4 Lợi ích của cây Dó bầu
Hiệu quả kinh tế: Dó bầu là cây rất đa dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nông dân. Gỗ của cây có thể dùng làm đồ gia dụng, làm bột giấy, bột nhang.
Lá làm dược liệu. Vỏ làm sợi. Sản phẩm chính của cây là Trầm hương, là phần có
giá trị nhất được sử dụng để chưng cất tinh dầu Trầm, sản xuất các loại mỹ phẩm
cao cấp, làm thuốc, ngoài ra đốt Trầm hương là một tập quán không thể thiếu được
8



trong các nhà thờ, lăng miếu, đình, chùa, cung điện, và các gia đình quý tộc ở các
nước Hồi giáo.
Ngoài hiệu quả kinh tế trực tiếp, trồng cây Dó bầu còn tạo công ăn việc làm
cho người lao động, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho nông thôn, vùng
sâu vùng xa, tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến tinh dầu,
công nghiệp giấy, công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và dược phẩm…, tạo nguồn
hàng xuất khẩu giá trị lớn, hiệu quả cao.
Ý nghĩa về môi trường: Tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn đất, giữ
nước, bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát triển loài cây đặc hữu, quý hiếm, có giá trị
đặc biệt về khoa học và kinh tế của nước ta; góp phần làm cân bằng hệ sinh thái,
quần xã sinh vật trong rừng.
1.2 Tổng quan về Trầm hương
1.2.1 Sự hình thành Trầm hương trong tự nhiên
Trong tự nhiên không phải bất kỳ thân cây Dó nào cũng có Trầm – Kỳ, chỉ
có những cây bị thương và bị nhiễm trùng mới chứa Trầm − Kỳ (Chalermpongse và
cs, 1990). Khi cây Dó bầu bị thương do các tác động vật lý như nứt, gãy… thì các
loài sinh vật như: côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn… nhanh chóng xâm nhập và cư trú.
Chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh cho cây Dó. Tại bề
mặt vết thương một mặt do khí hậu thời tiết hủy hoại gỗ, mặt khác tại đây có một cơ
chế phản ứng chống lại vết thương của cây gỗ. Để bảo vệ vết thương cây Dó sẽ huy
động nhựa cây đến nơi có vết thương để “tự băng bó vết thương”, xem như một khả
năng tự đề kháng để chống lại bệnh.
Qua một thời gian dài từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn, cây bị bệnh lá có màu
vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ, nơi có
vết thương chất nhựa được tích tụ nhiều, các tế bào gỗ bị thoái hóa, mất mộc tố,
trong vách và các mạch tế bào tích tụ bởi các hợp chất hữu cơ, chúng liên kết với
nhau tạo ra khối Trầm với hình dạng và kích thước khác nhau.
1.2.2 Đặc điểm chung của Trầm hương
Trầm hương nếu quan sát kỹ qua độ phóng đại của kính lúp ta thấy các tế
bào gỗ bị thoái hóa, biến dạng, mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu),

