Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khai quat chung ve van hoa kinh doanh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.68 KB, 13 trang )

1. Khái quát chung về văn hoá
1.1 Khái luận về văn hoá
1.1.1 Khái niệm
Văn hoá gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Nhn mãi đến thế kỉ thứ 17,
nhất là nửa cuối thế kỉ 19 trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung vào
nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hoá rất đa dạng và phức tạp,
nó là một khái niệm có một ngoại diên rất lớn (có nhiều nghĩa), đợc dùng để chỉ
những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tợng, tính chất, và hình thức thể
hiện. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều
quan niệm xung quanh nội dung thuật ngữ văn hoá. Năm 1952 Koroeber và
Kluchohn đã thống kê đợc có 164 định nghĩa về văn hoá, cho đến nay con số này
chắc chắn đã tăng lên rất nhiều. Cũng nh bất cứ lĩnh vực nào khá, một vấn đề có
thể đợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy việc có nhiều khái niệm
văn hoá khác nhau không có gì đáng ngạc nhiên, trái lại càng làm vấn đề đợc
hiểu biết phong phú và toàn diện hơn.
Theo nghĩa gốc của từ
Tại phơng Tây, văn hoá - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur
(tiếng Đức) đều xuất phát từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt,
trông nom cây lơng thực: nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus đợc mở
rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và
phát triển mọi khả năng của con ngời.
ở Phơng Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa văn là vẻ
đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con ngời có thể đạt đợc bằng sự tu
dỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ
hoá trong văn hoá là việc đem lại cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá,
giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống. Vậy văn hoá chính là
nhânhoá hay nhân văn hoá. Đờng lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan
niệm cơ bản này về văn hoá (văn hoá là văn trị giáo hoá, là giáo dục, cảm hoá
bằng điền chơng, lễ nhạc, không dùng hình phạt tàn bạo và sự cỡng bức).
Nh vậy văn hoá trong từ nguyên của Phơng Đông và phơng Tây đều có
một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con ngời (bao gồm


cá nhân, cộng đồng và xã hội loài ngời), cũng có nghĩa là làm cho con ngời và
cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào đối tợng mà thuật ngữ văn hoá đợc sử dụng để phản ánh, ba
cấp độ nghiên cứu chính về văn hoá đó là:
+ Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hoá là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
1
Loài ngời là một bộ phận của tự nhiên nhn gkhác với các sinh vật khá, loài
ngời có một khoảng trời riêng, một thiên nhiêin thứ hai do loài ngời tạo ra bằng
lao độngv à tri thức - đó chính là văn hoá. Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi
sống con ngời, giúp loài ngời hình thành và sinh tồn nh không khí, đất đai thì
văn hoá là cái nôi thứ hai nơi ở đó toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của
loài ngời đợc hình thành, nuôi dỡng và phát triển. Nếu nh con ngời không thể tồn
tại khi tác khỏi tự nhiên thì cũng nh vậy, con ngời không thể trở thành ngời
theo đúng nghĩa nếu tác khỏi môi trờng văn hoá.
Do đó, nói đến văn hoá là nói đến con ngời, nói tới những đặc trng riêng
chỉ có ở loài ngời, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con ng-
ời, nhằm hoàn thiện con ngời, hớng con ngời khát vọng vơn tới chân thiện
mỹ. Đó là ba giá trị trụ cột vĩnh hằng của văn hoá nhân loại.
Cho nên, theo nghĩa này,văn hoá có mặt trong tất cả các hoạt động của con
ngời dù đó chỉ là những suy nghĩ thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến
những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội. Nh vậy hoạt động văn hoá là hoạt
động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con ngời khát
vọng hớng tới chân thiện mỹ và khả năng sáng tạo chân thiện mỹ
trong đời sống.
+ Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những hoạt động và giá trị tinh thần của con
ngời. Trong phạm vi này, văn hoá khoa học (toán học vật lý học, hoá học) và
văn hoá nghệ thuật (văn học, điện ảnh) đợc coi là hai phân hệ chính của hệ
thống văn hoá.

+ Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hoá đợc coi nh một ngành- ngành văn hoá
- nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật khác. Cách hiểu này
thờng kèm theo cách đổi xử sai lệch về văn hoá. Coi văn hoá là lĩnh vực hoạt
động đứng ngoài kinh tế, sống đợc là nhờ trợ cấp của Nhà nớc và ăn theo nền
kinh tế.
Trong ba cấp độ phạm vi nghiên cứu kể trên về thuật ngữ văn hoá, hiện
nay ngời ta thờng dùng văn hoá theo nghĩa rộng nhất. Loại trừ những trờng hợp
đặc biệt và ngời nghiên cứu đã tự giới hạn và quy ớc.
Căn cứ theo hình thức biểu hiện
Văn hoá đợc phân loại thành văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, hay
nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hoá bao gồm văn hoá vật thể
(tangible) và văn hoá phi vật thể (nitangible)
Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng nh các sản phẩm văn hoá
truyền thống nh tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài, áo tứ thân đều thuộc
loại hình văn hoá vật thể. Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bằng
giá trị, các chuẩn mực đạo đức của một dân tộc là thuộc loại hình văn hoá phi
2
vật thể. Tuy vậy, sự phân loại trên cũng chỉ có nghĩa tơng đối bởi vì trong một
sản phẩm văn hoá thờng có cả yếu tố vật thể và phi vật thể nh cái hữu thể
và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, nh thân xác và tâm trí con
ngời. Điển hình nh trong không gian văn hoá cồng chênh của các dân tộc Tây
Nguyên, ẩn sâu cái vật thể hữu hình của nó gồm những cồng, những chiêng,
những con ngời của núi rừng, những nhà sàn, nhà rông mang đậm bản sắc là cái
vô hình của âm hởng, phong cách và quy tắc chơi nhạc đặc thù, là cái hồn của
thời gian, không gian và giá trị lịch sử.
Nh vậy, khái niệm văn hoá rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh
thần đợc sử dụng làm nền tảng định hớng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành
động của mỗi dân tộc và các thành viên để vơn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái
mỹ trong mối quan hệ giữa ngời và ngời, giữa ngời với tự nhiên và môi trờng xã
hội. Từ ý nghĩa đó, chúng ta rút ra đợc khái niệm về văn hoá nh sau:

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài ngời đã
tạo ra trong quá trình lịch sử .
1.1.2 Các yếu tố cấu hình thành văn hoá
Văn hoá là một đối tợng phức tạp và đa dạng. Để hiểu bản chất của văn
hoá, cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hoá. Dựa vào khái niệm về văn hoá,
có thể phân văn hoá thành hai lĩnh vực cơ bản là văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần.
Văn hoá vật chất
Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo đợc thể hiện trong các
của cải vật chất do con ngời tạo ra. Đó là các sản phẩm hàng hoá, công cụ lao
động, t liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế nh giao thông, thông tin, nguồn năng
lợng: cơ sở hạ tầng xã hội nh chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ
sở hạ tầng tài chính nh ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội. Văn
hoá vật chất đợc thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó. Chính vì vậy
văn hoá vật chất sẽ ảnh hởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành
viên trong nền kinh tế đó.
Một điểm lu ý là khi xem xét đến văn hoá vật chất, chúng ta xem xét cách
con ngời làm ra những sản phẩm vật chất thể hiện rõ ở tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ, ai làm ra chúng và tại sao. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ảnh hởng đến
mức sống và giúp giải thích những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Ví dụ nh
nếu là một quốc gia tiến bộ về kỹ thuật, con ngời ít tin vào số mệnh và họ tin t-
ởng rằng có thể kiểm soát những điều xảy ra đối với họ. Những giá trị của họ
cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn. Nh vậy, một nền văn hoá
vật chất thờng đợc coi là kết quả của công nghệ và liên hệ trực tiếp với việc xã
hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình nh thế nào.
3
Văn hoá tinh thần
Là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con ngời và xã hội bao gồm
kiến thức, các phong tục, tập quán: thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ (bao
gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời); các giá trị và thái độ, các hoạt

động văn học nghệ thuật; tôn giáo; giáo dục; các phơng thức giáo tiếp, cách thức
tổ chức xã hội.
Kiến thức là nhân tốt hàng đầu của văn hoá, thờng đợc đo một cách hình
thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học,
hệ thống kiến thức đợc con ngời phát minh, nhận thức và đợc tích luỹ lại, bổ
sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ.
Các phong tục tập quán là những quy ớc thông thờng của cuộc sống hàng
ngày nh nên mặc nh thế nào, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong bữa ăn,
cách xử sự với những ngời xung quanh, cách sử dụng thời gian Phong tục tập
quán là những hành động ít mang tính đạo đức, sự vi phạm phong tục tập quán
không phải là vấn đề nghiêm trọng, ngời vi phạm chỉ bị coi là không biết cách c
xử chứ ít bị coi là h hỏng hay xấu xa. Vì thế, ngời nớc ngoài có thể đợc tha thứ
cho việc vi phạm phong tục tập quán lần đầu tiên. Tập tục có ý nghĩa lớn hơn
nhiều so với tập quán, nó là những quy tắc đợc coi là trọng tâm trong đời sống xã
hội, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn nh tập
tục bao gồm các yếu tố nh sự lên án các hành động trộm cắp, ngoại tình, loạn
luân và giết ngời. ở nhiều xã hội, một số tập tục đã đợc cụ thể hoá trong luật
pháp.
Thói quen là những cách thực hành phổ biến ngoại hoặc đã hình thành từ
trớc. Cách c xử là những hành vi đợc xem là đúng đắn trong một xã hội riêng
biệt. Thói quen thể hiện cách sự vật đợc làm, cách c xử đợc dùng khi thực hiện
chúng. Ví dụ, thói quen ở Mỹ là ăn món chính trớc món tráng miệng. Khi thực
hiện thói quen này, họ dùng dao và dĩa ăn hết thức ăn trên đĩa và không nói khi
có thức trong miệng. ở nhiều nớc trên thế giới, thói quen và cách c xử hoàn toàn
khác nhau. ở các nớc Latinh có thể chấp nhận việc đến trễ, nhng ở Anh và Pháp,
sự đúng giờ là giá trị. Ngời Mỹ thờng sử dụng phần bột sau khi tắm nhng ngời
Nhật cảm thấy nh thế là làm bẩn lại.
Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể ngời đợc
các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng
trớc một sự vật dựa trên các giá trị. Ví dụ thái độ của nhiều quan chức tuổi trung

