Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng kiếm việc sau khi rời ghế nhà trường potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.15 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng kiếm việc sau
khi rời ghế nhà trường
Bạn cho rằng tấm bằng đại học chỉ đơn giản là một mẩu giấy
trình diện với nhà tuyển dụng mỗi khi đi xin việc? Bạn đã
nhầm!
Từng có thời, khi mà không phải ai cũng có đủ khả năng và điệu
kiện tiếp tục công việc học tập sau khi thi đỗ tú tài, tấm bằng đại
học gần như là tấm vé thông hành bảo đảm cho bạn một công ăn
việc làm ổn định. Đến nay, mỗi năm số cử nhân tốt nghiệp ra
trường ngày một nhiều, và điều đó cũng có nghĩa sẽ khó khăn hơn
rất nhiều để bạn chứng tỏ rằng mình nổi trội hơn các ứng viên khác
– những đối thủ cũng cầm trong tay một tấm bằng giống như bạn.
Hãy luôn nhớ rằng, những quyết định của bạn khi còn ngồi trên
ghế nhà trường có ảnh hưởng quyết định tới thành-bại của bạn
trong công cuộc xin việc sau này.
Lựa chọn đúng ngành học
Thời trung học, bạn có thể học giỏi môn Sử, và lý do này dễ khiến
bạn đi tới quyết định lựa chọn chuyên ngành Sử khi vào đại học.
Nhưng hãy thử nghĩ xem, với tấm bằng ấy khi ra trường, liệu có
nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn hay không? Cử nhân Sử
học thường làm việc với vai trò nghiên cứu hay giảng viên tại các
học viện. Do đó, nếu bạn có ý định chuyển hướng sang một công
việc nào đó không liên quan tới giáo dục, sẽ rất khó để bạn tìm
được việc làm thích hợp.
Định hướng nghề nghiệp hết sức quan trọng khi bạn lựa chọn
chuyên ngành để theo đuổi. Đừng bỏ phí 4-5 năm học theo đuổi
một niềm yêu thích nhất thời để bạn phải hối tiếc khi sau này bước
chân vào thị trường việc làm.
Thiết lập nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực của bạn
Trường đại học không chỉ cho con người ta kiến thức – nó còn là
nơi giúp bạn tìm kiếm vô vàn cơ hội để có được kinh nghiệm làm


việc cũng như những mối quan hệ quý giá. Sinh viên hãy cố gắng
tận dụng thời gian thực tập tại các công ty cũng như những buổi
diễn thuyết của những nhân vật đã thành đạt trong lĩnh vực của
bạn. Đó là dịp để bạn tiếp xúc, làm quen với những người có khả
năng tạo cơ hội việc làm cho bạn sau này.
Tỏ ra chuyên nghiệp
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ, nhưng hầu hết những bản CV của
các sinh viên mới ra trường đều mắc phải vô số lỗi trình bày, diễn
đạt cơ bản. Thêm vào đó, tại những buổi phỏng vấn, từ cách ăn
mặc, lời nói đến tác phong của họ cũng luôn khiến nhà tuyển dụng
phải chau mày. Hãy hiểu rằng từ giảng đường đến công sở là cả
một bước dài, và nếu bạn không nhanh chóng thích nghi với sự
thay đổi ấy, nhiều khả năng bạn sẽ bị tụt lại phía sau so với bạn bè
cùng trang lứa.
Sẵn sàng đi bất cứ đâu
Đây không phải một điều bắt buộc – bạn có quyền được sống và
làm việc ở nơi nào khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên,
nên nhớ rằng nếu bạn linh động, dễ thích nghi, sẵn sàng đi bất cứ
đâu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cơ hội nghề nghiệp đến với
bạn cũng sẽ rộng mở hơn rất nhiều.
Kiếm cho mình một tấm bằng cao học
Chi phí học cao học hết sức tốn kém, nhưng dĩ nhiên, khoản đầu tư
này cũng không phải là vô ích - những sinh viên có bằng thạc
sĩ/tiến sĩ có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn rất nhiều, và mức lương trung
bình của học cũng cao hơn đáng kể so với cử nhân đại học. Vì vậy,
nếu công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn gặp nhiều trắc trở, hãy
cân nhắc việc tiếp tục quay lại trường học và giành lấy tấm bằng
thạc sĩ.


×