Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đề tài " Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.95 KB, 83 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có nền văn hóa lớn, đặc biệt là thơ ca
phát triển từ rất sớm, với hai tác giả tiêu biểu là Lý Bạch và Basho cùng với hai thể
thơ tứ tuyệt và thơ Haiku là đỉnh cao của thi ca nhân loại.
Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ của một
thời đại văn chương có một không hai không chỉ với Trung Hoa mà với toàn thế giới.
Còn thơ haiku cũng được xem là viên ngọc quý của xứ sở hoa anh đào.
Cùng viết về đề tài thiên nhiên nhưng giữa hai nhà thơ cũng có nhiều điểm
tương đồng và khác biệt. Haiku là một thể thơ rất ngắn nên chúng tôi chọn thể thơ tứ
tuyệt của Lý Bạch để trước hết so sánh sự tương đồng về mặt thể loại trong hai loại thơ
này.
Sau cùng là đối chiếu về góc độ thiên nhiên trong hai thể thơ này của hai nhà
thơ để thấy sự giống nhau và khác nhau. Từ đó, ta sẽ hiểu hơn về vẻ đẹp thơ ca của hai
đất nước này và có thái độ trân trọng đối với những giá trị tinh thần cao quý của nhân
loại. Đồng thời, đóng góp vào kho tàng lí luận văn học một cách nhìn, một cách cảm
nhận, khám phá mới về thơ ca. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi chọn đề tài : Thiên nhiên
trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Nền văn học Nhật Bản, Trung Quốc nói chung, thơ haiku và thơ tứ tuyệt nói
riêng cũng từ khá lâu rồi được nhiều dịch giả, giới nghiên cứu và bạn đọc trên thế giới
quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Chúng tôi với những điều kiện có thể cũng đã tiếp thu và tìm hiểu một số công
trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Khắc Phi – Trương Chính, Nguyễn Bích
Thuận, Trần Trung Hỷ, Nhật Chiêu, Nguyễn Sĩ Đại,…và một số bài viết khác có liên
quan trên trang web: http//google.com.vn.
1
Tài liệu thứ nhất mà chúng tôi tiếp cận là “Văn học Trung Quốc, tập một” của
Nguyễn Khắc Phi và Trương Chính. Ở tài liệu này, hai tác giả có đề cập đến Lý Bạch
nhưng chỉ là về thân thế, sự nghiệp và nội dung tư tưởng trong thơ ông.
Cuốn “Thơ Đường” của Nguyễn Bích Thuận giới thiệu, phân tích một số bài thơ


của Lý Bạch và nêu lên tính chất lãng mạn trong thơ Lý Bạch.
Cuốn “Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc” của Trần Trung Hỷ bàn về giá trị
nội dung cũng như nghệ thuật của thơ sơn thủy.
Cuốn “Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868” của Nhật Chiêu nói về con
đường đến với thơ ca của Basho và một số vẻ đẹp trong thơ haiku của ông.
Cuốn “Nhật Bản trong chiếc gương soi” của Nhật Chiêu có nội dung cơ bản gần
như tài liệu trên đã được đề cập (Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868).
Và tài liệu “Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường” của
Nguyễn Sĩ Đại nói một cách khái quát về cấu trúc của thơ tứ tuyệt, biện pháp ngôn ngữ
thơ tứ tuyệt…
Qua một số tài liệu chính kể trên, chúng tôi nhận thấy rằng thiên nhiên trong thơ
Lý Bạch và Basho đều được tác giả này hoặc tác giả khác nói tới nhưng chỉ là cái nhìn
khái quát, chưa có sự khám phá sâu sắc và nhất là chưa so sánh giữa hai nhà thơ này.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi qua việc tiếp thu các công trình nghiên cứu của
các tác giả này, cộng với sự tìm tòi, nghiên cứu sẽ đưa ra được những điểm giống và
khác nhau về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trên cơ sở so sánh thiên nhiên trong
thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích:
Giới thiệu đến độc giả một hướng nhìn, một cách tiếp cận, khám phá mới về thơ
Tứ tuyệt đời Đường và thơ Haiku.
Khám phá cái hay, cái đẹp của thơ ca Trung Quốc và Nhật Bản thông qua hai
nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch và Basho.
Giúp người đọc nhận ra sự khác biệt trong cách miêu tả thiên nhiên của Lý
Bạch và Basho.
2
Khơi gợi lòng yêu mến thơ ca của mọi người đối với thơ Đường (đặc biệt là thơ
Tứ tuyệt) và Haiku qua mối giao cảm giữa con người và thiên nhiên.
b. Nhiệm vụ:
Tìm ra điểm tương đồng và khác biệt về thiên nhiên trong thơ Tứ tuyệt của Lý Bạch

và Haiku của Basho.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng:
Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho.
b. Phạm vi:
Thơ viết về thiên nhiên của Lý Bạch và Basho, đối với thơ Lý Bạch chúng tôi chỉ
khảo sát thơ tứ tuyệt.
Xét trên bình diện thiên nhiên dưới nhiều góc độ.
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Nếu đề tài nghiên cứu thành côngchúng tôi sẽ:
- Đóng góp vào kho tàng lí luận văn học hướng nhìn, một cách khám phá mới
về nội dung cũng như hình thức của thơ ca.
- Giúp hiểu sâu hơn về thơ Đường (thơ Tứ Tuyệt) và thơ Haiku.
- Mở rộng và trải lòng mình với thế giới thế giới thiên nhiên.
- Vận dụng vẻ đẹp tinh túy của thơ Đường (thơ Tứ Tuyệt) và thơ Haiku. trong
quá trình sáng tác văn học của bản thân
- Biết tìm hiểu và khai thác giá trị của một bài thơ Đường luật, thơ Haiku.
- Là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy trong chuơng trình Ngữ văn
phần văn học Trung Quốc.
- Ngòai ra còn là định hướng gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu…
6. Phương pháp nghiên cứu:
-Tập hợp tài liệu
- Phân loại
- Quan sát - nhận diện
- Khái quát hóa vấn đề
3
- Tóm tắt khoa học
- So sánh - đối chiếu
- Phân tích và tổng hợp
7. Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 phần:
Chương 1: Con đường thơ của Lý Bạch và Basho.
Chương 2: Sự gặp gỡ giữa thơ thiên nhiên của Lý Bạch và thơ thiên nhiên của
Basho.
Chương 3: Những nét khác biệt trong việc thể hiện thiên nhiên trong thơ Lý
Bạch và Basho.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CON ĐƯỜNG THƠ CỦA LÝ BẠCH VÀ BASHO
1. Cơ sở để so sánh Lý Bạch và Basho:
1.1. Sự tương cận giữa hai nền văn hóa, hai nền thơ ca Nhật Bản và Trung Quốc:
Trong ba nền văn hóa lớn của phương Đông, nếu Ấn Độ được coi là duy linh,
Trung Quốc thực tiễn, thì Nhật Bản lại rất duy mĩ, duy tình.
Nếu Trung Quốc được biết đến như một trong những cái nôi của văn minh nhân
loại thì Nhật Bản được biết đến bởi trang phục truyền thống là Kimono và hoa Anh
Đào. Nếu người Trung Quốc tự hào rằng họ có Vạn lí trường thành dài vô tận thì người
dân Nhật cũng biết cúi mình trước ngọn núi Phú Sĩ cao sừng sững.
Trung Quốc là một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa. Nền văn hóa ấy rất
phong phú và đa dạng. Về triết học có chư tử bách gia, trong đó đáng chú ý nhất là
Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Về nghệ thuật có thư pháp (nghệ thuật viết chữ
Hán), hội họa, kiến trúc, điêu khắc…
Còn Nhật Bản là một quần đảo xa xôi nơi đại lục, với các đảo chính như
Hokkaido, Shikoku, Kyushu,…nơi lưu giữ nhiều danh lam thắng cảnh đã khiến người
ngoại quốc luôn nhớ đến Nhật Bản như sông Shinano, hồ Biwa,…Những vẻ đẹp lộng
lẫy mà huyền ảo ấy đã hun đúc nên tâm hồn bao thế hệ văn nhân.
Về văn hóa, có thể nói rằng Nhật Bản hay Trung Quốc đều giữ một vị trí cho
riêng mình nhưng điều mà chúng ta có thể thấy là hai quốc gia này mang trong mình
nhiều nét đẹp văn hóa từ xa xưa và có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa chung của
nhân loại.
Ở khía cạnh văn học, Trung Quốc có thơ, từ, tiểu thuyết, hý khúc…Có thể thấy

