Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

điều tra hiện trạng về hình thức tổ chức sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương tại thành phố quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHAI THÁC HÀNG HẢI

NGUYỄN NHẬT MINH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CỦA NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI THÀNH
PHỐ QUY NHƠN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN HÀNG HẢI

Nha Trang, tháng 10 năm 2007


LỜI CẢM ƠN
dd˜cc
Cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm
Khoa Khai thác hàng hải, các thầy bộ mơn hàng hải dã tận tình giúp đỡ em
trong thời gian vừa qua.
Xin tỏ lòng biết ơn Thầy giáo hướng dẫn TS.Phan Trọng Huyến, các
thầy giáo giảng dạy khoa khai thác trường Đại học Nha Trang.
Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của, Sở Thủy sản Bình Định,
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, các chủ tàu, thuyền trưởng
các tàu đánh cá ngừ đại dương đã cung cấp thông tin và giúp cho tơi tìm
hiểu thực tế, và hồn thành đề tài “Điều tra hiện trạng về hình thức tổ
chức sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương tại thành phố Quy Nhơn’’
Với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, cùng với sự dạy dỗ, hướng
dẫn tận tình, chỉ bảo của các thầy giáo và sự giúp đỡ các anh, các chú
ngành thủy sản tỉnh Bình Định, Ban quản lý dự án FSPS II, chú Trần Văn


Vinh, bà con ngư dân đến nay đề tài tốt nghiệp của em đã được hoàn
thành.

1


LỜI NĨI ĐẦU
šššµœœœ
Nghề câu cá ngừ tại Bình Định xuất hiện từ thập niên 1970 nhưng chủ yếu là
câu tay đánh bắt cá ngừ nhỏ với những phương tiện nhỏ và năng suất thấp. Từ khi
được chuyển giao công nghệ đánh bắt của Nhật Bản, Đài Loan vào năm 1996 về
công nghệ khai thác nghề câu vàng đánh bắt cá ngừ đại dương cho ngư dân Bình
Định, việc ứng dụng nghề câu vàng trong khai thác cá ngừ đại dương đã đem lại sản
lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn đã làm chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp trong cộng
đồng ngư dân ven biển và trở thành một nghề chủ lực trong khai thác hải sản xa bờ.
Tỉnh Bình Định hiện có trên 500 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương, số lượng tàu
thuyền nghề câu cá ngừ đại dương ngày càng tăng, đánh bắt ngày càng ổn định
nhưng nhìn chung năng suất, sản lượng đánh bắt và chất lượng cá cịn thấp do kỹ
thuật, cơng nghệ đánh bắt và bảo quản sản phẩm của ngư dân cịn thơ sơ và chưa
phù hợp. Việc tổ chức khai thác cá ngừ của các tàu thuyền đa số là độc lập và riêng
lẽ, trang thiết bị cịn thiếu đồng bộ, an tồn hàng hải chưa đảm bảo, nhiều tai nạn
xảy ra trên biển do trình độ đi biển và pháp lý hàng hải chưa đáp ứng các yêu cầu
đặt ra trong sản xuất trên vùng biển xa bờ.
Được sự giúp đỡ của Ban chủ Nhiệm khoa Khai thác, thầy giáo hướng dẫn
TS. Phan Trọng Huyến, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Điều tra hiện trạng về
hình thức tổ chức sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương tại thành phố Quy
Nhơn”.
Kết quả của đề tài sẽ đánh giá được thực trạng về tổ chức sản xuất của nghề
câu cá ngừ đại dương tại thành phố Quy Nhơn hiện nay, đưa ra các nguyên nhân,
vấn đề làm hạn chế đến năng lực khai thác, chất lượng cá ngừ, an tồn cho người và

phương tiện như : kết cấu, tính năng, trang thiết bị hàng hải, quy trình khai thác và
bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, quy trình tổ chức sản xuất trên biển…. nhằm đề
xuất được mơ hình của đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương phù hợp với thực tiễn
đánh bắt có hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho người và phương tiện họat
động nghề khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển xa bờ ./.
Nha Trang, ngày …..tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nhật Minh

2


MỤC LỤC
šššµœœœ
LỜI CÁM ƠN…………………………………………...……..…………....…1
LỜI NĨI ĐẦU …………………………………………………..………….…2
MỤC LỤC…..……….……………………………………...…..………..….....3
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu………………….………………5
1.1. Tổng quan nghề cá tỉnh Bình Định………………………….…………….5
1.1.1. Phân bố nghề cá theo đơn vị hành chính ………………………………5
1.1.2. Năng lực tàu thuyền và ngư trường hoạt động nghề cá ……………….. 5
1.1.3. Ngư trường hoạt động...............................................................................7
1.1.4 Sản lượng khai thác..................................................................................10
1.1.5. Lao động nghề khai thác hải sản ............................................................11
1.1.6. Các khu vực neo đậu cho tàu thuyền nghề cá tại Bình Định…….…….11
1.1.7. Những chủ trương chính sách phát triển nghề cá của địa phương……12
1.1.8. Các chủ trương chính sách phát triển nghề cá
tại Bình Định từ năm (2006 – 2010)……………13
1.2. Tình hình nghiên cứu và hoạt động sản xuất nghề câu cá ngừ đại dương.18

1.2.1. Nghề khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới………………………..18
1.2.2. Nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Việt Nam…………………..……20
1.2.3. Nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Bình Định…………………….…20
1.2.4. Nhận xét và đánh giá nghề câu cá ngừ đại dương………………….….29
1.2.5. Mô hình sản xuất của các nước trên thế giới ………………………….30
1.2.6. Một số mơ hình tổ chức sản xuất nghề câu cá ngừ tại Việt Nam ……..31
1.3. Tổng quan về tai nạn tàu thuyền Việt Nam và Tỉnh Bình Định................39
1.3.1. Tổng quan về tai nạn tàu thuyền Việt Nam ...........................................39

3


1.3.2. Tổng quan về tai nạn tàu thuyền Tỉnh Bình Định ................................ 47
1.4. Phân tích và nhận xét................................................................................41
Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .........................................42
2.1. Nội dung đề tài nghiên cứu ......................................................................42
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................42
Chương 3 kết quả nghiên cứu ………………………………………………44
3.1. Kết quả điều tra thực trạng nghề câu cá ngừ đại
dương tại Tp Qui nhơn – Tỉnh Bình Định……………………..44
3.1.1. Kết quả điều tra về tàu thuyền …………………………………………44
3.1.2.Thực trạng thuyền viên............................................................................51
3.1.3 Tổ chức vận chuyển và bán sản phẩm cá ngừ đại dương .......................54
3.1.4 Nhận xét và đánh giá................................................................................54
3.2 Thực trạng hình thức tổ chức sản xuất........................................................56
3.2.1 Mơ hình tổ chức khai thác theo chuyến biển độc lập( mơ hình 1 tàu).... 56
3.2.2 Mơ hình sản xuất hợp tác nhiều tàu……………………………………. 65
3.2.2.1. Khai thác theo nghiệp đồn…………………………………………..65
3.2.2.2. Mơ hình đánh bắt theo hình thức anh em ……………………………76
3.2.2.3. Tổ chức kết hợp giữa công ty và cá nhân…………………………….88

