Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nguyên tắc ,bước đi ,biện pháp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 3 trang )

Nguyên tắc, bước đi, biện pháp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
+ Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế,
cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới, có
thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.
+ Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát
từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
- Phương châm: xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, có nhiều bước,
bước ngắn, bước dài cho nên phải làm dần dần từng bước một, phải thận trọng và vững
chắc.
- Bước đi:
+ Bước đi trong cải tạo nông nghiệp: “Lúc đầu là cải cách ruộng đất, sau đó tiến lên
một bước là tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến tới hình thức hợp tác xã dễ
dàng rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn”.
+ Bước đi trong công nghiệp: “Ta làm cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên rồi đến
tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng”.
- Biện pháp:
+ Phải kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam “xây
dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”.
+ Phải kết hợp giữa cải tạo với xây dựng trong đó xây dựng là chủ yếu, vừa xây dựng
vừa bảo vệ.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện
thắng lợi kế hoạch.
+ Đẩy mạnh gia tăng sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm. Hồ Chí Minh viết:
“Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.
+ Phải gắn mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội với biện pháp và cách làm thiết thực,
cụ thể để đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong từng giai đoạn.
Kiến thức nâng cao:
* Những điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
1. Cách diễn đạt về chủ nghĩa xã hội: dung dị, mộc mạc, dễ hiểu, dùng ngôn ngữ của


cuộc sống hằng ngày để diễn đạt những nội dung phức tạp → làm cho người dân dễ hiểu, dể
thực hiện.
2. Hồ Chí Minh là người đầu tiên nói về nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam →
do người nhận thức đúng quy luật khách quan.
3. Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội được Người nêu cụ thể, rõ ràng. Người
luôn nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh, nhân dân làm chủ, văn
hóa và đạo đức phát triển, có mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
4. Mục tiêu và động lực được Người nêu cụ thể, rõ ràng. Người luôn nhấn mạnh chủ
nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do dân, vì dân, phải phát triển tất cả các nhân tố có ở
con người, tác động vào lợi ích chính đáng của người lao động.
5. Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, phức tạp, không thể tiến hành một
sớm, một chiều mà phải trải qua nhiều bước, nhưng đi bước nào vững bước ấy, cứ tiến dần
dần.
6. Về bước đi: Tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược ở miền Bắc và miền Nam (xây dựng
miền Bắc, chiếu cố miền Nam) trong điều kiện đất nước bị chia cắt, chiến tranh kéo dài.
*Những sai lầm, khuyết điểm của Đảng ta trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã
hội trước 1986?
Ngay từ khi bắt đầu chủ trương đưa miền Bắc đến chủ nghĩa xã hội đã vấp phải căn
bệnh chủ quan, duy ý chí trong xác định bước đi, biện pháp, phương thức tiến hành cải tạo
chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1975, cách làm đó được áp
dụng trên cả nước, càng đẩy đất nước rơi vào tình trạng khó khăn hơn, rồi lâm vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội, thể hiện ở những nội dung sau:
1. Trong việc thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản nhằm trấn áp giai cấp bóc lột và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng chế độ mới có một số bất cập sau:
- Chưa xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa chức năng trấn áp với chức năng xây dựng,
giữa chức năng thống trị về chính trị và chức năng xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản.
→ chưa huy động, lôi cuốn được các giai cấp, tầng lớp không cầm quyền vào phục vụ quốc
kế dân sinh, làm suy yếu chức năng xã hội của nhà nước và khi đó nhà nước cũng không có
điều kiện để chăm lo cho các giai cấp cầm quyền (công nhân và nông dân) trong điều kiện
đất nước lâm vào khủng hoảng.

- Nảy sinh tình trạng chồng chéo, lấn sân nhau. Đó là tình trạng Đảng bao biện chức
năng Nhà nước; Đảng và Nhà nước lấn sân làm triệt tiêu vai trò của Mặt trận và các đoàn
thể chính trị xã hội, đẩy hoạt động của các đoàn thể rơi vào tình trạng trì trệ, xơ cứng, hành
chính hóa, biến thành hình thức; cấp trên bao biện cấp dưới, Nhà nước áp đặt cách làm cho
mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội bằng biện pháp hành chính mệnh lệnh → không phát
huy được quyền làm chủ của người dân, đẩy xã hội rơi vào tình trạng trì trệ, xơ cứng, triệt
tiêu các khả năng sáng tạo.
2. Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng việc thủ tiêu các hình thức chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập 2 hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, tương ứng là 2
thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Lúc đó, chúng ta nghĩ rằng việc thiết lập quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một bước sẽ mở đường, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, nhưng đã có những tác động ngược lại:
- Việc xác lập nóng vội chế độ công hữu về tư liệu sản xuất → kìm hãm, níu kéo lực
lượng sản xuất phát triển.
- Việc thiết lập quản lý kinh tế bằng biện pháp hành chính mệnh lệnh theo chỉ tiêu giá
trị hiện vật (nhưng lại không chịu trách nhiệm về quyết định của mình)→ các cơ sở kinh tế
không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh; gây ra sự gò bó, vướng mắc, trói buộc các đơn
vị kinh tế; làm suy yếu, triệt tiêu động lực kinh tế; tạo môi trường tham, lãng phí; gây thất
thoát lớn tài sản của Nhà nước,…
- Việc thiết lập chế độ phân phối theo hiện vật theo lối bình quân → gây tư tưởng ỷ
lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu sự sáng tạo và tính tích cực của người lao động; tạo ra
“thị trường tự do” để kiếm lời bất chính.
3. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, có 1 số khuyết điểm
sau:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi chưa có đầy đủ các tiền đề cho công
nghiệp hóa, chưa tính toán tổng thể cơ cấu kinh tế cần dịch chuyển theo bước đi nào,… Tất
cả vốn liếng đều ưu tiên cho công nghiệp nặng, bỏ qua nông nghiệp, công nghiệp nhẹ → đời
sống nhân dân càng khó khăn.
- Công nghiệp hóa được xem là việc của Nhà nước (kinh tế quốc doanh và tập thể)
mang tính khép kín→ không huy động được các thành phần kinh tế khác và toàn xã hội;

không gắn được kinh tế với khoa học công nghệ thế giới.
4. Trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ít có sự giao lưu, đối thoại với nền
văn hóa các dân tộc khác để chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu thêm bản sắc văn
hóa dân tộc.
5. Trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa (có tinh thần làm chủ tập thể, lao
động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản) chưa nhận thức đầy đủ vai trò
của cá nhân con người, những nhu cầu đa dạng, phức tạp của con người → hạn chế quyền
làm chủ của con người, trước hết là quyền làm chủ về kinh tế; nhu cầu và lợi ích chính đáng
của con người không được thừa nhận đã làm triệt tiêu năng lực cá nhân con người.

×