9


biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm, có rãnh dọc. Trầm hương đa
dạng về màu sắc (đen, nâu, chàm, xám… ), tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn…),
mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt,… ), hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài,… ), xuất hiện
ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây Dó. Đặc điểm nổi bật của Trầm hương là
tỏa mùi thơm đặc trưng lúc đốt cũng như lúc chưa đốt.
Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25% Trầm hương có thể chìm trong nước. Loại
Trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Kết quả nghiên cứu của
Ishihara khi phân tích hóa học tinh dầu Trầm hương đã cho thấy thành phần chủ yếu
của tinh dầu này là các dẫn xuất của chromone và một số sesquiterpene (Ishihara và
cs, 1993).
1.2.3 Phân loại và tính chất của Trầm hương
Theo phẩm cấp Trầm hương được xếp thành 3 hạng (hạng 1: Kỳ nam, hạng
2: Trầm, hạng 3: Tóc) và mỗi hạng chia thành nhiều loại khác nhau.
Kỳ nam (nghĩa là điều kỳ diệu của phương nam) là loại Trầm hương có
phẩm cấp cao nhất, do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ, cho nhiều dầu,
mềm, dẻo, nhuyễn, có đủ vị (chua, cay, đắng, ngọt); chìm trong nước, tỏa mùi thơm
tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung,
thường được hình thành ở phần lõi gỗ. Kỳ nam được chia thành 4 loại: Bạch kỳ
(sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi có, đắt giá nhất); Thanh kỳ (sắc
xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ); Huỳnh kỳ (sắc vàng sẩm,
vàng nâu, quý hiếm và đắt giá sau thanh kỳ); Hắc kỳ (sắc đen chàm, quý và đắt giá
sau huỳnh kỳ). Sách xưa xếp loại kỳ nam như sau: nhất Bạch, nhì Thanh, tam
Huỳnh, tứ Hắc.
Trầm (Trầm hương) được hình thành do sự phân hóa không trọn vẹn của
các phần tử gỗ, gỗ ít tẩm nhựa hơn, màu nâu hay có sọc đen, lơ lửng trong nước,
vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan
ngay, chủ yếu dùng để chưng cất tinh dầu. Theo phẩm cấp, hiện nay Trầm được

xếp thành 6 loại: loại 1 (màu trắng sáp), loại 2 (màu xanh đầu vịt), loại 3 (màu
sáp xanh), loại 4 (màu sáp vàng), loại 5 (màu vằn lông hổ), loại 6 (màu vàng
đốm dầu). Giá trị của Trầm hương giảm dần theo thứ tự các loại. Sách xưa chia
10


Trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương,
Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất.
Tóc: tóc có nguồn gốc từ chữ tok của người Campuchia. Phần lớn tóc có
mức nhiễm dầu ít hơn Trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo thớ gỗ, nổi trên
mặt nước, thường dùng để làm nhang. Có khoảng vài chục loại tóc, với các tên gọi
như: tóc kiến, tóc đá, tóc cá ngừ, tóc hương, tóc lọn, tóc dây, tóc đỉa… Tuy nhiên,
có thể xếp các dạng tóc thành 4 nhóm như sau:
Tóc đỉa: là nhóm tóc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ,
cỡ ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đỉa.
Tóc dây, là nhóm tóc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ
gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây.
Tóc hương, là nhóm tóc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội
hơn các lọai tóc khác.
Tóc pi, là nhóm tóc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngoài các
thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.
Trong 4 nhóm tóc thì tóc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy
nhiên, việc xếp nhóm tóc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp.
Hiện nay chưa có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về
tiêu chuẩn phân lọai, đánh giá phẩm cấp Trầm hương. Nhưng người ta thường đánh
giá Trầm hương thường dựa vào các tiêu chí: xuất xứ, loại hương, hình thù, kích cỡ,
màu sắc, trọng lượng, độ tinh khiết và loài cây Dó tạo ra Trầm hương. Trong giao
dịch mua bán, việc phân loại Trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm,
thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi…
1.2.4 Công dụng của Trầm hương

Trầm hương là một mặt hàng có giá trị cao, được sử dụng chủ yếu để làm hương
liệu mỹ phẩm và dược liệu.
Hương liệu mỹ phẩm
Tinh dầu Trầm thường được sử dụng làm chất định hương, điều chế các loại
nước hoa hảo hạng, làm xà phòng tắm cao cấp và dầu gội đầu (Kadir, 1997). Các
loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa có tinh dầu Trầm là một hợp chất có
11