niên của Chính phủ Nhật Bản với ngời nớc ngoài không thiện chí lắm, họ cho
rằng dùng hàng nớc ngoài là không yêu nớc. Thái độ có nguồn gốc từ những giá
trị, ví dụ ngời Nga tin tởng rằng cách nấu ăn của Mc Donald là tốt nhất đối với
họ (giá trị) và do đó vui lòng đứng xếp hàng dài để ăn (thái độ).
4
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hoá vì nó là phơng tiện
đợc sử dụng để truyền thông tin và ý tởng, giúp con ngời hình thành nên cách
nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hoá của con ngời. ở
những nớc có nhiều ngôn ngữ ngời ta cũng thấy có nhiều vấn đề văn hoá. Ví dụ,
ở Canada có 2 nền văn hoá: Nền văn hoá tiếng Anh và nền văn hoá tiếng Pháp.
Tuy nhiên, không phải là lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác
biệt về xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu
biết về ngôn ngữ địa phơng, về những thành ngữ và cách nói xã giao hàng ngày,
về dịch thụât là rất quan trọng. Một Công ty đã không thành công khi quảng cáo
bột giặt của mình đã đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên trái hộp xà phòng và hình
ảnh quần áo sạch sẽ ở bên phải vì ở nớc này ngời ta đọc từ trái qua phải, và điều
đó đợc hiểu là xà phòng làm bẩn quần áo!
Bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, nó bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal lan-
guage) và ngôn ngữ không lời (non- verbal language). Thông điệp đợc chuyển
giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ
điệu) và bằng các phơng tiện không lời nh cử chỉ, t thế, ánh mắt, nét mặt Ví
dụ một cái gật đầ là dấu hiệu của sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự
khó chịu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ chỉ lại bị giới hạn về mặt văn
hoá. Chẳng hạn trong khi phần lớn ngời Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón cái lên
hàm ý mọi thứ đều ổn thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm.
Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hoá, các giá trị thẩm
mĩ đợc phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật nh hội họa, điều khắc, điện ảnh,
văn chơng, âm nhạc, kiến trúc
Tôn giáo ảnh hởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói
quen làm việc và cách c xử của con ngời trong xã hội đối với nhau và với xã hội

khác. Chẳng hạn, ở những nớc theo đạo Hồi, vai trò của ngời phụ nữ bị giới hạn
trong gia đình, Giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vấn tiếp tục cấm sử
dụng các biện pháp tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của ngời Mỹ là đợc
ảnh hởng từ lời khuyên của đạo tin lành. Các nớc châu á chịu ảnh hởng mạnh
mẽ của đạo Khổng nê coi trọng đạo đức làm việc. Thói quen ăn kiêng của một số
tôn giáo ảnh hởng từ thói quen làm việc. Ngay cả những ngày lễ trọng yếu cũng
bị ràng buộc bởi tôn giáo, ví dụ nhiều ngời Mỹ trao đổi quà cho nhau vào ngày
25 tháng 12 (Lễ Giáng Sinh).
Giáo dục là yếu tố quan trọng để điều hoà văn hoá. Trình độ cao của giáo
dục thờng dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật. Giáo dục cũng giúp cung
cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị.
Sự kết hợp giáo dục chính quy (nhà trờng) và giáo dục không chính quy
(giáo dục và xã hội) giáo dục cho con ngời những giá trị và chuẩn mực xã hội
5
nh tôn trọng ngời khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng
giờ những nghĩa vụ cơ bản của công dân, những kĩ năng cần thiết. Việc đánh
giá kết quả học tập theo điểm của giáo dục chính quy cũng giáo dục cho học
sinh thấy giá trị thành công của mỗi cá nhân và khuyến khích tinh thần cạnh
tranh ở học sinh. Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ
ngời biết đọc, biết viết, tỷ lệ ngời tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học
Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hoá vì nó sẽ giúp các thành
viên trong một nền văn hoá kế thừa đợc những giá trị văn hoá cổ truyền và học
hỏi những giá trị từ các nền văn hoá khác. Mô hình giáo dục ở các nớc là khác
nhau. Ví dụ, ở Nhật và Hàn Quốc nhấn mạnh đến kỹ thuật và khoa học ở trình
độ đại học. Nhng ở Châu Âu, số lợng MBA lại gia tăng nhanh trong những năm
gần đây. Điều này có nghĩa lớn khi thiết lậ các quan hệ trong giáo dục giữa các
nớc.
Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội của xã hội đó
ở đây nổi lên ba đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa
các nền văn hoá.

