Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 18 trang )



Chương XII
Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nguồn lực con người luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước kinh tế kém phát triển,
muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát huy có hiệu quả
nguồn lực con người của đất nước.
I. Nguồn lực con người và vai trò của nó trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
1. Con người và nguồn lực con người
a) Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người và con người xã
hội chủ nghĩa
- Quan niệm về con người:
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên,
vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.
Con người là một thực thể "song trùng" tự nhiên và xã hội, là sự kết
hợp cái tự nhiên (sinh học) và cái xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau,
đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng
không có cái xã hội tách rờ
i cái tự nhiên.
Con người trong quá trình tồn tại không chỉ tác động vào tự nhiên,
làm biến đổi thế giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên
bản chất người, làm cho con người khác với con vật. "Bản chất con người
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"
1
.
Con người không thể tồn tại được một khi tách khỏi xã hội. Chỉ trong
xã hội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thoả mãn


những nhu cầu trong cuộc sống, như ăn, ở, đi lại v.v.. Trong xã hội thông
qua quan hệ với người khác mà mỗi người nhận thức về mình một cách đầy
đủ hơn, trên cơ sở đó mà rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi m
ặt, từng

1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 3, tr. 11.
160

bước hoàn thiện nhân cách.
- Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa:
Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũ
để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của chủ nghĩa xã
hội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưở
ng, tác phong, thói
quen của xã hội cũ. Cho nên, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và
cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội, vừa là sản phẩm của quá trình đó.
Một mặt, trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ra
nhữ
ng điều kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, phục vụ con người ngày
một chu đáo hơn, cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn, môi
trường xã hội ngày càng trong sạch, ngày càng nhân văn hơn, do vậy, càng
có những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người xã
hội chủ nghĩa. Mặt khác, cũng chính trong quá trình lao động cải tạo t

nhiên, cải tạo xã hội mà con người cải tạo chính bản thân mình, tự rèn
luyện khắc phục những hạn chế, thiếu sót của bản thân.

Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất,
của trình độ phát triển xã hội, cần phải xác định mô hình con người cần xây
dựng. Toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, h
ệ thống luật pháp, những chính
sách kinh tế - xã hội, mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải hướng vào mục
tiêu đó, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất, mục tiêu xã
hội chủ nghĩa. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốt
đẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu xã hội
chủ nghĩa.
Dựa trên lý lu
ận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền
thống của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặc
trưng con người xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phấn đấu xây dựng là:
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng
lực làm chủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế
, chính trị,
xã hội, v.v. để con người thực hiện được quyền làm chủ đó.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức
sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật,
có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động,
hiệu quả lao động của bản thân.
161

+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tình
nghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình
trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối
quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt,
ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân.
+ Con người xã hội chủ nghĩ
a là con người giàu lòng yêu nước,

thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân
văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất
bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.
b) Nguồn lực con người
Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực khoa học - công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người thì nguồn lực
con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai
thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Chúng ta biết
rằng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn vốn có vai trò rất lớn trong
sự
phát triển của một quốc gia. Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềm
năng, tự chúng là những khách thể bất động. Chúng chỉ trở thành nhân tố
"khởi động", và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người.
Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người
ngày càng đa dạng và phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ
cạn. Ngượ
c lại nguồn lực con người càng được sử dụng, lại càng được nâng
cao chất lượng và hiệu quả.
Các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể hiểu nguồn lực theo những
cách khác nhau, nhưng chung nhất nguồn lực là một hệ thống các nhân tố
mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên
sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Từ cách hi
ểu như vậy, nguồn lực con người là những yếu tố ở trong
con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người. Ngân
hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí
lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động
được trong quá trình sả

n xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó.
Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể
những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri
thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng
người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đấ
t nước và trong những hoạt động xã hội.
162

Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư
cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi
xã hội.
Nói tới nguồn lực con người là nói tới số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực.
Số lượng nguồn lực con người được xác định trên quy mô dân số, cơ
cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, gi
ới tính và sự phân bố dân cư giữa các
vùng, các miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Chất lượng nguồn lực con người là một khái niệm tổng hợp bao gồm
những nét đặc trưng về thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, mức độ
thành thạo trong công việc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đấ
t
nước, ý thức giai cấp, ý thức về trách nhiệm cá nhân với công việc, với gia
đình và xã hội, giác ngộ và bản lĩnh chính trị, v.v. và sự kết hợp các yếu tố
đó. Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn là quan
trọng nhất, nó nói lên mức trưởng thành của con người, quy định phương pháp
tư duy, nhân cách, lối sống của mỗi con người.
Số lượng và chất lượng ngu
ồn lực con người có quan hệ với nhau một

cách chặt chẽ. Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khó khăn
cho phân công lao động xã hội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn
chế. Chất lượng nguồn lực con người nâng cao sẽ góp phần làm giảm số
lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay giảm số
người hoạt
động trong một tổ chức xã hội, đồng thời cũng tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả hoạt động của một tập thể người trong lao động sản xuất,
hoạt động xã hội.
Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo
nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được
điều đó, cần có sự
quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử
dụng và phân công lao động xã hội.
2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội có được xây dựng thành công hay không, tuỳ thuộc
vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi Việt
Nam bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng
định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết c
ần có những con người xã
hội chủ nghĩa"
1
(với ý nghĩa là đặc biệt chú ý đến vấn đề nhận thức của con

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr. 310.
163

người về chủ nghĩa xã hội - tức là phải giác ngộ xã hội chủ nghĩa).
Để làm rõ hơn quan điểm trên của Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu vai
trò nguồn lực con người trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực lượng
sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất.
Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng
nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng
phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hoá ngày càng cao, thì vai
trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản
xuất. V.I. Lênin đã chỉ ra: "Lự
c lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân
loại là công nhân, là người lao động"
1
.
Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một
cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một
cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản
xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc có
hiệu quả, quả
n lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh
doanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh
ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tới
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở
thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản
lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản
xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều đó
tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát
triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu
đẹp.
b) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị
Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con

người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành
người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần
lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân ch
ủ thực sự, "Chúng ta phải ra sức thực
hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện

1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t. 38, tr. 430.
164

dân chủ thực sự”
2
.
Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân
có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa
chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây
dựng nhà nước vững mạnh.
Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được
trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và
thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân
ủng hộ.
Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của đảng, phổ biến luật pháp
của nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin; người dân chủ động
tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiện
những nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh
với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, Hồ
Chí Minh đã viết: khi người dân "... biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng

quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm"
1
, "thì việc gì khó khăn mấy họ
cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ"
2
.
Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong
việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì
dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của
kẻ thù.
c) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá
Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ
trong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do
nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ
văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động.
Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là nhữ
ng người góp phần
xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tác
phẩm nghệ thuật.
Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ

2
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 323.
1. Sđd, t.12, tr. 223.
2. Sđd, t.5, tr. 246.
165

thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như:

những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội
dung phong phú, v.v.. Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đi
vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân
cách cho mỗi con người trong xã hội.
Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những
di s
ản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi con
người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn
hoá tinh thần, giá trị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ,
được nâng cao.
Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người
chúng ta có điều kiện tiế
p cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới.
Trình độ tri thức của mỗi người về văn hoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận
những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù
hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sống
tinh thần cá nhân.
Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra nhữ
ng
khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa
học của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ
cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội.
d) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội
Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện
công bằng xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, v.v. Muốn giải quyết tốt
những vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con
người.
Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn
xã hội chúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao độ

ng việc làm mới
phát huy được những thế mạnh của đất nước, mới giải quyết tốt được
những vấn đề xã hội khác. Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc
làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từ
nâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, tới ý
thức chính trị cho ngườ
i lao động.
Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay. Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính
những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn
đấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợ
giúp của Nhà nước, v.v.
166

×