khả năng làm biến đổi những đặc tính bên ngoài và bên trong của làn da như xoá vết
nám, vết mụn, vết tàn nhang… mà không tạo ra những phản ứng phụ cho da. Sử
dụng hoá mỹ phẩm có tinh dầu Trầm làm cho da dẻ mát dịu, con người thêm tươi
tắn, hưng phấn, vì thế chúng được xem như là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp.
Dược liệu
Trong Đông Y, Trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, được
biết từ hơn 2.000 năm trước, có rất nhiều công dụng. Từ xưa, người Ai Cập, Ả Rập
sử dụng Trầm hương để làm thuốc bổ thân mật, thuốc tống hơi và là thành phần
trong một số loại thuốc khác (Atal và Kapur, 1982). Kỳ nam dùng để trị các chứng
độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn
thở gấp, giải nhiệt và trừ sốt rét. Trong khi đó theo Burkill (1966), người Malaysia
dùng Trầm hương trộn với dầu dừa để sử dụng như một loại dầu xoa bóp, hoặc
dùng để điều trị bệnh thấp khớp.
Trầm hương còn được dùng để trừ sơn lam chướng khí. Người ta thường
xông Trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa
sơn lam chướng khí, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày. Ở một vài vùng,
nhất là vùng tiếp giáp giữa hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa, người ta thường bọc Kỳ
nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”.
Tuy nhiên, Trầm−Kỳ là thuốc trụy thai, nên phụ nữ có thai không nên uống
hoặc mang trong mình, có thể làm sảy thai. Những người suy nhược và biếng ăn,
suy gan… không nên dùng Trầm−Kỳ.

Trong Tây Y, Trầm hương có tính kháng sinh cao (diệt khuẩn, làm lành vết
thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh về
hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau, trấn tỉnh…),
bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), đặc biệt có thể dùng Trầm hương
để chữa trị ung thư tuyến giáp.
Trong các lĩnh vực khác: Trầm hương được dùng làm sản phẩm biếu tặng
trong lĩnh vực ngoại giao; trong tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờ…vào
các dịp lễ đặc biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến (Yaacob, 1999); tín ngưỡng:
12


mang theo bên mình để làm vật may mắn; chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: tượng, vật
cảnh, đồ trang trí…; làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh…).
1.2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Trầm hương
a. Nhu cầu và thị trường tiêu thụ Trầm hương
Thông qua các kênh thông tin đã công bố của cơ quan Hải quan các nước
nhập khẩu tinh dầu Trầm và một số nguồn thông tin khác, hiện nay trên thế giới có
tới 167 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu, buôn bán và tiêu thụ loại sản phẩm
này, chỉ tính riêng từ năm 2002-2006 toàn thế giới đã tiêu thụ khoảng 167.554 tấn
tinh dầu Trầm, bình quân mỗi năm nhập khẩu và tiêu thụ hơn 33.500 tấn. Trong đó,
có 6 nước nhập khẩu số lượng tinh dầu Trầm lớn nhất (trên 10.000 tấn) gồm: Mỹ
(29.138 tấn); Pháp (15.352 tấn); Mexico (14.962 tấn); Tây Ban Nha (13.155 tấn);
Anh (12.582 tấn) và Đức (10.647 tấn), (Đinh Xuân Bá, 2007).
Chỉ tính từ năm 1993 đến năm 1998, Đài Loan đã nhập khoảng 4.500 tấn
Trầm hương từ các quốc gia như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,
Singaporee, Thái Lan… nhưng nhiều nhất là từ Indonesia (2829,5 tấn) và Việt Nam
(531,8 tấn).
Theo thống kê của tổ chức TRP (The Rainforest Project), khoảng 5 năm gần
đây khu vực Đạo giáo và Hồi giáo sử dụng hơn 2.500 tấn Trầm các loại, ngành hoá
mỹ phẩm mỗi năm nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu Trầm loại tốt, nhưng mới đáp