Thứ nhất là sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể. Các
xã hội phơng Tây có xu hớng nhấn mạnh u thế của cá nhân, trong khi nhiều xã
hội khác lại coi trọng tập thể hơn. Sự coi trọng u thế của cá nhân, thành tựu cá
nhân, một mặt khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cánhan và làm xã hội trở
nên năng động hơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mối liên hệ
giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hởng xấu đến ý thức trách nhiệm của từng cá
nhâ với tập thể nói riêng và xã hội nói chung. Xã hội Mỹ là ví dụ điển hình về
vấn đề này. Sự coi trọng tập thể, hoà nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tơng trợ lẫn
nhau, tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên trong tập thể làm việc vì lợi ích
chung, làm tăng cờng tinh thần hợp tác giữa các thành viên, nâng cao ý thức
trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, những xã hội coi trọng tập
thể có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh cao. Xã hội
Nhật Bản là ví dụ điển hình về vấn đề này. Vì những lý do văn hoá, nớc Mỹ sẽ
tiếp tục thành công hơn Nhật và đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm và ph-
ơng thức kinh doanh mới.
Thứ hai là sự phân cấp trong xã hội. Có một số xã hội có khoảng cách
phân cấp cao và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp thấp (ví dụ nh ấn
Độ và trong chừng mực thấp hơn là Anh quốc). Trong khi đó, ở một số xã hội
khác, khoảng cách phân cấp ít hơn, nhng lại linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi
giai cấp (ví dụ nh Mỹ). Những cá nhân thuộc về phân cấ cao trong xã hội có
nhiều cơ hội và có một cuộc sống tốt hơn là những cá nhân thuộc về phân cấp
thấp. Những ngời thuộc tầng lớp cao đợc giáo dục tốt hơn và cơ hội việc làm
6
càng tốt hơn. Các cá nhân trong xã hội mà mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các
giai cấp thấp thì khó có cơ hội vơn lên những tầng lớp cao hơn. Thành kiến xã
hội và những quy định nghiêm ngặt về cách c xử, thậm chí giọng nói ngăn cả họ
làm việc ấy. Trong khi đó, những cá nhân trong xã hội mà mức linh hoạt chuyển
đổi giữa các giai cấp cao có cơ hội vơn lên những tầng lớp cao hơn. Địa vị của
một cá nhân đợc xác định chủ yếu bằng thành công của bản thân chứ không phải
bằng một cá nhân có thể dễ dàng di chuyển từ giai cấp lao động lên giai cấp th-

