Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lịch sử phát triển ngành Dầu khí Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.42 KB, 4 trang )

1

Lịch sử phát triển ngành Dầu
khí Việt Nam








Cách mạng tháng Tám thành công đã
đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập.
Ngành địa chất và khai thác mỏ cũng
nhanh chóng được Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà tổ chức lại hoạt động.
Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực Dầu khí,
giai đoạn từ 1945 đến 1954 chưa có nhiều
nghiên cứu.

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng 1954, với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô, một
khối lượng to lớn các công trình khảo sát, tìm kiếm thăm dò địa chất, khoáng sản
trong đó có dầu khí đã được hoàn thành. Trong chuyến thăm Liên Xô năm 1959,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ ước muốn “Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng
lợi, Liên Xô nói chung và Azerbaizan nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam xây dựng
được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Ba Cu”.

Năm 1961, sau 2 năm khảo sát trên 11 tuyến với 25.000km lộ trình, công trình tổng
hợp báo cáo về địa chất và triển vọng dầu khí đầu tiên ở Việt Nam đã được hoàn


thành [1].
2


Bác Hồ thăm khu công nghiệp dầu khí Ba cu (23/7/1959)


Ngày 27/11/1961, Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng c
ục Địa chất được thành lập để
thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Hoạt động của đoàn
Địa chất 36 ngày càng lớn cho nên ngày 9/10/1969 Thủ tướng Chính phủ đã ra
quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy
hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nước.
Trước đó, với tiền thân là Đoàn Địa chất 36, các hoạt động thăm dò địa chất đã đạt
được một số thành tựu đáng kể, trong đó có việc tiến hành thăm dò địa chấn và
khoan thử nghiệm tại miền Bắc. Một số nghiên cứu chuyên ngành khác về thạch
h
ọc, trầm tích, cổ sinh cũng đã được triển khai. Quan điểm về triển vọng dầu khí ở
miền võng Hà Nội tăng dần về phía biển đã được hình thành.

Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh
dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt
Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng
cục Hoá chất. Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát
hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền
Hải - Thái Bình.

Trong giai đoạn từ 1977-1986, nhiều hoạt động nghiên cứu thăm dò đã được tiến
hành với các đối tác của Liên Xô và Châu Âu trong lĩnh vực dầu mỏ.


Sau 5 năm kể từ khi phát hiện khí, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được
3

khai thác để đưa vào phục
vụ cho phát điện và công
nghiệp địa phương tỉnh Thái
Bình. Ngày 19/06/1981, Xí
nghiệp Liên doanh Dầu khí
Việt-Xô (Vietsovpetro)
được thành lập.

Những nghiên cứu và khảo
sát tìm kiếm vào tháng
5/1984 đã cho thấy có thể
có khả năng khai thác dầu
thương mại trên các cấu tạo
Bạch Hổ, Rồng [2]. Ngày 6/11/1984 hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên
của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ và ngày 26/6/1986 đã đi vào lịch sử khai
thác dầu khí Việt Nam khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn
dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1 và đã có tên trong danh sách các nước
khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa
hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước.

Kể từ ngày 26/6/1986 đến hết tháng 10/2008, ngành Dầu khí đã khai thác được trên
280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu gần 60 tỉ USD,
nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên
100 nghìn tỷ đồng.

Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp
nặng.


Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation –

Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt
Nam.

Tháng 5/1992 - T
ổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và
trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành Tổng công ty
Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành. Cũng trong năm này Petrovietnam bắt đầu
triển khai xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ
vào đất liền phục vụ trước tiên cho Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa - Vũng Tàu và sau
này cho Phú Mỹ.
4


Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam quyết định thành lập
Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch
quốc tế là Petrovietnam.

Năm 2001 cột mốc xuất khẩu 100 triệu tấn
dầu thô.


Ngày 28/11/2005 Nhà máy Lọc dầu Dung
Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt
Nam được khởi công xây dựng với tổng vốn

đầu tư là 2,5 tỉ USD.

Tháng 8/2006 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ -
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) theo Quyết định
số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006. Tên giao dịch quốc tế là
VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.

Từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, với một vóc
dáng m
ới tự hào. Phát huy những thành tích đạt được, tin tưởng mãnh liệt vào tương
lai tươi sáng dư
ới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẵn sàng vượt qua mọi thách thức, phấn đấu vươn lên
không mệt mỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

[1]: "Đ
ịa chất và triển vọng dầu khí ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" Kitovani và các
đồng nghiệp hoàn thành năm 1961.

[2]: Phát hiện thấy dầu trong tầng Miocen tại giếng số 5 mỏ Bạch Hổ lần đầu vào
tháng 5/1984.



×