ứng được khoảng 100 lít.
Giá Trầm hương năm 2003 vào khoảng vài USD/kg đến hơn 30.000 USD/kg
(Akter, 2008). Đến năm 2007 theo Đinh Xuân Bá (2007) thì đơn giá xuất khẩu tinh
dầu Trầm của Việt Nam thấp nhất ở các thị trường: Philippine, Đài Loan, Malaysia,
Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Mexico, Đức, Hà Lan, Mỹ, Canada, Úc, Ý, Trung
Quốc, với giá dưới 10 USD/kg; cao nhất là thị trường Israel với giá 106,16
USD/kg.
Trầm hương được mua bán dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng các nước
có nguồn Trầm hương phần nhiều là xuất khẩu dạng: mảnh, miếng chiếm 95%,
dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột chiếm hơn 1% và tinh dầu dưới 1%. Vì kỹ thuật chiết
13


tinh dầu hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh nên hiệu suất tách chiết vẫn chưa cao,
với 3 tấn nguyên liệu tùy theo chất lượng có thể chiết suất được từ 1 – 3 lít tinh dầu.
Hiện nay chỉ còn một vài nước cung cấp Trầm hương cho thị trường thế
giới, trong đó Trầm hương Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao nhất.
b. Tình hình khai thác Trầm hương trong thiên nhiên
Trầm hương, đinh hương, nhục quế, dầu thơm… là những dược liệu xuất
hiện rất sớm trên thị trường. Trong đó Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá
nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng
tôn giáo. Ở Việt Nam, việc khai thác và sử dụng Trầm hương đã có từ rất lâu đời.
Vào thời Bắc thuộc, Nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân
dân ta phải cống nạp các sản vật quí giá như ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, yến
sào… trong đó có cả Trầm hương.
Dưới triều nhà Nguyễn, việc khai thác Trầm hương được nhà nước quản lý
hết sức chặt chẽ. Đối với những vùng có nguồn Trầm hương để khai thác, triều đình
cho lính canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm về nạp.
Vào thời Pháp thuộc, lệ bắt dân lấy Trầm nạp cho vua quan được bãi bỏ,
nhưng bù vào đó chính quyền thực dân Pháp tăng cường kiểm soát việc chặt đốn

cây Dó để khai thác Trầm.
Sau năm 1975, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, các khu rừng gỗ quý
bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây Dó bị bệnh, bị bom đạn hủy hoại lại sản sinh ra
những loại Trầm − Kỳ rất tốt. Các địa phương có trữ lượng Trầm hương tương đối
tập trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc,
Gia Lai, Kontum và đảo Phú Quốc được chính phủ cho phép khai thác và xuất khẩu
Trầm hương để thu hút ngoại tệ và đổi một số máy móc thiết bị mà địa phương
đang cần. Những đội công nhân chuyên nghiệp được thành lập để khai thác Trầm
hương, nhưng thực tế số lượng những đội khai thác lâm sản của nhà nước tại các địa
phương lại quá ít so với nhu cầu. Trong thời kỳ này, sự khai thác Trầm hương phần
lớn qua đường dây của các tiểu thương và được Nhà nước thu mua một phần được
sử dụng để sản xuất dược liệu, phần khác thì để xuất khẩu.
14


Đến cuối thập niên 1990, nguồn Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như
cạn kiệt và để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia Chính phủ đã cấm hẳn việc khai
thác, mua bán Trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm.
Hiện nay theo thời gian vùng nguyên liệu bị thu hẹp dần. Cách đây khoảng
10 năm chỉ còn một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar… có
Trầm và gần đây thì sản lượng Trầm hương ở các nước này thấp hẳn do nguồn khai
thác hầu như đã cạn kiệt. Chẳng hạng năm 1993, Indonesia khai thác và xuất khẩu
hơn 661 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn; tương tự Indonesia, Malaysia từ 43,6 tấn
còn 21,6 tấn; Campuchia năm 1995 khai thác và xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau
chỉ còn 13,2 tấn; Ấn Độ năm 1995 xuất khẩu 15,1 tấn thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn.
Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Thương mại từ năm 1986-1990, khai thác và
xuất khẩu khoảng 1.163,9 tấn Trầm hương. Nhưng cũng giống như các nước là số
lượng ngày càng giảm sút, chẳng hạn năm 1985 khai thác và xuất khẩu 216,1 tấn thì
năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn.
Do vậy gần đây con người đã chủ động trồng cây Dó bầu để khai thác Trầm