ợng lu. Thực tế là tại Mỹ, ngời ta rất tôn trọng những ngời thành đạt có nguồn
gốc thấp kém, trong khi ở Anh những ngời nh thế chỉ đợc coi là trởng giả học
làm sang chứ không bao giờ đợc xã hội thợng lu thực sự chấp nhận cả.
Thứ ba là tính đối lập giữa tính nữ quyền hay nam quyền. Trong một số xã
hội, mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc là rất rõ
nét. Trong môi trờng nam quyền, vai trò của giới tính rất đợc coi trọng, phân biệt
giữa nam và nữ là rất lớn. Trong môi trờng này, sự tham gia vào công việc của
phái nữ là rất ít , hoặc sự tham gia đó chỉa là về mặt hình thức các vị trí cao trong
công việc nữ giới hầu nh không đợc đảm nhiệm.
Thứ t là bản chất tránh rủi ro. Tại những xã hội có truyền thống văn hoá
chấp nhận những điều không chắc chắn, con ngời sẵn sàng chấp nhận rủi ro đến
từ những điều mà họ không biết rõ, họ cho rằng cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục cho dù
những rủi ro có xảy ra. Do đó trong môi trờng này, cơ cấu của các tổ chức thờng
đợc xây dựng rất ít hoạt động, các văn bản về luật cũng không nhiều và các nhà
quản lý có xu hớng chấp nhận rủi ro cao, đồng thời tỷ lệ thay thế lao động trong
các tổ chức nà thờng cao và có nhiều nhân viên giàu hoài bão. Những quốc gia
điển hình cho nền văn hoá này là Anh và Đan Mạch. Ngợc lại, những xã hội có
truyền thống văn hoá không chấp nhận những điều không chắc chắn, con ngời
luôn luôn cảm thấy bất an về một tình huống mơ hồ nào đó, họ luôn muốn tránh
những xu hớng mạo hiểm bằng một nhu cầu cao về an ninh và tin mạnh mẽ vào
các chuyên gia hay hiểu biết của họ. Những tổ chức thuộc về nền văn hoá này th-
ờng xây dựng với rất nhiều hoạt động trong tổ chức, có nhiều văn bản về điều
lụât và các nhà quản lý thờng ít khi chấp nhận rủi ro. Tỷ lệ thay lao động trong
các tổ chức này cũng thấp hơn và số nhân viên giàu tham vọng cũng ít hơn. Đơn
cử cho những nớc này là Đức, Nhật, Tây Ban Nha.
1.1.3 Những nét đặc trng của văn hoá
Văn hoá có một số đặc trng tiêu biểu sau:
- Văn hoá mang tính tập quán: Văn hoá quy định những hành vi đợc chấp
nhận hay không đợc chấp nhận trong một xã hội cụ thể. Có những tập quán đẹp,
tồn tại lâu đời nh một sự khẳng định những nét độc đáo của một nền văn hoá này

so với nền văn hoá kia, nh tập quán mời trầu của ngời Việt Nam, tập quán các
7
thiếu nữ Nga mời khách bánh mày và muối. Song cũng có những tập quán không
dễ gì cảm thông ngay nh tập quán cà răng căng tai của một số dân tộc thiểu số
của Việt Nam.
- Văn hoá mang tính cộng đồng: Văn hoá không thể tồn tại do chính bản
thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành
viên trong xã hội. Văn hoá nh là một sự quy ớc chung cho các thành viên trong
cộng đồng. Đó là những lề thói, nhng tập tục mà một cộng đồng ngời cùng tuân
the một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một ngời nào đó lmà khác đi
sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc làm
của anh ta không có gì là phi pháp.
- Văn hoá mang tính dân tộc: Văn hoá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận
chung của từng dân tộc mà ngời dân tộc khác không dễ gì hiểu đợc. Vì thế mà
một câu chuyện cời có thể làm cho ngời dân các nớc Phơng Tây cời chảy nớc
mắt mà ngời dân Châu á chẳng thấy có gì hài hớc ở đó cả. Vì vậy, cùng một
thông điệp mà ở nhiều nớc lại có thể mang ý nghĩa hoàn thiện khác nhau.
- Văn hoá có tính chủ quan: Con ngời ở các nền văn hoá khác nhau có suy
nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể đợc hiểu
một cách khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Một cử chỉ thọc tay vào túi
quần và ngồi gếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thể đợc coi là
rất bình thờng ở nớc Mỹ, trái lại là không thể chấp nhận đợc ở nhiều nớc khác.
- Văn hoá có tính khách quan: Văn hoá thể hiện quan điểm chủ quan của
từng dân tộc, nhng lại có cả một quá trình hình thành magn tính lịch sử xã hội đ-
ợc chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của mỗi ngời. Văn hoá tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên
trong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền văn hoá, chấp nhận nó,
chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình. Chẳng hạn, quan
niệm trọng nam khinh nữ đã ăn rất sâu trong lịch sử Việt Nam, không dễ gì
xoá đợc.

- Văn hoá có tính kế thừa: Văn hoá là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn
năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trng riêng biệt của
mình vào nền văn hoá dân tộc trớc khi truyền lại cho thế hệ sau. ở mỗi thế hệ,
thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hoá quảnt
đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hoá của một dân tộc
trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.
- Văn hoá có thể học hỏi đợc: Văn hoá không chỉ đợc truyền lạ từ đời này
qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có. Đa số những kiến thức (một biểu
hiện của văn hoá) mà một ngời có đợc là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có.
8
Do vậy, con ngời ngoài vốn văn hoá có đợc từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể
còn học đợc từ những nơi khác, những nền văn hoá khác.
- Văn hoá luôn tiến hoá: Một nền văn hoá không bao giờ tĩnh tại và bất
biến. Ngợc lại văn hoá luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn tự điều
chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và
giao thoa với các nền văn hoá khá, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích
cực của các nền văn hoá khác. Ngợc lại, nó cũng tác động ảnh hởng tới các nền
văn hoá khác.
Việc nắm bắt đợc những nét đặc trng của văn hoá cho chúng ta có một tầm
nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ hết sức quan trọng và thận trọng với
những vấn đề văn hoá. Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sự thiếu trách nhiệm
đều có thể làm thui chột khả năng sáng tạo văn hoá. Nhận biết đầy đủ và sâu sắc
những đặc trng này sẽ giúp chúng ta xác định đợc biểu hiện và vai trò của văn
hoá trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng.
1.2 Chức năng và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển xã hội
1.2.1 Chức năng của văn hoá
Có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định các chức năng văn hoá.
Xét từ góc độ bản chất của văn hoá, coi văn hoá là tổng thể của các hoạt động
phong phú và đa dạng sản xuất để sáng tạo ra những sản phẩm văn hoá vật chất
và tinh thần với mục tiêu cơ bản là hớng đến sự hoàn thiện và phát triển loài ngời

