Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Những hoạt động chính của phòng giao dich Nam Đô,chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.61 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 1
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................... 2
Chương 1 ................................................................................................. 4
Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn ......... 4
Việt Nam và Chi nhánh Nam Hà Nội .................................................... 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển: .......................................................... 4
2.Chức năng và nhiệm vụ: .......................................................................... 6
3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân , hàng nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội. ............................................................ 7
Chương 2: Những hoạt động chính của phòng giao dich Nam Đô,chi
nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội ..................................................... 12
2.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .......................................... 12
2.2. Hoạt động huy động vốn .................................................................... 13
3. Hoạt động cho vay ................................................................................. 16
2.4. Thanh toán quốc tế ............................................................................. 19
Chương 3: Những mặt đạt được, hạn chế và định hướng phát triển
của phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh Ngân hàng Nồng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội ...................................................... 20
3.1. Định hướng phát triển ...................................................................... 20
3.2. Kết quả đạt được ................................................................................ 21
3.3. Những mặt hạn chế ............................................................................ 22
KẾT LUẬN ........................................................................................... 24
1
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện báo cáo tổng hợp này ,tôi đã
gặp một số những khó khăn và đã được sự chỉ bảo tận tình của các quý thầy
cô trong trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài
chính đã giúp tôi giải đáp những thắc mắc trong khi làm báo cáo thực tập tổng
hợp.


Tôi xin chân thành cám ơn Ths. Nguyễn Thị Minh Huệ đã trực tiếp chỉ
bảo và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành báo cáo này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị nhân viên trong Chi
nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã giúp
đỡ ,cung cấp các số liệu cần thiết cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thiện được báo cáo này đúng tiến độ.
Tôi xin chân thành cám ơn!

2
Trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay,khi cuộc khủng hoảng tài chính Thế
giới vừa mới đi qua, áp lực đối với hệ thống Ngân hàng vẫn còn khá lớn , cần
đòi hỏi một cách thức hiệu quả trong công tác quản lý chung cũng như các
hoạt động nghiệp vụ cụ thể góp phần làm hệ thống Ngân hàng hồi phục và
phát triển. Với sự thay đổi cơ cấu quản lý tổ chức và hoạt động nghiệp vụ
trong thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn là một ngân hàng đi đầu trong hệ thống Ngân hàng Viêt Nam.
Được sự giới thiệu của nhà trường cũng như sự giúp đỡ của Qúy Ngân
hàng, tôi đang thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô, ngân hàng No& PTNT
Nam Hà Nội. Sau 4 tuần thực tập, được quan sát, tìm hiểu nghiên cứu, được
sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các anh chị nhân viên trong Ngân hàng, tôi
có những hiểu biết nhất định về phòng giao dịch Nam Đô,cũng như hệ thống
NHNo & PTNT , giúp tôi hoàn thành được báo cáo tổng hợp này. Báo cáo
tổng hợp của tôi gồm 3 phần chính:
Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Viêt Nam và chi nhánh Nam Hà Nội.
Chương 2: Các hoạt động chính của phòng giao dịch Nam Đô, chi
nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Chương 3: Những mặt được, hạn chế và định hướng của phòng giao
dich Nam Đô,chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
3

Chương 1
Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam và Chi nhánh Nam Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
NHNo & PTNT Việt Nam, gọi tắt là NHNo, có tên giao dịch quốc tế là
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Devekopment , viết tắt là
VBARD,có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội. Ngày
22/11/1997, Thống đốc Ngân hàng đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động
của NHNo. Theo điều lệ NHNo là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt tổ chức
theo mô hình tổng công ty Nhà Nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan
hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế tài chính công nghệ, thông tin đào
tạo,nghiên cứu tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,tín dụng
đầu tư phát triển nông thôn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính-
tiền tệ - ngân hàng. NHNo là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thời gian
hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ vè tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo do HĐQT quản lývà TGĐ
điều hành,chịu sự quản lý của Nhà nước được Chính phủ ủy quyền. NHNo &
PTNT Việt Nam là một trong những Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò chủ
đạo và chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hoạt động kinh doanh
tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội , đặc
biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cho công nghiệp hóa
nông ngiệp và nông thôn, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng mở
rộng mạng lưới và quy mô hoạt động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các
nguồn lực xã hội,đặc biệt là trong các khu vực thành thị. Sau khi nghiên cứu
4
các điều kiện kinh tê xã hội và các điều kiện phát triển của các quận huyện
phía Nam thành phố Hà Nội, thực trạng hiện nay của các NHTM trên địa bàn
quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưngnói riêng và toàn bộ thành phố nói
chung. Quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô

Hà Nội, có tiềm năng kinh tế và có nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ kinh tế
phát triển trên địa bàn.
Để phát huy thêm nữa vai trò chủ đạo của một NHTM quôc doanh
trên địa bàn, NHNo & PTNT Việt Nam nhận thấy phải mở thêm một chi
nhánh trực thuộc NHNo& PTNT ( chi nhánh cấp I) trên địa bàn quận Thanh
Xuân thành phố Hà Nội có đủ các điều kiện mạnh của một ngân hàng hiện đại
, có khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng
phục vụ kinh tế phát triển của địa phương .
Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội mới được thành lập ngày
12/3/2001 và chính thức khai trương họa động từ ngày 08/05/2001 trong điều
kiện nền kinh tế đang trên đà đi lên, mọi doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong
nước đang hướng vào thiên nhiên kỷ mới, một thiên niên kỷ với bao kỳ vọng
về sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của nước nhà. Trong bối cảnh tình hình
kinh tế đất nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện cho NHNo& PTNT Nam Hà
Nội có điều kiện mở rộng kinh doanh, một thuận lợi cơ bản khác là có sự chỉ
đạo và hõ trợ về mọi mặt của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam, bên
cạnh đó là các vị trí địa lý của chi nhánh : chi nhánh có trụ sở chính tại C3
Phương Liệt ,quận Thanh Xuân Hà Nội – đây là quận mới thành lập, các
NHTM khác liên trên địa bàn có nhiều chi nhánh khác đều nằm trên trục
đường Nguyễn Trãi và còn hạn chế nhiều về trình độ công nghệ và các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế,ngoại tệ, thanh
toán chuyển tiền điện tử...
5
Chi nhánh Nam Hà Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà
nhiều NHTM khác chưa có được và nơi đóng trụ sở lạo là một vị trí đẹp, tiện
đường đi lại, không quá gần các NHTM khác, trụ sở giao dịch khang trang
tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, cụ
thể; Chi nhánh ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ban đầu không hề
tránh khỏi những thiếu sót. Mặt khác trên địa bàn có rất nhiều các NHTM đã

hoạt động lâu dài lại cạnh tranh gay gắt nên việc mở rộng kinh doanh đối với
chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn . Về con người, thì hầu hết cán bộ ngân
hàng được điều động từ cao đẳng, đại học chưa va chạm thương trường kinh
doanh mới, một số phải làm những công việc mới không phù hợp không thể
phát huy được năng lực sở trường của từng người...
Nhưng nhờ có sự quan tâm của Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT
Việt Nam cùng với sự điều hành đúng hướng của ban lãnh đạo NHNo &
PTNT Nam Hà Nội và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi
nhánh, NHNo& PTNT Nam Hà Nội đã nhanh chóng ổn định trụ sở, tổ chức
và hoạt động kinh doanh ngày càng có triển vọng tốt.
Phòng giao dịch Nam Đô nằm tại No9,Trung Kính, quận Đống Đa ,
Hà Nội.
2.Chức năng và nhiệm vụ:
-Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn trong và ngoài nứơc để đầu tư
phát triển
-Kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các
dịch vụ ngân hàng.
- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các
nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân tổ chức trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật ngân hàng.
6
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính tiền tệ, dịch vụ ngân
hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật không ngừng
nâng cao lợi nhuận của ngân hàn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân , hàng nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội là chi
nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt độngtheo luật các tổ chức

tín dụng. Là đơn vị có tư cách pháp nhân,có quyền tự chủ tài chính, tự chịu
trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay,Ngân hàng đã 11
Phòng ban dịch vụ trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức bao gồm Ban giám đốc và 7 phòng ban nghiệp vụ.Ban
giám đốc của NHNo & PTNT Hà Nội bao gồm ban giám đốc và 3 Phó Giám
đốc. Các phòng nghiệp vụ tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội:
7
• Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ
• Phòng hành chính và Nhân sự
• Phòng kế hoạch Tổng hợp
• Phòng dịch vụ và Marketing
• Phòng Kinh doanh ngoại hối
• Phòng thanh toán quốc tế
• Phòng tín dụng
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
• Phòng kiểm tra,kiểm toán nội bộ:
1.Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình
công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo& PTNT Việt Nam và đặc điểm
cụ thể của đơn vị .
2. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức
thực hiện kiểm tra,kiểm toán theo đề cương,chương trình công tác kiểm
tra, kiểm toán của NHNo & PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị,
kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong họat động kinh doanh ngay tại
hội sở của chi nhánh phụ thuộc.
3.Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đền theo định kỳ hàng quý, 6
tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi
nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các chế độ kiểm
tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị
mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban
kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo nhanh về các công tác

chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban
kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
4.Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho ban giám đốc giải quyết
đơn thư thuộc vị thẩm quyền,làm nhiệm vụ thường trực ban chống
8
tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo cho hoạt động chống tham nhũng,
tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra,
kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao.
• Phòng hành chính và Nhân sự:
Nhiệm vụ:
1. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và
có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình
dã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
2. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết
hợp đồng, hoạt động tố tục, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao
động hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi
nhánh.
3. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy nổ
tại cơ quan.
4. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn
bản định chế của NHNo &PTNT Việt Nam.
5. Đầu mối giao tiếp của khách đến làm viêc, công tác tại chi nhánh.
6. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành
chính, văn thư lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ , y tế của chi
nhánh.
7. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm
công cụ lao động
8. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa- tinh thần và
thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.

9. Xây dựng quy định, lề lốilàm việc trong đơn vị và mối quan hệ với
tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
9

×