triết học cổ đại Trung Quốc là thành tựu tiêu biểu của văn hóa Trung Quốc, nhưng văn
học lại là biểu hiện rực rỡ nhất mang tính dân tộc độc đáo của văn hóa Trung Quốc.
Văn chương Nhật tuy không có cơ sở triết lí như văn học Trung Quốc có Bách
gia chư tử, nhưng đó là một nền văn chương của tình cảm và thiên nhiên. Người ta biết
đến văn chương Nhật với các thể loại như Tanka, Haiku, kịch Nô và các loại văn xuôi
đầy chất thơ.
5
Cho đến ngày nay, sức ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đến văn chương nhân
loại vẫn là thơ Đường và Nhật Bản là thơ haiku. Và đại diện tiêu biểu của nó là Lý
Bạch và Basho.
Như vậy, ta có thể thấy rằng văn hóa và văn chương của Trung Quốc và Nhật
Bản có nhiều nét rất gần gũi, đó là cơ sở để ta so sánh giữa hai nhà thơ Lý Bạch và
Basho.
1.2. Sự tương ngộ giữa hai tâm hồn thơ ca:
Sự tương đồng giữa hai nền văn hóa TrungQuốc và Nhật Bản một phần nào đó
đã làm nên nét tương cận trong tính cách của Lý Bạch và Basho. Cả hai nhà thơ đều có
một tâm hồn cao đẹp, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người. Song,
do sống ở hai thời đại khác nhau đã làm nên nét khác biệt trong tính cách, tâm hồn của
hai nhà thơ. Lý Bạch là một con người có tâm hồn phóng khoáng,cởi mở, còn Basho
thì dạt dào, sâu lắng. Ta có thể bắt gặp điều đó qua nội dung và tư tưởng thơ ca của Lý
Bạch và Basho.
1.2.1. Tâm hồn phóng khoáng của Lý Bạch:
Có thể nói rằng từ lúc thiếu thời cho đến lúc về già, trước sau Lý Bạch vẫn giữ
vẹn một tâm hồn phóng khoáng, không thích bị ràng buộc. Điều đó ta có thể thấy qua
thơ ca của ông và cả trong cách sống của ông nữa.
Là một con người có tâm hồn phóng khoáng nên ông thích “rày đây mai đó”
chứ không thích ngồi yên một chỗ. Năm 16 tuổi, ông cùng Đông Nham Tử đi ẩn tại
phía nam núi Dân. Lúc 20 tuổi bắt đầu sống cuộc đời hiệp khách.
Lý Bạch đi du lịch khắp nơi : viếng Thành Đô, thăm núi Nga Mi, Thanh Thành,
rong chơi hồ Động Đình, lưu vực Tương giang, Hán giang, qua Giang Hạ đến Kim

Lăng, Dương Châu, Nhữ Hải, vào Ngô Việt…Năm 726, ông đến An Lục (nay thuộc
Hồ Bắc), thăm đầm Vân Mộng. Tại đây ông cưới vợ là cháu gái quan tể tướng hồi hưu
Hứa Ngữ Sư, rồi tạm dừng chân phiêu lãng và bắt đầu nổi tiếng văn chương giữa tuổi
30.
Nhưng không ở yên được lâu, Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà
thơ Mạnh Hạo Nhiên, người lớn hơn ông 10 tuổi. Từ đó ông tha thiết muốn được hoạt
6
động “kinh bang tế thế”. Lý tưởng của ông là “làm rõ lời bàn của Quản Trọng, Án
Anh, tính mưu chước của đế vương, đem tài năng, trí tuệ nguyện giúp nhà vua để cho
thiên hạ yên ổn, bốn bể thanh bình” (Đại Thọ sơn đáp Mạnh thiếu phủ di văn). Nhưng
ông thường tự phụ, ví mình với Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng, thái độ
“không chịu khom mình”, “không cầu cạnh ai”, “giao thiệp ngang hàng với chư hầu”
nên ông không được giới chính trị hoan nghênh. Năm 741, ông đưa gia quyến đến ở
Duyện Châu (Sơn Đông).
Năm đầu Thiên Bảo, Lý Bạch rời nhà xuống miền nam, đi chơi Cối Kê (Chiết
Giang), ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân. Ngô Quân được vua triệu về kinh,
đem Lý Bạch theo. ). Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông vời vào bệ kiến. Vua mến tài,
cho ông vào điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.
Tuy nhiên, Trường An chỉ giữ gót chân của ông được ba năm. Từ giã Trường
An, Lý Bạch đến Lạc Dương gặp Đỗ Phủ rồi gặp Cao Thích ở Biện Châu. Ba nhà thơ
cùng đi chơi với nhau mấy tháng trời. Sau khi từ biệt Đỗ Phủ tại quận Lỗ, Duyện Châu
(Sơn Đông), Lý Bạch lại đi du lịch các nơi. Phía Bắc ông lên Triệu, Ngụy, Tề; phía tây
qua Bân, Ký, Thương, U; phía nam ông đặt chân đến song Hoài, sông Tứ, xuống tận
Cối Kê Những năm về sau Lý Bạch cũng phiêu bạt tứ xứ do hoàn cảnh chứ không
phải do tâm muốn. Nhưng có thể nói rằng trong hơn nửa đời người thì Lý Bạch có
cuộc sống tự tại và ít dừng chân lại bất kì nơi nào trong thời gian dài.
Về tư tưởng thơ ca, Lý Bạch không chịu gò bó bởi quy luật ngôn từ. Nhà nghiên
cứu Nhật Chiêu cho rằng: “Trong khi Lý Bạch phóng bút một cách phiêu diêu với
những thể thơ tương đối tự do như cổ phong, nhạc phủ, ca hành thì Đỗ Phủ công phu
trau chuốt những bài luật thi”[3; tr.163].