thì văn hoá có những chức năng cơ bản sau đây:
- Chức năng giáo dục là bao trùm và quan trọng. Đây là chức năng mà văn
hoá thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình tác động có hệ thống tới sự
phát triển tinht hần, thể chất của con ngời, làm cho con ngời dần dần có những
phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hoá thực hiện
chức năng xã hội không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn
hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một
hệ thống chuẩn mực mà con ngời hớng tới. Nhờ vậy mà văn hoá đóng vai trò
quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con ngời trong việc trồng ngời.
Một đứa trẻ sau khi chào đời sẽ đợc giáo dục theo truyền thống văn hoá nơi nó
sinh ra. Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử
mỗi dân tộc cũng nh lịch sử nhân loại. Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân
tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó của các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục
tiêu hớng đến các giá trị chân thiện - mỹ. Văn hoá là bộ gen của xã hội di
truyền phẩm chất cộng đồng ngời lại cho các thế hệ sau. Đồng thời, thông qua sự
vun trồng chức năng giáo dục mà văn hoá thực hiện đợc các chức năng phát
sinh khá nh giao tiếp, điều chỉnh xã hội, định hớng các chuẩn mực, các cách ứng
xử của con ngời.
9
- Chức năng thứ hai là chức năng nhận thức, đây là chức năng cơ bản, tồn
tại trong mọi hoạt động văn hoá. Bởi vì con ngời không có nhận thức thì không
thể có bất kỳ một hành động văn hoá nào. Do đó, nâng cao trình độ nhận thức
của con i chính là phát huy những tiềm năng của con ngời và qua đó góp phần
nâng cao các giá trị của văn hoá.
- Chức năng thứ ba là chức năng thẩm mỹ, văn hoá là sự sáng tạo của con
ngời theo quy luật của cái đẹp, nói cách khác con ngời nhào nặn hiện thực hớng
tới cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trun nhất của sự sáng tạo
ấy. Đồng thời, với t cách là khách thể của văn hoá, con ngời tiếp nhận chức năng
này của văn hoá và tự thanh lọc mình theo hớng vơn tới cái đẹp khắc phục cái
xấu trong mỗi con ngời.

Chức năng giải trí Chức năng này không tách khỏi chức năng giáo dục và
mục tiêu hoàn thiện con ngời bởi vì trong cuộc sống, con ngời luôn luôn có nhu
cầu giải trí bên cạnh lao động và các hoạt động sáng tạo. Các hoạt động văn hoá
nh: câu lạc bộ, ca nhạc, lễ hộisẽ đáp ứng các nhu cầu ấy. Thông qua sự giải trí
bằng văn hoá sẽ giúp cho con ngời lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp
cho con ngời phát triển toàn diện.
Nh vậy thông qua các chức năng của văn hoá có thể nhận diện rõ hơn bản
chất của văn hoá đó là tính nhân văn tức là làm cho con ngời và cuộc sống trở
nên tốt đẹp hơn.
1.2.2 Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội
Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xã hội
Có quan điểm cho rằng: sự phát triển của các quốc gia chính là sự tăng tr-
ởng cao về mặt kinh tế. Quan điểm này có nguồn gốc từ lý luận quyết định luật
kinh tế cho rằng kinh tế quy định, quyết định mọi mặt của đời sống xã hội và vì
vậy, phát triển kinh tế bằng mọi hình thức và với bất kỳ gía nào là mục đích tối
cao của các quốc gia.
Nhng thực tế cũng cho thấy rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trởng kinh
tế bằng mọi giácó những thành tựu là nhu cầu vật chất của dân c đợc đáp ứng,
các thành tựu về khoa học công nghệ đã giúp cho con ngời thám hiểm đợc vũ
trụ, đại dơng nhng kèm theo đó là biết bao hậu quả nghiêm trọng đe dọa cuộc
sống con ngời nh ô nhiễm, thiên tai, bệnh tật
Để lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên và con ngời, giữa tăng trởng kinh tế
với ổn định và phát triển hài hoà trình độ phát triển của các quốc gia không chỉ
căn cứ vào sự tăng trởng hay sự phát triển kinh tế của nó, mà thớc đo sự phát
triển quốc gia căn cứ vào mức độ phát triển con ngời (HDI-Human develop-ment
index). Đó là một hệ thống gồm ba chỉ tiêu cơ bản : (1) mức độ phát triển kinh tế
đo bằng mức sống bình quân của ngời dân (GDP/ngời); (2) tiến bộ về y tế đo
10
bằng tuổi thọ trung bình của ngời dân; (3) trình độ hay tiến bộ về giáo dục căn
cứ vào tỷ lệ ngời biết chữ và số năm đi học trung bình của ngời dân.