hương và chưng cất tinh dầu Trầm để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
c. Tình hình sản xuất Trầm hương hiện nay
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước nhiều công trình khoa học đã nghiên
cứu thành công các phương pháp cấy tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu đã mở
ra một hướng đi mới cho thị trường Trầm hương trong nước cũng như trên thế giới.
Ngày nay, kỹ thuật cấy tạo Trầm nhân tạo đã trở nên phổ biến với chất lượng không
thua kém trầm trong tự nhiên nhưng với thời gian nhanh hơn. Cây Dó bầu chỉ sau
trồng từ 6-7 năm là có thể cấy tạo Trầm và sau 24- 36 tháng là có thể khai thác. Bên
cạnh đó, theo thống kê của Hội Trầm hương Việt Nam, diện tích trồng cây Dó bầu
tại Việt Nam đã tăng từ 8.000 ha vào năm 2007 lên đến trên 30.000 ha vào năm
2011 tập trung ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Việc sản xuất Trầm hương ở nước ta hiện nay còn có nhiều thuận lợi và khó
khăn như sau:
15


 Thuận lợi
Sản phẩm Trầm hương, nhất là tinh dầu có thị trường tiềm năng rộng lớn vì
đó là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược quý hiếm mà ngành dược phẩm ,hương
liệu - mỹ phẩm, các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Phật giáo,
các ngành… có nhu cầu sử dụng Trầm hương ngày càng nhiều và hứa hẹn sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế rất cao cho các nhà đầu tư. Đây là động lực trực tiếp thúc đẩy
các tổ chức và cá nhân đầu tư vào ngành sản xuất mới này.
Sự khan hiếm về nguồn cung cấp Trầm hương (Trầm hương tự nhiên đã cạn
kiệt, sự phục hồi tự nhiên hết sức lâu dài) làm cho giá cả có xu hướng ngày càng
tăng. Điều này thật sự có lợi cho ngành sản xuất Trầm hương nhân tạo. Một điều hết
sức may mắn là cây Dó bầu cho Trầm hương nhiều và tốt chỉ có ở nước ta và một
vài quốc gia: Campuchia, Lào. Đó là lợi thế hết sức quan trọng. Từ kinh nghiệm
thành công bước đầu về trồng cây Trầm hương tạo được Trầm, cùng với khát khao
làm giàu, tính năng động sáng tạo của người Việt Nam, có sự quan tâm chỉ đạo của

Chính phủ, sẽ là cơ hội cho ngành sản xuất Trầm hương nhân tạo nước ta phát triển,
đồng thời góp phần làm cho nền kinh tế chung ở nước ta ngày càng phát triển.
 Khó khăn
Hiện nay, tuy cây Trầm hương đã được trồng và đã tạo ra sản phẩm cho hiệu
quả kinh tế cao, nhưng đó mới là kết quả bước đầu có tính chất tự phát, riêng lẻ chứ
chưa sản xuất được với quy mô lớn. Để việc sản xuất Trầm hương nhân tạo trở
thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa hiệu quả cao dựa trên lợi thế "trời cho" của
nước ta phía trước còn có nhiều khó khăn, thách thức.
Trữ lượng cây Trầm hương tự nhiên ở nước ta hiện nay còn lại rất ít, đang
có nguy cơ diệt chủng dù Nhà nước ta đã nghiêm cấm các hành vi khai thác, sử
dụng đồng thời khuyến khích, hổ trợ mọi tổ chức và cá nhân bảo vệ, phát triển
nguồn lợi quý hiếm này nhưng hiện tượng khai thác bừa bãi vẫn diễn ra.
Bên cạnh đó việc trồng cây Trầm hương để tạo Trầm là một việc còn gặp
nhiều khó khăn vì chu kỳ sản xuất tương đối dài ngày, vốn đầu tư lớn, sản phẩm
chưa phải là mặt hàng có nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống thực tế của
người dân.
16