Nội dung thơ ca của Lý Bạch cũng một phần nào thể hiện được tâm hồn phóng
khoáng của nhà thơ. Ông có thể làm thơ mọi lúc, mọi nơi và cả trong khi đang say
rượu. Nhà thơ không tự trói buộc mình vào một đề tài hay bất cứ hình thức nào của thơ
ca. Đối với ông, bất cứ những gì của đời sống đều có thể đem vào thơ được, từ cây cỏ,
hoa lá,…cho đến rượu, trăng đều là nguồn cảm hứng để Lý Bạch làm thơ. Và đặc biệt
7
hễ rượu vào là thơ ra. Chính vì thế, ta có thể thấy trong thơ ca cũng như cách sống của
Lý Bạch toát lên một tâm hồn phóng khoáng, tư tưởng dễ hòa hợp với đời.
1.2.2. Tâm hồn dạt dào của Basho:
Cuộc đời Basho là những cuộc hành hương vô tận. Những con đường gió bụi
qua các thị trấn, những đồng không mông quạnh, những hẻm núi và vực thẳm…
Chính vì lẽ đó, mà người đời thường gọi ông là “thi sĩ lang thang”. Ông đi khắp
đất nước Nhật và ở mỗi chỗ dừng chân ông đều trải lòng mình ra với mọi người.
Có lần, trên đường du hành, Basho đi qua một thôn làng. Đó là một đêm trăng
rằm – một nhóm dân làng ngồi ngoài trời uống rượu sake, ngắm trăng và cùng nhau
soạn thơ haiku. Thấy Basho lại gần, họ mời khách lạ nhập bọn và làm một bài thơ về
trăng rằm. Basho không ngần ngại, thế là bài thơ tuyệt tác về trăng ra đời:
Vầng trăng non dại
Theo tôi từ độ ấy
Ai có ngờ đêm nay!
Trong suốt hành trình thơ của Basho, người đọc có thể thấy ở Basho một nét
đẹp của sự giản dị nhưng rất phong phú và đặc sắc. Ông thấu hiểu con người và mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Từ những sự vật nhỏ bé, bình thường như
chiếc lá, ánh trăng, phiến đá,…đều được đi vào thơ ông một cách rất tự nhiên. Rồi
những kiếp người trôi nổi, những số phận bi thảm đã được nhà thơ cảm thông và chia
sẻ.
Trong suốt cuộc đời của mình, Basho luôn đi tìm vẻ đẹp cho thơ ca và khám phá
ra nhiều điều mới lạ. Nhưng điều đáng quý nhất ở ông đó chính là một tâm hồn dạt
dào, luôn hướng về cuộc sống của con người – nơi mà vẻ đẹp thơ ca luôn hội tụ ở đó.
Có thể nói rằng, Lý Bạch và Basho tuy là hai tác giả sống trong hai thời đại

khác nhau nhưng tâm hồn và tính cách của hai thi nhân có nhiều điểm tương đồng.
Cuộc đời của hai người đều trải qua những cuộc du hành và gặp nhiều trắc trở, thăng
trầm. Song, những trở ngại đó không làm cho Lý Bạch và Basho chùng bước mà trái
lại, càng thôi thúc họ tiến về phía trước. Chính điều này đã làm nên một Lý Bạch có
8
tâm hồn phóng khoáng, cởi mở và một Basho có tâm hồn dào dạt, luôn khát khao giao
cảm với đời.
1.3. Sự tương đồng của tinh thần phương Đông:
Lý Bạch và Basho là hai đại diện tiêu biểu cho nền văn học Trung Quốc và Nhật
Bản. Đến từ nơi xứ tuyết, nhưng tâm hồn Basho không hề giá lạnh, trái lại trong ông
luôn dào dạt tình thương đối với mọi kiếp người trong xã hội. Thơ Basho có thể ví như
một viên đá quý mà chỉ có những chuyên gia mới thẩm định được giá trị của nó. Còn
Lý Bạch là người thích ngao du sơn thủy, tinh thần lúc nào cũng mang một hoài bão
lớn, mộng “tế thế kinh bang”.
Có thể nói rằng Basho là con người của sự trầm lặng, cốt cách mang dáng vẻ
thiền, còn Lý Bạch mang dáng vẻ thanh thoát. Thêm vào đó là tính cách ngạo nghễ,
phóng khoáng của Lý Bạch đã tạo cho nhà thơ một cái gí đó như thoát khỏi trần thế.
Chính vì vậy mà người đời phong tặng danh hiệu cho ông là “thi tiên”.
Mặc dù tính cách của hai nhà thơ hoàn toàn trái ngược nhau nhưng về cơ bản, ta
có thể bắt gặp giữa hai nhà thơ có một mối giao lưu trên tinh thần của phương Đông:
đó là luôn hướng về ánh sáng, tương lai, về con người trong xã hội.
2. Con đường thơ của Lý Bạch:
2.1. Khái quát về thơ tứ tuyệt Đường:
2.1.1. Thơ Đường qua các giai đoạn:
Nói đến thơ ca Trung Quốc, người ta nói đến thơ Đường. Đó là một thành tựu
hết sức rực rỡ và độc đáo không chỉ của nền thơ ca cổ điển Trung Quốc mà còn của cả
nền thơ ca nhân loại.
Nếu về mặt lịch sử, đời Đường chia làm ba giai đoạn: Sơ – Thịnh, Trung, Vãn
thì về mặt thơ ca được chia làm bốn: Sơ, Thịnh, Trung, Vãn.
Sơ Đường (618 – 713) là giai đoạn chuẩn bị cho sự phát triển của thơ Đường về

mọi mặt. Trong một thời gian, thi đàn thơ Đường còn mang nhiều tính chất ủy mị, đồi
phế của thi phong Lục Triều. Nhưng sau đó với sự đóng góp của bốn gương mặt:
Vương Bột, Dương Quýnh, Lô Chiếu Lân, Lạc Tân Vương đã xuất hiện bộ mặt mới.
9
Thịnh Đường (713 – 766) là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thơ Đường. Có
thể nói rằng thơ Thịnh Đường đã đạt đến sự thống nhất hoàn mĩ giữa nội dung và hình
thức. Các nhà thơ nổi tiếng của thời kì này như Vương Xương Linh, Vương Duy,
Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ…
Trung Đường (766 – 827) tuy không được huy hoàng như thời kì trước nhưng
vẫn khá nổi bật với phong trào Tân Nhạc Phủ mà nhân vật trung tâm là Bạch Cư Dị.
Thơ thời kì này tập trung phản ánh mâu thuẫn giai cấp và thể hiện sự đồng tình sâu sắc
với nhân dân. Các nhà thơ tiêu biểu như Bạch Cư Dị, Lưu Trường Khanh, Vi Ứng Vật,
Liễu Tông Nguyên…
Vãn Đường (827 – 904) không có những đỉnh cao như Lý Đỗ song vẫn có
những nhà thơ tiến bộ và có tài năng. Có thể kể tên một số nhà thơ chính của thời kì
này là Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục…
Xét về mặt giai đoạn, thơ Đường đã trải qua bốn thời kì như đã kể trên. Còn xét
về khuynh hướng và phong cách, người ta chia thơ Đường làm bốn phái:
1. Phái biên tái: Đề tài chủ yếu là cuộc sống ở chốn biên cương. Hai nhà thơ tiêu
biểu là Cao Thích, Sầm Than.
2. Phái điền viên: Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên là hai đại biểu lớn. Đề tài
chủ yếu là cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
3. Phái lãng mạn: Thường thông qua ước mơ táo bạo để đối lập với hiện thực
đen tối, phong cách hào phóng bay bổng. Đại diện của trường phái này là thi
tiên Lý Bạch.
4. Phái hiện thực: Tiêu biểu là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Nói như Khang Hữu Vi
là “Chủ nghĩa tả thực chi tiết”.
Đó là các trường phái chính và các nhà thơ chính. Còn thực ra thơ Đường rất
phong phú nhiều màu lắm vẻ. Ta có thể lấy nhận định của Ngô Tất Tố để khái quát sự
diễn biến của thơ Đường:

“Sơ Đường phần nhiều hay về khí cốt nhưng lối dùng chữ đặt câu chưa được
trau chuốt cho lắm. Vãn Đường giỏi về từ tảo, lời đẹp, ý sâu nhưng lại thiếu phần
hùng hồn, có khi còn bị cái tội ủy mị là khác. Duy có Thịnh Đường ở vào giữa hai thời
10
kì ấy, cho nên chẳng những không có cái dở của hai thời kì kia, mà còn gồm cả cái hay
của hai thời kì ấy nữa” [16; tr.65].
2.1.2. Thể thơ tứ tuyệt:
Trong thơ ca thế giới, ngắn hơn tứ tuyệt, ta đã biết có những câu thơ châm ngôn
hai câu khắc trên đá của Ấn Độ cổ. Về thơ ba câu, ta thấy có thơ Haiku Nhật Bản nổi
tiếng.
Nhưng ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến một thể thơ mà có lẽ ai cũng biết, đó
là thể thơ tứ tuyệt.
Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn bát cú và ngũ ngôn. Đầu
tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là
tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có bốn câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày
nên người ta mới gọi bốn câu thơ đó là tứ tuyệt.
Thơ tứ tuyệt không nhất thiết phải có niêm luật chặt chẽ, nhưng phải vận dụng
được tối đa các thủ pháp nghệ thuật, phát huy thế mạnh của âm vận, đặc biệt là cách tổ
chức hình ảnh để tạo ra một cấu trúc đa chiều vừa đủ sức phản ánh hiện thực, vừa
mang tính khái quát cao, vừa ưu tiên cho sự tự thể hiện của sự vật của các quan hệ vừa
có chỗ cho tâm trạng cá nhân, cá tính của đối tượng cũng như của tác giả.
Thơ tứ tuyệt không chỉ là vốn quý của Trung Hoa mà còn là vốn quý của toàn
nhân loại. Nghiên cứu tứ tuyệt Đường, bên vẻ nghiêm trang mĩ lệ của luật tuyệt, có vẻ
đẹp hồn nhiên tươi tắn của cổ tuyệt; không chỉ thấy tài năng độc đáo của mỗi nhà thơ
Đường mà còn có thể tìm thấy bản chất của sáng tạo thơ ca.
2.2. Tiểu sử của Lý Bạch:
2.2.1. Thân thế:
Lý Bạch (701 - 762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê quán ở Thành
Kỉ, Lũng Tây ( nay ờ gần huyện Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc), tổ tiên vì mắc tội đi đày
đến ở Tây Vực. Ông sinh ở Toái Diệp, trưởng thành ở làng Thanh Liên, huyện Chương

Minh thuộc Miên Châu ( nay là huyện Miên Dương, Tứ Xuyên), nên Lý Bạch vẫn
thường xem Tứ Xuyên là quê hương của mình. Nhiều nhà nghiên cứu đoán định một
11
cách có căn cứ rằng ông là con một thương nhân. Ít nhất, tình hình gia thế đó cũng làm
cho Lý Bạch không bi tư tưởng phong kiến chính thống chi phối một cách nặng nề.
Lúc nhỏ ông học nhiều, tư chất thông minh. Ngoài ra, còn học đấu kiếm. Từ hai
mươi tuổi, nhà thơ xuống núi Nga Mi, “ từ giã cha mẹ, quê hương, chống kiếm viễn
du”.
Trong mười sáu năm tiếp theo ( 726 – 742 ), ông đi du lịch rất nhiều nơi. Đi
thưởng ngoạn phong cảnh, một phần để tìm tiên học đạo, song chủ yếu là để mở rộng
giao du, gây thanh thế, tạo điều kiện cho việc tham dự vào trường chính trị, lập nên
công danh sự nghiệp. Vì thế, ông thường chơi thân với những người có thanh thế, nói
rõ chí nguyện mình, những mong họ tiến cử. Song ông đã thất vọng. Bọn chúng chẳng
những không hiểu hoài bão chính trị của ông mà có lúc, do tính cách ngang tàng phóng
túng, ông còn suýt bị hãm hại. Tuy hoạt động trên không đưa lại kết quả gì song đã làm
cho ông bước đầu thấy được thấy bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời.
Năm 742, Lý Bạch được đạo sĩ Ngô Quân tiến cử lên Huyền Tôn. Được triệu về
kinh, Lý Bạch rất phấn khởi, những tưởng ước mơ “ đem tài năng trí tuệ giúp nhà vua
để cho thiên hạ yên ổn, bốn biển thanh bình” sẽ được thực hiện. Lúc đầu, quả thật Lý
Bạch đã được nhà vua đặc biệt ưu đãi và ông cũng đã từng lấy đó làm điều đắc ý. Dưới
sự chi phối của tư tưởng ấy, Lý Bạch đã viết một số bài thơ miêu tả sinh hoạt của cung
đình như tám bài “ Cung trung hành lạc từ”. Song, là người có lương tri, Lý Bạch
không chìm đắm trong cuộc sống dung tục ấy. Ông dần thấy rõ bộ mặt thực của bọn
vua quan trong triều, đặc biệt là thấy rõ Huyền Tôn triệu ông về kinh không phải là vì
trọng dụng kẻ hiền tài, chẳng qua là để làm môt thi nhân bồi bút ca công tụng đức mà
thôi. Lý Bạch bàng hoàng, có phần vỡ mộng. Tâm tình bi phẫn, ông đành phải cùng
với các bạn tri âm uống rượu ngâm thơ cho khuây khỏa. Giờ đây, ông lại càng “
ngông”, “ ngông” để phát tiết nỗi bất bình. Có biết bao giai thoại nói về cái “ ngông”
của ông thời kì này. Và Đỗ Phủ, trong một bài thơ dài, đã khắc họa sinh động hình
tượng của ông:

Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên,
Trường An thị thượng tửu gia miên.
12
Thiên tử hô lai bất thướng thuyền,
Tự xưng thần thị tửu trung tiên.
( Lý Bạch uống một đấu rượu thì làm trăm bài thơ. Ngủ say trong quán rượu
trên chợ Trường An. Thiên tử gọi về vẫn không chịu lên thuyền, còn bảo: Thần là tiên
trong làng rượu). Đúng như Lỗ Tấn nhận xét, hẳn là nhà thơ “giả vờ ngông” và giả vờ
ngông được là vì “ có những phút ông không ngông tí nào”. Với một sự tỉnh táo đáng
khẳng định, chưa đầy ba năm, ông chủ động xin nhà vua ra khỏi triều.
Thời gian ở Trường An tuy ngắn song đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
tư tưởng Lý Bạch. Mùa xuân năm Thiên Bảo thứ ba (744) rời Trường An đến Lạc
Dương, lần đầu tiên ông làm quen với Đỗ Phủ, trẻ hơn ông mười một tuổi. Sau đó lại
gặp Cao Thích ở Biện Châu, rồi ba người cùng đi chơi với nhau mấy tháng liền ở
những vùng lân cận. Mùa thu năm đó, cả ba nhà thơ lại tụ họp ở nhà Lý Ung, thái thú
Bắc Hải. Trong bài thơ Dữ Lí thập nhị đồng tầm Phạm thập ẩn cư, Đỗ Phủ đã kể lại
quan hệ mật thiết giữa ông với Lý Bạch bấy giờ ra sau:
Tôi cũng khách xa quê,
Coi bác như anh ruột.
Đêm say ngủ chung chăn,
Ngày khoác tay dạo bước.
Hai nhà thơ vĩ đại sáng chói nghìn năm đó, lần này ở chung với nhau khoảng
chừng nủa năm, trở thành đôi bạn keo sơn và trở thành một giai thoại trong lịch sử văn
học. Trong vòng mười năm sau khi từ biệt Đỗ Phủ, Lý Bạch lại đi du lịch phương Nam
như Dương Châu, Kim Lân, Việt Trung, Tuyên Thành, Thu Phố; du lịch phương Bắc
như Hàm Đan, U Châu; du lịch miền Tây như Lương Uyển, Cao Sơn, Tương Dương
…, cuối cùng ẩn cư ở Bình Phong Điệp thuộc Lư Sơn.
Năm đầu Chí Đức (756) đời Đường Túc Tông (Lý Hanh), tức năm thứ hai sau
khi An Lộc Sơn nổi loạn, em Lý Hanh và Vĩnh vương Lý Lân chống lại lệnh anh, dẫn
thủy quân từ Giang Lăng đi về phía đông, lúc qua Tầm Dương (nay là Cửu Giang,