Nh vậy, mục đích hay mục tiêu cao cả nhất của các quốc gia phải là sự
phát triển con ngời toàn diện, là việc nâng cao chất lợng sống cho nhân dân chứ
không phải là mục tiêu phát triển kinh tế hay phát triển một số bộ phận, một số
mặt nào đó của đời sống xã hội. Và văn hoá theo nghĩa rộng nhất nghĩa đợc
sử dụng phổ biến với t cách là phơng thức sống và sự phát triển con ngời toàn
diện chính là mục tiêu tối thợng cho sự phát triển của các quốc gia
Đó cũng là những quan điểm chính của Liên Hiệp quốc trong hai thập kỷ
qua. Cựu Tổng th ký LHQ (J.Cuéllar-1996) đã khẳng định:: Dù văn hoá là yếu
tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, nó không thể bị hạ thấp
thành một nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế. Trái lại,
văn hoá là mục đích cuối cùng của sự phát triển đầy đủ, nghĩa là văn hoá đợc
coi là mục đích phát triển con ngời một cách toàn diện. Trong dịp phát động
Thập kỉ Quốc tế phát triển văn hoá của LHQ (1988-1997), ông Tổng Giám đốc
UNESCO đã tuyên bố: Tóm lại, động cơ và mục đích của sự phát triển phải
đợc tìm trong văn hoá. Từng doanh nghiệp, các địa phơng, mọi ngời, các nhà
chức trách phải kịp thời nắm lấy bài học này .
Văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội
Động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy sự phát triển khi bản thân sự
phát triển đó đã có, đã nảy sinh. Muốn biết những động lực của sự phát triển xã
hội cần phải tìm ra những yếu tố gây nên, kích thích, thúc đẩy sự hoạt động cua
con ngời và trớc hết là của khối đông ngời.
Động lực của sự phát triển xã hội hay của một quốc gia là một hệ thống
động lực mà trong đó văn hoá có vị trí trung tâm là cốt lõi của nó. Một số lý do
chính để văn hoá có vai trò tạo ra sự kích thích, thúc đẩy và phát triển của các
quốc gia và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung nh sau:
+ Thứ nhất: Văn hoá với hệ thống các thành tố của nó bao gồm các giá
trị vật chất nh máy móc dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc, sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ và các giá trị tinh thần nh các phát minh sáng kiến, lối
sống, tín ngỡng, phong tục tập quán, nghệ thụât âm thanh, lễ hội, sân khấu tuồng
chèo kịch, nghề thủ công, ngôn ngữ, văn chơng, nhiếp ảnh, điện ảnh chính là

kiểu sống của một dân tộc nhất định; nó là lối sống đặc thù và ổn định của dân
tộc ấy. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, nếu kiểu sống của
dân tộc phù hợp với các yếu tố của văn minh (thờng có nguồn gốc ngoại sinh);
phù hợp giữa hiện đại với truyền thống thì văn hoá sẽ cổ vũ, tăng cờng cho sự
phát triển kt0 xã hội. Trái lại, khi truyền thống không phù hợp và chống lại hiện
11
đại, khi đó văn hoá sẽ trở thành lực lợng kìm hãm quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, kìm hãm sự phát triển.
* Thứ hai: Văn hoá có thể trở thành một nguồn lực, sức mạnh tinh thần vô
hình nhng vô cùng mạnh mẽ đối với sự phát triển xã hội. Đây là thứ nguồn lực
thờng tồn tại tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng nh cộng đồng dân tộc. Nhng tại
thời điểm đặc biệt Khi xuất hiện nguy cơ đối với sự tồn vong của Quốc gia
dân tộc nếu Nhà nớc có một ý chí lớn và sự khôn ngoan biết đánh thức. Khơi
dậy và phát huy sức mạnh văn hoá thì sẽ tạo ra đợc một động lực rất mạnh mẽ
thúc đẩy cả đất nớc tiến lên.
* Thứ ba: Các loại hình văn hoá nghệ thuật, các sản phẩm văn hoá hữu
hình và vô hình nếu đợc khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu có về
đời sống vật chất và tinh thần của Quốc gia, tạo động lực thúc đẩy phát triển
xã hội.
Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển.
Vai trò của các Nhà nớc là lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế
xã hội của Quốc gia. Để thực hiện vai trò này, Nhà nớc phải định ra đờng lối,
kế hoạch, chính sách, mô hình và các chiến lợc phát triển của Quốc gia. Trong
các công việc và quá trình này, văn hoá đóng vai trò là tính quyết định của
sự phát triển là nhân tố cơ bản mà Nhà nớc cần phải dựa vào để tạo lập và vận
hành một mô hình phát triển, một kiểu phát triển Quốc gia mà nó cho là tốt
nhất hay tối u nhất.
Nhân tố văn hoá có mặt trong mọi công tác, hoạt động xã hội và thờng
tác động tới con ngời một cách gián tiếp, vô hình tạo ra các khuôn mẫu xã
hội. Do đó, văn hoá đóng vai trò điều tiết, dẫn dẵt sự phát triển thể hiện ở mọi

