Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khái quát chung về cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.93 KB, 3 trang )

_Bài tập học kỳ môn Pháp luật cộng đồng ASEAN_
======================================================
BÀI LÀM
Cộng đồng ASEAN (EC) bao gồm ba trụ cột là: Cộng đồng kinh tế
(AEC), Cộng đồng an ninh – chính trị (APSC) và Cộng đồng văn hóa – xã
hội (ASCC). Trong đó, AEC và ASCC là hai cộng đồng có mối quan hệ mật
thiết, rõ ràng, kích thích và tác động qua lại lẫn nhau một cách bền vững,
đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng còn lại trong sự thống nhất,
cùng hoạt động hướng tới một ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Mối quan hệ giữa Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội được
thể hiện cụ thể thông qua những nội dung phân tích sau đây:
1. Khái quát chung về cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn
hóa - xã hội (ASCC)
Cộng đồng kinh tế (AEC) và cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC)
được xác lập chính thức thông qua văn bản pháp lý là “Tuyên bố Bali II”
trong Hội nghị cấp cao ASEAN – 9 tổ chức tại Bali – Indonesia (10/2003).
Mục đích hoạt động của AEC là xây dựng ASEAN trở thành một thị trường
và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và
hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Mục đích hoạt động ASCC là
xây dựng ASEAN trở thành một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong
một bản sắc chung, nơi mà cuộc sống mức sống và phúc lợi của người dân
được nâng cao. Xuất phát từ mục đích trên mà AEC và ASCC có sự liên kết
phối hợp chặt chẽ trong sự tác động qua lại lẫn nhau.
2. Tác động của Cộng đồng kinh tế (AEC) tới Cộng đồng văn hóa-
xã hội (ASCC)
Các hoạt động của AEC hướng tới một thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất đã xây dựng và giúp các nước trong khối ASEAN không chỉ gắn
kết các quốc qia thành viên để nâng cao cấp độ liên kết khu vực mà nó còn
giúp nhân dân các quốc gia có sự hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, tạo nên một
cộng đồng ASEAN với bản sắc văn hóa riêng.
Các hoạt động phát triển thương mại, đầu tư dịch vụ phát triển kinh tế


đã dẫn tới sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực. Các
========================== ===========================
_ Đỗ Văn Thăng – Lớp N07- Nhóm 09_

1
_Bài tập học kỳ môn Pháp luật cộng đồng ASEAN_
======================================================
hoạt động hỗ trợ dịch chuyển lao động trong khu vực giúp các nước có thể
tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, từ đó đẩy mạnh phát
nhân tố con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Ngoài ra, những đòi hỏi của thực tiễn hội nhập về kinh tế đã đặt ra
nhu cầu về giáo dục đào tạo. Những ngành, nghề mới ra đời sẽ thu hút
nguồn nhân lực lao động được đào tạo, kích thích nền giáo dục các quốc gia
phát triển theo hướng tiến bộ, hiện đại.
3. Tác động của Cộng đồng văn hóa- xã hội (ASCC) tới cộng đồng
kinh tế (AEC)
Các nội dung về xóa đói, giảm nghèo của ASCC tập trung phát triển
kinh tế nông thôn, đầu tư phát triển kinh tế cho các vùng khó khăn đã góp
phần thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước, tạo nên khu vực
ASEAN phát triển kinh tế hài hòa, đồng đều.
ASCC đưa ra những tiêu chí về phát triển con người, cải cách giáo
dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cộng đồng thân thiện,
bình đẳng, tương trợ lẫn nhau làm động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn
định, bền vững. Đây cũng chính là mục tiêu mà AEC đang hướng tới.
Việc điều chỉnh và giải quyết các vấn đề xã hội của ASCC về dân số,
tình trạng thất nghiệp, ô nhiễm môi trường,…có tác động trực tiếp và tích
cực tới AEC, giúp khắc phục được những hạn chế của quá trình công nghiệp
hóa, cải thiện hệ thống an ninh xã hội, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế.
Từ những phân tích trên cho thấy mối quan hệ giữa AEC và ASCC là
mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Trước bối cảnh toàn cầu

hóa và xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác giao lưu về kinh tế, văn hóa – xã hội
ngày càng xúc tiến mạnh mẽ thì AEC và ASCC chính là công cụ để Cộng
đồng ASEAN phát huy được sức mạnh tổng hợp, thu hẹp khoảng cách giữa
các nước thành viên và nâng cao vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
========================== ===========================
_ Đỗ Văn Thăng – Lớp N07- Nhóm 09_

2
_Bài tập học kỳ môn Pháp luật cộng đồng ASEAN_
======================================================
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật châu Á-Thái Bình Dương,
Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN, 2011.
2. Tuyên bố hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) năm 2003.
3. Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN – Từ tầm nhìn đến hành động, Nguyễn
Thu Phương, Khóa luận tốt nghiệp, 2011.
4.
5.
========================== ===========================
_ Đỗ Văn Thăng – Lớp N07- Nhóm 09_

3

×