Giang tây), hâm mộ tải danh Lý Bạch, y bẻn mời ông ra làm liêu tá. Bấy giờ Lý Bạch
chưa biết giả tâm của Lý Lân định gây nội chiến và cướp ngôi vua của Túc Tông, cho
13
rằng Lý Lân kéo quân từ vùng Giang Hoài lên miền Bắc chống giặc. Vả lại, sau khi rời
Trường An, Lý Bạch vẫn còn ham hoạt động chính trị, gặp cơ hội như thế, tất nhiên
ông nhận lời. Mùa xuân năm sau, quân Lý Lân bị quân của Túc Tông đánh tan ở Đan
Dương, Lý Bạch từ Đan Dương chạy về Túc Tùng, rồi bị bắt gaim ở Tầm Dương. Sau
khi bị ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư và một số người nửa thẩm vấn xong, cho rằng
tội nhẹ, nên thả ra và mời ông làm tham mưu quân sự; nhưng chính quyền trung ương
của Túc Tông vẫn bắt ông đi đày Dạ Lang ( nay thuôc huyên Đồng Tử, Qúy Châu).
Lúc này, Lý Bạch đã năm mươi tám tuổi. Đỗ Phủ ở Tần Châu ( nay là Thiên Thủy) khi
biết tin này, lần lượt làm nhiều bài thơ tưởng nhớ Lý Bạch, như các bài Mộng Lý Bạch
nhị thủ, Thiên mạt hoài Lý Bạch…không những tình cảm chân thành, xót xa rung độn
lòng người, mà còn nói lên cảnh ngộ không may của ông nữa.
Năm Càn Nguyên thứ hai ( 759 ), Lý Bạch dọc theo Trường Giang đi về phía
tây đến lưu đày ở Dạ Lang nhưng vừa đến Vu Sơn, Tứ Xuyên thì được lệnh đại xá; ông
cũng ở trong số đó, lại trở về Tầm Dương. Năm Thượng Nguyên thứ hai (761), ông ở
Đương Đồ, nghe nói thái úy Lý Quang Bật dẫn quân trăm vạn đến Lâm Hoài truy kích
Sử Triều Nghĩa, tin đó lại khuấy động nhiệt tình lòng yêu nước và ý chí hoạt động
chính trị của ông, nên ông quyết định tham gia quân đội của Lý Quang Bật. Nhưng mới
đến Kim Lăng thì bị ốm phải quay về. Năm Bảo Ứng thứ nhất, Lý Bạch sáu mươi hai
tuổi, ông chết vì bệnh ở nhả chú họ là Lý Dương Băng, huyện lệnh Đương Đồ, kết thúc
cuộc đời cùng khổ và phiêu bạc của ông.
2.2.2. Sự nghiệp:
Lý Bạch là nhà thơ lớn đời Đường, là một ngôi sao sang chói trên thi – văn –
đàn Trung Quốc. Người ta gọi ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lý Bạch), Lý Dương Băng
trong “Thảo đường tập tự ” đã có câu nói bất hủ về tài Lý Bạch “Thiên tài độc bộ, duy
công nhất thân” (hàng ngàn năm chỉ có một mình anh mà thôi ) Lý Bạch đã để lại hơn
một ngàn bài thơ có ảnh hưởng sâu rộng trong văn học Trung Quốc. Và được lưu
truyền rộng rãi trong dân gian, cũng như nhiều học giả trong nhân gian, cũng như

nhiều học giả trên thế giới đã dày công nghiên cứu thi ca Lý Bạch. Thơ của ông rất tự
14
nhiên, không chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc, có sức truyền cảm quyến rũ một
cách lạ lùng.
Lý Bạch là thiên tài của những bài thơ Tuyệt Cú (4 câu 5 chữ), ngắn gọn, nhưng
dô đọng, hàm súc, là những tuyệt tác bất hủ được lưu truyền trong nhân gian từ đời này
qua đời khác.
Khi ông mất, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì nhà thơ làm khoảng
20.000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1.800 bài.
Thơ ông viết đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi đau khổ của
người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của ngươi
cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà
không được dùng…Đề tài nao cũng là tuyệt tác.
Lý Bạch là người có tài, nhưng lại ít may mắn trên đường công danh sự nghiệp.
2.3. Quá trình đến với thơ ca của Lý Bạch:
Quê hương Lý Bạch là nơi có phong cảnh hùng vĩ nhất Trung Quốc, là nơi tụ
họp của các hảo hán hiệp khách xưa kia, là nơi sản sinh những truyện truyền kì nổi
tiếng. Đó là nhân tố ảnh hưởng đến tâm hồn phóng khoáng của ông ngay từ nhỏ.
Năm 25 tuổi ông từ giã cha mẹ “chống kiếm đi viễn du”. Ông ngao du khắp nơi,
chính vì vậy trong thơ, ông miêu tả cảnh hùng vĩ tráng lệ của Trung Quốc rất hay.
Thời gian này thơ Lý Bạch mang dáng vẻ thanh cao và thoát tục.
Năm 42 tuổi, nhờ Ngô Quân tiến cử, ông được chức Hàn lâm học sĩ nhưng chỉ
được nhà vua sử dụng với mục đích ca ngợi công đức, ca ngợi mỹ nhân. Sau ba năm
chán ngán, Lý Bạch rời cung tiếp tục hành trình của mình.
Sau lần bị bắt trong cuộc loạn An Sử, Lý Bạch nhận ra bản chất thối nát của
triều đình và càng hiểu thêm về đời sống xã hội. Thơ ông lúc này có chuyển biến lớn
về mặt nội dung, ông hướng về con người của những tầng lớp dưới đáy trong xã hội.
Tuy vậy, những yếu tố tiêu cực như tư tưởng chán đời, bất mãn cũng nảy sinh và phát
triển. Ở góc độ nào đó, nó có ảnh hưởng tới thơ ông.
15

Có thể nói rằng quá trình đến với thơ ca của Lý Bạch là vô cùng phức tạp.
Nhưng tổng quát thì tư tưởng của thơ ông vẫn là cảm xúc lãng mạn của một con người
phóng khoáng.
16
3. Con đường thơ của Basho:
3.1. Khái quát về thơ haiku:
3.1.1.Thơ haiku là gì?
Dân tộc Nhật Bản có hai thể thơ chính là tanka và haiku. Thơ haiku là một thể
thơ rất Nhật Bản, là linh hồn văn hóa xứ Phù Tang. Cho nên, nói đến văn học Nhật Bản
người ta không quên nói đến thơ haiku. Ngày nay, thơ haiku không còn là của riêng
dân tộc Nhật Bản mà nó trở thành thể thơ của quốc tế - một thể thơ của mọi người cảm
nhận và sáng tác. Vậy từ đâu có tên gọi là haiku ? Haiku có nghĩa là gì ? Như chúng ta
đã biết thể thơ khởi đầu của dân tộc Nhật bản là thể tanka (tức Đoản ca hay còn gọi là
Wa-ka hay Hòa ca) với 31 âm tiết, ngắt nhịp theo kiểu: 5-7-5-7-7 và bài thơ tanka sau
đây được xem là bài thơ mở đầu cho thơ ca Nhật Bản:
Tám tầng mây dựng
Ở xứ Izumo
Ta làm tám tầng mây xa
Tám tầng mây ấy
Che chở người vợ ta.
Là bài thơ mà thần Susanoo làm tặng người vợ yêu quý của mình là nàng
Kushinada. Theo H. H. Honda thì một bài thơ tanka tựa như "Hoa anh đào ẩn hiện
trong sương mờ mùa xuân". Còn thơ haiku thì ngắn hơn nữa. Từ haiku theo âm Hán
Việt là "hài cú". Tên gọi này không xuất hiện vào thời Basho mà về sau mới có. Thử
nhìn vào một bài thơ haiku sau đây sẽ dễ hiểu hơn:
Dậy đi thôi
Cùng ta kết bạn
Cánh bướm ngủ say ơi !
Đấy là một bài thơ rất ngắn. Trong tiếng Nhật, cả bài chỉ có 17 âm tiết (17 onji),
đôi khi cũng không nhất thiết phải thế. Một bài thơ 17 âm tiết như thế, trước đây người