3.2.2.4. Nhận xét đánh giá.................................................................................98
3.3. Đề xuất mơ hình đội tàu câu cá ngừ đại dương tại Tp Qui Nhơn..............99
3.4. Đánh giá và đề xuất………………………………………………….…...114
Chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................117

4


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan nghề cá tỉnh Bình Định
1.1.1 Phân bố nghề cá theo đơn vị hành chính
Bình Định là tỉnh ven biển Miền Trung có diện tích 6025 km2, phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía
Đơng giáp Biển Đơng. Tồn tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố, trong đó có 5 huyện,
thành phố ven biển là TP Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát, huyện Phù
Mỹ và huyện Hoài Nhơn. Dân số của tỉnh khoảng 1,56 triệu người (năm 2005) ,
chiếm 1,8% diện tích và 1,9% dân số so với cả nước, chiếm 18,2% diện tích và
22,1% dân số vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Với chiều dài bờ biển trên 134 km cùng hệ thống đầm, vịnh, thủy vực phong
phú và đa dạng, Bình Định có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển, trong đó có
kinh tế thủy sản . Ngành thủy sản đã được tỉnh xác định là một ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh.
Bình Định có 3 trung tâm nghề cá phát triển là Qui Nhơn, Đề Gi, Tam Quan;
trải dài ở 5 huyện, 26 xã phuờng ven biển.
1.1.2. Năng lực tàu thuyền và ngư trường hoạt động nghề cá
Theo kết quả điểu tra tàu thuyền nghề cá năm 2006 của Chi cục bảo vệ nguồn
lợi thủy sản Bình Định, sồ lượng tàu thuyền gắn máy tồn tỉnh là 6.935 chiếc, tổng
công suất 259.698 CV ( bảng 1.1).
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản Bình Định chủ yếu tập trung vào 5 họ

nghề chính như sau ( bảng 1.2):
- Nghề lưới kéo: Số lượng là 741 chiếc, chiếm 10,68% tàu gắn máy toàn
tỉnh, tập trung chủ yếu ở thành phố Qui Nhơn và huyện Phù Mỹ, gồm lưới kéo đôi
và lưới kéo đơn.

5


Bảng 1.1- Phân bố tàu thuyền ở các huyện, thành phố trong tỉnh Bình Định năm 2006

STT

Tên Địa phương

Số tàu
(chiếc)

Số lao động
(Người)

Cơng suất
tàu
(mã lực)

01

Huyện Hồi Nhơn

2131


101126

13376

02

Huyện Phù Cát

1179

42653

7153

03

Huyện Phù Mỹ

842

40241

6426

04

TP. Quy Nhơn

2370


69784

8742

05

Huyện Tuy Phước

413

5894

858

6.935

259.698

36.555

Tổng cộng

Bảng 1.2- Phân bố tàu thuyền theo cơng suất và nghề chính

Stt

Phân lọai theo
cơng suất

Phân theo nghề chính


Số tàu
(chiếc)
Kéo

( mã lực)

Vây



Câu

Khác

01

<20

1679

52

209

26

220

1172


02

( 20 ÷<50 )

3544

460

555

54

1903

572

03

(50 ÷<90)

1454

217

366

26

841


4

04

(90÷<250)

254

9

116

1

126

2

05

(250÷<400)

4

3

0

1


0

0

06

>400

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng

6.935

741

1246

108


3090

1750

- Nghề lưới vây: số lượng là 1246 chiếc, chiếm 17,97% tàu gắn máy toàn
tỉnh, phát triển ở tất cả các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở huyện
Phù Mỹ và thành phố Qui Nhơn, gồm có lưới vây ngày (vây thưa) và lưới vây đêm
(vây ánh sáng).

6


- Nghề lưới rê: số lượng là 108 chiếc, chiếm 1,56% tàu gắn máy toàn tỉnh,
tập trung chủ yếu ở thành phố Qui Nhơn và huyện Tuy Phước, huyện Hoài Nhơn,
gồm có lưới rê chuồn, lưới rê ni lon và lưới rê cước.
- Nghề câu: số lượng là 3.090 chiếc, chiếm 44,56% tàu gắn máy toàn
tỉnh, phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung ở huyện Hồi
Nhơn và huyện Phù Cát, gồm có nghề câu mực, câu cá ngừ đại dương, câu
mập, câu bủa, câu rạn…
- Nghề khác: số lượng là 1.750 chiếc, chiếm 25,23% tàu gắn máy toàn tỉnh,
phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh, gồm các nghề mành, vó và nghề cố
định.
Nhận xét:
- Bình Định là tỉnh có lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản lớn, tồn tỉnh
hiện có 6935 tàu gắn máy, trong đó có 3732 tàu đánh bắt ở các vùng biển xa bờ
(chiếm 53,81% tổng số tàu)
- Số tàu đóng mới trong tỉnh trung bình hàng năm là 179 tàu, cơng suất máy
tàu đóng mới lớn hơn 50 mã lực chiếm 85% và tập trung ở các huyện có nghề cá
phát triển như huyện Hồi Nhơn, thành phố Quy Nhơn.