Công nghệ tạo Trầm, là khâu quyết định nhất nhưng chưa được tập trung
nghiên cứu và thực nghiệm một cách bài bản, chưa tạo ra sản phẩm đồng lọat, chất
lượng sản phẩm chưa cao.
Một thách thức khác cũng không kém phần gay cấn là thị trường mua bán
tiêu thụ tinh dầu Trầm trên thế giới khá rộng lớn, nhưng các cơ sở kinh doanh Trầm
hương và tinh dầu Trầm của nước ta chưa tiếp cận và mua bán trực tiếp được với thị
trường nước ngoài, thường phải bán qua trung gian nên giá cả thấp so với giá trị
thực trên thị trường nước ngoài. Hiện nay tinh dầu Trầm nước ta chỉ mới tiếp cận và
có mặt tại 22/167 thị trường của thế giới với số lượng tinh dầu chỉ chiếm 1,16% thị
phần toàn cầu. Bên cạnh đó thị trường trong nước chưa rõ ràng và vẫn là thị trường
“ngầm” (Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành, 2010)

Ngoài ra, còn những khó khăn khác như: chất lượng cây giống chưa cao,
người dân chưa hiểu biết sâu về các chỉ tiêu về lâm sinh đối với cây Dó bầu, sự
tương thích giữa các cây trồng xen, các loại bệnh của cây, phương pháp tạo Trầm
chất lượng cao… đó là những vấn đề khó khăn trong công tác sản xuất Trầm hương
ở nước ta hiện nay cần được giải quyết để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
1.3 Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật trên gỗ
Trầm hương
Trong tự nhiên, cây Dó bầu thường bị nhiễm bởi các loài nấm như:
Aspergilus spp.; Botryodplodia spp.; Diplodia spp.; Fusarium bulbiferum;
Fusarium laterium; Fusarium oxysporum; Fusarium solani; Penicillium spp. và
Pythium spp.
1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấy tạo Trầm đã được các nhà khoa học theo đuổi
nhiều năm qua và đã có những thành công đáng kể:
Đầu tiên ở Mỹ, Trường Đại học Harvard đã nghiên cứu thành công phương
pháp cấy tạo Trầm vào những năm 80 của thế kỷ 20. Sau đó đến năm 1993-1994
trường đại học Kyoto nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo Trầm bằng
17


men vi sinh và phương pháp này tiếp tục được Gishi Honda thử nghiệm tại
Trung Quốc với tỉ lệ thành công trên 80%.
Năm 1977, Julaluodin đã tìm thấy trong vùng Tóc của cây Dó có chứa một
loại nấm Cryptosphaeria mangifera. Ông đã thử nghiệm bằng cách cấy nấm đó vào
thân những cây Dó lành mạnh. Sau một thời gian thì vùng nhiễm khuẩn trở nên sậm
màu và biến thành Tóc rõ rệt vì khi đốt tỏa ra mùi trầm.
Năm 2001 Pojanagaroon đã tiến hành tạo Trầm bằng phương pháp gây chấn
thương cơ học trên cây Trầm hương. Kết quả cho thấy: sau 1 tháng khối gỗ sau khi
bị thương có màu vàng nhạt và chuyển sang màu nâu vàng sau 3 tháng, tạo thành

