Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những điều cần biết về Viêm Mũi Dị Ứng và Cách phòng ngừa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.92 KB, 2 trang )

TMH-ĐT
Những điều cần biết về Viêm Mũi Dị Ứng và
Cách phòng ngừa
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là loại bệnh khá phổ biến, ngày càng gặp nhiều do công nghiệp
phát triển. Các triệu chứng bệnh bao gồm:
- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt,
tai, ngứa họng và ho).
- Nhảy mũi thường nhiều lần liên tục(hắc
hơi hàng tràng). Hắc hơi là một phản xạ
nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra
khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa
mới xâm nhập.
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức
đầu, buồn ngủ, ù tai). Phải hắc hơi liên tục

Viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng khiến người bệnh khó chịu, luôn hắt
hơi, nghẹt mũi, chảy mũi, nhức đầu, uể oải, buồn ngủ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu
không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang
dị ứng, polýp mũi, polýp xoang…
Nguyên nhân và biểu hiện VMDƯ
Nguyên nhân bệnh sinh là do sự quá mẫn của niêm mạc mũi đối với các kích thích mà y học
gọi là dị nguyên (chất gây ra dị ứng). Những dị nguyên hay gặp trong VMDƯ là bụi nhà, phấn
hoa, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất…
NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ DỊ ỨNG
- Cơ địa: cơ thể dễ phản ứng với các vất lạ, mùi lạ. Tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ
địa dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn… thì tỷ lệ cao hơn
người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng…
- Di truyền từ đời trước sang đời sau với một lọai dị ứng. Khi cả mẹ và cha đều dị ứng con cái
sẽ bị dị ứng nặng hơn.
- Tiếp xúc: thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm.


- Khu trú địa lý: ảnh hưởng đến dị ứng hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn.
- Sự ô nhiễm: không khí bị ô nhiễm, thậm chí người mẹ hút thuốc con họ có thể bị dị ứng với
khói thuốc.
- Dị hình hốc mũi: vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polype mũi, VA là yếu tố ảnh hưởng đến
VMDỨ.
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xuyên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dị
ứng.
Khoa TMH
TMH-ĐT
- Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột từng cơn hay gặp lúc sáng sớm khi thời tiết thay đổi:
đột nhiên ngứa ở hai bên hốc mũi lan lên mắt, xuống họng. Sau đó hắt hơi liên tục thành từng cơn
5 - 10 cái thậm chí nhiều hơn nữa. Tiếp đó là chảy nhiều nước mũi ra ngoài hoặc xuống họng,
nghẹt mũi dữ dội cả hai bên. Các cơn nói trên
xuất hiện nhiều lần trong ngày, thường kéo dài 3
- 5 ngày và chỉ mất đi khi không còn tiếp xúc
các dị nguyên nữa.
- Khám lâm sàng (nội soi mũi ) thấy niêm
mạc mũi tái nhạt, phù nề, nhiều dịch nhầy
trong, có thể thấy niêm mạc bị thoái hoá hoặc
có polype mũi, cũng có thể thấy mủ nhầy (có
bội nhiễm ).
.Có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng:
Như trên đã biết Viêm mũi dị ứng rất khó điều trị khỏi hoàn toàn bởi rất khó loại khỏi các dị
nguyên ra khỏi đời sống, cũng như do cơ địa dị ứng của mỗi người, do di truyền nên chủ yếu ta
chi phòng ngừa hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài.
Tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách:
- Luôn giữ nhà khô ráo, sach sẽ, thoáng khí, hút bụi thuờng xuyên để loại bỏ những con mạt,
nấm mốc.
- Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng
của một số ký sinh trùng.

- Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Nếu không thể
không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng.Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong
nhà.
- Đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường cũng như khi làm việc trong môi trường có
nhiều bụi
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Hạn
chế đến mức tối đa hút thuốc lá, thuốc lào.
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.
- Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên
khoa Tai Mũi Họng
Khoa TMH
Khám thấy niêm mạc mũi tái nhạt,
phù nề, nhiều dịch nhầy trong
Biểu hiện lâm sàng như thế nào?

×