- Số tàu thuyền hiện có trên tồn tỉnh là 6935 tàu, tổng cơng suất 259.698 mã
lực, bình qn cơng suất 38 mã lực, số lao động 36555 người. Tàu có cơng suất nhỏ
hơn 50 mã lực là 5233 tàu, chiếm 75,31% tàu thuyền toàn tỉnh.
- Nghề câu 3090 tàu chiếm 44,56%, nghề vây 1246 tàu chiếm 17,97%. Hai
loại nghề này vẫn là nghề chủ lực trong tổng số tàu thuyền khai thác của tỉnh.
- Sản lượng khai thác năm 2006 là 96.000 tấn, sản lượng hàng năm tăng bình
quân 6860 tấn. Bình quân sản lượng trên 1 đơn vị công suất giảm, do nguồn lợi thủy
sản bị suy giảm, số tàu nhỏ ( 1679 tàu nhỏ hơn 20 mã lực ) khai thác quá mức ở
vùng biển ven bờ, đầm và sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản.
1.1.3. Ngư trường hoạt động :

7


Do tiềm năng nguồn lợi hải sản ở các ngư trường trong tỉnh bị hạn chế nên
ngư dân Bình Định thường di chuyển tàu thuyền đến đánh cá ở các ngư trường khác
trong toàn quốc, nhất là vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông - Tây Nam bộ,
vùng biển vịnh Thái Lan và gần như các loại tàu từ 30 cv trở lên đều di chuyển
đánh bắt ở các ngư trường khác. Riêng thành phố Quy Nhơn số lượng tàu di chuyển
ít hơn các huyện cịn lại, nhóm tàu giã cào đánh bắt chủ yếu ở khu vực quanh Quy
Nhơn để cung cấp cá cho địa phương.
Bảng 1.3. Số lượng tàu thuyền gắn máy đánh bắt tại các ngư trường
theo các tháng trong năm 2005
Ngồi Tỉnh
Tháng
Trong tỉnh
Tổng
Phía Bắc
Phía Nam
( Chiếc) ( Chiếc)

( Chiếc)
2.246
2.584
2.586
2.574
2.473
2.262
1.956
1.742
1.254
1.185
1.354
1.611

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

2.272
2.718
2.830

2.807
2.721
2.764
3.008
2.862
2.583
1.806
1.672
1.983

502
551
590
589
584
653
760
725
656
479
440
533

1.770
2.167
2.240
2.218
2.137
2.111
2.248

2.137
1.927
1.327
1.232
1.450

Số liệu thống kê về tàu thuyền di chuyển đánh bắt hải sản ở các ngư trường
trong cả nước ( bảng 1.4)
Bảng 1.4. Thống kê số lượng tàu thuyền di chuyển đánh cá của tỉnh Bình Định
Năm
Tồn tỉnh
Thành phố
Qui Nhơn
Huyện

Số lượng
(chiếc)
Tỷ lệ %

2001
2002
2003
2004
2005
2.808
2.913
3.033
3.060
3.145
48,90


49,58

50,16

49,76

50,27

Số lượng
(chiếc)
Tỷ lệ %

350

368

375

380

400

18,03

18,29

18,31

18,45


19,50

Số lượng

838

856

897

920

940

8


Phù Cát

(chiếc)
Tỷ lệ %

Huyện
Hoài Nhơn

94,90

88,90


89,41

90,04

380

435

482

500

520

Tỷ lệ %

Huyện
Phù Mỹ

96,65

52,05

60,84

58,35

59,31

60,68


Số lượng
(chiếc)
Tỷ lệ %

1.240

1.254

1.279

1.260

1.285

63,49

63,91

68,47

65,59

67,60

Số lượng
(chiếc)

(Số liệu khảo sát ở các huyện, thành phố tháng 5/2005)
Nhận xét:

- Qua bảng 1.4 thống kê cho thấy số lượng tàu thuyền của tỉnh đi đánh bắt ở
ngư trường ngồi tỉnh là khá đơng, qua bảng số liệu 1.3, 1.4 ta có thể thấy số lượng
tàu đánh bắt ngoài tỉnh tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4, giảm ở tháng 5 tháng 6,và
cao nhất ở tháng 7, giảm dần từ tháng 8 đến tháng 12, và lượng tàu đánh bắt ngồi
tỉnh ít nhất vào tháng 11 vì đây là tháng mưa bão nhưng vẫn có đến 1672 tàu đi
đánh bắt ở các ngư trường ngoài tỉnh
- Số lượng tàu di chuyển tập trung ở ba huyện phía Bắc: Hoài Nhơn, Phù Mỹ,
Phù Cát chiếm tỷ lệ tàu di chuyển và đi đánh bắt xa bờ nhiều hơn so với thành phố
Quy Nhơn.
- Tồn tỉnh có khoảng 3.500 tàu di chuyển so với 3.145 tàu khảo sát được ở
các địa phương và chia ra theo các vùng biển như sau:
+ Vùng vịnh Bắc bộ: 800 tàu, chiếm 22,86% số lượng tàu di chuyển thực tế
(từ Đà Nẵng đến Quảng Ninh), trong đó có 400 tàu sản xuất thường xun từ
Quảng Bình đến Hải Phịng.
+ Vùng biển Đơng Nam bộ từ Bình Thuận - Vũng Tàu: 2100 tàu bằng 60%
lượng tàu di chuyển thực tế.
+ Vùng biển Nam Trung Bộ Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận: 400 tàu
bằng 11,43% lượng tàu di chuyển thực tế.
+ Vùng biển Tây Nam Bộ Cà Mau - Kiên Giang: 200 tàu bằng 5,71% lượng
tàu di chuyển thực tế.

9


- Một số lượng tàu từ 300 đến 500 chiếc thường di chuyển đánh cá theo cả 2
hướng ra Bắc và vào Nam. Vào đầu vụ Nam số tàu trên trở về Bình Định "làm
nước" sau đó tiếp tục di chuyển ra Bắc đánh cá đến tháng 9 lại di chuyển vào đánh
cá ở phía Nam (Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu hoặc Kiên Giang) hoặc ngược lại.
- Hàng năm lực lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt rộng khắp tất cả các ngư
trường trong cả nước, trên khắp các khu vực biển Đông nên thường xuyên chịu ảnh

hưởng trực tiếp của bão, ATNĐ, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư
dân. Vì vậy cơng tác quản lý tàu thuyền, tổ chức sản xuất, đảm bảo an tồn cho tàu
thuyền và ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.4. Sản lượng khai thác
Sản lượng hải sản khai thác hàng năm cũng ngày càng tăng : từ 31.000 tấn
năm 1990 tăng lên 58.500 tấn năm 1995; 75.500 tấn năm 2000 và 98.000 tấn năm
2006.
Bảng 1.5 - Sản lượng khai thác được theo dõi theo chu kỳ 5 năm
NĂM

1990

1995

2000

2006

Thuyền gắn máy (chiếc)

2.676

4.051

5.163

6.935

Tổng cơng suất (mã lực)