màu nâu sẫm trong vòng 8-10 tháng và thay đổi thành màu đen trong vòng 20
tháng, khi đốt có mùi Trầm (Pojanagaroon và Kaewrak, 2005)
1.3.2. Ở Việt Nam
Năm 1999 tỉnh Khánh Hòa có đề tài nghiên cứu tạo Trầm từ cây Dó, nhờ tác
nhân vi sinh là 3 chủng nấm: Aspergillus phoenicis Thom, Penicillium citrinum
Thom và Penicillinum sp. và chỉ cho kết quả “cây có dấu hiệu trầm, đốt thơm”.
Tại Việt Nam, tổ chức TRP (The Rainforest Project) một tổ chức phi chính
phủ của Hà Lan, được sự tài trợ của liên minh Châu Âu kết hợp với trường Đại Học
Quốc Gia TP HCM đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp cấy tạo Trầm khác
nhau trên cây Dó bầu tại hai địa phương là An Giang và Kon Tum từ năm 1992 đến
nay. Công trình nghiên cứu này mang lại nhiều kết quả rất khả quan, cho thấy sự
hình thành Trầm có thể xảy ra trên những cây Dó bầu trên 3 năm tuổi sau khi xử lý
chất xúc tác từ 6 đến 17 tháng (Heuveling van Beek, 2000).
Theo đơn đặt hàng của Bộ Lâm Nghiệp nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn từ năm 1991 – 2000, trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản (Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây tạo Trầm
hương trên thân cây Dó trầm Aquilaria crassna Piere”. Kết quả cho thấy: trong tự
nhiên Trầm hương thường hình thành tập trung ở gốc thân cây Dó trầm; quá trình
hình thành Trầm hương trong tự nhiên có phụ thuộc vào đường kính cây Dó trầm
(thông thường cây Dó đường kính lớn khối lượng trầm lớn và chất lượng khai thác
càng cao và ngược lại); quá trình hình thành Trầm hương trong tự nhiên bước đầu
18


có liên quan đến một số nhân tố lập địa: đá mẹ, loại đất, tỷ lệ đá lẫn trong đất, độ
dốc (thông thường những cây sinh trưởng phát triển trên địa hình dốc, tỷ lệ đá lẫn
trong đất cao thì khối lượng hình thành trầm càng lớn và ngược lại); tác động cơ
giới vào cây Dó trầm chỉ là một điều kiện cần cho quá trình hình thành trầm của
cây, chế phẩm sinh học Lt có triển vọng cao trong việc ứng dụng vào thực tế để gây
tạo Trầm, (Nguyễn Hồng Lam, 2000).

Hiện nay có khá nhiều cơ sở sản xuất có các loại chế phẩm tạo Trầm khác
nhau nhưng được chia làm 2 nhóm chính là: nhóm chế phẩm hoá học và nhóm chế
phẩm sinh học. Trong nhóm chế phẩm sinh học có chế phẩm của Công ty TNHH
Lâm Viên (Hà Nội) và chế phẩm của của Công ty TNHH Phùng Anh (Tuyên
Quang). Cả 2 loại chế phẩm sinh học này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp “Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” hoặc “Bằng độc quyền sáng chế”, còn lại hầu hết
các chế phẩm hoá học chưa chỉ rõ thành phần và cũng chưa đăng ký nhãn hiệu.
Những năm gần đây, Gishi Honda và Trần Kim Qui đã ứng dụng quy trình
công nghệ sinh học để gây tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu tại Lâm Đồng -
Việt Nam, kết quả bước đầu cho thấy sau khi cấy men từ 6-12 tháng lượng Trầm
thu được trên một cây vào khoảng 700 gram.
Song song với việc nhân giống cây Dó bầu để trồng (trong vườn hộ gia đình
hoặc ở trang trại…) việc cấy tạo Trầm cũng đã xuất hiện ở một số địa phương như:
Hà Tỉnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bình Định… Nhưng đây
là cách làm có tính bộc phát theo kinh nghiệm của mỗi người. Có nơi người ta dùng
đinh hoặc mẫu sắt hình tam giác được cắt ra từ thùng phuy cũ đóng trực tiếp vào
thân cây. Có nơi người ta dùng khoan điện khoan vào thân cây ở nhiều vị trí khác
nhau, sau đó bơm hóa chất vào các lỗ đã khoan.
Ngoài ra, một số nhà khoa học ở Việt Nam, thuộc các tổ chức khác nhau,
cũng đang tiếp tục nghiên cứu đề tài này.

×