ta gọi là hokku (phát cú) tức là thơ khởi xướng của một bài renga (liên ca). Thơ renga
được giải thích như sau:
17
Thơ renga là thơ xướng họa có từ rất lâu đời trong văn học Nhật. Từ một bài
tanka 31 âm tiết, 5 dòng được tách ra hai phần để cho mọi người xướng thơ với nhau
(phần ba câu đầu gọi là thượng cú, phần hai câu sau gọi là hạ cú). Renga ra đời là như
thế. Ví dụ như một bài thơ trong Shui shu (Thập di tập 997).
Qua rồi nửa đêm
Chờ nhau chi nữa
Cho thêm ưu phiền
Một tiểu thư đã gửi cho người tình của mình phần đầu bài tanka với ba câu như
trên với ý trách móc người yêu lỗi hẹn. Sau đó, người ấy nhận được và làm tiếp phần
còn lại thành một bài tanka trọn vẹn.
Muốn gặp em trong mộng
Nhưng rồi anh ngủ quên.
Một bài tanka được sáng tác như trên gọi là renga. Giới quý tộc thời Heian rất
thích lối sáng tác như thế và trở thành cuộc vui xướng thơ của họ. Sang thời Mạc Phủ
Kamakura thì thể renga từ một bài tanka như thế được nối dài ra thành một chuỗi thơ
vô tận với hàng chục đoạn, hàng trăm đoạn do các nhà thơ họa nối theo nhau.
Đến thế kỷ XIV, lý luận về thơ renga ra đời với quy tắc chặt chẽ do nhà thơ
tanka Nijo Yoshimoto nổi tiếng lúc bấy giờ biên soạn.
Bước sang thế kỷ XV thì thơ renga đã vươn lên đến đỉnh cao thực sự của mình.
Thơ renga trở thành niềm say mê đế mức được tôn thờ như một tín ngưỡng "thiêng
liêng hóa". Người ta mua các bài thơ renga từ các nhà thơ đem đến vườn chùa để cầu
phúc trước khi đi chiến đấu hay sinh nở. Cũng trong giai đoạn này các trường phái
renga ra đời. Đó là phái Ushin (hữu tâm) theo phong cách tao nhã của thơ ca truyền
thống và phái Mushin (vô tâm) của sự dung tục và đùa cợt trong thơ. Ban đầu phái
Ushin chiếm ưu thế với đỉnh cao là Sogi. Lúc này, đoạn thơ khởi xướng phần thượng
cú gọi là hokku viết với hình thức 17 âm tiết (5-7-5) đã chiếm một vị trí đặc biệt
thường do các nhà thơ nổi tiếng soạn trước. Phần còn lại dành cho các đối tác khác

thích xướng họa. Về sau đến thời Edo thì phái Mushin lại tạo được danh thế với thể
renga trào lộng còn gọi là haikai no renga (bài hài liên ca), gọi tắt là haikai, do tầng lớp
18
thị dân thích đùa cợt phóng túng. Đồng thời thể haikai cũng dễ sa vào sự dung tục
chắp nối, gượng ép thiếu tâm hồn thơ. Chính Soin (1605-1682) đã góp phần đưa haikai
ra khỏi sự dung tục và giải trí đơn thuần. Rồi định mệnh lại an bài haikai cho Basho.
Thiên tài Basho đã đưa haikai thoát khỏi lối chơi tầm thường bằng sự dung hợp cả cái
vô tâm lẫn hữu tâm, sự trào lộng đời thường của haikai hiện đại với sự tao nhã tâm linh
của renga cổ điển vào trong 17 âm tiết của một bài hokku. Từ đấy, hokku không phụ
thuộc vào renga nữa, nó trở thành một thể thơ độc lập và có tên là haikai hay haiku.
Tên gọi này có từ thời nhà thơ Shiki (1867-1902) trở đi. Haiku là do cách ghép thu gọn
của hai từ haikai và hokku lại thành. Có thể nói renga đã làm nảy sinh một thể thơ độc
đáo là haiku. Thơ haiku là một thể thơ độc đáo mang phong vị Thiền. Mỗi bài thơ được
ví như một chiếc gương soi rọi thiên nhiên của bốn mùa và tâm hồn của nghìn đời.
Từ đấy, thơ haiku phổ biến trên khắp thế giới nên các bài thơ 17 âm tiết như thế
của Basho và người cùng thời với ông vẫn gọi tên ấy. Tên gọi haiku rất phổ biến trên
sách báo tiếng Anh. Các từ haiku, hokku, haikai vẫn dược dùng lẫn lộn. Khi đến Việt
Nam cũng thế, đặc biệt, ở trường Phổ thông gọi là haiku. Thơ haiku khi dịch ra tiếng
nước ngoài thường được xếp thành ba dòng trông như ba câu. Còn trong chữ Nhật thì
một bài haiku thường nằm gọn trên một dòng. Đây là nét riêng biệt của thơ haiku
không thể lẫn với bất cứ thể thơ nào khác.
Thơ haiku là khúc ca của bốn mùa. Mỗi bài thơ haiku đều có quí ngữ (kigo hay
từ ngữ báo hiệu mùa). Nội dung thơ cô đọng trong cái cực ngắn. Thơ haiku chỉ miêu tả
những cái gì ở thực tại và lặng thinh. Khoảng lặng ấy là "khoảng trống" của "chân
không". Ở thực tại là sự vật xuất hiện ngay thời khắc tinh khôi nhất như một đóa hoa
triêu nhan:
A ! Hoa asagao
Chiếc gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên.
(Chiyo)