42.280

93.989

190.503

259.698

15,8

23,2

36,9

38

31.000

58.500

75.500

98.000

0,73

0,62

0,39


0,37

CS bình qn tàu (mã lực)
Sản lượng đánh bắt (tấn)
Bình quân sản lượng /mã lực

*Nhận xét: Việc khai thác nguồn lợi hải sản trên vùng biển Bình Định trong
nhiều năm qua được thể hiện ở bảng 1.5 , theo chiều gia tăng của phương tiện thì
sản lượng thu được và tổng cơng suất có tăng nhưng nếu xét theo bình quân sản
lượng trên 1 đơn vị cơng suất thì bị giảm dần. Theo các chun gia về nguồn lợi
thủy sản cho biết : Khi bình quân sản lượng khai thác trên 1 đơn vị công suất giảm
điều này đồng nghĩa với việc suy giảm nguồn lợi thủy sản ở vùng khai thác và chi

10


phí sản xuất tăng lên nhưng sản lượng thu được thấp nghĩa là lợi tức thu được ngày
càng giảm.
1.1.5. Lao động nghề khai thác hải sản
Dân số tỉnh Bình Định khoảng 1,56 triệu người (2005) , chiếm 1,8% diện
tích và 1,9% dân số so với cả nước, chiếm 18,2% diện tích và 22,1% dân số vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đến cuối năm 2005 lao động nghề khai thác chiếm, tổng số lao động nghề cá
tồn tỉnh Bình Định là 69.594 người với khoảng 250.000 nhân khẩu. Chiếm 4,5 %
dân số của Tỉnh
Cơ cấu dân số của các hộ được điều tra là tương đối trẻ. Nếu tính theo đặc
trưng của nghề cá thì trẻ em từ 15 tuổi đã có thể lao động và thời gian làm việc có
thể kéo dài tới năm 65 tuổi thì tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lên tới gần 64%,
trong đó 30% là trẻ em và chỉ có khoảng 6% là người già. Độ tuổi trung bình dân cư
trong mẫu điều tra là 27,88.

Tỷ lệ nam giới so với phụ nữ ở trong các hộ gia đình được điều tra là 54% so
với 46%. Điều nay trái ngược với tình hình chung trên tồn quốc (tỷ lệ phụ nữ ln
lớn hơn so với nam giới).
Trình độ văn hố của dân cư là thấp. Chỉ có 3,6% số người được điều tra có
trình độ đại học và 12,9% học đến trung học trong khi đó số 47% số người được
phỏng vấn chỉ đạt trình độ học vấn cấp I, người khơng đi học chiếm đến 8,9%
1.1.6. Các khu vực neo đậu cho tàu thuyền nghề cá tránh trú bão tại Bình
Định:
Các điểm neo đậu tàu thuyền để trú ẩn trong mùa mưa bão tại khu vực Bình
định được quy hoạch cụ thể như sau:
1.1.6.1> Khu vực thành phố Quy Nhơn: 03 điểm
• Điểm 1: Vùng nước đơng nam xã Nhơn Hội diện tích 12 ha, khả năng trú đậu
600 tàu

11


• Điểm 2: Vùng nước hồ sinh thái Đống Đa và Bắc Hà Thanh, diện tích 5 ha, khả
năng trú đậu 400 tàu
• Điểm 3: Vùng nước từ cầu Hàm tử đến đường Phan Chu Trinh, diện tích 8 ha,
khả năng trú đậu 1000 tàu
Tất cả 03 điểm trên dành cho các tàu thuyền đang neo trú đậu gần ở các vùng
biển thuộc thành phố Quy Nhơn, các tàu thuyền thuộc huyện Tuy Phước và các tàu
cá ngoài tỉnh đến trú bão.
1.1.6.2> Khu vực huyện Phù Cát và Phù Mỹ : 01 điểm
• Đầm Đề gi: diện tích 30 ha, khả năng trú đậu 1000 tàu.
Khu vực Đầm Đề Gi dành cho các tàu thuyền đang neo trú đậu gần ở các vùng
biển thuộc huyện Phù Cát và huyện Phù Mỹ và các tàu thuyền ngoài tỉnh đến trú
bão
1.6.1.3> Khu vực huyện Hồi Nhơn : 01 điểm

• Điểm 1: Cảng Tam Quan khả năng trú đậu khoảng 1200 tàu: dành cho các tàu
thuyền tại Hồi Nhơn, phía Bắc huyện Phù Mỹ và các tàu ngồi tỉnh đến trú bão
• Điểm 2: Cửa An Dũ : dành cho các tàu thuyền nhỏ đang neo trú đậu tại Hoài
Mỹ, Hoài Hải, Hoài Hương
1.1.7. Các khu vực hậu cần cho tàu thuyền nghề cá tại Bình Định:
Cửa Qui Nhơn (Thị Nại) là cửa biển có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 tấn ra
vào dễ dàng và có cảng biển quốc gia Qui Nhơn. Thành phố Qui Nhơn có ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế trong tỉnh kể cả kinh tế thủy sản, ở thành phố
cũng có chợ cá (địa điểm tại phường Hải Cảng) nhưng qui mô nhỏ và chưa đáp ứng
nhu cầu nên không được ngư dân sử dụng.
Các bến cá Trần Phú, Đống Đa (Thành phố Quy Nhơn), Xuân Thạnh, Tân
Phụng, Hà Ra-Phú Thứ (huyện Phù Mỹ), An Dũ (huyện Hồi Nhơn) đều chưa có cơ
sở hạ tầng.
Cảng cá hiện đại nhất hiện nay là cảng cá xã đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh)
cách thành phố Quy Nhơn 25 km về phía Nam Đơng Nam và cách đất liền Phú Yên

12


10 km. Phần cầu cảng đã xây dựng xong và mặt bằng khoảng 1/2 ha đã được san
lấp từ năm 2000 để chuẩn bị đầu tư bước 2 cho khu phục vụ hậu cần.
Cảng cá Quy Nhơn xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động từ đầu năm
2003 đến nay. Hàng năm, cảng cá Quy Nhơn đã phục vụ cho hơn 6.000 lượt tàu
đánh cá, 4.500 lượt tàu vận tải với khối lượng hàng hố thơng qua cảng gần 40.000
tấn, trong đó khối lượng hải sản gần 20.000 tấn, nên hiện nay đã quá tải trong
những lúc mùa vụ chính, tàu thuyền ra vào nhiều.
Cảng cá Đề Gi xây dựng xong cầu, bến cập tàu và hiện đang xây dựng kè chắn
cát, nạo vét luồng lạch, khu trú đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu thuyền đánh cá.
Cảng cá Tam Quan mới xây dựng xong 1/2 kè chắn sóng vào cuối năm 2000 với
chiều dài là 400 m, và nạo vét luồng lạch làm nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu

thuyền đánh cá năm 2003.
1.1.8. Các chủ trương chính sách phát triển nghề cá tại Bình Định từ năm
(2006 – 2010)
1.1.8.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý có liên quan đến việc phát triển kinh tế thủy
sản, tăng cường năng lực cho quản lý hành chính ngành thủy sản bao gồm:
- Điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các vấn đề phát sinh và những thực tiễn trong quá
trình thực hiện Quy họach ngành thủy sản phù hợp với các văn bản trung ương, tình
hình thực tế về ngư trường nguồn lợi, các chương trình định hướng phát triển thủy
sản tại Bình Định giai đoạn 2006-2010, định hướng phát triển ngành thủy sản theo
hướng : “Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.
Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng nuôi tập trung,
gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất
khẩu theo phương pháp tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đồng bộ công nghiệp
khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dịch vụ, hậu cần và an
toàn trên biển”.
- Tổ chức sắp xếp lại hệ thống tổ chức bộ máy ngành thủy sản tinh gọn và có hiệu
quả, đầu tư kinh phí trang thiết bị nhằm đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất và phù
hợp với đặc điểm về ngư trường – nguồn lợi của địa phương.