mặt của đời sống xã hội: Chính trị, hành chính Nhà nớc, phát triển kinh tế,
giáo dục, ngoại giaosự định hớng và tác động của văn hoá sẽ mạnh mẽ hơn,
hiệu quả hơn nếu Nhà nớc tổ chức nghiên cứu tìm hiểu ra hệ thống các giá trị
của văn hoá dân tộc và chính thức phát huy, phát triển bản sắc của dân tộc
trong mọi mặt và quá trình phát triển xã hội.
Nh vậy: Có hai quyền lực khác nhau cùng lãnh đạo quá trình phát triển
xã hội:
- Thứ nhất: Quyền lực chính trị của Nhà nớc đợc tập trung trong sức
mạnh của pháp luật có tính cỡng chế, trực tiếp, hiệu lực nhanh
- Thứ hai: Quyền lực của văn hoá dân tộc đợc tập trung trong một hệ
thống các giá trị, có tính tự giác, gián tiếp, truyền thông, hiệu lực của nó thờng
chậm nhng duy trì đợc lâu dài.
Trong thực tế, mối quan hệ giữa hai loại quyền lực lãnh đạo lực lợng h-
ớng dẫn xã hội này thờng diễn ra theo ba trờng hợp chính sau đây:
12
- Thứ nhất: Với nền chính trị phi nhân tính, tàn bạo: với những sự lãnh đạo
bất hợp lý, thổi phồng, bóp méo và chà đạp lên nền văn hoá sắc tộc, dân tộc,
hoặc trái với các giá trị văn hoá phổ quát của loài ngời thì sự tồn tại của Nhà nớc
đó sẽ rất ngắn ngủi, nhng đồng thời, hậu quả và thảm kịch mà nó gây ra cho xã
hội thờng hết sức to lớn và lâu dài. Điển hình cho trờng hợp này là chế độ phát
xít Hýtle ở Đức. Nhà nớc của bọn khơme đỏ ở Campuchia
- Thứ hai: Khi sự lãnh đạo có thể hợp lý về mặt kinh tế hay chính trị nhng
lại đi ngợc với văn hoá thì lợi ích xã hội thu đợc có thể không bù đắp đợc cho
những thiệt hại về văn hoá - chính trị là về chất lợng sống và sự phát triển của
nhân dân. Ví dụ: Chính sách công nghiệp hoá, chính sách phát triển kinh tế bằng
mọi giá mà không chú trọng tới việc bảo vệ môi trờng sinh thái của một số Nhà
nớc phơng Tây đã đảm bảo đợc nhu cầu vật chất trớc mắt nhng ô nhiễm môi tr-
ờng càng ngày càng nghiêm trọng, các truyền thống xã hội tốt đẹp không duy trì,
từ đó sẽ dẫn đến không đạt đợc ích lợi lâu dài.
- Thứ ba: Sự lãnh đạo chính trị hoà hợp với nguồn lực văn hoá thì sẽ tạo ra

một văn hoá chính trị tốt đẹp. Sự phát triển kinh tế phù hợp với các giá trị chân
thiện mỹ của văn hoá. Trong trờng hợp nay, văn hoá sẽ có vai trò vừa là
động lực, vừa là hệ điều tiết xã hội. Hiệu quả điều tiết xã hội của văn hoá sẽ cao
khi các giá trị văn hoá thấm sâu vào chính trị, khi sự lãnh đạo của Nhà nớc
không đi chệch khỏi quỹ đạo của văn hoá; nói cách khác, khi kiểu lãnh đạo của
Nhà nớc hoà hợp và cộng hởng với kiểu sống và các giá trị của nhân dân đợc kết
tinh trong văn hoá.
13

×