Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 điều nên tránh trong những ngày đầu làm việc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.68 KB, 4 trang )

10 điều nên tránh trong những ngày đầu
làm việc
Không đi làm muộn, sẵn sàng đặt câu hỏi khi chưa biết, trung
thực, là những điều người đi làm nên biết khi bắt đầu một
công việc mới.


Ảnh minh họa: Thousandaire

Glassdoor, website hàng đầu về việc làm và nghề nghiệp, đã đưa ra
10 điều nên tránh dưới đây.
1. Đi làm muộn
Đúng giờ luôn là điều đầu tiên người đi làm phải nhớ, đặc biệt với
những ai bắt đầu cho công việc mới. Thực tế cho thấy, việc đi
muộn trong ngày đầu tiên, hay thậm chí là vài tuần đầu tiên, đều
tạo ấn tượng xấu trong mắt mọi người trong cơ quan. Để tránh
được lỗi trên, nhân viên cần tính toán trước thời gian đi làm, và các
yếu tố khách quan như đường xá, tình trạng giao thông, những tình
huống bất thường có thể gây đến trễ.
2. Mặc đồ thiếu nghiêm túc
Người đi làm nên thảo luận trước với các nhà quản lý của mình
hoặc những người có kinh nghiệm về tác phong trang phục của cơ
quan, để biết được nên hay không nên mặc những gì khi đi làm.
Không gì có thể tệ hơn việc ăn vận trang phục lôi thôi hoặc không
phù hợp với môi trường làm việc trong ngày đầu tiên đi làm và bị
quản lý chú ý. Ấn tượng vẻ bề ngoài luôn quan trọng để chứng
minh tác phong trong công việc.
3. Xem nhẹ các buổi định hướng, đào tạo
Rất nhiều công ty yêu cầu nhân viên mới phải tham gia các buổi
định hướng, đào tạo trước khi bắt đầu vị trí mới. Thế nhưng, không
ít người có xu hướng bỏ qua hoặc xem nhẹ những chương trình


như vậy. Đây là quyết định thiếu khôn ngoan, bởi ngay cả khi
người hướng dẫn không phải là quản lý trực tiếp trong công việc,
họ cũng là những người đánh giá thái độ ban đầu của nhân viên để
báo cáo với lãnh đạo và các đồng nghiệp.
4. Luôn trông chờ được hướng dẫn
Công ty nào cũng có những nguyên tắc, tiêu chí, các chuẩn làm
việc của riêng họ, nhưng không phải lúc nào nhân viên mới cũng
được chỉ dẫn rõ ràng. Ai may mắn thì được thông báo, hướng dẫn
cặn kẽ qua các buổi định hướng, chương trình đào tạo, nếu không,
cũng đừng vội cảm thấy mình bị bỏ rơi hay nản lòng. Thay vào đó,
nhân viên nên tự tìm hiểu và làm chủ được những quy tắc căn bản
của công ty.
5. Đề nghị đồng nghiệp làm phần việc của mình
Việc nhân viên mới cần giúp đỡ hoặc hướng dẫn trong những tuần
đầu tiên nhận việc, hay đề nghị đồng nghiệp hỗ trợ, trả lời các thắc
mắc là hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng không có cách nào để
tạo ấn tượng xấu và gây khó chịu cho người khác nhanh hơn việc
nhờ họ làm luôn việc cho mình. Nên nhớ, công ty thuê nhân viên
vì khả năng hoàn thành công việc của họ, chứ không phải khả năng
nhờ người khác hoàn thành công việc. Cách tốt nhất là tự tin vào
bản thân và chứng minh thực lực của mình.
6. Gọi điện riêng quá nhiều
Thời gian ở cơ quan để dành cho công việc. Nhà tuyển dụng không
trả tiền cho nhân viên để họ trò chuyện với bạn bè hay quan tâm
việc khác. Người đi làm nên thông báo trước cho gia đình và bạn
bè về thời gian làm việc của mình để tránh tối đa việc trò chuyện
trong giờ hành chính, đồng thời đặt ra quy tắc cho riêng mình, giới
hạn sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ làm, trừ các trường hợp
khẩn cấp.


×