13


- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành thủy sản trước hết là những kiến
thức về họach định chính sách phát triển thủy sản, các nghiệp vụ chuyên môn về tàu
thuyền, nguồn lợi, các hệ sinh thái, mơi trường sống của giống lồi thủy sản cũng
như các kiến thức về tin học, ngọai ngữ, pháp luật, xã hội học và kinh tế học.
- Thiết lập hệ thống thơng tin nghề cá tại Sở thủy sản trong đó có thống kê nguồn
lợi và mơi trường sống của giống loài thủy sản.
- Tăng cường hiệu lực của việc cấp giấy phép hoạt động nghề cá. Quy định vùng,
thời gian đánh bắt và các loại nghề được phép sử dụng đặc biệt là việc hướng dẫn

các quy định về họat động khai thác thủy sản tại các vùng đánh cá chung tại Vịnh
Bắc Bộ
- Thực hiện việc phân vùng đi đôi với việc phân quyền quản lý, tạo điều kiện cho
ngư dân có các lợi ích khác nhau tham gia vào q trình quản lý và sử dụng theo mơ
hình “Quản lý cộng đồng”.
1.1.8.2. Điều chỉnh một số cơ chế chính sách về khai thác nguồn lợi thủy sản, cụ
thể là:
- Tạm thời không gia tăng sản lượng đánh bắt, điều chỉnh cơ cấu đầu tư năng lực
khai thác theo hướng khai thác có chọn lọc; giảm sản lượng khai thác ven bờ, tăng
sản lượng khai thác xa bờ.
- Áp dụng chính sách thuế, vay vốn, hổ trợ giá…. nhằm điều chỉnh cơ cấu nghề
nghiệp cho phù hợp với ngư trường nguồn lợi thủy sản. Nghiêm cấm các loại nghề,
các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi và phá hủy mơi trường
sống của các giống lồi thủy sản; giảm dần và đi đến cấm hẳn các nghề khai thác
các loại thủy sản chưa trưởng thành; không phát triển và giảm dần số lượng tàu
thuyền lưới kéo đáy và các nghề có quy mơ nhỏ hoạt động ven biển cách bờ từ 10 –
15 hải lý.
- Xây dựng các mơ hình về Tổ, Đội tàu hợp tác sản xuất trên biển nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm và hiệu quả khai thác, tăng thu nhập cho người lao động, đảm
bảo an tòan cho người và phương tiện họat động nghề cá trên biển, từng bước xóa
dần tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ để tiến đến thành lập các tập đoàn nghề cá.

14


1.1.8.3. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sau thu hoạch và xúc tiến thương
mại:
-

Thành lập và xây dựng năng lực cho các khuyến ngư viên, hội viên hội nghề cá

với các dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn vệ sinh, tiếp thị và hệ thống truy xuất.

-

Cũng cố, kiện tồn mạng lưới tiếp thị thơng qua hỗ trợ trung tâm phát triển sản
phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại thủy sản.

-

Triển khai hệ thống kiểm soát vệ sinh xuống các huyện, xã.

-

Xây dựng năng lực cho mạng lưới thanh tra địa phương để đảm nhiệm công tác
kiểm tra ATVSTPTS trên các tàu cá, cảng cá, bến cá, trại nuôi và cơ sở thu gom
phân phối.

-

Đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa cơ sở chế biến, đổi mới cơng nghệ, đầu tư tạo
nguồn nguyên liệu, gắn chế biến với vùng nguyên liệu xuất khẩu, đa dạng hóa
sản phẩm, chuyển cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm dần xuất khẩu sản phẩm sơ
chế, tăng sản phẩm có giá trị cao như sản phẩm tươi sống, sản phẩm ăn liền.

-

Giữ vững thị trường truyền thống từng bước mở sang thị trường Châu Âu, Bắc
Mỹ và các thị trường khác tạo thế cân bằng với thị trường truyền thống. Coi
trọng thị trường trong nước, phục vụ phát triển du lịch và tiêu dùng nội địa để hổ
trợ cho xuất khẩu. Tiến tới xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên doanh thủy sản, đủ

sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

-

Đối với chế biến thủy sản nội địa : phát huy nghề chế biến truyền thống, đa dạng
hóa mặt hàng, chú trọng cải tiến nâng cấp mặt hàng truyền thống tạo sản phẩm
có giá trị cao, bảo đảm an tịan vệ sinh thủy sản, cải tiến mẫu mã bao bì v..v.. để
đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh.

1.1.8.4. Giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh tế xã hội cho những người
có cuộc sống gắn liền với việc sử dụng và khai thác nguồn lợi thủy sản mà trước
hết là những ngư dân đang hoạt động các nghề cấm, nghề khai thác hải sản ven
bờ, tạo cơ hội việc làm thay thế như :