Thơ haiku lấy thiên nhiên làm chủ đề và bộc lộ cảm xúc cô tịch (sabi), aware (bi
ai), wabi (đà), karumi (khinh). Thơ haiku còn thể hiện triết lí về "thiên nhiên". Tác giả
19
Nhật Chiêu cảm nhận về thơ haiku như sau: "Một bài thơ haiku có thể chứa ba chiều
của vũ trụ. Còn chiều thứ tư để dành cho người đọc". Hay nhà thơ Paul (Pháp) cũng
nói: "Tôi viết nửa bài thơ. Người đọc viết phần còn lại." Đó là những nội dung mà thơ
haiku diễn đạt.
Vậy, thơ haiku có nguồn gốc từ thơ ca truyền thống Nhật Bản.
3.1.2. Hình thức và sự phát triển của thơ haiku:
Thơ haiku có một quá trình ra đời lâu dài và phát triển thật mạnh mẽ. Thơ haiku
ra đời từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, nó đạt tới đỉnh cao với Basho. Sau Basho còn có
rất nhiều nhà thơ đã chọn haiku làm "con đường" để bước vào trong nghệ thuật, vào
trong một lối sống, vào một "đạo" và mang những triết lí sâu sắc gọi là "hài cú đạo"
(haikudo) hay "haiku no michi". Đó là các nhà thơ Buson (1716-1784), Issa (1762-
1826), Shiki (1867-1902), Onitsura (1660-1738), Đối với họ sáng tác thơ haiku
không chỉ là niềm vui mà còn là lối sống. Thơ haiku đến với họ bằng "con đường", tức
cái đạo mà thơ haiku chứa ở trong nó. Đấy là con đường sâu thẳm trong cái bình
thường giản dị nhất giữa cuộc đời như Tagore đã từng nói: "Trong vội vã, ta bỏ quên
những bông hoa bên hàng giậu ven đường ".
Hiện nay, Nhật Bản "tiếp tục" phát triển thơ haiku. Bài thơ haiku sau do Tiến sĩ
Đoàn Lê Giang dịch từ thơ của tác giả Ozakihosai trong báo Tài hoa trẻ số 325:
Chỉ một tiếng ho thôi
Cũng một con người.
Thay vì haiku cổ điển gồm ba câu nhưng ở đây tác giả chỉ dùng hai câu như để
thể nghiệm cho thơ ở bước hiện đại. Xét đến cùng thì thơ haiku vẫn đến với mọi người
bằng tinh thần Thiền tông đề cao thiên nhiên, đề cao cái đẹp thô sơ, mộc mạc, tầm
thường, nhỏ bé nhưng chẳng tầm thường chút nào.
Thơ haiku được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Người ta dịch thơ haiku từ
tiếng Nhật, rồi nghiên cứu, khám phá những gì mà linh hồn thơ haiku chất chứa. Ở
Việt Nam, Trịnh Công Sơn, Chế Lan Viên cũng đã từng tiếp thu, ảnh hưởng thơ

haiku.
20
Vậy, Thơ haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVII
với Basho. Đến cuối thế kỉ XIX được nhà thơ Shiki định danh là haiku. Ngày nay,
haiku lan ra thế giới thành một thể thơ được quốc tế đón nhận.
3.2. Tiểu sử Basho:
3.2.1. Thân thế:
Basho sinh ra trong gia đình samurai cấp thấp có tên Matsuo Kinsaku trong thời
Tokugawa (1603-1868). Năm mới được 9 tuổi, ông vào lâu đài Ueno làm tùy tùng cho
một lãnh chúa và trở thành bạn thân thiết với con trai vị lãnh chúa này, một người chỉ
lớn hơn ông vài tuổi tên là Yoshitada. Hai người đã cùng nhau vui chơi, học tập và làm
thơ. Cũng trong những năm đó, sự phát lộ năng khiếu thơ của ông đã được nhà thơ và
nhà phê bình xuất sắc đương thời Kitamura Kigin phát hiện. Ông bắt đầu được
Kitamura Kigin rèn tập, và có bài thơ đầu tay năm ông mới 18 tuổi được nhiều người
biết đến.
Khi người bạn Yoshitada lâm bạo bệnh mất vào năm 24 tuổi, Basho lên núi
Koya đặt một nạm tóc của bạn vào chùa và quyết định rời bỏ lâu đài Ueno mặc dù
không được phép của lãnh chúa. Năm 1666, ông đến Kyoto và sống ở đây 5 năm, tiếp
tục đọc văn học Nhật Bản cổ đại, nghiên cứu văn học Trung Quốc và cả thư pháp.
Mùa xuân năm 1672, sau một thời gian về quê chừng vài tháng, ông dời lên
sống ở Edo. Trong những năm này, ông đã thử làm nhiều nghề khác nhau nhưng dần
cảm thấy mình chỉ hợp với văn đạo, ông bắt đầu mở lớp dạy thơ haikai (俳諧, bài hài),
một thể loại thơ còn được gọi là haikai no renga(俳諧の連歌, bài hài chi liên ca), là
những bài thơ dài thiên về trào lộng, nhẹ nhàng và phóng túng, vốn rất thịnh hành
trong thời Tokugawa. Năm 1675, Basho xướng họa cùng thi sĩ Nishiyama Soin (1605-
1682), chủ soái của trường phái Danrin (談林, Đàm Lâm), một trong hai trường phái
haikai nổi tiếng đương thời (trường phái Teimon ( 貞門, Trinh Môn) của Matsunaga
Teitoku (1571-1653) và trường phái Danrin). Tư tưởng thơ haikai của Nishiyama Soin,
đứng trên mọi sự dung tục và tầm thường, vượt thoát ra ngoài khuôn khổ của một thể
loại thơ giải trí thế tục đơn thuần vốn đang thịnh hành toàn quốc với trường phái

Teimon, đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và sáng tác của Basho về sau.
21
3.2.2. Sự nghiệp sáng tác:
Cả đời thiền sư Basho gắn liền sự nghiệp sáng tác với những bước đường phiêu
lãng du hành khắp nơi làm cảm hứng sáng tác.
Những trang bút ký và những bài thơ haiku huyền bí để lại cho hậu thế. Sau khi nhà
thơ mất đi, một số đệ tử của ông đã tập hợp các bài thơ của ông thành Basho shi chi bu
shu (Ba tiêu thất bộ tập) tức là bảy tác phẩm. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Basho để
lại cho đời là: Ngày đông (1684), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Bao
đựng than (1694), Du kí Lang thang đồng nội (1685), Đoản văn trong đẫy (1688), Nẻo
đường Đông Bắc (1689) góp phần đưa Basho thành bậc vĩ nhân của văn hóa Nhật
Bản: “Nước Nhật sinh ra cùng với Basho vào năm 1644. Ông chính là người sáng tạo
ra linh hồn của Nhật Bản” .
- Đông nhật (Fuyu no hi, 1684), 5 tập, viết chung với bạn thơ.
- Nhật ký phơi thân đồng nội (Nozarashi kiko, dã sái kỷ hành, 1685)
- Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ.
- Nhật ký hành trình Kashima (Kashima kiko, 1687)
- Ghi chép trên chiếc túi hành hương (Oi no kubun, cập chi tiểu văn, 1688)
- Nhật ký về thôn Sarashina (Sarashina kiko, 1688)
- Lối lên miền Oku (Oku no hoshomichi, áo chi tế đạo, 1689)
- Áo rơm cho khỉ (Sarumino, viên thoa, 1691)
- Nhật ký Saga (Saga nikki, 1691).
3.3. Quá trình đến với thơ ca của Basho:
Sinh ngày 16 tháng 12, 1644 trong một gia đình võ sĩ (samurai) cấp dưới ở
thành Ueno thuộc Iga, nay là huyện Mie, Bashô lúc mới ra đời tên là Matsuo Kinsaku,
lớn lên đổi thành Matsuo Munefusa. Lúc phụ thân sắp mất, Bashô được tuyển vào làm
gia nhân (gokenin) cho Tôdô Yoshitada, con trai thứ ba của daimyô thành Ueno. Bashô
lúc này vừa lên mười chín, nhỏ hơn chủ quân hai tuổi.
Mỗi ngày, ngoài việc giúp chuyện bếp núc, Bashô là bạn sách đèn của người
chủ quân trẻ tuổi. Cả hai đều yêu thơ haikai – thú tiêu khiển tao nhã của nhiều trí thức

