Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.54 KB, 3 trang )
Đãi cát tìm vàng
Để có được ảnh đẹp, người chụp phải thẳng tay xóa đi những
bức chưa được đẹp thay vì vẫn lưu trữ trong máy.
Mỗi lần chụp xong một series ảnh, nếu bạn không thẳng tay loại bỏ
những bức xấu hoặc chưa đẹp, đống ảnh trong bộ sưu tập sẽ ngày
càng nhiều thêm, khiến bạn mỗi lúc nhìn lại sẽ thấy ngợp, không
biết đâu là bức đạt yêu cầu nhất trong một rừng ảnh tương tự nhau.
Và đây cũng sẽ trở thành một phần lý do khiến bạn chậm phát triển
kỹ năng.
Chọn ra những bức ảnh đẹp nhất một cách dứt khoát sẽ giúp bạn
ngày một phát triển kỹ năng nghề. Đây thực sự là một công việc
đãi cát tìm vàng. Bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn khi phải vứt bỏ đi
những tác phẩm của mình, nhất là đối với những người chụp ảnh
luôn tự coi mình là nghệ sĩ và mỗi bức ảnh như một đứa con tinh
thần. Nhưng để học hỏi được từ những lỗi lầm mắc phải để trở
thành một nhiếp ảnh gia tốt, ai cũng sẽ phải trải qua quá trình này.
Đây là một trong những cách thức tự đào tạo tốt nhất về thế mạnh
và thế yếu của người chụp.
Xóa hẳn tốt hơn là giữ lại và phân tích.
Mọi người thường chỉ chọn cách nhìn lại, phân tích ảnh và nghĩ
xem họ thích hay không thích chúng ở điểm gì. Tuy nhiên, khi
chưa thực sự học cách quyết định dứt khoát bức nào là tốt nhất và
thẳng tay xóa đi những hình kém chất lượng, kết quả bạn sẽ thấy
bức nào trông cũng được, dù chưa thật sự xuất sắc.
Bằng việc tự đưa ra quyết định bức ảnh nào đẹp và đạt chất lượng,
bức nào không, bạn đã bắt đầu tự huấn luyện cho đôi mắt nhiếp
ảnh của mình. Ví dụ, khi nhìn "hàng tá" ảnh với chất lượng tương
đương về một phong cảnh nào đó, bạn sẽ thấy chúng chỉ khác nhau
đôi chút. Nhưng nếu so sánh và đối chứng chúng với nhau, bạn sẽ
thấy cái "đôi chút" này sẽ phân biệt ảnh tốt hơn và kém hơn. Từ
đó, sẽ tìm được một bức đẹp nhất, chất lượng cao nhất trong số