15


- Phát triển khai thác hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản
hoặc các ngành nghề khác nhằm tăng thêm công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho
cộng đồng dân cư nghèo ven biển
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, cải thiện và nâng dần mức sống về tinh
thần vật chất cho cộng đồng ngư dân ở các làng cá lên mức sống trung bình của cả
tỉnh.
- Nâng cao trình độ dân trí , trang bị những kiến thức về hàng hải, công nghệ kỹ
thuật khai thác, thông tin về ngư trường nguồn lợi .
1.1.8.5. Xây dựng và ban hành một số chính sách, chương trình dài hạn về bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững cụ thể là:
- Tổng hợp các tài liệu về nguồn lợi và môi trường sống của các giống loài thủy sản,
kết hợp với điều tra, khảo sát bổ sung để đánh giá đúng thực trạng nguồn lợi và mơi
trường sống của các giống lồi thủy sản, những tác động do các hoạt động của con

người, thiên nhiên đối với sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và an tồn về
mơi trường.
- Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven bờ như : đầm Thị Nại, rừng ngập mặn
Cồn Chim, rạn san hô bán đảo Phương Mai –Quy Nhơn.
- Quy định về thời gian, khu vực cấm khai thác tơm hùm trên vùng biển Bình định
và Chình mun tại đầm Châu Trúc – Phù Mỹ.
1.1.8.6. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, đồng thời với cơng tác phịng
chống dịch bệnh, bảo vệ mơi trường theo hướng phát triển bền vững, cụ thể là :
- Chuyển đổi cơ cấu đất nhiễm mặn, đất hoang hóa, vùng đất cát bãi ngang sang
nuôi trồng thủy sản.
- Đa dạng hóa các đối tượng ni trồng, chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế
cao.
- Đầu tư và quy hoạch cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi để cơng nghiệp hố ngành
ni trồng thủy sản .
- Phát triển nuôi thủy đặc sản trên biển như : tôm hùm, cá mú, rong sụn, ngọc trai.

16


- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung chủ yếu phát triển các loại thủy
sản xuất khẩu : cá bống tượng, cá thác lác, baba.
-

Nâng cao chất lượng con giống và sản xuất giống, phát triển các loài giống mới.

- Cũng cố hoàn thiện năng lực các ngành dịch vụ thiết yếu như thức ăn, hóa chất và
thuốc thú y thủy sản nhằm tăng đảm bảo tính hiệu quả của nuôi trồng thủy sản đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
-


Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, dịch vụ nhằm tăng cơ hội thu nhập cho các
cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ.

-

Đề ra các biện pháp phịng chống dịch bệnh, bảo vệ mơi trường khỏi bị ô nhiễm.

1.1.8.6.Hoàn thiện và nâng cấp các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá
-

Từng bước cũng cố nâng cấp cơ sở đóng sửa tàu thuyền, trang bị các thiết bị
hiện đại và cơ giới hóa việc đóng sửa tàu thuyền, thay thế vật liệu gỗ trong việc
đóng sửa tàu thuyền bằng các nguyên liệu khác đảm bảo các tính năng an tòan
hàng hải và phù hợp với nghề nghiệp như composit, vật liệu tổng hợp v..v..

-

Mạng lưới dịch vụ hậu cần phải được hình thành đồng bộ tại các vùng có nghề
cá tập trung, từng bước nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ phục vụ phát
triển khai thác, nuôi trồng, chế biến

-

Nạo vét các cửa lạch, xây dựng cầu cảng, bến đậu phù hợp với qui mô nguồn lợi
ở các cửa biển Tam Quan, Hà Ra, Đề Gi, Qui Nhơn vừa làm dịch vụ hậu cần,
thu gom nhiên liệu cho chế biến, thu hút lao động, góp phần bảo vệ trật tự an
ninh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển.

1.1.8.7. Phát triển thủy sản gắn với bình đẳng giới:
-


Xây dựng các quy chế tuyển dụng, kiểm tra năng lực, cơ hội việc làm, đề bạt
đánh giá cán bộ là nữ.

-

Quản lý khai thác thủy sản tốt nhằm bảo đảm công ăn việc làm trên bờ, những
người sống dựa vào các cảng cá, bến cá chủ yếu là nữ giới.

-

Hệ thống khuyến ngư viên , các tổ chức tư vấn là nữ trong nuôi trồng thủy sản.

17


-

Việc phát triển đồng bộ các cơ sở chế biến thủy sản, kể cả các nhà máy xuất
khẩu cũng như phân loại, sơ chế thủy sản phát triển sẽ tạo cơ hội ổn định việc
làm cho phụ nữ.

1.1.8.9.Phát triển thủy sản gắn với tuyên truyền giảm HIV/AIDS
Hệ thống hành chính ngành thủy sản thiết lập mạng lưới quản lý xuống tận
các huyện và cộng đồng, các cơ sở làm nghề cá, qua đó mạng lưới được sử dụng
để tuyên truyền nhận thức về HIV/AIDS ( bao gồm việc phổ biến thơng tin và tổ
chức các chiến dịch tun truyền).
1.2. Tình hình nghiên cứu và hoạt động sản xuất nghề câu cá ngừ đại dương
Vào năm 1992 công nghệ nghề câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản, Đài
Loan được chuyển giao cho Tổng Công ty hải sản Biển Đông, đồng thời các thị

trường cá ngừ đại dương ở Nhật, Mỹ , Đài Loan, Hàn Quốc được mở rộng, vì vậy
việc tiêu thụ và giá cả sản phẩm ngày càng cao và làm cho nghề câu cá ngừ đại
dương trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ.
Nghề câu cá ngừ đại dương là loại nghề thao tác đơn giản, không địi hỏi
nhiều nhân lực, chi phí đầu tư ngư cụ và trang thiết bị thấp, là loại nghề mang tính
chọn lọc đối tượng cao và đem lại hiệu quả cao trong quá trình đánh bắt.
1.2.1. Nghề khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới
Cá ngừ được phân bố từ vĩ độ 400N đến vĩ độ 400S, theo từng khu vực thuộc
vùng biển của các đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương,
biển Caribê và Địa Trung Hải.
Nghề khai thác cá ngừ rất phát triển tại vùng biển phía tây và trung tâm Thái
Bình Dương (WCPO), cá ngừ được khai thác bằng nhiều ngư cụ khác nhau, từ nghề
cá thủ công quy mô nhỏ ở đảo Pacific đến nghề cá hiện đại, quy mô lớn ở các vùng
biển thuộc Đông Nam châu Á. Lưới vây, lưới rê và câu là các ngư cụ được sử dụng
rộng rãi trong khai thác cá ngừ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nghề câu giăng
khai thác hầu hết các loài cá trưởng thành.