đương thời. Yoshitada lấy bút hiệu là Sengin (Thiền-ngâm; tức là “Tiếng-ve-kêu”); bút
22
hiệu của Bashô là Sôbô (Tông-phòng). Người thầy dìu dắt Yoshitada và Bashô về thơ
haikai là Kitamura Kigin, nhà thơ và nhà bình thơ lừng danh lúc bấy giờ.
Bài thơ đầu tay của Bashô được sáng tác vào năm 1664, tức là Bashô vừa hai
mươi tuổi. Trong tập thơ xuất bản ở Kyoto năm 1664, ta thấy có hai bài của Bashô và
một bài của Yoshisada. Năm sau, Bashô, Yoshisada và ba nhà thơ khác cùng nhau làm
một bài renkurenku. (liên cú) một trăm câu. Mười tám câu Bashô làm trong dịp này là
những vần thơ đầu tiên làm theo thể haiku.
Giả sử dòng đời cứ lặng lẽ trôi đi thì chắc hẳn Bashô đã suốt đời an phận với
định mệnh làm một người võ sĩ cấp dưới, thỉnh thoảng vui cùng bầu rượu túi thơ với
chủ quân trong những ngày nhàn hạ. Ai ngờ con tạo trớ trêu, Yoshitada chẳng may bị
bệnh mất sớm khi vừa mới hai mươi lăm tuổi (năm 1666).
Trong khoảng sáu năm từ khi Yoshitada qua đời, không mấy ai biết rõ về tông
tích của Bashô. Nhiều người đoán rằng sau khi chủ quân mất, Bashô không còn nơi
nương tựa, rời cố lý lên Kyoto, vừa tiêu dao ngày tháng ở đất kinh kỳ nhằm khuây
khỏa nỗi niềm luyến tiếc, vừa theo đuổi nghiệp thơ. Cũng có người tin rằng trong
khoảng thời gian nói trên Bashô sống với một thiếu nữ ở Kyoto, và cô này về sau đi tu
lấy pháp danh là Jutei (Thọ-trinh) – đôi khi dẫn con (có lẽ không phải là con của
Bashô) lên thăm Bashô ở Edo (Giang-hộ, tức Tokyo ngày nay) sau khi nhà thơ dọn lên
thành phố mới mở mang này vào năm 1672.
Mối tình giữa Bashô và Jutei tuy có nhiều uẩn khúc nhưng hình như là chuyện
có thật. Những giai thoại khác nhau về hành tung của Bashô trong khoảng thời gian
này đều như muốn gợi ý là Bashô hồi còn trẻ cũng đã chia sẻ những nỗi vui buồn của
con người như biết bao muôn vạn người khác trong tuổi thanh xuân.
Ở Edo, Bashô ban đầu làm việc bàn giấy cho một công trình đào cống dẫn nước
để mưu sinh kế. Lúc có thời giờ, Bashô không ngớt tìm cách trau dồi thêm về thi ca.
Dần dà, Bashô thu nhận môn đệ và người ái mộ thơ Bashô ngày một nhiều. Bài thơ nổi
tiếng sau đây, sáng tác lúc Bashô hai mươi lăm tuổi, đánh dấu một bước phát triển mới
trong thơ Bashô nói riêng cũng như trong lịch sử thơ haiku nói chung.

Kare-eda ni Trên cành khô
23
karasu tomarikeri chim quạ đậu
aki no kure chiều tàn mùa Thu
Năm 1680, Bashô cho xuất bản tập thơ gồm “Hai mươi bài thơ do môn đệ của
Tôsei sáng tác độc lập”. Tôsei, tức Đào-thanh, là một trong những bút hiệu của Bashô
khi mới lên Edo. Qua tên tập thơ, ta có thể thấy lúc này Bashô đã quy tụ được nhiều
môn đệ có bản lĩnh và chỗ đứng của nhà thơ trên thi đàn haikai đã được khẳng định.
Năm ba mươi bảy tuổi, giữa lúc danh tiếng của Bashô ngày một lan rộng, nhà
thơ đột nhiên quyết định thôi dạy, dọn về sống trong một túp lều tranh ở Fukagawa
(Thâm-xuyên) cạnh bờ sông Sumida – một vùng hẻo lánh ở Edo hồi đó. Một môn đệ
khá giả là Sampû (Sam-phong) xây cho thầy mình túp lều này để Bashô có thể làm bạn
cùng thiên nhiên. Tương truyền Bashô trồng bên cạnh túp lều này một bụi chuối (chữ
Hán gọi cây chuối là “Ba-tiêu”, tức Bashô) do môn đệ biếu.
Trong khoảng thời gian này, nhân có Hoà thượng Butchô (Phật-đỉnh; 1651-
1715) từ Hitachi, bây giờ là huyện Ibaraki, đến tạm trú gần Bashô-an, Bashô bắt đầu
tham Thiền dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư. Bashô sau này kể lại là có lúc nhà thơ đã có
ý định nương nhờ cửa Phật.
Tuy không phải là thiền sư, Bashô thường ăn vận như một nhà sư. Trong thảo
am, ngày ngày ngồi tham Thiền và đọc sách, Bashô lần lần ý thức rằng haikai không
chỉ là trò giải trí hay thú tiêu khiển, mà phải biểu lộ sâu sắc thái độ của người làm thơ
đối với cuộc sống. Thơ của Bashô dần dần thể hiện vẻ đẹp u hoài diệu vợi của thiên
nhiên, và cuộc sống hiu quạnh của chính mình.
Trong khoảng thời gian này, Bashô nghiền ngẫm tư tưởng Lão Trang qua cuốn
Trang Tử. Bashô cũng say mê các tác phẩm của các nhà thơ Nhật Bản như Saigyô và
Sôgi, cùng các thi nhân Trung Quốc, đặc biệt là Đỗ Phủ. Thơ Đỗ Phủ có ảnh hưởng sâu
đậm đến Bashô về cách diễn tả, hình tượng, và ngôn ngữ.
Không phải ngẫu nhiên mà Bashô đã hâm mộ Đỗ Phủ. Đỗ Phủ sở trường về luật
thi, lắm bài đã trở thành mẫu mực cho hậu thế. Lời thơ của Đỗ điêu luyện, hàm súc.
“Với một số chữ, một số câu, Đỗ Phủ có thể dựng nên được mâu thuẫn xã hội hoặc cái

24
‘thần’ của một khung cảnh”. Chính họ Đỗ đã phát huy cao độ đặc điểm hàm súc của
ngôn ngữ thơ ca”, và tính hàm súc cũng là một đặc điểm nổi bật trong thơ Bashô.
Ngoài Đỗ Phủ, Bashô còn hâm mộ những nhà thơ Trung Quốc khác như Lý
Bạch, Bạch Lạc Thiên, Hàn Sơn và Tô Đông Pha. Tuy kế thừa truyền thống của hai
dòng văn học Nhật Bản và Trung Quốc, thơ haiku Bashô mang phong cách và sắc thái
độc đáo, thường gọi là Shôfû (Tiêu-phong), tức là “phong cách độc đáo thơ haiku của
Bashô” – do chính nhà thơ đã định hình. Qua thơ Bashô, lần đầu tiên một khái niệm
mỹ học mang tên là sabi được đưa vào một cách hài hoà và ở một mức độ chưa từng
thấy. Đến nỗi ngày nay, mỗi lần tìm cách giải thích khái niệm sabi, người ta không thể
không nói đến thơ của Bashô. Và nhật Chiêu đã nhận xét rất đúng về Basho: “Basho là
người đã đem lại sức sống bất tuyệt cho thể thơ haiku, vì vậy được xem là đạo sư của
dòng thơ lừng lẫy này, không chỉ ở Nhật Bản mà trên khắp thế giới” [4; tr.274].
25

×