18


Bảng 1.6. Sản lượng cá ngừ cập bến của Nhật Bản (không kể sản lượng
đánh bắt ở các vùng biển nội địa), tấn
Lồi

2000

2001

2002


2003

2004

2005

2006

Tươi

7.577

2.333

3.492

1.159

4.912

4.049

2.885

Vây

Đơng

6.379


2.67

3.653

2.615

1.796

1.37

1.61

xanh

lạnh



Tươi

6.503

5.729

8.157

10.141

11.688


9.413

14.775

mắt

Đơng

27.847

12.769

13.297

22.309

23.067

22.337

20.767

to

lạnh



Tươi


8.157

5.864

5.188

11.162

7.559

8.702

8.626

Đ.lạnh

19.037

9.688

8.294

32.711

29.564

30.585

32.18


Tươi

25.562

23.335

22.917

25.02

32.949

20.214

26.82

Đ.lạnh

27.309

28.839

46.994

30.105

21.456

15.613


9.591

Tươi

76.745

60.497

46.516

89.733

58.905

95.455

78.965

Đ.lạnh

193.421

181.381

213.403

198.86

133.339


246.461

220.231

398.537

333.105

371.911

423.815

325.339

454.199

416.45


ngừ

ngừ

ngừ
Vây
vàng

ngừ
Vây
dài


ngừ
vằn
Tổng

Theo thống kê của Tổ chức FAO năm 2002, sản lượng khai thác nhóm cá
ngừ trên thế giới đạt 6.088.337 tấn trong năm 2002, trong đó cá ngừ các lọai đạt sản
lượng 3,7 triệu tấn – 3,8 triệu tấn mỗi năm. Sản lượng khai thác cá ngừ hàng năm
cao nhất ở vùng biển Thái Bình Dương là 2,5 triệu tấn năm 2000 chiếm 64% sản
lượng đánh bắt cá ngừ các vùng trên thế giới, các lọai nghề đánh bắt chủ yếu là lưới
vây chiếm 65%, câu vàng chiếm 14% , câu cần chiếm 10% và năm 2000 các lòai cá

19


ngừ đạt sản lượng cao là cá ngừ vằn đạt 1,9 triệu tấn, cá ngừ vây vàng 1,2 triệu tấn,
cá ngừ mắt to 450.000 tấn.
Các nước có sản lượng khai thác cá ngừ cao trên thế giới là Nhật Bản:
750.000 tấn/năm, Mỹ: 200.000 tấn/năm, Đài Loan :400.000tấn/năm, Hàn Quốc:
100.000tấn/năm
1.2.2. Nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án ALMRV và Ðề tài cá xa bờ 2000 - 2002
cho biết trữ lượng cá biển Việt Nam vùng xa bờ là 2.378.101 tấn và khả năng khai
thác là 1.095.549 tấn. Cá ngừ là đối tượng đánh bắt quan trọng của nghề lưới rê, câu
vàng và lưới vây. Sản lượng khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây năm 2000 ước
tính khoảng 53.720 tấn. Năm 2004, sản lượng khai thác cá ngừ vằn ước tính đạt
30.000 tấn, cá ngừ đại dương ước tính đạt 20.000 tấn. Vùng biển Việt Nam cá ngừ
xuất hiện quanh năm, mùa vụ khai thác chính từ tháng 2 đến tháng 7 và tháng 10
đến tháng 11. Riêng vùng biển Vịnh Bắc Bộ cá ngừ thường xuất hiện với mật độ
cao ở mùa gió Tây Nam.

Đến năm 2005 sản lượng đã đóng góp vào sản lượng khai thác xa bờ là
550.000 tấn. Hiện nay nước ta có 1670 chiếc (45 tàu CN, cịn lại là tàu cải hốn từ
nghề rê, kéo của ngư dân).Năm 2005 sản lượng KT cá ngừ đạt 11.000 tấn, tương
đương 850 tỷ đồng.
Bảng 1.7. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam (2000-2005)
Năm 2000

2001
5.912

Khối
lượng
(Tấn)
Giá trị
(USD)

22.976.484

2002
14.476

58.592.912

2003

2004

2005

20.735


17.362

20.784

28.58

77.463.159

47.722.955

55.054.961

78.401.516

1.2.3. Nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Bình Định
Việc khai thác đối tượng cá ngừ đại dương ở vùng biển Bình Định đã xuất
hiện từ lâu khoảng năm 1974 bằng các nghề rê khơi, vây và câu cá nhám. Nhưng do
loại cá ngừ này khơng có thị trường tiêu thụ và khơng thuộc sở thích của người dân

20


vùng biển nên những sản phẩm khai thác được đều được coi là sản phẩm phụ, giá
thành thấp và không có hiệu quả.
Nghề câu cá ngừ đại dương bắt đầu phát triển ở Bình Định vào khoảng năm
1993 và chỉ phát triển mạnh trong những năm 1998 đến nay. Thời gian đầu chỉ có
vài tàu đánh bắt nghề lưới chuồn, lưới cản năm, câu khơi ở huyện Hoài Nhơn
chuyển sang đánh bắt nghề câu và thấy rằng sản lượng cao, có hiệu quả nên đã phát
triển dần lên đến 60 chiếc vào năm 1996.

Thực hiện chương trình vay vốn đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ của Nhà
nước, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã chủ trương khuyến khích phát triển mạnh
nghề câu cá ngừ đại dương : trong 95 dự án thì có đến 65 dự án đánh bắt nghề câu
ngừ đại dương (chiếm 68,4%), tập trung ở các địa phương có truyền thống như Hồi
Nhơn, Quy Nhơn. Nhờ đó đã tạo nên phong trào và kích thích phát triển mạnh nghề
câu cá ngừ đại dương tại Bình Định : từ 60 tàu năm 1996 tăng lên 100 tàu năm
1997, 200 tàu năm 2000, 637 tàu năm 2004 và hiện nay có 926 tàu đánh bắt cá ngừ.
Sản lượng đánh bắt năm 2006 đạt 2500 tấn và đã đóng góp phần lớn tăng
kim ngạch xuất khẩu cho ngành kinh tế thủy sản, tăng thu nhập cho ngư dân ở các
huyện ven biển của tỉnh.
Tàu câu cá ngừ đại dương tại Bình Định
1000

926

800

637

600

420

400
200
0

60

100


1996

1997

Số tàu câu

200
2000

2003

2004

2006

Hình 1.1- Số tàu câu cá ngừ đại dương tại Bình Định.
1.2.3.1. Ngư trường và mùa vụ khai thác
Vùng biển Thái Bình Dương có sản lượng khai thác chiếm 65% sản lượng cá
ngừ của thế giới. Vùng xích đạo phía Tây – trong đó có biển Việt Nam, là ngư
trường có trữ lượng cá ngừ lớn ở khu vực Thái Bình Dương. Vùng biển miền Trung

21


của Việt Nam thực ra là một bộ phận của đại dương mà đặc trưng của nó là có quần
đảo, có núi ngầm, có những đường đẳng sâu lớn và các yếu tố khác như nhiệt độ, độ
mặn, thức ăn,… rất phù hợp với các loài cá nổi đại dương. Cá ngừ di cư đến đây để
sinh đẻ, cư trú, phát triển theo chu kỳ của các dòng hải lưu nóng của đại dương chảy
vào vùng biển Việt Nam theo hai mùa: tháng (2 ÷3) di cư từ Nam ra Bắc và tháng

(9 ÷ 10) di cư từ Bắc vào Nam.
Các tàu câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam chủ yếu họat động tại các ngư
trường thuộc phạm vi t v
ã ụng Bc Hong Sa (t 15ữ200 v Bc,1120ữ1150 kinh ụng)
ã Hong Sa (t 140ữ170 v Bc,1090ữ1120 kinh ụng)
ã Trng Sa (t 80ữ140 v Bc,1110ữ1150 kinh ụng)
ã Nam bin ụng (t 60ữ80 v Bc,1090ữ1110 kinh ụng)
ã ụng Nam bin ụng (t 6ữ80 v Bc,1110ữ1150 kinh ụng)
ã Vựng bin Phỳ Quý (t 80ữ120 v Bc,1090ữ1110 kinh ụng)
ã Vùng gần bờ miền Trung (từ 120÷140 vĩ độ Bắc,1090÷1110 kinh độ Đơng).
Năm 1993 tại Bình Định, khi mới tổ chức đánh bắt cá ngừ do kết hợp với
nghề lưới chuồn lộng, đánh bắt gần bờ, tàu thuyền có cơng suất nhỏ (dưới 33 mã
lực) nên ngư trường đánh bắt chỉ hạn chế trong vùng biển gần bờ miền Trung (từ
Đà Nẵng đến Khánh Hoà). Mùa vụ đánh bắt tập trung vào tháng 2÷6 hàng năm.
Từ năm 1999 đến nay, cùng với sự phát triển của tàu thuyền, vàng câu và các
trang thiết bị thì ngư trường đánh bắt cá ngừ đại dương ngày càng được mở rộng ra
các vùng biển khơi như : Đơng Bắc Hồng Sa, Trường Sa và Nam biển Đông. Thời
gian đánh bắt hầu như quanh năm.
Thơng thường, những tháng đầu mùa (từ tháng 12 ÷ 3) tập trung đánh bắt ở
vùng Đơng Bắc Hồng Sa, vùng Bắc Trường Sa, thời gian giữa mùa (tháng 4 ÷ 6)
tập trung đánh bắt ở vùng biển Trường Sa và vùng gần bờ miền Trung, thời gian
cuối mùa (tháng 7 ÷ 11) đánh bắt chủ yếu ở vùng biển Nam Trường Sa và Nam biển
Đông.

22


Nghề câu vàng khai thác cá ngừ tại Bình Định gần như quanh năm, trừ những
ngày gió bão hoặc tàu khơng có khả năng chịu đựng. Trong năm có 2 tháng (tháng 9
và 10) là những tháng có sản lượng thấp và không ổn định so với các tháng khác.

Mùa vụ chính (vụ Bắc): từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau; vào các tháng này,
năng suất khai thác cao nhất trong năm và cá ngừ có chất lượng tốt nhất. Cá ngừ
xuất hiện vùng Đông Bắc của biển Đông vào đầu vụ Bắc, sau đó dịch chuyển dần
về phía Nam và Đơng Nam.
Từ tháng (6÷8), sản lượng đánh bắt vẫn khá nhưng chất lượng cá ngừ không
bằng các tháng vụ Bắc.
1.2.3.2. Đối tượng khai thác
Cá ngừ được phân bố trong vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, là lồi cá kích
thước lớn, tốc độ bơi nhanh, kết thành từng đàn, di cư xa bờ, thuộc lồi ăn tạp và
thích mồi sống.
Cá ngừ thích sống ở vùng biển nước trong, có nồng độ muối cao khoảng
32,6%0 đến 34,7 %0 và nhiệt độ thích hợp từ (21÷31)0 C. Mùa sinh sản kéo dài từ
tháng 3 đến tháng 9 và đẻ rộ vào tháng (5÷7). Tuy nhiên tùy theo lồi cá và ở vùng
biển khác nhau có thể sinh sản chênh lệch nhau từ (1÷2) tháng. Sức sinh sản tùy
theo lồi có số lượng trứng từ (31.000 ÷ 1.700.000) trứng. Thức ăn của cá ngừ là
các loài cá nhỏ thuộc họ cá nục, cá trích, cá chuồn và một số lồi khác.
Ở vùng biển Việt Nam phân bố ở cả vùng gần bờ và vùng khơi, từ vịnh Bắc
bộ đến vùng biển Nam bộ và phân bố tập trung từ vùng biển Đà Nẵng đến Khánh
Hịa.
Các lồi cá ngừ thuộc đối tượng đánh bắt nghề câu cá ngừ đại dương tại Bình
Định chủ yếu là hai loại : cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to. Ngoài ra trong nghề
câu đại dương ngư dân thường đánh bắt được các loài khác chiếm tỷ trọng đáng kể
như : cá cờ kiếm, cá chũa, cá ngừ vằn, cá cờ gòn, cá thu chấm, cá thu ngàng…..

23


a. Cá ngừ vây vàng

Hình 1.2. Cá ngừ vây vàng

Tên tiếng Anh: Yellowfin tuna
Tên khoa học: Thunnus albacares (Bonnaterre, 1788)
Phân bố ở miền Trung và Đơng Nam Bộ, chúng có đặc điểm là sống thành
từng đàn ở đại dương và di cư vào gần bờ để kiếm ăn, đặc biệt là vào mùa gió Đơng
nam khoảng tháng 2 dương lịch. Lồi cá này sống ở tầng mặt nhưng cũng có khi
phân bố ở độ sâu hàng trăm mét, nhiệt độ thích hợp từ (18÷31)0C, thích hợp nhất là
(20÷28)0C. Chúng có sức sinh sản lớn mùa sinh sản kéo dài từ tháng 03 đến tháng
10, trọng lượng trung bình khai thác từ (15÷53)kg và có chiều dài từ (70÷162)cm.
Đây là lồi cá thích ăn mồi sống và tanh, có giá trị kinh tế cao.
b. Cá ngừ mắt to

Hình1.3. Cá ngừ mắt to
Tên tiếng Anh: Bigeye tuna
Tên khoa học: Thunnus obesus (Lowe, 1839)
Thuờng sống ở vùng biển sâu và sống xen lẫn tạo thành đàn với cá ngừ vây
vàng. Nhiệt độ thích hợp từ (18÷31)0C, thích hợp nhất là (20÷28)0C . Cá khai thác
được trung bình có khối lượng khoảng (40÷50)kg và chiều dài từ (112÷162)cm.
Đây là lồi cá ăn tạp và thích mồi sống, tanh.

24


×